Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Bạn học cũ gặp lại nhau để làm gì?

Nói ra cũng vô duyên nhưng do mình xem bài: "Chỉ nên họp lớp khi tuổi đã già" và "Kỳ vọng - thất vọng những buổi họp lớp" ở trên báo Vnexpress. Thấy bình luận góp ý, phần đông thất vọng nhiều hơn. Trước hết, không thể không đặt dấu hỏi cái lớp họ ở vùng miền nào nên thế. Mình đoán các bạn ấy ở tuổi sồn sồn nằm quảng giữa cuộc đời. Họ vẫn còn làm ăn, còn lo toan nhiều việc... phản ánh đúng thực tế phần nào nhưng khi đặt thành vấn đề, họ có soi lại mình. Có quá khắc khe trong đời thường hay quá coi trọng cái tôi "chuẩn mực" nơi chốn đông người. Mình có quen vài bạn trẻ dân có trình độ và có đi dự một bữa nhậu của nhóm bạn từ lò đại học kinh tế tài chính nên hiểu phần nào. Giả như có hỏi thăm chuyện này chuyện nọ, cuộc sống mày nay thế nào? Chưa hẳn là soi mói đời tư, phân biệt thành công hay thất bại. Có tìm cơ hội câu móc làm ăn cũng là điều tốt thôi. Số ít nhân đó khoe giàu, khoe con cái thành đạt, gia đình hạnh phúc cũng bình thương thôi. Tại sao phải dị ứng với những cái đời thường như vậy.

Mình và bạn bè già là người gốc ở miền Nam, đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ít nhiều đều tế nhị. Gặp nhau cái chính là để có dịp hỏi thăm nhau, ôn lại ký ức xưa, chọc giỡn nhậu nhẹt vui chơi và chụp hình lưu niệm, vậy thôi. Cái hơi lấn cấn, có chăng là cái nghèo làm bạn nào đó mặc cảm với bạn bè, những bạn không có tiền vác mạng không đến cũng ngại. Điều đó khó tránh khỏi nhưng bạn bè già quá hiểu nhau có cách chia sẻ... Tuy vậy, cũng khó thể kéo một người bạn quá mặc cảm hoặc quá định kiến với thời đi học mà tránh né ngày nay...

Nghi thức trong lễ mãn khoá, thủ khoa trường Võ bị Đà Lạt giương cung bắn tên 4 phương trời.





Một bộ sách đồ sộ để lại cho đời của GS.TS Đỗ Tất Lợi.


(Hình Phạm Ngọc Hiền)

Bài thơ "Lên sáu" do Tản Đà soạn

để dạy cho trẻ cách đây 100 năm, không hề lạc hậu.

Thể 3 chữ theo lối hát đồng dao rất phù hợp trí óc non nớt của trẻ con. Dễ nhớ dễ thuộc, dạy những điều đơn giản của đạo làm người, trước hết cần biết chữ, biết thương yêu cha mẹ, ông bà, họ hàng... Biết giữ vệ sinh thân thể, yêu vật động vật, cây cỏ thiên nhiên... sau mới đến nước nhà...
Sách quốc ngữ,
Chữ nước ta.
Con cái nhà,
Đều phải học.
Miệng thì đọc,
Tai thì nghe.
Chớ ngủ nhè,
Chớ láu táu.
Con lên sáu,
Đang vỡ lòng,
Học cho thông,
Thầy khỏi mắng.
Trong trời đất,
Nhất là người.
Ở trên đời,
Hơn giống vật.
Con bé thật
Chưa biết gì
Còn ngu si
Phải dạy bảo
Cho biết đạo
Mới nên thân
Sau lớn dần
Con sẽ khá.
Ai đẻ ta?
Cha cùng mẹ.
Bồng lại bế,
Thương và yêu.
Ơn nhường bao,
Con phải ngẫm:
Áo mặc ấm,
Mẹ may cho.
Cơm ăn no,
Cha kiếm hộ.
Cha mẹ đó,
Là hai thân.
Hai thân là,
Là thân nhất,
Trong trời đất,
Không ai hơn.
Con biết ơn,
Nên phải hiếu.
Nghĩa chữ hiếu,
Đạo làm con,
Con còn non,
Nên học trước.
Đi một bước,
Nhớ hai thân.
Con còn nhỏ,
Có mẹ cha,
Lúc vào ra,
Được vui vẻ.
Con còn bé,
Mẹ hay chiều,
Thấy mẹ yêu,
Chớ làm nũng.
Đã đi học,
Phải cho ngoan,
Hay quấy càn,
Là chẳng hiếu.
Con còn bé,
Mẹ hay lo,
Ăn muốn cho,
Lại sợ độc.
Con ốm nhọc,
Mẹ lo thương,
Tìm thuốc thang,
Che nắng gió.
Con nghĩ đó,
Sao cho ngoan,
Hay ăn càn,
Là chẳng hiếu.
Anh em ruột,
Một mẹ cha,
Mẹ đẻ ra,
Trước sau đó.
Cùng máu mủ,
Như tay chân,
Nên yêu thân,
Chớ ganh tị.
Em coi chị,
Cũng như anh,
Trước là tình,
Sau có lễ.
Người trong họ,
Tổ sinh ra,
Ông đến cha,
Bác cùng chú.
Họ nội đó,
Là tông chi,
Cậu và dì,
Về họ mẹ.
Con còn bé,
Nên dạy qua,
Còn họ xa,
Sau mới biết.
Người trong họ,
Có bề trên,
Lạ hay quen,
Đều phải kính.
Có khách đến,
Không được đùa,
Ai cho quà,
Đừng lấy vội.
Ông bà gọi,
Phải dạ thưa.
Phàm người nhà,
Không được hỗn.
Con bé dại,
Mải vui chơi.
Muốn ra người,
Phải chăm học.
Miệng đang đọc,
Đừng trông ngang.
Học dở dang,
Đừng có chán.
Học có bạn,
Con dễ hay.
Mến trọng thầy,
Học chóng biết.
Dậy con biết,
Phép vệ sinh:
Ăn quả xanh,
Khó tiêu hoá.
Uống nước lã,
Có nhiều sâu.
Áo mặc lâu,
Sinh ghẻ lở.
Mặt không rửa,
Sinh u mê.
Đang mùa hè,
Càng phải giữ.
Các giống vật,
Thật là nhiều:
Như con hươu,
Ở rừng cỏ.
Như con chó,
Nuôi giữ nhà.
Con ba ba,
Loài máu lạnh.
Loài có cánh,
Như chim câu.
Còn loài sâu,
Như bọ róm.
Cây và cỏ,
Có khác loài,
Trông bề ngoài,
Cũng dễ biết.
Như cây mít,
Có nhiều cành.
Lúa, cỏ gianh,
Có từng đốt,
Còn trong ruột,
Lại khác nhau.
Vài năm sau,
Con biết kỹ.
Đá bờ sông,
Không sống chết,
Không có biết,
Không có ăn,
Không người lăn,
Cứ nằm đây.
Như đá cuội,
Như đá xanh,
Như mảnh sành,
Như đất thó,
Các vật đó,
Theo loài kim.
Các loài kim,
Tìm ở đất.
Nhất là sắt,
Nhì là đồng,
Làm đồ dùng,
Khắp trong nước.
Như vàng bạc,
Càng quý hơn,
Đúc làm tiền,
Để mua bán,
Ai có vạn,
Là người giàu.
Vốn xưa là,
Nhà Hồng Lạc,
Nay tên nước,
Gọi Việt Nam.
Bốn nghìn năm,
Ngày mở rộng.
Nam và Bắc,
Ấy hai miền,
Tuy khác tên,
Đất vẫn một.
Lào, Miên, Việt,
Là Đông Dương.
Đầu trị nước,
Đức Kinh Dương.
Truyện Hùng Vương,
Mười tám chúa.
Qua mấy họ,
Quân Tàu sang.
Vua Đinh Hoàng,
Khai nghiệp đế.
Trải Đinh, Lý,
Đến Trần, Lê,
Nay nước ta,
Là nước Việt.
Chữ nước ta,
Ta phải học,
Cho trí óc,
Ngày mở mang.
Muốn vẻ vang,
Phải làm lụng,
Đừng lêu lổng,
Mà hư thân.
Nước đang cần,
Người tài giỏi,
Cố học hỏi,
Để tiến nhanh,
Vừa ích mình,
Vừa lợi nước.
Chớ lùi bước,
Là kẻ hèn.
(Sách vần quốc ngữ của Nguyễn Khắc Hiếu, 23 trang, Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội, 1924).

Muốn làm thơ có gì mà gơ!

 Coi Tản Đà chia sẻ bí quyết nè:

Ổng vừa uống rượu, vừa dạy các thi sĩ tương lai: "Các ngài muốn hỏi tôi cách làm thơ ru? - Khó gì đâu: tửu nhập thi xuất!"
(Tranh biếm của Hoàng Đạo đăng trên Phong Hoá).



Cũng dép Thái như ai chứ bộ!

Dép siêu bền mà da không dày thì cũng vứt. 



Một bài báo, một status trên fb mà dùng hình ảnh không chuẩn làm giảm đi giá trị.

 Bài viết để thuyết phục, sau thông tin là đến dẫn chứng nguồn và hình ảnh (nếu có). Nếu nguồn đối chiếu không có mà hình ảnh dẫn chứng sai với nội dung thì làm sao người ta tin nội dung bài viết khách quan tới đâu? Báo chí VN rất dễ dãi trong việc dùng hình ảnh và sao chép lẫn nhau.

Ví dụ trên bài báo chính thống:
"Những trận đánh xuất quỷ nhập thần ngay tại căn cứ B52 của không quân Mỹ"
Để biết thông tin chính xác tới đâu cần đối chiếu tham khảo rất mất thời gian. TC chỉ nói tới hình thôi, đã không có hình ảnh nào chứng minh sự thật, còn chèn hình khác chưa đúng lắm, như:
- Hình 1 với chú thích: "Sân bay Utapao, Thái Lan, 1966; nơi xuất phát những chuyến B52 đến Việt Nam" thực ra là ảnh màu sau này (đến nay người ta vẫn đăng) chuyển thành trắng đen cho có vẻ xưa
- Hình 2 với chú thích: "Máy bay B-52 của Mỹ bị phá hủy trong sân bay Utapao" thì thực ra là ảnh chiếc máy bay C-130 năm 1979 bị tai nạn trong vụ Mỹ giải cứu con tin ở Iran.
- Hình 3 với chú thích: "Những chiếc B52 của Mỹ đang chờ đi ném bom miền Bắc Việt Nam." thì thực ra là năm 1972 ở căn cứ không Mỹ đảo Guam.
- Hình 4 với chú thích: "B.52 (trên) và máy bay tiếp dầu KC-135 tại căn cứ Ut apao Thái Lan. Ảnh TL" thì thực ra nó là ảnh màu năm 1971 chuyển qua trắng đen và làm mờ, tác giả TL là ai?








"Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa".

Chộp hình bàn tay, mình thấy nó như mặt phải và trái của cuộc đời, một mặt hồng hào thẳng thóm, một mặt sậm đen nhăn nhúm. Nói hông phải phe, hai lòng bàn tay tui chuẩn đét đỏ như son, tài hoa y như sách tướng số. Có chữ Ai Iả công danh gia đạo rõ rành rành đấy. haha

1985, đánh vào căn cứ lõm của Kh'mer Đỏ, mình bị thương ở lòng bàn tay. Ngày thường đâu quan tâm đến thằng y tá, lúc phải chuyện mới thấy tầm quan trọng của nó, năn nỉ "mày cầm máu và băng cẩn thận cho anh nhé!". Mà thuốc bột cầm máu của TQ hay thiệt, đắp vào là cầm máu ngay. Vết thương tuy nhẹ nhưng nhằm ngay hướng ngón trỏ tay phải bóp cò súng, nếu lính lác có thể bị nghi là tự thương. Nói thêm lúc mới bị thương mình ngỡ địch bắn, sau nhận định lại là ta bắn ta. Khi nổ súng rượt địch, mình cầm súng M79 đang vội chạy vào rẫy địch. Cây lúp xúp khá nhiều cản trở nên mới lấy tay đè gạt nòng súng sang bên để vượt qua, ai dè cò súng vướng cành cây hay dây rừng. Ba lần mình hứng chí xài M79 hòng làm ăn lớn thì y như rằng xảy ra sự cố. Xài AK cố hữu thì làm nên chuyện. Đời cũng vậy.
Đến đơn vị vào bệnh xá điều trị, sức khoẻ tuột nhanh nên đồng thời sốt rét nó quật ngay, cặp nhiệt kế lên 41,2 độ (42 là tèo). Lúc bị thì da lòng bàn tay bóc một mảng nên đoán khi lành thế nào nó cũng kéo da bù lại. Sợ cong ngón nay nên mình kiên trì nẹp cho thẳng ra nhưng kết cục chẳng ăn thua.
Về nước, mình xin đi giám định hòng kiếm chút cháo. Nhưng ngu. Bác sĩ hỏi thăm dò, kiểm tra lòng và ngón tay, mình thật thà kể, co duỗi bình thường, chỉ không sát vào lòng bàn tay thôi. Thế là hội đồng giám định y khoa kết luận: thương tật 2%, bèo ơi là bèo! Đơn vị bồi dưỡng đâu mấy trăm hay mấy ngàn không nhớ, tiền tiêu vặt. Hồi ấy, nếu mình cứ co ngón vào cho cứng đờ chắc được tăng thêm tiền. Người ta bảo "thật thà là cha đứa dại", quá đúng. Giả như lúc ấy ma le chút, bỏ nhỏ cưa đôi tiền là ok, bác sĩ quân đội chả mất gì, sa pha ngay. Thậm chí tìm đường dây làm cái thương binh không khó vì mình bị thương là thật.

Tôi có thể ngồi cùng mâm với kẻ thù xưa nhưng không thể với kẻ phản bộị...

Lâu rồi, cách đây 30 năm, mình là một trong những người đâu tiên đi vận động từng anh em tham gia tổ chức CCB khi mới thành lập. Tuy vậy, đã không còn tham gia nữa, dù rất yêu đồng đội, nhưng mình thấy nó vô thưởng vô phạt, chả bảo về được gì quyền lợi cho anh em. Nếu vào hội, có thể thỉnh thoảng được tụ họp chè chén miễn phí, được tâng bốc nhưng chắc gì đã vui khi gặp cảnh trái tai gai mắt.

Chuyện nữ học sinh "tự tử", chớ vội lên án nhà trường và thầy cô.

Tôi đặt trong ngoặc kép vì tuổi bồng bột, nửa người lớn nửa trẻ con có thể làm nhiều điều không ai ngờ. Sao không đặt vấn đề đó có thể là cách phản ứng quyết liệt, gây áp lực lên nhà trường, thầy cô.

Theo tôi cần nghe từ hai phía, mới biết chủ yếu từ thư "tuyệt mệnh" của HS và gia đình cung cấp thông tin một phía. Cha mẹ nào chả thương con, có người binh con, có người ủng hộ biện pháp mạnh để duy trì nội quy của nhà thường. Nhà trường và thầy cô ở đâu cũng vậy, thường đứng trước sự lựa chọn khó xử giữa kỷ cương nghiêm túc và mềm mỏng thuyết phục. Mà đâu đơn giản chọn 1 trong 2 hay kết hợp cả hai. Không phải họ không hiểu tâm lý "nổi loạn" của tuổi mới lớn. Học sinh thời nay khác xưa nhiều, có đứa hỗn láo ngấm ngầm hay ra mặt, có đứa dám cài bẩy cả thầy cô nữa cơ.
Hãy đặt mình vào vị trí họ, mới cảm thông chia sẻ khó khăn của người làm giáo dục. Gì thì gì, nhà trường cô giáo để xảy cớ sự là có lỗi. Nhưng chớ đừng vô tình nặng lời với người trong cuộc khi mình chưa hiểu nội tình hoặc câu like bằng thói đạo đức giả.
Báo chí chìu theo dư luận để câu độc giả. Cơ hội cho thầy cô giải bày khi phụ huynh và xã hội đinh ninh họ là người xấu. Ai nghe?

Tìm kiếm Blog này