Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

TMH "Thế đếch nào mà công an chưa bắt tớ!"

03/01/2012

Xem cái tút cũ bên dưới của
Nguyễn Xuân Lộc
, TC nhớ Trần Mạnh Hảo mà mắc cười! Đã nói oanh oanh câu đó khi chưa có ly nào, gần đấy là bàn của mấy chú công an nữa chớ. Bữa ấy, nhóm bạn trên mạng offline ngồi ở quán công viên Hoàng Văn Thụ sân bay TSN, lai rai vài chai tiễn
Nguyễn Hữu Quý
về lại Buôn Mê Thuột. Sáu người có đủ Bắc-Trung-Nam, mỗi người mỗi vẻ. Một đại ca bình thơ bằng búa, một thầy đồ xứ Huệ, một chuyên da bãi chim ỉa, một ông thẳng ruột ngựa, một nhà thơ kiêm quạ sĩ, một thợ cạo hóng chiện cây đa cây đề...
_________
Đầu năm mới, hôm qua có cuộc gặp mặt thật thú vị với hai bloger nổi tiếng Tranhung09, nguyenhuuquy2, chuyên gia biển Đông, giảng viên đại học mở TP.HCM Đinh Kim Phúc, nhà ngôn ngữ học Ts Hoàng Dũng (đại học sư phạm TP.HCM) và mặt trời thi ca Trần Mạnh Hảo, chuyên trò với các vị thật vui.
....





Mao tuyển đỡ rét và Quyết tâm đẫm máu.

Các vận động viên đọc Mao tuyển để thêm nghị lực trước khi bơi vượt sông vào mùa đông.

Và trên chiếc tàu chiến TQ hạ nòng pháo 37ly, bí thư đọc quyết tâm, binh lính giơ tay hô vang: "Tả. tả", rồi bắn thẳng vào công binh VN ở Gạc Ma 1988.





"Can trường trong chiến bại"?

19/1/1974 đã bỏ lại:

- 82 quân nhân cần cứu của chiếc tàu HQ-10 đang bị chìm.
- 59 quân nhân đang bơ vơ trên 3 đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh.
.....
Những con số, hình ảnh hy sinh, đầu hàng, bị bắt là thật, kế hoạch phản công là ảo... Người đã mất, lãnh thổ không còn, nổi đau còn đó!
Gì thì gì, bao liệt sĩ đã bỏ mình, di sản của cha ông để lại đã mất - Đó là một thất bại chua cay của Việt Nam. Nói ra không phải để biện hộ hay chỉ trích. Mà chỉ có sự thật và sự thật, hậu thế mới rút ra được bài học xương máu, từ đó bảo vệ được chủ quyền của đất nước.



Nguyễn Tam Mỹ tặng sách Chinh chiến nơi miền đất lạ.

Món quà lưu niệm.
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tam Mỹ - Thái Nguyên Tài đồng đội Tiểu đoàn 12 - Đoàn 5503 đã tặng sách về những năm tháng anh em mình gắn bó ở chiến trường K. Gợi lại ký ức, nhớ thật nhiều...





Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Cạo cắn 20

 




















Ai thích rúc đầu vào lễ hội nên nhớ thảm hoạ ở Phnom Penh năm 2010 mà đề phòng.

Chen lấn, dẫm đạp lên nhau... dẫn đến vừa chết vừa bị thương hơn 1000 người, tình huống xảy ra khi qua cầu đến cái doi đất được đặt tên Kim Cương mỹ miều để thu hút khách. Và hầu như năm nào cũng có một hai vụ lớn nhỏ trên thế giới...

Tôi nhớ, có lần cháy lớn ở khu công nghiệp gần chỗ ở nên tò mò chạy xe máy đi xem coi nó bị gì mà cháy khói đen mù trời dữ vậy. Tới nơi, nghe người ta kháo nhau là cháy công ty sản xuất mực in của Nhật. Thấy những bồn chứa, phi đựng hoá chất và nghe vài tiếng nổ lụp bụp. Nghĩ bụng chả biết xảy ra gì trong đó nhưng nhỡ ... thì sao. Trước mặt và sau lưng người đi xem cùng xe máy kín lòng lề đường, có người chở cả phụ nữ và trẻ em ghé coi nữa.
Sợ, nên mình mới quay đầu xe leo lề, len lõi giữa dòng người để thoái lui. Người ta đi coi chơi mà không hề nghĩ đến tình huống xấu có thể xảy ra. Chỉ cần một tiếng nổ hay đám cháy bùng lên thì họ chạy lui bằng cách nào. Bỏ xe chạy bộ thoát thân thì tiếc của...
Chỉ là một chuyện nhỏ trong muôn vàn chuyện vớ vẩn đó đây ở xứ này do thói hiếu kỳ mà có thể xảy ra chết bị thương hết sức lãng xẹt!... Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
Chính vì vậy mà lâu lắm rồi tôi không bao giờ đi chơi vào dịp lễ lạc. Tại sao phải chịu hít bụi chen lấn, tại sao phải đưa đầu cúng tiền cho các dịch vụ chém chặt.... Ích sướng gì ở chốn đông người ồn ào ấy. Ngay cả lễ hội có tính lịch sử hay dân tộc cấp nhà nước thì từ việc tổ chức cho đến người dự lễ, tôi chả thấy thành tâm gì ở đấy.
Hình sau sự cố ở Campuchia.



Nhìn tấm hình, thấy thời VNCH cũng văn minh chứ nhỉ!

Nhiều người nghe thời ông Thiệu có ra luật "người cày có ruộng" nhưng mấy người biết cải cách ruộng đất ở miền Nam là cả một quá trình dài, trong đó có tôi vì lúc ấy còn nhỏ.
Ai quan tâm, tham khảo;
https://www.facebook.com/Saigontrongtraitimtoi/posts/2204878919840760




Những hình ảnh đẹp về lễ hội đền Hùng thập niên 1920 do nhiếp ảnh gia Pháp chụp.

(nguyên gốc ảnh trắng đen, nay tô màu lại)

















Cuba thăm lại nơi này chỉ có khóc!

Biểu trưng tình hữu nghị thủy chung trong sáng Cuba - VN, toạ lạc trên khu đất kim cương Hồ Tây HN. Đây là 1 trong 5 công trình KT-XH quà tặng của Cuba cho VN. Nghe bảo được một KTS nổi tiếng nhất của Cuba thiết kế, họ đưa mấy chục KS với chuyên gia sang xây dựng. Toàn bộ được lắp máy lạnh, nội thất có cái mua từ Nhật đem sang, hoàn thành vào năm 1975. Được coi như KS hiện đại bậc nhất vào thời bấy giờ.

Thấy cảnh như vậy là có nguyên nhân. KTS @Huy Đặng Quang kể:
Đến khi tính kết cấu phía kỹ sư Cuba yêu cầu VN cung cấp số liệu địa chất thủy văn hồ Tây để căn cao độ đài cọc, mức nước là trung bình. Chả hiểu phiên dịch hay thế nào ta cấp số liệu mức nước cao nhất thống kê trong 100 năm (chắc cho yên tâm ko bị ngập). Cuba cứ thế tính và thi công, lúc xong cái đài móng bê tông nó cứ thô kệch nhô lên khỏi mặt nước ko chịu chìm, bạn tá hỏa hỏi ra thì mới biết sai số liệu...




Ở bộ đội mình học được nghề hớt tóc, chèo thuyền, gò tôn...

Năm đầu ở CPC chưa có tông đơ. Anh em ở đơn vị hớt tóc cho nhau bằng kéo, dân cũng vậy. Thấy mấy đứa nhỏ trong bản đầu tóc bù xù rối như tổ quạ nên mình nảy ra ý tập hớt tóc chơi. Thế là đi thị xã Stung Treng mua một cây kéo TQ, còn cái lược nhỏ thì đã có sẵn rồi. Hễ thầy thằng nhỏ nào đầu bờm xồm đi ngang là ngoắc lại dợt tay nghề. Chỉ một thời gian ngắn là nhuyễn dần, có thể hớt được cho lính ta. Hớt đâu dăm lần, háo hức ban đầu xẹp xuống. Nghĩ tại, sao mình phải làm mà chúng nó chơi. Thôi dẹp cho nó khoẻ cái thân.

Rồi chuyển công tác đi xã khác. Nhớ lần ở xã cũ xém chết khi chèo mũi cùng chú lính chéo lái lọt vào vùng nước xoáy ngả ba sông. Nay dịp thuận tiện để tập chèo lái, mới để ý kỹ coi "bí quyết" ở chỗ nào, đứng chèo ở bên tay phải cho thuyền lướt tới mà nó không quay mũi về phía trái. Thế là, mượn thuyền độc mộc của dân dợt tay chèo. Ban đầu tập ven bờ, sau chèo xa hơn sang đảo đối diện chơi. Cứ vậy quen dần. Từ đó trở đi mỗi khi cần công tác xa thì nhờ dân hay du kích chở bằng thuyền lớn, mình phụ chèo mũi. Có việc gần hay đi chơi với một hai thằng lính thì mượn thuyền nhỏ đi do sếp đội trưởng chèo. Vậy chứ, mùa mưa nước lớn lớn, qua sông rộng sóng gió nhiều không dám tự tiện. Còn tập quăng chài, quả là khó thiệt, mấy lần làm thử mà nó bung ra không tròn, đành thôi.
Khi về nước ở tỉnh đội Phú Khánh tại Nha Trang. Thấy mấy anh cùng phòng tận dụng tôn cũ của Mỹ, gò thành đồ dùng sinh hoạt. Tưởng khó nhưng chỉ cần chú ý theo dõi cách làm một lần là được. Chỉ với cây búa và cái kéo cắt sắt mỏng thì gò được đủ thứ. Đầu tiên, gõ tôn sóng ra mặt phẳng. Tính toán kích thước, vẽ rồi cắt. Đưa tôn lên ống đạn rồi gò từ từ uốn cong. Gõ gò gấp mép hai miếng tôn liên kết lại là thành... Mình cũng xong cặp thùng, 1 cái gàu và 1 chậu giặt quần áo. Người cũ làm 10, người mới làm được 9. Đồ tự làm tuy không láng đẹp và kiểu cách như hàng chợ nhưng miễn không chảy nước là được.
-----

Tìm kiếm Blog này