Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Du khách Trung Quốc đến Campuchia không thích xem những chỗ như thế này

 


Đạn pháo hạm lớn nhất của Mỹ từng bắn ở VN

Quả đạn pháo có chiều dài 1,3 mét, đường kính hơn 40 cm.

Đầu đạn nổ mạnh HC Mk 13 cỡ 406mm của pháo 16"/50 Mark 7 trên thiết giáp hạm USS New Jersey (BB-62) thuộc lớp Iowa được phát hiện ở Quảng Trị 2015. Trong những năm gần đây cũng đã vài lần Quảng Trị phát hiện và xử lý các đầu đạn pháo loại này.
Đầu đạn HC (High Capacity) Mk13 có khối lượng 862kg, có thể tạo thành hố đạn sâu 6m và rộng 15m. Khả năng xuyên bê tông tối đa là 5m với góc chạm 0 độ và 4m với góc chạm 30 độ. Khi bắn ở tầm tối đa (38km) khả năng xuyên bê tông lần lượt là 3,7m và 2,9m. Ở VN, nhiều trường hợp USS New Jersey bắn 1 phát duy nhất vào rừng để dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, phát đạn này sẽ tạo ra bãi đáp đường kính 180m và làm trụi lá cây cối trong phạm vi 270m bên ngoài.
USS New Jersey đã được loại biên từ năm 1957 nhưng sau đó được đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 6-4-1968 và được đưa ngay sang VN. Mặc dù chỉ tham chiến trong hơn 6 tháng, từ 29-9-1968 đến 1-4-1969, USS New Jersey được ghi nhận đã bắn tổng cộng 5.866 viên đạn 406mm và 14.891 viên đạn 127mm, tổng khối lượng đạn dược sử dụng là trên 5.400 tấn, nhiều hơn lượng đạn được chiến hạm này bắn đi trong Thế chiến 2 và Triều Tiên cộng lại.
(Theo Vietnam war)

Có 2 chi tiết, Thợ cao không đồng ý vì thấy vô lý:
Số đạn bắn không quá nhiều như trên nói vì đạn pháo lớn cỡ này dùng để bắn xuyên phá mục tiêu quan trọng. Nếu không vì thế thì Hải quân Mỹ dùng pháo nhỏ gọi là "pháo bầy" để bắn diện đại trà sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
Và đạn này để công phá mục tiêu kiên cố nên không thể dùng để dọn bãi đáp trực thăng vì khi nổ nó tạo hố hình nón ngược. Làm rụng lá cây khu vực chứ tác dụng tầm ngang phá cây cối xung quanh rất hạn chế. Địa hình sẽ biến dạng gập ghềnh làm cho trực thăng khó đáp hơn.










Quân VN đóng quân ở CPC không hề có căn cứ.

Từ bài học Mỹ, VNCH đồn trú và hành quân, giao đất đai và dân quê cho đối phương kiểm soát. Như Đại Hàn hiếu chiến, ban đầu còn bung ra càn quét phục kích, sau chỉ còn làm chủ mỗi cái đồn. Quân VN đóng quân ở CPC có doanh trại và có ở trong dân, không hề có căn cứ. Càng vững chắc thì càng co rút như con cá tách ra khỏi nước. Thì đã bị Khmer Đỏ đã vùng lên bao vây úp sọt. Như Liên Xô ở Afghanistan khi rút quân còn bị quân nổi dậy bám theo sát đít.

Hãy xem sự vô cảm trong Quỹ Phòng chống Thiên tai.

Theo báo cáo thu chi tồn của Tổng cục PCTT:

Chỉ xem 3 tháng gần đây 8 - 9 - 10, cả nước mỗi tháng thu chừng 3,5 ngàn tỷ, chi chừng hơn phân nửa, còn chừng hơn phân nửa. Tháng 10 bị thiên tai nặng nhất thì con số vẫn thế.
Địa phương thì đơn cử như:
Tình Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế: Có thu, không chi.
Tỉnh Quảng Bình ta ơi, không thu, không chi, không tồn.
(Lưu ý 3 tháng liền con số và ô trống không hề thay đổi).
Trong khi đó miền Trung hứng chịu 4 đợt áp suất thấp, 3 cơn bão, nhiều địa phương bị lũ lụt.
Trong khi đó cơ cấu lãnh đạo Ban chỉ đạo Phòng chống Thiên tai và Uỷ ban quốc gia Ưng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có 2 phó thủ tướng, các bộ trưởng, chủ tịch các tỉnh thành đến tận xã phường.
Tại sao vậy, Thợ cạo không thể hiểu nổi ???




Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Hình các nhân vật lãnh đạo Campuchia những ngày đầu

Nhận diện một số người trong hình:

- Heng Somrin, Chủ tịch Mặt trận, CT Nước, mặc áo trắng ngắn tay, đứng giữa hơi nhô tới trước.

- Pen Sovann, Tổng bí thư Đảng, Thủ tướng, mặc áo trắng xăn tay áo, mang kính, đứng kế Heng Somrin.

- Nu Bêng phụ trách Y tế và Xã hội - mặc áo ngắn tay sậm màu đứng sau Pen Sovann.

- Chea Sim, Bộ trưởng Nội vụ, Chủ tịch Quốc Hội, mặc áo bộ đội, tóc cắt ngắn, đứng sau gần Heng Somrin.

- Keo Chenda, phụ trách Văn hóa và Thông tin..., đứng khoanh tay sau lưng bên cạnh Chea Sim.

- Hun Sen, Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng, mặc áo trắng, mang kính đen, mang dép ngồi bìa phải ảnh.

- Bu Thong, Bộ trưởng Quốc phòng, đại diện dân tộc thiểu số Khmer, trán lớn, mặc áo dài tay, tóc ngắn, ngồi bìa trái ảnh.

- Mat Ly, ..., đại diện những người CPC theo đạo Hồi, ngồi kế Bu Thoong.

- Sai Phu Thong, Thường trực Ban bí thư Đảng..., mặc áo ngắn tay, đừng hàng đầu, thứ hai bìa trái ảnh.

- Ros Samay, Tổng thư ký Hội đồng nhân dân cách mạng..., ngồi giữa mang giày.

- Chanh Ven phụ trách Giáo dục..., hàng sau, mặc áo trắng đứng kế Nu Bêng.

- Miên SomAn (nữ) phụ trách đoàn thể phụ nữ, mặc áo trắng đứng thứ 2 từ phải qua. 

(Ảnh được cho là chụp tại Cung điện Hoàng gia vào ngày 27 tháng 7 năm 1979. Có thể vì một lý do nào đó vài người nữa không có mặt như Chan Si, Chea Soth, Nhà sư Tep Vông (?).... Cái mâm bát này đến ngày nay, nghe phong phanh vẫn còn khác đông.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Hôn nhân cuả cán bộ binh lính thời Khmer Đỏ

Từ cưỡng hiếp tình dục, đến cưỡng bức kết hôn
Hình ảnh một đám cưới tập thể.





Thống kê hàng tiếp tế thả xuống Điện Biên Phủ

 

từ 30/4 đến 7/5/1954:

- 135 lít rượu khai vị?

- 72 chai sâm banh

- 72 chai rượu vang hảo hạng

- 148 chai rượu Cognac rượu Rum

- 7.680 chai rượu 66cl?

- Các thùng sữa bột, măng tây, mù tạt, bánh quy (không ghi số lượng)

- 12.000 gói thuốc lá

- 949 chai nước hoa

- Bút chì, giấy viết, lưỡi dao cạo, xà phòng cạo râu....(không thấy ghi số lượng).

Nguồn:
Shrader, Charles, ‘A War of Logistics: Parachutes and Porters in Indochina, 1945-1954’
Fall, Bernard, ‘Hell in a Very Small Place’
Theo: Phạm Anh Huy/Group VNW

Nhớ các công đoạn thu hoạch lúa mùa sau 1975.

Làm ruộng, năm có hai vụ mùa mưa nắng.

Lúa chín, người ta kêu nhau vần đổi công, tập trung nhiều người cùng cắt tận gốc rạ, nếu ruộng trũng cắt phần trên lấy dé lúa. Ruộng xa thì rải bạt đập lúa bằng tay vào miếng ván hay dùng máy đạp lúa bằng chân tại chỗ, ruộng gần thì gánh hay dùng xe trâu bò chở về về làm ở nhà. Cực nhất là mùa mưa, lúa ngã rạp, khom người lựa thế cắt từng bông lúa, lúa thấm nước gánh về rất nặng. Và đạp vò bó lúa bằng bàn chân trần đau xót, lúa cứa da đầy những vết xướt. Sau có máy suốt lúa rất nhanh tại ruộng hay gánh chở tập trung chỗ cao ráo để suốt, dân cũng đỡ khổ. Cắt xong thì lấy cái thúng hay bao nylon đi mót những bông lúa bị rơi vãi. Sau đó tập trung lại rải trên nền xi măng hay tấm bạt, lùa trâu bò đi vòng tròn dẫm đạp cho lúa còn sót rụng xuống, tận dụng cho hết.

Rồi đem lúa hạt lẫn với lá lúa vụn và hạt lép ra chỗ có gió để giê cho bay, lấy lúa chắc, nếu không có gió thì quạt bằng tay. Rải lúa thu hoạch ra sân xi măng hoặc bạt để phơi nắng cho khô, thỉnh thoảng dùng chân để cày trộn trở mặt cho lúa khô đều. Mỗi chiều, dùng cái trang và chổi chà gom lại, ngày sau phơi tiếp. Mùa mưa, thoạt nắng thoạt đổ mưa, phải trông trời mà gom lúa không thì bị ướt. Cứ thế hốt vội rồi lại bang ra phơi tiếp, ngày vài lần như vậy. Khi lúa đã khô hẳn, trút lúa vào vỏ bao phân, chất đống trong nhà để nộp thuế nông nghiệp hay để bán mua phân lạc. Phần còn lại đổ vào bồ để dành xay giã ăn dần hoặc lúc kẹt như có đám ma hiếu hỉ, đau bệnh thì bán hoặc đổi mua cá mắm... Phần gốc rạ phơi khô để lợp nhà, phần thân dé cũng lấy, rồi vun thành nọc rơm để dành cho trâu bò ăn dần.
....

















Tấm hình này phản ánh rất đúng thực trạng đời sống con người xứ vịt.

 


Tại sao là đèo Đá Đẽo?

Chính thức được giải thích là địa danh có từ thời chiến tranh, TNXP đẽo đá mở đường thông tuyến cho bộ đội hành quân đi ngang qua.Nhưng TC tui nghĩ khác, nó là cái tên mà anh nào đó tinh nghịch đặt cho, bộ đội thì hay kháo nhau, loan truyền riết rồi chết danh luôn. hehe.

Cũng là từ "đá đẽo" nói lái thì ý người Bắc và người Nam lại hiểu hoàn toàn ngược nhau, thế mới lạ. haha




Tìm kiếm Blog này