Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Cạo cắn linh tinh... 24

 































Cạo cắn linh tinh... 23

 
















"Bắn , không bắn".

Vũ Trung
- Tại đây nơi ngã ba Chhaeb ( Chép ) tháng 3.84 Trung đoàn 143 hành quân từ Tha La đi tham gia chiến dịch M1
- đ/đ c13 Ngô Đình Minh của tôi đã hy sinh tại đây vào đêm trời trăng sáng , khoảng hơn 22h sau trận tập kích bất ngờ vội vã của địch bằng hơn 30 quả cối 60 ly rất chính xác nổ trước mỗi căn nhà chúng tôi ở 2 quả , toàn trung đoàn bộ và đoàn 5504 ở Chép không trở tay kịp . Đêm đó vì tính nhân văn bằng tình người , người dân hay địch trỗi dậy trong tầm suy nghĩ của tôi " Bắn , không bắn " , tôi đã quyết định không nã cối 82 vào làng Chép , tối đó làng Chép có lễ hội đang ramvong , khi địch tập kích tiếng trống ramvong càng nỗi lớn , lớn hơn như vui mừng khi biết chúng tôi bị tập kích , lúc này vì chưa kịp biết đ/đ Minh hy sinh và anh Tình đại đôi trưởng bị thương , rất tiếc và thật may mắn nếu đêm đó chúng tôi bắn cấp tập vào làng thì.... ? Đây là câu chuyện rất thật trong đời lính của tôi.
- Đêm đó và giờ đây tôi đã hiểu nhiều hơn may mắn mình là người có quyết định chính xác không bắn vào làng . 4h sáng hôm sau Ngô Đình Minh mất trong lòng vòng tay của đ/đ trung đội trưởng Nguyễn Vinh . Lòng uất hận sao lúc đó mình không bắn , ảnh mất tội nghiệp quá gói hàng bên nước của vợ con gởi vừa nhận hôm qua chưa kip ....! 7h sáng đoàn quân vẫn bước tiến.
- Sau 34 năm tìm về lại nơi dừng quân của ngày đó , thay mặt đ/đ một điếu thuốc một nén nhang cho anh.
Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/1744803122431080/posts/2204681409776580

Ngẫm chiện bố trí quân ở Đông Bắc CPC.

Quân từng tỉnh đội VN đưa sang đứng chân mỗi tỉnh bên í, mờ sao chọn trấn ở tỉnh này mà không phải tỉnh nọ? - Tám chơi, biết đâu là thật.
- Đoàn 5501 Nghĩa Bình bình địa ở Ratanakiri giữ con đường huyết mạch, tiền tuyến với hậu phương.
- Đoàn 5502 Phú Khánh kệ nẫu thủ thân nên cho ở Mondolkiri, biệt lâp chả cần phải đào ngũ làm gì..
- Đoàn 5503 QN-ĐN hay cãi nhưng chấp hành nghiêm, ở tỉnh Stung Treng bảo vệ não bộ Tiền phương QK5.
- Đoàn 5504 Thuận Hải Chăm lỳ đòn, đẩy lên trấn ải tuốt Preah Vihear biên giới, bể mình cũng hết đường đào ngũ.
Hổng biết trúng ý không nhưng mấy ông Trên tầm nhìn xa trăm dặm, cân nhắc kỹ lắm đấy.



Ngày 27/7, tôi nghĩ gì.

Giữa thời bình, chưa biết cái giá của mùi thuốc súng nhưng người ta thích chém gió, thích dùng thuật ngũ quân sự đao to búa lớn. Họ có biết phía sau ngày 27/7 là ký ức đau thương, kinh khủng, không bao giờ quên của người lính ở chiến trường K.
Có khi hành quân truy quét, trong lúc đánh nhau hay bị mìn, có đồng đội hy sinh. Để lại lấp dọc đường thì sợ sau này không tìm lại nơi chôn tạm. Cho nên phân đội thay nhau võng xác chết đi cùng. Qua bụi rậm, leo đồi vượt suối, tuột lên tuột xuống. Xác chết phân huỷ dần, đụng vào võng, giòi bọ rơi lã chả. Mùi hôi thúi bốc lên kinh khủng, nôn thốc nôn tháo. Ngày này qua ngày khác theo bước hành quân...
Có trường hợp phải buột dây vào chân tử sĩ mà lôi ra nơi an toàn vì sợ địch gài mìn bên dưới. Không bỏ nhau dù sống hay chết nên có có khi kéo theo thương vong tiếp, cái giá phải trả vô cùng đắc. Cõng gạo, dận dược lên tuyến trước thì võng thương binh, tử sĩ về tuyến sau...
Về đến đơn vị, bới bát cơm, thắp cây nhang, lẩm rẩm khấn: mày sống khôn thác thiêng... Để xác chết xa chỗ ngủ, cho đỡ bớt mùi khẳm thúi. Cắt người canh gác để chó sói không vào ăn thịt thi thể. Ngồi một mình bên cạnh đồng đôi thân yêu ngày nào mà lạnh xương sống, nuôi hy vọng: lỡ mình có bị cũng được anh em đối xử như vậy...
Có trường hợp phải chôn tạm tại chỗ ở nghĩa trang đơn vị, có trường đưa xác về đất mẹ. Người sống cần đi công tác hay về nước phải quá giang người chết. Người sống và người chết cùng một chuyến xe. Trệu trạo nuốt miếng cơm đỡ đói, bịt mũi ngồi vật vạ trông mau đến chỗ...
Cái chết, đeo đuổi tới cùng. Về làm dân, bỏ lại súng đạn sau lưng nhưng chiến tranh vẫn còn hiện hữu trong giấc ngủ. Súng nổ, trúng mìn, đồng đội chết. Tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa. Sờ tay chân nguyên vẹn, mừng quá, hoá ra mình còn sống. Lại nhớ thằng nọ, thằng kia...

Góc kỹ thuật: Vì sao xe máy Suzuki nổi tiếng "nồi đồng cối đá".

Không đơn thuần là chất lượng sắt thép.
Clip không phải do người yêu xe tự sướng ca ngợi chiếc xe mình mà do một thợ có trình độ chuyên môn nhưng không chuyên sửa dòng xe này phân tích, đánh giá mới khách quan.
Hình ảnh và thuyết minh cho thấy:
Chiếc xe tay ga Hayate đã chạy 128.000 km. Do người chủ là phụ nữ không quan tâm bảo trì cho đến khi đem xe đi sửa. Tháo bộ nồi ra đầy bụi đất và sét gỉ, nhớt lỏng lẫn tạp chất... Nhưng vẫn tiếng máy vẫn êm, tháo đầu bò ra, lòng và piston vẫn sáng bóng, không xướt.
Chính vì vậy nên dù có tiền xông xênh, muốn đổi đời thì mình vẫn mua dòng xe của hãng Suzuki.

https://www.youtube.com/watch?v=NwUQekEjpKU

Thực chất người dân đùm túm nhau chạy về quê là tránh đói.

Người ta không còn tin vào lời hứa hẹn có cánh "không để dân đói" của Lãnh đạo A.B.C. Nếu dân mất lòng tin thì hãy tổ chức đưa họ về quê cho đàng hoàng. Biết là khó và phức tạp, dù chính quyền có bận trăm công nghìn việc nhưng tôi thiết nghĩ vẫn hoàn toàn có thể bố trí tổ chức được. Với một ít nhân lực hướng dẫn, kèm cặp, giám sát đoàn người đi đến nơi đến chốn và tiếp nhận cách ly sàng lọc. Dọc đường đã có dân thương nhau giúp đỡ. Lỗi từ Sài Gòn, Bình Dương... nơi người ta đến để kiếm miếng cơm manh áo đến những địa phương nơi họ xuất phát đành phải xa quê. Từ chối và cho rằng vượt quá khả năng của địa phương là ngụỵ biện cho tư tưởng cục bộ và sự yếu kém của lãnh đạo ở địa phương đó. Đừng viện dẫn nước khác cũng có tình trạng như vậy. Cơ chế họ khác, VN khác, sinh ra cả một bộ máy chính trị khổng lồ đến tận tổ dân để làm gì?
Nhìn những hình ảnh hàng ngàn người nghèo đành bỏ lại những vật dùng mà công nhân dành dụm mua được, chỉ với chiếc xe máy với nhúm quần áo, lương thực mà đi. Dù biết rằng biết bao khó khăn chông gai trước mặt. Người lớn trẻ con trên đường dài mưa nắng, ngủ vật ngủ vạ dọc đường, qua trạm này kiểm tra đến trạm khác kiểm tra. Đúng như dân gian nói "đói thì đầu gối phải bò".
Một góc nhỏ của bức tranh lớn ảm đạm. Một gia đình với 3 đứa con nheo nhóc, một gia đình với đứa bé mới sinh 9 ngày tuổi, chưa cắt rốn.
Sao lại để dân tự phát tháo chạy? Cái ông các bà lãnh đạo từ trung ương đến địa phương hãy nhìn vài hình ảnh mà xem lại lương tâm và trách nhiệm của mình. Làm lãnh đạo chỉ huy không phải là thiên lôi, sai đâu đánh đó, chờ Trên chỉ thị hướng dẫn mới làm...
______________________
Tổ chức đi, giá như tôi, chả gì quá khó (tôi nghĩ vậy), đại khái:
- Thông báo rộng rãi và rõ ràng các bước.
- Hẹn ngày tập trung xét nghiệm nhanh.
- Cá nhân viết giấy cam kết chấp hành.
- Lập danh sách trích ngang, giấy thông hành tập thể.
- Tạo từng nhóm theo quê huyện thị, tự quản lý.
- Ngày đi, có CSGT đi đầu, giữa và hậu.
- Trên đường và đến nơi, thiếu ai, phát lệnh tìm kiếm ngay.

Trấn Tây Thành.

VN chưa đủ đẳng cấp để bảo hộ người khác.
Thời nhà Nguyễn can thiệt vào Campuchia 7 năm, thời gần đây 9 năm.
Nói gần đây thì phạm huý, thôi ôn cố chuyện xưa vậy:
Hầu như người Việt ai cũng tự hào Việt Nam mình dưới thời vua Minh Mạng có lãnh thổ rộng nhất. Nhưng ít người biết cái giá phải trả rất đắc, để lại nỗi hận thù của người Campuchia đối với người Việt. Trước đó Đại Nam bảo hộ thuộc quốc rồi thôn tính can trị trực tiếp luôn, gọi là Trấn Tây Thành. Thực ra Đại Nam chỉ kiểm soát 2/3 lãnh thổ Chân Lạp, Xiêm La 1/3. Đại Nam chia Chân Lạp thành 33 phủ, 2 man. Toàn bộ các địa danh đặt lại theo tên Việt, ví dụ Pnom Penh là Nam Vang... Với đầu đủ cơ cấu ban bệ, quân cơ, dĩ nhiên dưới hình thức để các quan Khmer thân Việt cai trị.
Chỉ 7 năm thôi, qua 2 đời vua nhà Nguyễn. Việt - Xiêm đánh nhau mấy bận. Bên nào thắng thì dựng dòng dõi vua thuộc phe mình lên làm bình phong. Nhà Nguyễn tính kế lâu dài, gả công chúa cho vua Chân Lạp, làm hoàng hậu cho chắc, mà người tính đâu bằng trời tính. Hai lần đưa quân đưa tướng qua trấn, rồi rút, rồi lập lại. Chính sách cai trị hà khắc, nhũng nhiễu của quan quân Đại Nam làm người Chân Lạp nổi dậy khắp nơi. Đại Nam hao quân tổn tướng, ngân khố cạn kiệt, chịu không thấu, vua Thiệu trị lệnh rút về.
Xiêm La nhân cơ hội lật đổ vua thân Việt, chiếm toàn cõi Chân Lạp thì Đại Việt đưa quân sang đánh. Rốt cuộc hai bên chấp nhận giảng hoà, cùng bảo hộ xứ Chân Lạp và nhận triều cống. Nếu Pháp không nhảy vào can thiệp thì Chân Lạp vẫn lệ thuộc, không Đại Nam thì Xiêm La. Pháp phân chia lãnh thổ các nước Đông Dương, Campuchia tuy vẫn không độc lập nhưng nhờ thế mà biên giới quốc gia được hoạch định rõ ràng. Chính vì biết ơn mà người Campuchia thân thiện với người Pháp cho mãi đến ngày nay.




Cạo cắn linh tinh... 22

 













Tìm kiếm Blog này