Thời nhà Nguyễn can thiệt vào Campuchia 7 năm, thời gần đây 9 năm.
Nói gần đây thì phạm huý, thôi ôn cố chuyện xưa vậy:
Hầu như người Việt ai cũng tự hào Việt Nam mình dưới thời vua Minh Mạng có lãnh thổ rộng nhất. Nhưng ít người biết cái giá phải trả rất đắc, để lại nỗi hận thù của người Campuchia đối với người Việt. Trước đó Đại Nam bảo hộ thuộc quốc rồi thôn tính can trị trực tiếp luôn, gọi là Trấn Tây Thành. Thực ra Đại Nam chỉ kiểm soát 2/3 lãnh thổ Chân Lạp, Xiêm La 1/3. Đại Nam chia Chân Lạp thành 33 phủ, 2 man. Toàn bộ các địa danh đặt lại theo tên Việt, ví dụ Pnom Penh là Nam Vang... Với đầu đủ cơ cấu ban bệ, quân cơ, dĩ nhiên dưới hình thức để các quan Khmer thân Việt cai trị.
Chỉ 7 năm thôi, qua 2 đời vua nhà Nguyễn. Việt - Xiêm đánh nhau mấy bận. Bên nào thắng thì dựng dòng dõi vua thuộc phe mình lên làm bình phong. Nhà Nguyễn tính kế lâu dài, gả công chúa cho vua Chân Lạp, làm hoàng hậu cho chắc, mà người tính đâu bằng trời tính. Hai lần đưa quân đưa tướng qua trấn, rồi rút, rồi lập lại. Chính sách cai trị hà khắc, nhũng nhiễu của quan quân Đại Nam làm người Chân Lạp nổi dậy khắp nơi. Đại Nam hao quân tổn tướng, ngân khố cạn kiệt, chịu không thấu, vua Thiệu trị lệnh rút về.
Xiêm La nhân cơ hội lật đổ vua thân Việt, chiếm toàn cõi Chân Lạp thì Đại Việt đưa quân sang đánh. Rốt cuộc hai bên chấp nhận giảng hoà, cùng bảo hộ xứ Chân Lạp và nhận triều cống. Nếu Pháp không nhảy vào can thiệp thì Chân Lạp vẫn lệ thuộc, không Đại Nam thì Xiêm La. Pháp phân chia lãnh thổ các nước Đông Dương, Campuchia tuy vẫn không độc lập nhưng nhờ thế mà biên giới quốc gia được hoạch định rõ ràng. Chính vì biết ơn mà người Campuchia thân thiện với người Pháp cho mãi đến ngày nay.