Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Sông Ba - thơ, ảnh Đào Duy An


Cùng thư giãn nghe ông Tây Khải nói tiếng Việt về người Việt

28/12/2014
Nghe một ông Khải người Tây khác, nói về Việt Nam bằng tiếng Việt

Sở dĩ nói là "ông Khải người Tây khác", vì blog hay nhắc đến một ông Khải vốn biết đến lâu nay (tức Liam Kelley). Hai ông đều là người Mĩ.
Bây giờ thì nghe ông Khải này nói tiếng Việt, về Việt Nam:

Nệ nhơi lên sóng

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Phố nhỏ - Thơ, ảnh Đào Duy An



Phố nhỏ
Người đi, trĩu nặng trăng ngàn,
Vàng gieo sóng sánh, miên man lối đời.
Kon Tum, 12/2002 – Đ.D.A
Anh về phố nhỏ thăm em
Lắng nghe nhịp sống êm đềm
...ngày trôi.
Vòng quanh thấp thoáng núi đồi
Giữa lòng yên ả chiếc nôi nhân tình.
Đường ngang lối dọc xinh xinh
Đôi con lộ lớn trườn mình về xuôi.
Bờ nam bến bắc bùi ngùi
Bên reo phố thị, bên vui bãi vàng.
Sông dài, chảy ngược mênh mang
Quyện ôm đồi thắm, đa mang bụi trần.
Trời bâng khuâng,
Đất bâng khuâng
Giã từ phố nhỏ,
Tần ngần đợi trăng.

Đào Duy An

" Ai là người đầu tiên?" - Không quan trọng thế họ viết ra để làm gì ?

Thợ Cạo:
"Có tôi mới có anh, tôi không chuyền bóng thì anh lấy bóng đâu để sút ghi bàn", quân đội nào cũng thế, thành tích có thể là cá nhân nhưng chiến công luôn thuộc về tập thể và trong mọi tình huống đâu đó có phần của sự may mắn. Ở đây chỉ bàn về sự thật trong đưa tin và lòng tự trọng của người Việt.
Theo dõi qua báo chí, chi tiết trái ngược nhau về người đầu tiên tiếp cận, TC đoán rằng có thể là binh nhất Hoàng Văn Thảo, người cuốc những mẻ đất cuối cùng để thông hầm và Trung úy Nguyễn Văn Tiền là chui vào hầm sập trước. Nếu đang oánh nhau, đạn từ trong bắn ra thì chỉ huy quá xứng danh còn đây chỉ là cứu nạn nhân thì người Chiến sĩ cuốc thông hầm xứng đáng gọi là người đầu tiên (bạn ý có tiếng chẳng qua để khoe với mọi người cho oách vậy thôi, chẳng xơ múi gì !
Bộ đội ta hay nói "cuốc xẻng phát từ dưới lên, đường sữa phát từ trên xuống"
Không phải ngẫu nhiên báo QĐND có 3 bài liền xác định "người đầu tiên". Để làm gì, phải chăng thằng lính chuẩn bị xuất ngũ về nhà, còn sĩ quan ở lại cần cần cái đó hơn trên con đường tiến chức? Có một bài kể rất chi tiết chứng tỏ người viết và trung úy Tiền không dìm lính tranh tiếng về mình là gì ?!
Hãy nhìn & cảm nhận



Những chiến sĩ công binh thở phào nhẹ nhõm khi hoàn thành xong nhiệm vụ giải cứu. Ảnh: X.NGỌC

Rap "Làm Việc Nước"

Toàn cảnh vụ giải cứu sập hầm thủy điện Đạ Dâng

Sơ đồ công trình thủy điện Đạ Dâng bị sập.
Sơ đồ công trình thủy điện Đạ Dâng bị sập

Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?

Kênh truyền hình Jsports phỏng vấn HLV Toshiya Miura
(trích từ Giaovn)
Hỏi: À mà, bây giờ ra bên ngoài rồi, thì anh có thay đổi gì đó trong cách nhìn về nước Nhật của chúng ta không ?
Trả lời: Ừ, dĩ nhiên là tôi cũng có so sánh Việt Nam với Nhật Bản đấy, mà, người Việt Nam ấy mà, ở trong họ vẫn còn lưu được những cái gọi là gì nhỉ ? À, có thể gọi là những thứ mà người Nhật chúng ta đã làm rơi rụng đi ít nhiều rồi, hay là, cũng có thể gọi là tính ham chơi đi. Ừ, vẻ như là người Việt Nam, nếu so với người Nhật Bản, thì có chút trẻ con hơn. Mà, vẻ như họ ghét làm những gì khó, còn thì rất khoái làm những việc vui vẻ. Đấy, những cái thuần phác ấy vẻ như vẫn còn lưu lại ở người Việt Nam
_______________

Về bài viết “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”
09/06/2014 
Hà Hiển
vietnhatTrang Dân Luận vừa đăng bài viết của một tác giả có nick là Awake Phamtt với nhan đề “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”, toàn bộ câu chuyện như sau:
(Trích:
“Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Người Việt ở Mỹ

Friday, September 30, 2011

* Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese American) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc dân tộc Việt. Với tổng dân số được ước tính là 1,548,449 người gốc Việt trong năm 2010, họ chiếm trên một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines.
Người Việt di cư đến Hoa Kỳ bằng số đông kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn cộng sản từ miền Nam Việt Nam được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân được cộng đồng quốc tế cứu vớt. Gần đây, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, người Mỹ gốc Việt đã hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này.Từ những năm 1998 và nhất là sau năm 2000, làn sóng di dân chính thức từ Việt Nam cũng bắt đầu qua con đường du học, du lịch, tu nghiệp, kết hôn, hay đi công tác, tiếp thị rồi tìm cách ở lại luôn (dù là di dân "lậu") ngày càng nhiều hơn; nhất là khi Mỹ ồ ạt tạo điều kiện cho rất nhiều du học sinh trẻ từ Việt Nam đến Mỹ.
* Hoa Kỳ có 1,548,449 người gốc Việt

Người Việt ở Nam Hàn

Friday, September 30, 2011

Hiện tại cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã lên đến gần 80.000 người (gồm trên 30.000 cô dâu, trên 40.000 lao động cùng gần 3.000 lưu học sinh).
Đưa lao động ra nước ngoài làm việc là một chủ trương nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Hằng năm, những lao động này còn mang về nước một lượng lớn ngoại tệ. Tuy nhiên, do sự hấp dẫn của đồng lương, một số đã tự phá vỡ hợp đồng để trở thành những lao động bất hợp pháp trên đất khách.
Nhìn những người bạn cùng chăn trâu, cắt cỏ ngày nào giờ đã quần jean, áo pull thẳng nếp, giày Adidas... chễm chệ bước lên máy bay đi xa, D. (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM) không nén được tham vọng “đổi đời”. Rồi nhà ông K. xóm trên vốn ngày nào nhếch nhác bỗng phút chốc phất lên nhờ có 2 con đi hợp tác lao động. Tất cả những thứ đó đã thôi thúc D. hạ quyết tâm: Phải đi cho bằng được...
Và thế là, D. về nhà thúc giục cha mẹ bán nửa mẫu đất bưng còn lại của gia đình để lấy tiền cho mình thực hiện giấc mộng đổi đời. Cầm 50 triệu đồng trong tay, D. nhờ người quen “chạy” cho chiếc giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 2 (vì D. nghỉ học năm lớp 6) với giá 5 triệu đồng. Khi đã có bằng cấp, D. lặn lội về TP đăng ký đi Hàn. Sau 5-6 lần trật vuột trong khâu sơ tuyển vì kiến thức cơ bản trên “tiểu học” một tí mà D. tiếp thu cách đây gần chục năm đã “ra đi” gần hết, may nhờ có người “chạy thuốc” nên cuối cùng D. cũng được tuyển. Sau 3 tháng “bế quan luyện tiếng Hàn”, cuối cùng D. cũng nhận được visa nhập cảnh. Ngày D. lên đường, cả xóm được một bữa tiệc linh đình kéo dài từ trưa cho đến tận chiều tối.

Tìm kiếm Blog này