"Có tôi mới có anh, tôi không chuyền bóng thì anh lấy bóng đâu để sút ghi bàn", quân
đội nào cũng thế, thành tích có thể là cá nhân nhưng chiến công luôn
thuộc về tập thể và trong mọi tình huống đâu đó có phần của sự may mắn. Ở
đây chỉ bàn về sự thật trong đưa tin và lòng tự trọng của người Việt.
Theo
dõi qua báo chí, chi tiết trái ngược nhau về người đầu tiên tiếp cận,
TC đoán rằng có thể là binh nhất Hoàng Văn Thảo, người cuốc những mẻ đất
cuối cùng để thông hầm và Trung úy Nguyễn Văn Tiền là chui vào hầm sập
trước. Nếu đang oánh nhau, đạn từ trong bắn ra thì chỉ huy quá xứng danh
còn đây chỉ là cứu nạn nhân thì người Chiến sĩ cuốc thông hầm xứng đáng
gọi là người đầu tiên (bạn ý có tiếng chẳng qua để khoe với mọi người cho oách vậy thôi, chẳng xơ múi gì !
Bộ đội ta hay nói "cuốc xẻng phát từ dưới lên, đường sữa phát từ trên xuống"
Không phải ngẫu nhiên báo QĐND có 3 bài liền xác định "người đầu tiên". Để làm gì, phải chăng thằng lính chuẩn bị xuất ngũ về nhà, còn sĩ quan ở lại cần cần cái đó hơn trên con đường tiến chức? Có một bài kể rất chi tiết chứng tỏ người viết và trung úy Tiền không dìm lính tranh tiếng về mình là gì ?!
Hãy nhìn & cảm nhậnKhông phải ngẫu nhiên báo QĐND có 3 bài liền xác định "người đầu tiên". Để làm gì, phải chăng thằng lính chuẩn bị xuất ngũ về nhà, còn sĩ quan ở lại cần cần cái đó hơn trên con đường tiến chức? Có một bài kể rất chi tiết chứng tỏ người viết và trung úy Tiền không dìm lính tranh tiếng về mình là gì ?!
Những chiến sĩ công binh thở phào nhẹ nhõm khi hoàn thành xong nhiệm vụ giải cứu. Ảnh: X.NGỌC
(Sau câu chuyện giải cứu 12 công nhân làm đường hầm thủy điện)
Sau 3 ngày căng thẳng với bao hồi hộp , lo lắng, cầu mong .Khoảng 16h30 hôm nay 19/12/2014 , mọi con tim cả nước đang hướng về vụ giải cứu 12 công nhân sập hầm công trình thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) tưởng chừng như muốn bật tung trong niềm vui sướng khi tất cả các phương tiện truyền thông đều đồng loạt loan tin vụ giải cứu đã thành công.12 công nhân đã được cứu thoát và được chào đón trong niềm hân hoan đến nghẹn ngào của tất cả mọi người .
Có thể nói rằng:Đó là những thời khắc lịch sử .Đặc biệt “thời khắc lịch sử này” lại do những hành động trực tiếp –cuối cùng của các chiến sỹ lữ đoàn 293 thực hiện đúng vào thời điểm cả nước đang tưng bừng kỷ niêm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt nam anh hùng!
Còn gì vinh dự hơn?Còn gì đẹp đẽ hơn khi hình ảnh về người lính lại thêm một lần nữa rực sáng , rạng ngời trong mắt toàn dân trong dịp kỷ niệm lớn này?!
Ai cũng hiểu: Để có một sự kiện trọn vẹn, để có một chiến công thì luôn là kết quả tổng hợp công sức,trí tuệ của rất nhiều người.Nhưng, con người cụ thể với những “HÀNH ĐỘNG KẾT THÚC ĐẦU TIÊN” luôn luôn trở thành biểu tượng cho mọi thắng lợi. Đó là một điều tất nhiên .Xưa cũng thế và nay cũng thế.Và dù muốn, dù không thì NGƯỜI ĐẦU TIÊN với những HÀNH ĐỘNG KẾT THÚC ĐẦU TIÊN bao giờ cũng trở thành tâm điểm cho mọi sự kiện đặc biệt và vẻ vang như ta vẫn thấy!
Ngay những giờ phút đầu tiên , mọi tin tức tại chỗ đều cho biết: Binh nhất Hoàng Văn Thảo,chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 32 lữ đoàn Công binh 293 là NGƯỜI ĐẦU TIÊN phát hiện khe hở có ánh sáng và cùng tổ công tác 3 người của mình là các binh nhì Nguyễn Tấn Bửu, Lê Viết Nhiễm quyết định đổi hướng đào hầm và anh cũng là NGƯỜI ĐẦU TIÊN tiếp cận những người bị nạn ! Chỉ sau thời điểm xẩy ra sự kiện giải cứu thành công chỉ khoảng 1h ,tên tuổi anh được hầu hết mọi phương tiện thông tin cả nước nhắc đến như một điểm nhấn trong mọi bản tin trong suốt 3-4 h liên tiếp .Tấm hình ghi lại tổ công tác 3 người của Hoàng Văn Thảo lấm lem bùn đất được ghi lại ngay tại hiện trường đã được công bố. Khoảng 2 h sau ,khi Thảo đã thay quân phục và tấm hình anh được đồng đội công kênh trong niềm vui chiến thắng cũng lập tức xuất hiện .Tại thời điểm đó, giữa hiện trường Thảo đã trả lời phỏng vấn trước sự chứng kiến của rất nhiều PV :” "Đang tối, thấy ánh điện phía đối diện lóe lên và có tiếng động, vừa lúc đó tôi hô to "thấy rồi". Ngay lúc đó, tôi và mọi người đã lập tức đào tới. Chỉ vài nhát đào nữa thì một lỗ thủng lớn xuất hiện. Tôi nhìn qua phía bên kia thấy nhiều người. Ngay lúc đó, tôi lập tức bò qua tiếp cận với các nạn nhân. Ngay lúc đó, các nạn nhân bên trong reo vang lên "được cứu rồi"".
Với tất cả chúng ta: Binh nhất Hoàng Văn Thảo chính là NGƯỜI ĐẦU TIÊN có những HÀNH ĐỘNG ĐẦU TIÊN kết thúc cuộc giải cứu nghẹt thở mà nhân dân cả nước ngóng chờ suốt mấy ngày qua .Anh sẽ trở thành biểu tượng đẹp cho hinh ảnh người chiến sỹ QĐNDVN trong mắt nhân dân cả nước đúng dịp kỷ niệm 70 ngày thành lập quân đội ta.
Vậy mà ..
Chỉ sau sự kiện trên khoảng 4 h _ Lúc 18h57 _ Báo Quân Đội Nhân Dân đã có một tường trình khác hẳn ! Bài báo này cho rằng; Người trực tiếp chỉ huy trong đoạn hầm đang đào xuyên núi là Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 32, Lữ đoàn Công binh 293 chính là NGƯỜI ĐẦU TIÊN tiếp cận khu vực hầm cách ly và là NGƯỜI ĐẦU TIÊN tiếp xúc với các nạn nhân !?
Bài báo căn cứ lời kể của trung úy Tiền :” "Sau khi đào đào được khoảng 15m, chúng tôi thấy có nước rỉ ra. Anh em tiếp tục đẩy nhanh tiến độ. Đào tiếp 2m chúng tôi thấy có tín hiệu ánh sáng le lói. Tiếp tục đào khoảng 2m nữa chúng tôi đã khoét được lỗ nhỏ vào đường hầm bị chia cắt. Tôi hô to "Có ai trong đó không?". Không ai trả lời. Tôi tiếp tục gọi thêm vài tiếng thì nghe phía cuối đoạn hầm có tiếng kêu cứu. Nạn nhân đầu tiên là một nam công nhân, anh ta đã bơi gần về phía tôi. Lúc này nước đang dâng cao tận ngực. Tôi nói với anh đã có người vào cứu, anh em bình tĩnh chúng tôi sẽ đưa ra ngoài" !
Bài báo còn khẳng định :Binh nhất Hoàng Văn Thảo là người tiếp cận thứ 2 ?!
Thật kinh ngạc vì chỉ có một sự kiện mà tại sao chỉ sau vài giờ lại xuất hiện thêm MỘT NGƯỜI ĐẦU TIÊN THỨ 2 ?
Đáng chú ý :NGƯỜI ĐẦU TIÊN THỨ 2(?) lại không hề có mặt trong các cuộc phỏng vấn của rất nhiều PV ngay tại thời khắc ĐẦU TIÊN ?
Sự kiện còn nóng hổi.Rất nhiều chuyện còn phải làm …Tôi cho rằng ngay lúc này phân định đúng sai trong chuyện NGƯỜI ĐẦU TIÊN e rằng thật khó mà thấu tình đạt lý vì còn thiếu nhiều thông tin đối chứng.
Tuy nhiên , câu chuyện “người đầu tiên” nho nhỏ này lại khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện về “người đầu tiên” trong sự kiện trọng đại ngày 30-4 tại dinh Độc Lập năm xưa .
Vì những lý do và động cơ nào đó mà phải 20 năm sau chiến thắng, chiếc xe tăng 390 của trung úy Vũ Đăng Toàn với HÀNH ĐỘNG KẾT THÚC –ĐẦU TIÊN của nó mới được trả về đúng với sự thật lịch sử thay cho chiếc xe tăng 843 của trung úy Bùi Quang Thận ! ( Dù đã có vài cuộc hội thảo cấp cao, đã ban hành văn bản kết luận chính thức nhưng vẫn chưa thể giải thích được thật sáng tỏ, thấu tình đạt lý sự kiện để người trong cuộc và cả ngoài cuộc phải hoàn toàn “tâm phục, khẩu phục” )
Cho đến hôm nay cựu trung tá (nay là cựu đại tá) Bùi Tùng cùng không ít cán bộ chiến sỹ cũ của ông vẫn day dứt không “phục “ những “kết luận” của cấp trên về sự kiện: Cựu đại úy(Nay là cựu trung tướng) Phạm Xuân Thệ chứ không phải là chính ông_Trung tá Bùi Tùng_ đã tự tay thảo bản tuyên bố đầu hàng quân giải phóng cho ông Dương Văn Minh- tổng thống chính quyền Việt nam Cộng hòa tại đài phát thanh Sài gòn thủa ấy ! v..v..
Ngẫm chuyện xưa, thấy chuyện nay dù biết chuyện chưa đâu vào đâu nhưng tự nhiên cứ thấy lòng mình đang vui bỗng chùng xuống, chợt dâng lên một nỗi buồn khó tả !
Mong sao ngày mai trời sẽ sáng!
Mong sao rồi đây những chuyện “ai là người đầu tiên” sẽ không còn làm day dứt lòng người !
+TIN TỨC NÓNG cập nhật lúc 12h hôm nay 20/12:Trung úy Nguyễn Văn Tiền mới trả lời phỏng vấn báo Pháp luật TPHCM CÓ THAY ĐỔI MỘT SỐ TÌNH TIẾT (So với nội dung anh trả lời PV của báo QĐND) như sau:" “Lúc đó là 16 giờ 10 phút, tôi đang cùng các đồng đội đào bới thì nghe bên trong có tiếng cầu cứu vọng ra. Xác định nạn nhân đang ở rất gần, chúng tôi men theo tiếng vang đào thêm một đoạn ngắn thì lớp đất đá đổ sập xuống. Phía sau đống hỗn độn, ba công nhân nam đang run rẩy, cơ thể tím tái. Chúng tôi mừng quá, nhào đến ôm các anh đưa ra ngoài”
Thích · · Chia sẻ
Nhân vật và sự kiện
Lu Bim Đêm Sông Hồng thân mến :Đã có vài cuộc ĐT của PV báo -đài khác (trong ngày hôm nay-sau khi có bài này) đề nghị một số sỹ quan lữ 293 cho biết ý kiến rõ về trường hợp này.Nhưng , các sỹ quan (L.B không tiện nêu tên dù biết rất rõ kể cả ...ĐT !) đó ko biết tại sao rất kiệm lời và không muốn nói gì, bình luận gì.Một sỹ quan chủ chốt khi bị P.Viên M.L của VOV hỏi nhiều quá,khó từ chối quá thì nói rằng:Phải xin ý kiến của Cục chính trị đã thì mới có thể bình luận.P.Viên M.L đề nghị cho tiếp xúc lại với 2 nhân vật chính thì các vị ấy cũng không đồng ý mà nói phải chờ ...họp đã....! Thậm chí rất lạ là khi L.B tiếp xúc với một vị nguyên là chỉ huy trưởng cũ của e293 chỉ xin anh ấy cho biết cảm tưởng về vụ việc.Lúc đầu đại tá T.T rất hồ hởi phấn khởi với thành tích của đơn vị cũ.Nhưng khi L.B đề nghị anh ấy bình luận về "sự kiện" trên đây đã nêu thì bỗng nhiên Đ.Tá T.T thận trọng nói :"Tớ đang bị cao huyết áp và tiểu đường nên nói ko chuẩn , sợ nói ...lung tung. (?!) Để tớ gọi cho S. (Tức chỉ huy đương nhiệm) Cuộc gọi kết thúc thì đại tá T.T mỉm cười với mình nói "Thông cảm đi, S. nó cũng ko muốn ai hỏi gì đâu! Có gì chờ trên có ý kiến đã..." (Ngắn gọn cung cấp chút tin tức "nguyên bản" đó để bạn tự phân tích.Mình ko bình luận)
_____________
Nhân Kỉ niệm 70 thành lập QĐND Việt Nam: Ai là người đầu tiên không còn quan trọng nữa!
14:18 22/12/2014
Kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Quân
đội nhân dân Việt Nam, công chúng cả nước hướng về hình ảnh những người
lính, những chiến sĩ cả trong thời bình và thời chiến. Công chúng, hay
gọi hai tiếng gần gụi hơn là nhân dân, là đồng bào chính là nguồn cội
sức mạnh của Quân đội nhân Việt Nam.
Nhân kỉ niệm 70 năm ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam, 7 thập kỉ trôi qua với biết bao thăng trầm,
biết bao khó khăn nhưng hào hùng, chói lọi, chúng ta nói về những người
lính và cội nguồn sức mạnh mà họ có để luôn hoàn thành nhiệm vụ, luôn là
mũi tiên phong bách chiến, bách thắng.
Vừa mới đây thôi, sự kiện 12 công nhân
được giải cứu thành công từ vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo bởi
các chiến sĩ công binh Lữ đoàn 293 và Tiểu đoàn 93 Binh chủng công binh.
Thời khắc 16h38 phút ngày 19/12 trở thành thời khắc lịch sử của cả
nước. Tuy nhiên, sau cuộc giải cứu thành công, nhân dân cả nước lại phải
nghe những luồng thông tin về vấn đề “Ai là người đầu tiên?”.
Tóm tắt rằng, nhiều người thắc mắc liệu
ai mới là người đầu tiên: Binh nhất Hoàng Văn Thảo, chiến sỹ Đại đội 3,
Tiểu đoàn 32 lữ đoàn Công binh 293 – người đã được báo giới phỏng vấn
“nóng” ngay tại hiện trường, người được cho là người đầu tiên tìm thấy
khe hở, cấp bách giải cứu nạn nhân, là người “đầu tiên” để “kết thúc”
hay Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn
32, Lữ đoàn Công binh 293 như bài báo của Báo Quân đội nhân dân viết mới
là người “đầu tiên”?
Câu hỏi này là thắc mắc của rất nhiều người, trong đó, nhiều cá nhân tỏ ra bức xúc, nhiều cá nhân không hiểu “ngọn ngành”.
Có người còn nhắc lại sự kiện trọng đại
ngày 30-4 tại dinh Độc Lập, trung úy Vũ Đăng Toàn với chiếc xe tăng 390
hay trung úy Bùi Quang Thận với chiếc xe tăng 843 mới là người đâm vào
cổng Dinh Độc lập đầu tiên? Và...còn rất nhiều sự kiện khác được đưa ra
làm "ví dụ".
Nhân dân mình đang thắc mắc cho một con
người hay nhiều con người? Nhân dân mình đang thắc mắc đúng hay sai? Xin
thưa, dân mình thắc mắc là đúng!
Vì nhân dân biết ơn bộ đội, biết ơn
chiến sĩ nên thắc mắc. Nhưng “dư luận”, xin được dùng hai từ ấy, vì
không thể dùng từ “nhân dân” hay “dân mình” được nữa. Một bộ phận dư
luận đang lên án quá mạnh mẽ vấn đề: Ai mới là người đầu tiên?. Vẫn biết
rằng, những thắc mắc ấy là chính đáng, nhưng xin đừng lên án. Xin hãy
nghĩ thấu tình đạt lý, nhất là trong những ngày cả nước hướng về Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Nếu suy nghĩ thật thấu đáo, dù cho báo
chí hay sự thật hiện trường đúng, xin hãy biết rằng, điều ấy chẳng có ý
nghĩa gì khi một người chiến sĩ ở trong tập thể, trong quân ngũ với các
chiến sĩ anh em khác. Lập công cần rõ ràng, đúng! Nhưng tại sự kiện hầm
thủy điện Đạ Dâng, chiến công được tổng hòa của sự chỉ đạo, tinh thần
đoàn kết và nhất trí cao của tập thể cán bộ, chiến sĩ công binh Lữ đoàn
293 và Tiểu đoàn 93 Binh chủng công binh. Đây là yếu tố mà Quân đội luôn
đề cao: Đoàn kết!. Quân đội nhân dân VIệt Nam là khối đoàn kết, thống
nhất.
Chính vì vậy, vụ giải cứu 12 công nhân
của vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng, mỗi chúng ta nên hiểu rằng, người làm
nên chiến tích ấy chính là tập thể các chiến sĩ, là Quân đội nhân dân
Việt Nam – những người đến sau nhưng lại là người “kết thúc”. Nếu suy
nghĩ thấu đáo, mỗi chúng ta sẽ hiểu rằng, do đâu mà tập thể ấy hàng
động, đó là vì chúng ta – nhân dân. Hai tiếng nhân dân đã trở thành
nguồn cội sức mạnh để Quân đội nhân dân Việt Nam, để những người lính
công binh có những hành động đẹp, phát huy cao độ tình thần: “Ở đâu nhân
dân cần, ở đó có Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Quân đội nhân dân Việt Nam luôn cất cao lời "Hát mãi khúc quân hành", phục vụ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu
Suy cho cùng, ai là người đầu tiên đã
không còn quan trọng nữa khi “nhân dân” mới là người quan trọng nhất, là
những người đầu tiên để bộ đội cụ Hồ xả thân, cứu giúp. Đầu tiên hay
chỉ là thứ hai hoàn toàn trở nên vô nghĩa khi 12 công nhân đã được cứu
nạn thành công và điều họ biết ơn là “các chiến sĩ công binh”, biết ơn
bộ đội.
Vậy nên, vấn đề: “Ai mới là người đầu
tiên” dù có đi đến kết luận nào sẽ không còn là điều to tát vì Quân đội
ta làm việc vì dân và Nhân dân ta biết ơn bộ đội. Đó là sự gắn kết không
thể tách rời giữa nhân dân và Quân đội ta. Trong những năm tháng chiến
tranh, dân ta nuôi cán bộ, nuôi bộ đội, cán bộ ta chiến đấu, bảo vệ nhân
dân. Mối quan hệ tương trợ, gắn bó đó dù ở thời bình đều được dân và
quân ta gìn giữ, phát huy.
Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày hôm nay có
bài “Vì họ là những người lính” có đề cập đến vấn đề này, trong bài,
phóng viên có trích dẫn câu trả lời của một công nhân của vụ sập hầm,
khi lý giải vì sao các chiến sĩ quân đội ta có mặt muộn nhất nhưng là
người giải cứu các công nhân đầu tiên. Câu trả lời của công nhân: ““Bởi
bản chất của quân đội là “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua”.”
Thì nhân đây, xung quanh việc dư luận
đang băn khoăn “Ai là người đầu tiên?”, xin nói một câu thôi: “Vì nhân
dân – chính là nguồn cội sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam”, chính
từ nguồn cội này mà không ai là người đầu tiên, không ai là người thứ
hai. Dân – mới là người đầu tiên quan trọng nhất, để Quân đội này là
Quân đội của dân, do dân và vì dân, không bao giờ thay đổi./.
Phạm Công Nghĩa
Thể thao Việt Nam
____________________
QĐND - Chủ nhật, 21/12/2014 | 15:21 GMT+7
QĐND Online – Chắc hẳn nhiều người có mặt tại công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo chiều 19-12 vừa qua sẽ không thể nào quên được những hình ảnh Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 32, Lữ đoàn Công binh 293 (Binh Chủng công binh), người đầu tiên đi vào khu vực hầm chính bị chia cắt, tiếp cận với các công nhân và đưa họ thoát ra ngoài.
Trung úy Nguyễn Văn Tiền, người đầu tiên vào hầm chính đưa các công nhân ra ngoài.
Các chiến sĩ đã đào thông hầm và đưa công nhân ra ngoài kể lại sự việc.
Sau khi cứu thành công các công nhân trong hầm, Trung úy Nguyễn Văn Tiền kể lại: Khi đào hầm cứu nạn được khoảng 14m, chúng tôi đào tiếp 1 đoạn dẫn rộng đủ 2 người chui lọt rồi khoét 1 lỗ chui vào. Tôi là người duy nhất đã chui qua lỗ thông ấy đi vào đoạn hầm chính bị chia cắt. Sau khi vào, tôi gọi to: “Có ai trong đó không?”. Lúc đầu không thấy ai trả lời, tôi liền gọi thêm nhiều tiếng nữa thì nghe có tiếng kêu cứu. Vào một đoạn nữa tôi phát hiện thấy nhóm công nhân đang đứng trên thanh ghi bằng sắt kêu cứu, một số đang bơi về phía tôi. Lúc này nước trong hầm đang dâng cao. Tôi trấn an họ, sau đó hướng dẫn, đưa mọi người đi về phía của hầm cứu nạn để anh em chuyển ra ngoài.
Kíp cuối cùng đã đào thông hầm cứu nạn và đưa các nạn nhân ra ngoài gồm có 15 đồng chí. Thượng tá Lê Đình Hùng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công binh 293 chỉ huy chung. Trung úy Nguyễn Văn Tiền chỉ huy trong hầm cứu nạn. Binh nhất Hoàng Văn Thảo chính là người có mặt tại cửa từ hầm cứu nạn thông với đoạn hầm chính bị chia cắt để đưa công nhân ra ngoài. Khi hầm cứu nạn thông, Trung úy Nguyễn Văn Tiền là người đầu tiên và duy nhất đi vào đoạn hầm chính kêu gọi, hướng dẫn, hỗ trợ công nhân ra khu vực cửa hầm cứu nạn.
Được biết, Trung úy Nguyễn Văn Tiền, sinh năm năm 1990, quê Nam Đàn-Nghệ An, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, về đơn vị công tác từ năm 2011 với chức vụ Trung đội trưởng. Năm 2013 được đề bạt giữ chức Phó Đại đội trưởng về quân sự.
Theo Thiếu tá Nguyễn Hồng Sơn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 32: Trung úy Nguyễn Văn Tiền là cán bộ trẻ nhiệt huyết, trách nhiệm và có năng lực tốt. Nói về hành động của mình, Trung úy Nguyễn Văn Tiền tự hào cho biết: “Tôi rất tự hào, hạnh phúc khi đã cùng với mọi người cứu được các công nhân. Tôi nghĩ đó là thành tích chung của tất cả mọi người”.
Bài, ảnh: ĐÌNH ĐÔNG – TRUNG KIÊN
QĐND Online – Chắc hẳn nhiều người có mặt tại công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo chiều 19-12 vừa qua sẽ không thể nào quên được những hình ảnh Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 32, Lữ đoàn Công binh 293 (Binh Chủng công binh), người đầu tiên đi vào khu vực hầm chính bị chia cắt, tiếp cận với các công nhân và đưa họ thoát ra ngoài.
Trung úy Nguyễn Văn Tiền, người đầu tiên vào hầm chính đưa các công nhân ra ngoài.
Các chiến sĩ đã đào thông hầm và đưa công nhân ra ngoài kể lại sự việc.
Sau khi cứu thành công các công nhân trong hầm, Trung úy Nguyễn Văn Tiền kể lại: Khi đào hầm cứu nạn được khoảng 14m, chúng tôi đào tiếp 1 đoạn dẫn rộng đủ 2 người chui lọt rồi khoét 1 lỗ chui vào. Tôi là người duy nhất đã chui qua lỗ thông ấy đi vào đoạn hầm chính bị chia cắt. Sau khi vào, tôi gọi to: “Có ai trong đó không?”. Lúc đầu không thấy ai trả lời, tôi liền gọi thêm nhiều tiếng nữa thì nghe có tiếng kêu cứu. Vào một đoạn nữa tôi phát hiện thấy nhóm công nhân đang đứng trên thanh ghi bằng sắt kêu cứu, một số đang bơi về phía tôi. Lúc này nước trong hầm đang dâng cao. Tôi trấn an họ, sau đó hướng dẫn, đưa mọi người đi về phía của hầm cứu nạn để anh em chuyển ra ngoài.
Kíp cuối cùng đã đào thông hầm cứu nạn và đưa các nạn nhân ra ngoài gồm có 15 đồng chí. Thượng tá Lê Đình Hùng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công binh 293 chỉ huy chung. Trung úy Nguyễn Văn Tiền chỉ huy trong hầm cứu nạn. Binh nhất Hoàng Văn Thảo chính là người có mặt tại cửa từ hầm cứu nạn thông với đoạn hầm chính bị chia cắt để đưa công nhân ra ngoài. Khi hầm cứu nạn thông, Trung úy Nguyễn Văn Tiền là người đầu tiên và duy nhất đi vào đoạn hầm chính kêu gọi, hướng dẫn, hỗ trợ công nhân ra khu vực cửa hầm cứu nạn.
Được biết, Trung úy Nguyễn Văn Tiền, sinh năm năm 1990, quê Nam Đàn-Nghệ An, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, về đơn vị công tác từ năm 2011 với chức vụ Trung đội trưởng. Năm 2013 được đề bạt giữ chức Phó Đại đội trưởng về quân sự.
Theo Thiếu tá Nguyễn Hồng Sơn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 32: Trung úy Nguyễn Văn Tiền là cán bộ trẻ nhiệt huyết, trách nhiệm và có năng lực tốt. Nói về hành động của mình, Trung úy Nguyễn Văn Tiền tự hào cho biết: “Tôi rất tự hào, hạnh phúc khi đã cùng với mọi người cứu được các công nhân. Tôi nghĩ đó là thành tích chung của tất cả mọi người”.
Bài, ảnh: ĐÌNH ĐÔNG – TRUNG KIÊN