(trích từ Giaovn)
Hỏi: À mà, bây giờ ra bên ngoài rồi, thì anh có thay đổi gì đó trong cách nhìn về nước Nhật của chúng ta không ?
Trả lời: Ừ, dĩ nhiên là tôi cũng có so sánh Việt Nam với Nhật Bản đấy, mà, người Việt Nam ấy mà, ở trong họ vẫn còn lưu được những cái gọi là gì nhỉ ? À, có thể gọi là những thứ mà người Nhật chúng ta đã làm rơi rụng đi ít nhiều rồi, hay là, cũng có thể gọi là tính ham chơi đi. Ừ, vẻ như là người Việt Nam, nếu so với người Nhật Bản, thì có chút trẻ con hơn. Mà, vẻ như họ ghét làm những gì khó, còn thì rất khoái làm những việc vui vẻ. Đấy, những cái thuần phác ấy vẻ như vẫn còn lưu lại ở người Việt Nam
_______________
Về bài viết “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”
09/06/2014
Hà Hiển
Trang Dân Luận vừa đăng bài viết của một tác giả có nick là Awake Phamtt với nhan đề “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”, toàn bộ câu chuyện như sau:
(Trích:
“Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam:
“Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau:
“Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
Hết trích)
Mình cũng có dịp làm việc với nhiều người Nhật. Họ có nghĩ như thế hay thậm chí có thể nghĩ xấu hơn thế về người Việt Nam hay không thì mình chưa biết. Nhưng nói chung thì người Nhật rất kiệm lời, rất ít khi “lên lớp” cho người khác về những vấn đề văn hóa hay đạo đức kể cả là cấp dưới hay người lái xe (mình nghĩ đây là điều rất đáng học ở họ). Lý sự dông dài, dẫn chuyện kiểu “con tằm nó nhả ra tơ” một hồi rồi mới bảo “áo ông đang cháy” như ví dụ trên mình e là đặc trưng tính cách của người Việt thì đúng hơn. Còn nếu đúng là có ông kỹ sư Nhật mà nói như câu chuyện trên kể thì đấy chắc là Nhật… ăn mắm tôm của ta lâu rồi nên mới Việt hóa như thế.
Mời các bạn nghe lại ở ĐÂY bài phỏng vấn của một phóng viên người ta với một doanh nhân người Nhật để thấy một ví dụ tiêu biểu về sự kiệm lời mà rất thâm thúy của người Nhật.
Qua phỏng vấn này, có thể thấy sự khác nhau nổi bật giữa một người Việt và một người Nhật ở đây là:
Người Việt – thể hiện ở anh phóng viên: hỏi mà cứ như đang cố … vơ vào, đại ý rằng chúng tao cũng giống chúng mày đấy chứ.
Người Nhật – thể hiện ở vị doanh nhân nói vòng vo rất khéo nhưng rất rõ ý: còn lâu chúng mày mới giống chúng tao, đừng có nói “uống trà dùng đũa đi chùa” để bảo chúng tao cũng giống chúng mày đấy nhé!
Không biết mọi người thế nào chứ nghe lại đoạn phỏng vấn này mình cứ muốn văng tục với ông phóng viên: Việc đ… gì mà cứ phải hỏi nó ở cái thế lép như vậy!
Trở lại câu chuyện của tác giả Awake Phamtt và cũng không cần thiết phải lăn tăn liệu có một ông kỹ sư Nhật nhận xét như thế về người Việt Nam hay không. Nhật, Mỹ, Tây, tàu hay ta, ai nói không quan trọng. Điều quan trọng hơn là những chuyện kiểu như thế có thật không. Và mình công nhận những chuyện này là có thật. Những thói xấu của những người lao động Việt Nam thì kể cả ngày cũng không hết. Đấy là một thực tế không thể chối cãi.
Nếu các bạn đem câu chuyện trên của tác giả Awake Phamtt đến đọc cho công nhân ta nghe, mình tin họ cũng sẽ vỗ tay rào rào, khen đúng lắm đúng lắm, sâu sắc lắm, đáng suy nghĩ lắm, thâm thuý lắm. Nhưng hãy tin mình đi, sau đó công nhân ta nếu có cơ hội ăn cắp thì họ cũng vẫn ăn cắp thôi. Nói thế chứ nói thêm một vạn lần nữa thì cũng thế thôi.
Họ sẽ nói thầm – bì thế đ… nào được với mấy “thằng Tây”, “thằng Nhật”! Mày mà như chúng ông mày cũng ăn cắp thôi con ạ ! (xin lỗi, mình dùng từ bỗ bã theo phong cách lao động VN chứ không có ý miệt thị người nước ngoài, người VN chúng ta không kính nể người Nhật thì còn kính nể ai, chẳng lẽ lại kính nể… nhau!) :)
Tại sao “mày mà như chúng ông mày cũng ăn cắp thôi…?”. Vì “chúng mày” lương cao? Chưa hẳn. Quan trọng là trên đầu chúng mày không có những thằng mặt lớn tai to tham nhũng không cái gì của dân là không ăn.
Cho nên “chúng mày” không cần nói nhiều, “chúng mày” không cần phải lên lớp. Chỉ cần xã hội “chúng ông” không có những thằng tai to mặt lớn kia thì “chúng ông” cũng tức khắc chẳng dám ăn cắp nữa. Nếu trên “chúng mày” cũng có những thằng to là chuyên gia đớp như thế thì “chúng mày” có ăn cắp không? Đừng có mà tinh tướng!
Rồi “chúng mày” vào bệnh viện, vào cửa quan xin việc này việc kia “chúng mày” có phải mất “phong bì” như “chúng ông” không? Không tìm cách ăn cắp hay xà xẻo chỗ này, ăn bớt chỗ kia một tí mà chỉ dựa vào mỗi đồng lương còm thì sống thế đ… nào được trong cái xã hội văn hóa phong bì này? Ai mà chẳng muốn vừa giàu vừa sang vừa “sạch” như “chúng mày”! Đừng có mà tinh vi!
Nên dù rất kính nể “chúng mày”, nhưng xin lỗi, giúp được “chúng ông” cái gì thì “chúng ông” cám ơn, hết nhiệm kỳ đ… còn việc gì nữa thì cút m…. “chúng mày” về nước đi rồi hôm nào có nhớ VN thì lại sang đây chơi với “chúng ông”, đ… ăn được thịt chó thì ăn phở, uống bia hơi, đi karaoke, … , thế thôi, đ… nói chuyện đạo đức nữa nhá!.