Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Hiểu nước Mỹ và việc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ người Mỹ "chánh cống"

duy có cái hồn là còn vương vấn VN mà thôi, mới rành. Hiểu nhất là tầng lớp ôn hoà lớn tuổi sống ở đấy từ thời thanh niên đến nay đã già. Qua biết bao mùa bầu cử, chọn lựa rồi có khi hợp ý, có khi hối hận. Họ quá hiểu khoảng cách giữa lời nói và việc làm nên họ nhìn tổng quan và sâu hơn những vấn đề nước họ. Một đất nước rộng lớn, đa nguồn gốc, đa thành phần nên có nhiều lý do chọn ông này mà không chọn ông kia... Rốt cuộc họ chấp nhận số đông mà người Mỹ muốn thế, dù không đạt nguyện vọng, họ không cay cú, không thơ ơ với người được nước Mỹ trao quyền tổng thống...
Tương tự như vậy, dù là thời Internet thông tin không biên giới nhưng người ở Mỹ không thể hiểu sâu về VN như người ở trong nước. Người ngoài đảng không thể hiểu sâu bằng người từng hay đang là đảng viên hiện hữu. "Không ở trong chăn sao biết chăn có rận" vì ở VN theo cơ chế truyền thống toàn trị...

Việt Nam muốn thoát Hán tự khi nào, ai muốn?

Chả lâu đâu, Phạm Quỳnh một người yêu nước có công lớn trong việc nâng cao dân trí... Phạm Quỳnh luôn tự hào dân tộc An Nam đại diện là cho văn minh Hoa Hạ, ông đã viết trên Nam Phong tạp chí năm 1931 như thế này:
“Chủng tộc thuần một giống An Nam, văn hóa truyền tự nước Tàu, nghiễm nhiên thuộc về thế giới Chi-Na”
“Thiên chức của giống Việt Nam ta là phải thực dân cả cõi Đông Dương này, đem cờ hiệu Chi-na mà chiến đấu với thế với Ấn Độ, khiến cho dân Ấn- Độ Chi-na này thành một đất Chi-na dòng”


VN coi TQ là đại bá và mình muốn làm tiểu bá tự khi nào?
PQ là người học sâu biết rộng, đi nhiều. Ông bàn về cục diện Châu Á, quan tâm đến mối quan hệ 3 nước Đông Dương, ai quan tâm xem ở đây:

https://elearning.tdmu.edu.vn/elearning-ebook/T%E1%BA%A1p%20Ch%C3%AD%20S%E1%BB%91%20Ho%C3%A1/02.Du%20hanh%20va%20anh%20tuong%20dan%20toc%20Du%20an%20quoc%20gia%20qua%20the%20tai%20du%20ki%20cua%20chu%20but%20Nam%20Phong%20tap%20chi%20.pdf

Nghĩ về phát biểu của cô Ksor H'Bơ Khăp và vai trò ĐBQH.

Thấy báo chí và dân mạng ca ngợi cô Ksor H'Bơ Khăp mạnh dạn truy tới bến anh Bộ chưởng Nông nghiệp. Úi trùi. Lão hổng biết già có khó tính hông chứ thấy phình phường thâu. Nói xin lẫu, ở cuốc hội mà blah blah theo cảm tính thì khác gì bà tám mạng. Phụ nẽo nói thế thì ngứa ngáy gì mấy anh mặt dày. Truy hơi xà quầng, bên hỏi, bên trả lời chẳng nhập nhĩ vào đâu. Gì chứ cao cấp lý luận chính trị vậy là âu cơ, con nhà tông hổng giống lông cũng giống cánh!
Chẳng qua thỉnh thoảng người ta thấy có người dám nói nhất là phái nẽo (bỏ qua thuyết âm miu trong mùa đại hội đảng nữa chớ). Còn lâu cuốc hội được 1/3 ăn nói cho ra chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp, ý lão là vừa không kiêm nhiều vai vừa có trình độ năng lực đáp ứng vai trò. Người đáng nể là người nói ngắn gọn nhưng chứng lý chặc chẽ, điểm trúng huyệt. Gì thì gì, có còn hơn không, vẫn cảm ơn cô Trung Tá nói họ thay dân. Với cơ chế hiện nay, chỉ mong được 1/3 ĐBQH chuyên nghiệp là may lắm rồi.

20 năm sau vẫn vậy, chứng tỏ sức ì của đảng CSVN rất lớn.

Chính quyền các cấp qua công tác thực tiễn thấy những bất cập trong chính sách của đảng, người ta phản ảnh, đề nghị thay đổi nhưng đâu vẫn vào đấy. Riết rồi số đông cán bộ không còn chủ động, sinh ù lì dựa dẫm vì đã có đảng lo, đã có tập thể chịu trách nhiệm. Hãy xem lãnh đạo chính quyền các địa phương nói gì?
Ông Bảy Nhị kể trong bài viết gửi báo Tuổi trẻ, ở hội nghi Chính phủ năm 2001.
Ông Nguyễn Minh Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang:
“Sự trì trệ của bộ máy là do cơ chế tổ chức. Cụ thể là tôi làm chủ tịch tỉnh mà không có quyền thay đổi cán bộ sở, kể cả trưởng phòng. Và ngay như hiện nay, đến Thủ tướng cũng không dễ cách chức được tôi, vì tôi là do tỉnh ủy cử và nhất là do Bộ Chính trị quản lý”.
Ông Đoàn Mạnh Giao, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
“Ông nói hay quá, tôi thay cậu tài xế mà cũng không được”.
Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch TP Đà Nẵng:
“Tôi thấy đại hội vừa xong, phân công cấp ủy viên mới rồi, hay cơ quan đang ổn định biên chế công tác, bỗng dưng rút người ra đi học. Làm vậy khác nào đội banh có 11 người, ông rút ra một người không đá thì đội hình còn lại làm sao mà đá? Còn nói cách chức cán bộ thì cỡ trưởng phòng thôi, mới bàn mà nó nghe thì nó tính cách chức mình trước rồi”.
Ông Hồ Minh Phương, chủ tịch tỉnh Bình Dương:
“Thơ ông Tố Hữu có câu: Đảng ta có trăm tay (tai) nghìn mắt. Câu này suy ra: Đảng ta có 50 người làm mà có đến 500 người ngồi nhìn thì ai mà dám làm, làm sao chịu nổi?!”.
__________
Sau này, ông Nguyễn Bá Thanh trước khi về trung ương còn nói:
"Không ở đâu có sợi dây kinh nghiệm dài như ở Việt Nam".

Nên đi khám bệnh ở đâu và đi vào lúc nào là thích hợp?

(Chia sẻ kinh nghiệm của mình).

Lão tới hồi máy móc rơ mòn đủ thứ nên suốt năm qua đi các bệnh viện và cơ sở y tế khác để khám và lấy thuốc điều trị. Nhờ có thẻ BHYT nên đi đều. hehe. nhưng không lạm dụng, mỗi lần chừng nửa tháng, 10 ngày. Mình rút kinh nghiệm thế này:
- Đi phòng khám có PK chi nhánh của bệnh viện và PK đa khoa tư nhân. Đối với những bệnh vặt, thông thường. Được cái gần nhà, ít người nên có điều kiện hỏi bác sĩ những thắc mắc về bệnh của mình. Không phải chờ lâu, khám và lấy thuốc nhanh, thời gian chừng 20 phút đến nửa giờ.
- Đi bệnh viện nhỏ cấp quận huyện thị xã, bao gồm trung tâm y tế. Đối với bệnh mãn tính và thông thường. Được cái khá gần nhà, bệnh nhân không nhiều so với BV lớn nên có thời gian hỏi bệnh cặn kẽ. Lâu chừng 1 giờ hay hơn do làm các kỷ thuật chuẩn đoán bệnh.
- Đi bệnh viện lớn thuộc tuyến cuối là việc cực chẳng đã vì nó xa và đông người. Đối với bệnh dạng khó chữa, mình muốn đi tới cùng trong việc chuẩn đoán và điều trị. Có thể gặp bác sĩ giỏi hơn nhưng không có thời gian để hỏi bệnh vì sau lưng mình còn nhiều người đang chờ khám. Thời gian mất từ một buổi đến cả ngày, thậm chí còn hơn, tùy bệnh và ở xa hay gần.
Túm lại là căn cứ tình hình thực tế của mình mà quyết định đi khám chỗ nào. Lưu ý ở đâu thì phác đồ điều trị vẫn vậy có khác chăng là tìm ra đúng bệnh không và gia giảm thuốc men của bác sĩ.
Đi lúc nào thì ít phải chờ? BV tuyến cuối là phải đi từ sớm còn BV nhỏ và phòng khám tư nên đi vào buổi chiều ít bệnh nhân. Tùy bệnh mà vào đầu giờ hay giữa giờ, mình thì hay đi sao có mặt tầm 3 giờ chiều là ok.
P/s:
Dặn thêm bước vô phòng là "Em gặp bác chào mào, chào Bác!", nói liền, rõ to để chứng tỏ mình là bệnh nhân chuyên nghiệp. hehe. đứng có mà khám lấy lệ với tui.
Theo cá nhân mình thì già rồi, gần như cái gì cũng mãn tính ráo, đỡ thôi đừng hy vọng chữa dứt, chấp nhập sống chung với lũ. Nói như vậy không chủ quan, thấy trong người khác thì đi khám ngay do lớn tuổi bệnh khó lướt qua như thời trẻ. Riêng bệnh K không tầm soát làm cho mình và người thân thêm lo. Tuổi trên 60 có phát hiện cũng chả giải quyết được gì, khi lộ thì đi bệnh viện chịu thôi.

Kinh Việt và Tàu bản copy sau trước

Phan Quang
Ngay trong thời hiện đại bạn sẽ thấy Kinh Việt và Tầu có những điểm giống nhau kỳ lạ. Giống về tâm thức chứ không đơn thuần là cái xác bề ngoài.
Tàu coi họ là văn minh Trung Hoa, ánh sáng 5 ngàn năm. Việt lập thuyết Bách Việt coi Hà Đồ Lạc Thư, Kinh Dịch thảy đều là của mình, Tầu chỉ là đứa học mót, đoạt khống!
Người Tầu từ 20 năm trước có trào lưu Hán phục, Giờ Kinh Việt có trào lưu Việt phục. Tâm tính, cách nghĩ y xì đúc nhau, yêu nước như nhau, hành xử cũng hệt nhau.
Tầu gọi mình là Hán tộc, Việt có trào lưu Việt tộc. Trào lưu này chứng minh sự tinh túy, thuần chủng của người Kinh Việt.
Cũng phải nói rõ hơn khi người Việt lập quốc thì Choang tộc là khu trái độn giữa Việt và Tống. Choang (ở ta gọi là Tày, Nùng, Thái) cũng tiếp xúc với văn hóa văn minh China sớm hơn ta, nhưng họ lại không bị Hán hóa.
Ta thì từ tâm tính tới cách hành xử hệt anh Tầu con. Nhiều người Việt tỏ ra khinh Cham. Họ kiên quyết bài bác bàn tay khối óc của Cham góp vào văn minh sông Hồng.
Hầu hết những gì mà người Việt hiện đại đang dùng để chống Tầu, khẳng định tình yêu dân tộc, quốc gia đều hệt anh Tầu. Chỉ khác là Tầu luôn đi trước, ta lũi cũi đi sau học mót.
Nếu nói là không có di truyền chi phối từ Hán tộc (văn hóa Hán) thì mới là lạ.
Không sòng phẳng với mình, không dám vượt lên tồn đọng quá khứ, loay hoay trong vòng hào quang ảo và giá trị của một lịch sử sáng tạo. Đó cũng là nguồn cơn của những bí bách tư tưởng của người Việt Nam hiện đại.
Ta bước qua đời nhau, để làm nhau đau!


https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3477774728969028

"Trần Quốc Tuấn lúc chưa dô đảng và Má Lê Lợi đội bàn cờ"

Ấy là con nói tượng hai ngài ở Phú Iên quê con chứ không có ý xúc phạm tiền nhân ạ!
(Ảnh từ @Đoàn Ngọc Thành)
Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Phú Hoà và trường THPT Lê Lợi, Đồng Xuân Phú Yên




Tôi không thuộc về nơi ấy dù nhớ bạn nhớ trường.


 

"Khóc cũng thế, thôi mày về đội mèo nhà tao cho làm sếp"

 

Con mèo nhỏ làm thay đổi định kiến của nhà mình về loài mèo.

Thỉnh thoảng mình có gõ ít dòng về mèo yêu, hôm nay nói kỹ hơn. Có để ý, thấy nhiều chuyên vui vui. Trước đây, mình không muốn nuôi dù chó hay mèo vì nhà chật, ngại hôi, sợ bị bắt mất đâm buồn. Về mèo thì không muốn nuôi vì cho rằng loài này ỉa bậy và khó dạy. Kể từ khi con mèo giống Anh màu trắng lông dài, chân đi hơi khập khiễng từ đâu không rõ lạc bước đến nhà, thấy đẹp mới nuôi. Mình gọi đùa là tiểu thư quý tộc Anh quốc, mà đúng thật!
Ban đầu, nó hiền lại nhát nên ít gần chủ mới, qua tiếp xúc thay đổi dần, gần gũi hơn, người thì càng nuôi càng yêu quí. Con gái mình, cưng nựng suốt ngày, nói chuyện với nó như thể con nít. Mỗi lần như thế nó đáp lại tình cảm bằng cách kêu nho nhỏ: ngheo. nghẹo. ngheo. Ai cũng cưng như trứng mỏng, nó trở thành tiêu điểm của cả nhà.
Nó khác nhiều so với mèo ta từ hình dáng đến tập tính. Thấy trên mạng bảo thân nó săn chắc là không đúng. Toàn thân của mềm nhũn, cứ như sợi bún, có thể sờ được từng đốt xương. Người ta bảo giống mèo này lười ít thích săn bắt, chưa hẳn đúng. Mèo mình ngoài thời gian ngủ vùi là đi rình mò bắt bất kỳ con gì di động mà nó thấy kể cả ruồi. Thành tích cho đến nay là đã bắt được 1 con chim sẻ, 2 con chuột lắc, đùa giỡn để chạy mất và một hai ngày là bắt được 1 con gián...
Chủ cho thì ăn không thì thôi, không đòi, không chực, mèo con hàng xóm qua giành, nó lẳng lặng bỏ đi. Giả như không có chủ đứng canh, chắc nó sẽ chết vì đói. Mình sợ có ngày bị người ta bắt mất, mỗi khi sang nhà bên hay ra đám vườn trước nhà rình mò chi đó, kêu tên gọi về, nó ngước mắt nhìn tỉnh bơ như không có gì xảy ra. Xách roi ra doạ nạt thì chạy vụt về nhà, thót ngay lên gác ngó xuống.
Nó thân thiện với con người và cả mèo khác đến chơi. Rất ngoan nhưng không thích ẵm quấy rầy quá lâu. Không nghịch phá, chỉ thỉnh thoảng cào vào nệm để làm sạch móng vuốt. Đi đứng nhẹ nhàng khoan thai hơn xa tiểu thư đài các, đố mà nghe có tiếng động dù nhỏ nhất trừ phi vồ mồi vô ý đánh đổ làm ngã đồ vật. Sợ ra ngoài bị người ta bắt mất là phải đi tìm đầu này đầu nọ, ngay khi ở trong phòng cũng không biết nó đâu. Ăn thì thích món mềm, lạnh thì thích nằm nệm, nóng thì nằm nền gạch, nhìn thì to nhưng ẵm nhẹ hều. Mỗi sáng, nó cọ quẹt kêu meo meo đánh thức mình xuống nhà mở cửa... Thương gì đâu! Vợ mình còn bảo, hôm nào có chó nhỏ, xin hay mua một con về nuôi.
Coi giá bán trên mạng mèo lai hay thuần chủng, đều tiền triệu trở lên. Giá đó theo mình hoàn toàn xứng đáng. Ai có điều kiện nên mua về, nhất là người đi làm công việc hay căng thẳng thì nó sẽ đem lại niềm vui nho nhỏ cho bạn và gia đình bạn.











Tìm kiếm Blog này