Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Kinh Việt và Tàu bản copy sau trước

Phan Quang
Ngay trong thời hiện đại bạn sẽ thấy Kinh Việt và Tầu có những điểm giống nhau kỳ lạ. Giống về tâm thức chứ không đơn thuần là cái xác bề ngoài.
Tàu coi họ là văn minh Trung Hoa, ánh sáng 5 ngàn năm. Việt lập thuyết Bách Việt coi Hà Đồ Lạc Thư, Kinh Dịch thảy đều là của mình, Tầu chỉ là đứa học mót, đoạt khống!
Người Tầu từ 20 năm trước có trào lưu Hán phục, Giờ Kinh Việt có trào lưu Việt phục. Tâm tính, cách nghĩ y xì đúc nhau, yêu nước như nhau, hành xử cũng hệt nhau.
Tầu gọi mình là Hán tộc, Việt có trào lưu Việt tộc. Trào lưu này chứng minh sự tinh túy, thuần chủng của người Kinh Việt.
Cũng phải nói rõ hơn khi người Việt lập quốc thì Choang tộc là khu trái độn giữa Việt và Tống. Choang (ở ta gọi là Tày, Nùng, Thái) cũng tiếp xúc với văn hóa văn minh China sớm hơn ta, nhưng họ lại không bị Hán hóa.
Ta thì từ tâm tính tới cách hành xử hệt anh Tầu con. Nhiều người Việt tỏ ra khinh Cham. Họ kiên quyết bài bác bàn tay khối óc của Cham góp vào văn minh sông Hồng.
Hầu hết những gì mà người Việt hiện đại đang dùng để chống Tầu, khẳng định tình yêu dân tộc, quốc gia đều hệt anh Tầu. Chỉ khác là Tầu luôn đi trước, ta lũi cũi đi sau học mót.
Nếu nói là không có di truyền chi phối từ Hán tộc (văn hóa Hán) thì mới là lạ.
Không sòng phẳng với mình, không dám vượt lên tồn đọng quá khứ, loay hoay trong vòng hào quang ảo và giá trị của một lịch sử sáng tạo. Đó cũng là nguồn cơn của những bí bách tư tưởng của người Việt Nam hiện đại.
Ta bước qua đời nhau, để làm nhau đau!


https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3477774728969028

"Trần Quốc Tuấn lúc chưa dô đảng và Má Lê Lợi đội bàn cờ"

Ấy là con nói tượng hai ngài ở Phú Iên quê con chứ không có ý xúc phạm tiền nhân ạ!
(Ảnh từ @Đoàn Ngọc Thành)
Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Phú Hoà và trường THPT Lê Lợi, Đồng Xuân Phú Yên




Tôi không thuộc về nơi ấy dù nhớ bạn nhớ trường.


 

"Khóc cũng thế, thôi mày về đội mèo nhà tao cho làm sếp"

 

Con mèo nhỏ làm thay đổi định kiến của nhà mình về loài mèo.

Thỉnh thoảng mình có gõ ít dòng về mèo yêu, hôm nay nói kỹ hơn. Có để ý, thấy nhiều chuyên vui vui. Trước đây, mình không muốn nuôi dù chó hay mèo vì nhà chật, ngại hôi, sợ bị bắt mất đâm buồn. Về mèo thì không muốn nuôi vì cho rằng loài này ỉa bậy và khó dạy. Kể từ khi con mèo giống Anh màu trắng lông dài, chân đi hơi khập khiễng từ đâu không rõ lạc bước đến nhà, thấy đẹp mới nuôi. Mình gọi đùa là tiểu thư quý tộc Anh quốc, mà đúng thật!
Ban đầu, nó hiền lại nhát nên ít gần chủ mới, qua tiếp xúc thay đổi dần, gần gũi hơn, người thì càng nuôi càng yêu quí. Con gái mình, cưng nựng suốt ngày, nói chuyện với nó như thể con nít. Mỗi lần như thế nó đáp lại tình cảm bằng cách kêu nho nhỏ: ngheo. nghẹo. ngheo. Ai cũng cưng như trứng mỏng, nó trở thành tiêu điểm của cả nhà.
Nó khác nhiều so với mèo ta từ hình dáng đến tập tính. Thấy trên mạng bảo thân nó săn chắc là không đúng. Toàn thân của mềm nhũn, cứ như sợi bún, có thể sờ được từng đốt xương. Người ta bảo giống mèo này lười ít thích săn bắt, chưa hẳn đúng. Mèo mình ngoài thời gian ngủ vùi là đi rình mò bắt bất kỳ con gì di động mà nó thấy kể cả ruồi. Thành tích cho đến nay là đã bắt được 1 con chim sẻ, 2 con chuột lắc, đùa giỡn để chạy mất và một hai ngày là bắt được 1 con gián...
Chủ cho thì ăn không thì thôi, không đòi, không chực, mèo con hàng xóm qua giành, nó lẳng lặng bỏ đi. Giả như không có chủ đứng canh, chắc nó sẽ chết vì đói. Mình sợ có ngày bị người ta bắt mất, mỗi khi sang nhà bên hay ra đám vườn trước nhà rình mò chi đó, kêu tên gọi về, nó ngước mắt nhìn tỉnh bơ như không có gì xảy ra. Xách roi ra doạ nạt thì chạy vụt về nhà, thót ngay lên gác ngó xuống.
Nó thân thiện với con người và cả mèo khác đến chơi. Rất ngoan nhưng không thích ẵm quấy rầy quá lâu. Không nghịch phá, chỉ thỉnh thoảng cào vào nệm để làm sạch móng vuốt. Đi đứng nhẹ nhàng khoan thai hơn xa tiểu thư đài các, đố mà nghe có tiếng động dù nhỏ nhất trừ phi vồ mồi vô ý đánh đổ làm ngã đồ vật. Sợ ra ngoài bị người ta bắt mất là phải đi tìm đầu này đầu nọ, ngay khi ở trong phòng cũng không biết nó đâu. Ăn thì thích món mềm, lạnh thì thích nằm nệm, nóng thì nằm nền gạch, nhìn thì to nhưng ẵm nhẹ hều. Mỗi sáng, nó cọ quẹt kêu meo meo đánh thức mình xuống nhà mở cửa... Thương gì đâu! Vợ mình còn bảo, hôm nào có chó nhỏ, xin hay mua một con về nuôi.
Coi giá bán trên mạng mèo lai hay thuần chủng, đều tiền triệu trở lên. Giá đó theo mình hoàn toàn xứng đáng. Ai có điều kiện nên mua về, nhất là người đi làm công việc hay căng thẳng thì nó sẽ đem lại niềm vui nho nhỏ cho bạn và gia đình bạn.











Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Lịch sử Trường TH Nguyễn Huệ Phú Yên

Trường Trung Học Nguyễn Huệ Phú Yên.
 Sau ngày đình chiến 20-7-1954 thầy Huỳnh Tô, từng dạy trường cấp 2 Lò Tre,  lập tại Phú Thứ xã Hòa Bình 1 trường trung học và đặt tên là trường Trung Học Nguyễn Huệ thời Phú Yên thuộc QGVN. Năm 1955 trường dời về thị xã Tuy Hòa. Thầy Đinh Thành Bài làm hiệu trưởng dùng cả 2 con dấu Quốc Gia Việt Nam(trước 23-10-1955) và Việt Nam Cọng Hòa sau đó. Tên trường Nguyễn Huệ tồn tại tới ngày nay.

Thế hệ học sinh thời QGVN và VNCH. Thời VNCH mỗi tĩnh chỉ có 1 trường trung học công lập. Ở Phú Yên có trường Trung Học Nguyễn Huệ. Các thế hệ học sinh được đào tạo ở trường Nguyễn Huệ là thế hệ học sinh Trung Học chánh cống của tĩnh cùng với các bạn học khác ở các Trung Học tư. Mỗi tĩnh chỉ có 1 trường Trung Học Công Lập mà thôi nên nó rất bề thế.

images (1)Thế hệ học sinh cấp 2 chuyển tiếp chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm vào các năm 1954 đến 1956. Các trường cấp 2 trong vùng kháng chiến một phần vì rút gọn số năm học, một phần vì không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài và không có học sinh ngữ Anh Pháp nên thế hệ học sinh(thhs) chuyển tiếp này gặp khó khăn khi vào học các lớp Thất, Lục, Ngũ, Tứ hệ 12 năm của QGVN và VNCH.

Thế hệ học sinh Trung Học Nguyễn Huệ Dang Dở là thhs vào Đệ Thất các năm 1955, 1956 vì lên Đệ Tam, Nhị hay Nhất phải đi tĩnh khác mới hoàn tất bậc Trung Học. Năm 1960-1961 mở lớp Đệ Tam, 1961-1962 mở lớp Đệ Nhị. Tới năm 1963-1964 mới mở lớp Đệ Nhất.

Thế hệ Trung Học chánh cống của trường Nguyễn Huệ vào trường năm1957 và ra trường năm 1964. Tức phải tới năm 1964 mới có bậc Trung Học hoàn chỉnh ở Phú Yên. Các lớp đàng anh dang dở phải ra Qui Nhơn, vào Nha Trang hay ra Huế học tiếp để mà hoàn tất bậc Trung Học. Trường Trung Học Nguyễn Huệ ra đời, lớn lên, trưởng thành(Niên khóa Đệ Nhất đầu tiên là 1963-1964) gần như trọn trong hành tình như thế(sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành) của nền Đệ Nhất Cọng Hòa(1955-1963). Sự ra đời Trung Học Nguyễn Huệ trùng với sự ra đời nền Đệ Nhất Cọng Hòa.  Tránh khai sinh nó năm 1954,  khai sinh nó vào năm 1955 thì lại trùng năm sinh Đệ Nhất VNCH.

Niên khóa 1954-1955 của trường Nguyễn Huệ Phú Thứ. Niên học này xác định cái nôi sinh ra trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa Phú Yên. Nhiều thế hệ học sinh Nguyễn Huệ chỉ biết trường sinh ra năm 1955 ở tại thị Xã Tuy Hòa. Ít ai biết cái nôi của nó là Phú Thứ xã Hòa Bình và năm sanh ra nó là 1954. Người ta ngại khai sinh nó đúng nơi, đúng ngày vì ngại lý lịch chính trị người sáng lập ra nó, thầy Huỳnh Tô. Người ta lấy lý do quyết định thành lập nó năm nào thì khai sinh nó năm đó. Logic thôi. Nhưng oái ăm là người ta vẫn giữ nguyên tên Nguyễn Huệ mà người sáng lập đặt cho nó và công nhận giấy tờ, học bạ và học sinh niên khóa 1954-1955. Hiệu trưởng kế thừa Huỳnh Tô là Đinh Thành Bài đã xử dụng cả con dấu QGVN và VNCH ký vào các học bạ đó.

Trong học bạ của học sinh Phan Bổ có trang niên khóa 1954-1955 được đóng con dấu Quốc Gia Việt Nam. Bên dưới có hàng chữ: Trung Việt. Trong lòng con dấu có hàng chữ: Trường Trung Học Nguyễn Huệ Phú Yên. Trang niên khóa tiếp theo được đóng con dấu nước VNCH. Nền con dấu là bụi trúc. Hàng chữ bên dưới là: Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nguyễn Huệ. Đinh Thành Bài đã ký tên và đã dùng 2 con dấu đó đóng vào các trang học bạ.

Trong các trang học bạ, tôi thấy ban giáo sư buổi sơ khai đó được ghi như sau: Lớp Đệ Thất A: Đinh Thành Bài dạy Toán, Anh, Pháp. Trần Văn Kỳ dạy Sử, Địa, Khoa Học, Công Dân. Trần Văn Khương dạy Pháp, vẽ, Việt Văn, Vạn Vật. Hai anh em Trần Văn Kỳ và Trần Văn Khương sau đó về Sai Gòn. Ban giáo sư năm 1955: Bùi Xuân Tri dạy vạn vật, Quốc Văn, Địa. Hàn Huy Quang dạy Pháp. Nguyễn Xuân Giễm(có người gọi là dziễm) dạy Anh. Nguyễn Thúc Tâm dạy Sử. Nguyễn Ngọc Nhâm dạy Toán. Nguyễn Đức Lâm dạy Lý Hóa. Đinh Thành Bài dạy Đức Dục Công Dân. Truyền khẩu thì có nói đến thầy Huỳnh Tô, Cao Sĩ Liễu, Trần Văn Kỳ, Trần Văn Chương, Đinh Thành Bài có dạy ở trường Phú Thứ.

Chuyện kể lại thì không có gì chắc chắn lắm ví dụ có người kể chỉ có 2 lớp là Thất và Lục. Có người kể 2 lớp Thất, 2 lớp Lục. Cỡ vào gần tết thầy Huỳnh Tô bị bắt thì rút lại 1 thất 1 lục nhưng giấy tờ học bạ vẫn là 4 lớp. Biết tin vào đâu. Nhưng học bạ có ghi lớp Thất A thì chắc có trên 3 lớp. Vì vậy phần ghi các học sinh tôi phải xếp theo vần abc để tránh nhầm lẫn các lớp.

Truong Nguyen Hue MoiVà một chút nói về Cựu Học Sinh Nguyễn Huệ Khóa Đầu Tiên: An nguyễn đồng, AN nguyễn thị, ANH lê quang, ẢNH trương thị, hoài ÂN lê thị,ẤN nguyễn thượng, BÁCH nguyễn ngọc,  BẰNG nguyễn,  BÌNH nguyễn thị, BỒ trương, BỔ phan, BƯỞI phan thị, CẢNH hồ mỹ, CẦM tạ đình, CẦUphạm xuân, bích CẦU trương thị,CHẨN nguyễn, CHÂU trần văn, CHÂUtrần hoàng, CHÂU nguyễn hoài,CÔNG trương minh, CHUNG nguyễn, ngọc DIỆP hà thị, DỰ phan tấn,DƯƠNG võ duy, ĐÃM vương tấn,ĐĂNG nguyễn đình, ĐỆ nguyễn,ĐỈNH lê long, GIÁM phạm hữu, GIÁOtrần văn, bích HÀ trần thị, HẠ đàm khánh,  HẢI trần quang, HẠNH đào tấn, HẠNG lê cao, HÀO huỳnh, HIỆPđinh văn, HOÀNG võ phụng, tuyếtHỒNG từ thị, HỒNG nguyễn văn,HUÂN trần công, HÙNG nguyễn, hoàiHƯƠNG lê thị, HỮU huỳnh, HỰU lữ đức, HY nguyễn phụng, KHA phạm ngọc, KHÔI trần văn, mỹ KHẢM trần thị, KHÁN trịnh, HẢI trịnh quang, KIỆTlương văn, KỶ nguyễn khắc, xuânLAN nguyễn thị, LÂN bạch ngọc, LÂNhuỳnh kim, LÂN nguyễn, LÊ đoàn, LỄnguyễn, LỘC võ hữu, LUÂN nguyễn đình, LUÂN nguyễn trọng, LƯU võ, ngọc MAI phan thị, MÃNH lương công, MẤN đào thị, MÃO phạm, MINHtrương thị, MINH nguyễn đức, MINHvõ(tức Võ Huỳnh Đào cấp 2 Triều Sơn, Xuân Thọ), NHỊ huỳnh văn,NGHI nguyễn văn, NGỌC nguyễn thị, cẩm NHUNG cao thị, NGUYÊN trần văn, NHÂN huỳnh tấn, NHÂN huỳnh công, PHỐC huynh duy, PHÙNGphan, hạnh PHƯỚC trương thị, QUỸtrịnh, HÂN lê trung, SANG nguyễn ngọc, SĨ nguyễn, SOA nguyễn tài,SUM phạm thị, TÂN nguyễn đình,TÂN lê đình, TẶNG trần văn, THANHnguyễn văn, THÀNH nguyễn ngọc,THÀNH lê long, THẠNH lê chí,THĂNG huỳnh sĩ, THÊ trần đình,THIỀU nguyễn văn, THIỀU nguyễn công, THIỀM đào tấn, THÔNG huỳnh tấn, THUẬN hồ thị, TIÊU lê đình,  TRANG bùi xuân, TRẤP lương công,TRỊ nguyễn ngọc, TRÍCH huỳnh tấn,THÔNG huỳnh tấn, TRẤP lương công, TRỌNG bùi xuân, TỚI phan, TUđào tấn, TUẬN nguyễn quang, TÙYnguyễn văn, VINH võ văn, kimXUYẾN nguyễn thị, YẾN tạ thị, YÊMnguyễn trọng…Họ bao gồm những học sinh của các lớp Thất, Lục học ở Phú Thứ niên khóa 1954-1955, các học sinh cấp 2 vùng kháng chiến thi vào trường Nguyễn Huệ ở Tuy Hòa vào năm 1955-1956 và học sinh là con em công chức đến Phú Yên làm việc lúc đó: Đây là thế hệ chuyển tiếp trường cấp 2 hệ 10 năm của VNDCCH sang hệ 12 năm của QGVN và VNCH, giống như thế hệ Trung Học LVC nói trên kia là thế hệ chuyển tiếp hệ Cao Đẳng Tiểu Học Quốc Học Qui Nhơn(College de Qui Nhơn) thời Thuộc Pháp, Hoàng Gia Việt Nam(chính phủ Trần Trọng Kim) thời Phát Xít Nhật sang hệ 10 năm của VNDCCH.

Ai biết thêm thông tin xin gởi về email huynhbacung@yahoo.com.  để cập nhật. Cảm ơn.

Ngày nay cựu học sinh trường Nguyễn Huệ may mắn có được cái trường cũ để nhớ, để thương, để ghé thăm là nhờ năm 1975 không có sự chuyển tiếp trường Nguyễn Huệ sang trường LVC. Không mất tên trường Nguyễn Huệ ở Phú Yên.

Huỳnh Bá Củng

Trích từ:
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/02/20/phu-yen-toi-ky-niem-trung-hoc-nguyen-hue-con-mai/
http://ongtam2013.blogspot.com/2012/08/trung-hoc-luong-van-chanh-nen-trung-hoc.html

Tham khảo thêm:
http://ongtam2013.blogspot.com/2015/08/truong-nguyen-hue-60-nam-chuyen-ben-le.html

Có cái này khỏi cần ai đám lưng, xoa bóp.

Đó là chiếc máy massage cầm tay, mình mua cách đây 7 năm để đó suốt chưa dùng tới. Hôm qua, ngủ trưa 30 phút tỉnh dậy, chiều đi tắm xong thì cổ bị mõi lan đến bả vai. Đoán có lẽ thời tiết trở lạnh hay do tư thế nằm. Mình mới sực nhớ nó, đem ra xài thử, rung chừng 10 phút thấy đỡ, sáng hôm sau làm tiếp, thế mà hết đau mõi luôn. Giới thiệu với các bạn qua thực tế trải nghiệm mình.

Máy có kèm 3 trùm đầu bằng nhựa dẽo khác nhau để tăng tác động vào người dành cho ai cần ép phê hơn.






Cá chuồn chiên, nướng kiểu xứ Quảng.

(Cá chồn tanh nên theo mình để át mùi thì nướng hoặc chiên là thơm ngon nhất).

Hôm qua, mình nhớ món cá chuồn mà chú em Quảng Nam hay cãi (anh yêu của Phương Đô Nguyen Lan) thỉnh thoảng nướng rủ nhậu. Làm thử xem sao, ăn ưng cái bụng, rất đơn giản, chia sẻ với các bạn.

Cá đánh vảy hay để nguyên thì tuỳ sở thích, cắt lọc bỏ các xương cứng bên ngoài. Mổ bụng, rạch dài theo thân cá. bỏ mang, ruột, gân máu, giữ lại trứng (nếu có). Cá lớn, có thể dùng dao rạch một đường dài mặt trong con cá (cho dễ thấm)

Chuẩn bị hỗn hợp gia vị gồm: củ nén, tỏi, hành củ, nghệ tươi, sả băm, ớt xanh, một ít muối hột, đường, tiêu, bột ngọt rồi giã nhuyễn. Thoa đều hỗn hợp vào mặt trong con cá. Ướp nửa giờ đem chiên hay nướng lửa nhỏ chừng 30 phút.

Khi chín, nhìn nó sẫm màu không đẹp nhưng rất thơm ngon. Ăn với rau sống, chấm mắm ớt tỏi.
Ở xứ Quảng nếu chiên thì người ta xẻ đôi, bôi gia vị gập lại, còn mình thì không, làm đơn giản nhanh gọn.

Hình mượn mình hoạ.






Thịt heo cuốn bánh tráng thế nào mà ngon nhức chân răng.

Món này xưa như trái đất, nhất là dân miền Trung, đơn giản như đang giỡn vậy mà không phải ai cũng sành điệu nha. Mình mà ăn cái gì ngon, không chia sẻ là không chịu được. hehe.

Có hai yếu tố chính cấu thành tội phạm thôi.

Một là chọn thịt heo.
Ra chợ vào đầu giờ lúc người ta mới bày bán. Tia mắt vào chỗ nào bán heo mọi, heo lai hay heo... có lông đen í. Nhỏ tầm 3-40 kg trở lại, nhìn cái đầu cái chân là biết heo lớn hay nhỏ, loại gì. Mình chê heo cửa hàng hay siêu thị vì người ta bán heo lớn, mỡ nhiều, không thơm, thịt không săng chắc mà lại cứng. Chọn miếng ba rọi dưới bụng nó, nhìn thấy mặt nạc có những sớ hơi sần là chỗ người ta xẻ dọc tách xương sườn ra (con heo nhỏ mới thấy vậy). Chọn miếng có lớp mỡ mỏng vừa phải.

Thứ hai nữa là nước mắm.
Ăn mắm phải rặt kiểu quê mới y bài. Mua hoặc nhờ người thân ở quê gửi cho, loại mắm chưa qua chế biến thêm gia vị gì cả. Nhìn nó đen nhạt, có màu đục đục, sắc hơi óng ánh. Gắp rót ra, cho ớt giã hay xắt vào + đường + bột ngột + tỏi + chanh, quậy đều bốc mùi thơm phức là ô kê con gà đen.

Bánh tráng, rau sống thì tuỳ.
Có gì xài nấy. Ở quê mình thì người ta thích ăn bánh tráng gạo, nó dày và lớn hơn bánh tráng pha mì. Rau, đơn giản nhất khỏi phải tìm lựa là mua loại người ta làm trộn sẵn có xà lách, rau thơm, giá... Mua thêm hành là về cắt ngắn ngang tầm cuốn.

Thả thịt vào nồi nước lạnh luộc lên, lửa nhỏ chừng 30 đến 45 phút là chín. Trong khi luộc thịt thì rửa rau, vẩy cho ráo nước, để sẵn. Thịt chín tới là nhấc ra khỏi bếp, ăn ngay khi còn nóng hổi.
Thịt heo xắt mỏng. Thế là bánh tráng kẹp vài lát thịt, vài cọng hành, vài miếng rau, cuốn lại chấm và chấm! Thỉnh thoảng gắp tí tỏi dính tí con mắm bỏ vào đầu bánh cuốn, đưa vào miệng cắn một phát thì mùi thịt, mùi rau sống, mùi ớt tỏi quyện lại, ngon nhức chân răng!

Hôm qua, mình được một bữa ngon miệng cũng nhờ bạn học cho mắm ở quê gửi vào, cảm ơn Tâm Teo. Cảm ơn bạn Phú Đặng đã cho bánh tráng.
Hình mượn minh họạ cho nó hấp dẫn chứ thật ra chưa giống như miêu tả, hình miếng thịt nhỏ có sọc là của mình.




"Trần Quốc Tuấn lúc chưa dô đảng và Má Lê Lợi đội bàn cờ"

Ấy là con nói tượng hai ngài ở Phú Iên quê con chứ không có ý xúc phạm tiền nhân ạ!(Ảnh từ @Đoàn Ngọc Thành)






Tìm kiếm Blog này