Hiện tại cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã lên đến gần 80.000 người (gồm trên 30.000 cô dâu, trên 40.000 lao động cùng gần 3.000 lưu học sinh).
Nhìn những người bạn cùng chăn trâu, cắt cỏ ngày nào giờ đã quần jean, áo pull thẳng nếp, giày Adidas... chễm chệ bước lên máy bay đi xa, D. (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM) không nén được tham vọng “đổi đời”. Rồi nhà ông K. xóm trên vốn ngày nào nhếch nhác bỗng phút chốc phất lên nhờ có 2 con đi hợp tác lao động. Tất cả những thứ đó đã thôi thúc D. hạ quyết tâm: Phải đi cho bằng được...
Và thế là, D. về nhà thúc giục cha mẹ bán nửa mẫu đất bưng còn lại của gia đình để lấy tiền cho mình thực hiện giấc mộng đổi đời. Cầm 50 triệu đồng trong tay, D. nhờ người quen “chạy” cho chiếc giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 2 (vì D. nghỉ học năm lớp 6) với giá 5 triệu đồng. Khi đã có bằng cấp, D. lặn lội về TP đăng ký đi Hàn. Sau 5-6 lần trật vuột trong khâu sơ tuyển vì kiến thức cơ bản trên “tiểu học” một tí mà D. tiếp thu cách đây gần chục năm đã “ra đi” gần hết, may nhờ có người “chạy thuốc” nên cuối cùng D. cũng được tuyển. Sau 3 tháng “bế quan luyện tiếng Hàn”, cuối cùng D. cũng nhận được visa nhập cảnh. Ngày D. lên đường, cả xóm được một bữa tiệc linh đình kéo dài từ trưa cho đến tận chiều tối.
Tuy nhiên, chỉ 7 tháng sau, vào một buổi chiều, người dân Thái Mỹ lại thấy D. lặng lẽ về nhà trên một chiếc xe ôm. Đến lúc này, cả nhà mới ngã ngửa ra khi D. thông báo mình bị bắt và bị trục xuất vì lao động “chui”. D kể: “Qua đó mình được bố trí vào một xưởng cơ khí để làm. Được khoảng 3 tháng tình cờ gặp lại người bạn cũ. Qua vài lần đi lại, mình quyết định trốn vì giá nhân công ở các xưởng bên ngoài cao hơn 100-200 USD một tháng”. Tuy nhiên, với vốn tiếng Hàn chỉ ở dạng “lớp chồi”, cộng với tính tình thiệt thà, nên chỉ 3 tháng sau, D. bị “tó” và bị trục xuất về Việt Nam. Lương bị mất, số tiền thế chân cũng không được công ty xuất khẩu lao động trả lại. Thế là giấc mơ đổi đời của D. nhanh chóng tan biến. Cùng chuyến đi và bị trục xuất lần ấy với D. còn có anh bạn tên H. (xã Phước Vĩnh An). Gia đình H. cũng phải bán đứt mẫu đất còn lại để trả nợ cho tham vọng làm “chui” của H...
Công nhân lao động Việt Nam tại Hàn Quốc:
Phần
lớn những công nhân này ra đi từ miền Bắc Việt Nam, hoặc là bỏ ngang
việc đang có ở Nam Hàn để ra ngoài kiếm việc khác, hoặc quyết định ở lại
khi hết hợp đồng để làm thêm và kiếm thêm tiền giúp gia đình chứ không
về nước ngay.
Tôi
sẽ kể dưới đây câu chuyện mắt thấy, tai nghe về những thực tế tôi đã
gặp, những mảnh đời tôi đã chứng kiến ở nơi này. Tôi không có tham vọng
viết hết những điều tôi đã nhìn thấy, vì điều đó là không thể trong
phạm vi một vài entry. Chỉ hy vọng, với vài góc nhỏ của xã hội người VN
ở đây, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, cụ thể hơn về cuộc sống
của những người con Việt đi bán sức lao động ở đất khách quê người. Và
cho tôi, để hiểu hơn vì sao tôi luôn tâm niệm, nếu có con, tôi sẽ cố
tránh để không đưa nó đi xuất khẩu lao động, theo cách mà chúng ta vẫn
thấy lâu nay.
Ra đi
Công
bằng mà nói, lực lượng lao động xuất khẩu đã đóng vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng gia đình - của
họ. Ở đây, một người VN làm bảo vệ cũng có thể lãnh lương 1000
USD/tháng. Đi làm vườn: 1000-1500 USD/tháng. Và đó chỉ là lao động giản
đơn và chân tay thuần túy. Những con người ấy, nếu trở về VN, ngay cả
kiếm được một việc làm cũng là rất khó khăn. Mức thu nhập ấy, đơn giản,
chỉ là giấc mơ của hầu hết mọi người ở đất nước ta. Những đồng tiền họ
gửi về đến tận tay từng gia đình, từng con người. Những đồng tiền ấy,
không như những nguồn thu ngoại tệ lớn khác của đất nước, không bị dùng
cho những dự án, công việc lớn lao, mà nhiều khi, đã bị xà xẻo bởi vô
số tầng nấc, con người, định chế và lợi ích đến với người dân không còn
bao nhiêu. Từng gia đình nhận được 100% giá trị của khoản tiền này và
họ có toàn quyền quyết định dùng chúng cho việc gì.
Với
nhiều gia đình, kiếm được một suất đi xuất khẩu lao động là một cứu
cánh. Một cơ hội thực sự. Vì những viễn cảnh xán lạn như thế, họ sẵn
sàng cầm cố gia sản, vay mượn khắp nơi để kiếm đủ tiền cho một lần ra đi
như vậy. Vé máy bay một chiều từ VN sang đây không quá đắt, chừng 450
USD. Số tiền ấy đã là cả một gia tài với nhiều gia đình chúng ta. Tuy
nhiên, có lẽ nó chẳng thấm tháp gì nếu tính trên số tiền chung mà họ
phải chi trả cho một chuyến đi như thế. Một mức phí tôi được nghe là
khoảng 10.000 USD. Dĩ nhiên mức phí cụ thể với từng người cụ thể có thể
khác nhau, nhưng thực tế đã có nhiều người, rất nhiều người phải trả
mức phí như thế. Rõ ràng, những người con, người chồng, người cha,
người mẹ ra đi đã mang theo cả gia sản, ước vọng, cơ hội của cả một gia
đình. Họ buộc phải thành công. Họ phải kiếm ra tiền. Họ phải khỏe mạnh
để làm được điều đó. Không có sự lựa chọn thứ hai.
Có
những bạn đi theo con đường du học - chẳng hạn, học ngoại ngữ. Thầy
giáo ra sân bay đón. Nhưng người thầy tội nghiệp ấy chẳng bao giờ có cơ
hội nhìn thấy học trò của mình. Người học trò hụt ấy đã trốn biệt ngay
khi vừa xuống máy bay. Có những người khác đến trường và học được vài
tuần. Rồi cũng trốn ra ngoài đi làm. Dần dần, các trường dạy ngoại ngữ ở
đây rất sợ nhận học viên Việt Nam. Họ tôn trọng ước muốn đổi đời của
người Việt Nam, nhưng họ không thể mạo hiểm nhận học viên theo kiểu như
vậy.
Vẫn
có những con đường khác để ở lại đất nước này. Thế nhưng, cái tương
lai đang chờ đợi họ không đơn giản là đi làm và kiếm tiền.
Họ sống ra sao?
Những
người đi XKLĐ theo con đường chính quy thường chỉ nhận được mức lương
không cao - theo sự thỏa thuận từ khi họ còn ở Việt Nam. Hầu hết trong
số họ đều có tư tưởng trốn ra làm chui khi hết hạn hợp đồng. Có một sự
thật rằng khi người lao động Việt Nam hết hợp đồng, nhiều công ty phải
cử người theo sát người đó, đưa ra sân bay (dùng chữ "áp tải" thì có lẽ
hợp lý hơn) đến khi những người đó qua cửa hải quan mới được phép về.
Những
người lao động trốn ra làm ngoài như vậy thường tự mô tả mình bằng hai
chữ "lưu vong". Họ không còn được thực thi quyền công dân ở đâu cả. Họ
không được thụ hưởng chính sách xã hội ở cả VN lẫn nơi họ đang sinh
sống. Và họ thường đi taxi. Không phải họ giàu, nhưng vì đi tàu điện
thật sự nguy hiểm - với họ. Khi cảnh sát hỏi giấy tờ tùy thân là coi như
xong. Chấm hết.
Mối
liên hệ duy nhất của họ với chính quyền Việt Nam chỉ là khi họ cần gia
hạn/cấp mới hộ chiếu. Có thể sứ quán biết rõ họ là dân lưu vong. Có
thể các bạn sẽ không ngờ được rằng họ phải trả mức phí như thế nào.
Họ
thường được trả lương cao hơn những người có giấy phép. Phía nhà chủ
không phải lo về bảo hiểm, chính sách cho những người này. Dĩ nhiên, sự
việc có những mặt trái của nó. Nợ lương, quịt lương là chuyện thường
xuyên. Khi mà chuyện đối mặt với cảnh sát đồng nghĩa với việc phải lên
đường về nước, con đường mà những người Việt lưu vong chọn là ngậm đắng
nuốt cay mà tiếp tục sống, làm việc và kiếm tiền.
Dĩ
nhiên, họ có thể đổi công ty. Công ty cũng có thể sa thải họ. Trong
một tháng một người có thể làm việc ở 4-5 xưởng khác nhau. Mới đầu,
chuyện bị đuổi việc có thể làm người ta chán nản. Nhưng rồi, khi chuyện
đó đã xảy ra thường xuyên thì nó cũng trở nên bình thường. Điều quan
trọng là kiếm tiền chứ không phải là bị sa thải bao nhiêu lần.
Họ
bị săn đuổi. Cảnh sát có thể vào xưởng để kiểm tra. Họ có thể lùng sục
ở các xóm trọ nghèo nơi người lao động nhập cư trú ngụ. Đã có những
trường hợp chết người vì nhảy từ lầu cao xuống đất để chạy trốn cảnh
sát. Gãy chân gãy tay là chuyện xảy ra thường xuyên hơn.
Tôi
đã gặp những người đã sống lưu vong ở đây đến 8 năm. Không như nhiều
Việt kiều, họ không mong có ngày về. Họ muốn ở lại và kiếm tiền, gửi về
quê.
Dân
lao động Việt Nam ở đây thường ở vào tình trạng thiếu thốn tình cảm.
Và nhiều vấn đề nảy sinh từ đây. Có những cô gái có con với một người
đàn ông nào đó. Chúng ta cần biết rằng ở đây phá thai không dễ dàng như
ở Việt Nam. Họ thường tìm ai đó mang con về cho cha mẹ ông bà nuôi. Họ
ở lại, rảnh rang, làm việc và tìm kiếm cơ hội với những chàng trai
khác nếu muốn. Ngay chuyện một người đưa một đứa bé ra khỏi một quốc
gia đã là không đơn giản tí nào. Nếu không chứng minh được sự liên
quan, bạn có thể bị nghi ngờ. Bắt cóc và buôn bán trẻ em chẳng hạn.
Trong
số những người tôi gặp có những cô dâu Việt. Nhiều người trong số họ
đã trốn ra lưu vong. Tôi biết một trường hợp. Nàng: gái chồng Hàn.
Chàng: lưu vong. Quê nàng ở tận miền cực Nam của tổ quốc. Chàng đến từ
một tỉnh lẻ xa xôi phía Bắc Việt Nam. Chàng bị cảnh sát bắt trong một
đợt càn quét người lao động bất hợp pháp. Khi lên máy bay về VN, chàng
mang luôn đứa con đỏ hỏn về - theo yêu cầu của nàng. Nàng ở lại và tìm
những niềm vui mới. Dĩ nhiên, những người ấy thông thường cũng chỉ
chung chạ cho qua ngày đoạn tháng chứ ít ai nghĩ đến tương lai lâu dài
với những cô gái như vậy. Tương lai nào cho họ khi mà họ đã là gái có
chồng, bỏ chồng, có con, bỏ con, ra ngoài sống vật vạ để kiếm tiền,
không gia đình, không người thân thích?
Thực tế
Tôi
viết phần này của bài viết khi kinh tế thế giới đang ngập chìm trong
khủng hoảng. Kinh tế Hàn Quốc không phải là miễn nhiễm với những khó
khăn do cuộc khủng hoảng ấy đem đến.
Cách
đây một năm, chúng tôi có thể đổi 1000 won lấy 1 USD. Đến giờ này,
chừng 1500 won mới mua được 1 USD. Nói cách khác, nếu người lao động
Việt Nam (VN) nhận lương bằng tiền won - điều này đúng với hầu hết người
VN làm việc ở đây - thì khi đổi ra USD để gửi về VN, giá trị của những
đồng tiền đó chỉ còn 2/3. Với cùng 1 số tiền như cũ, trước đây gửi về
gia đình được 3000 USD thì giờ đây số tiền ấy chỉ còn đáng giá 2000
USD. Phép quy đổi đơn giản mà phũ phàng này không chỉ diễn ra ở Hàn
Quốc mà còn diễn ra ở rất nhiều nước khác, nơi người Việt Nam đi lao
động hoặc sinh sống. Nguồn kiều hối chuyển về quê hương bị ảnh hưởng
nghiêm trọng là điều tất yếu.
Tình
hình khó khăn, dĩ nhiên, không chỉ nằm ở chuyện tỉ giá. Kinh tế điêu
đứng, thất nghiệp lan tràn. Theo tôi được biết, nhiều công sở ở đây đã
bị tuyên bố phá sản hoặc thu hẹp sản xuất và kéo theo chúng là những
người Việt không việc làm, không tiền và phải đối mặt với một tương lai
đầy bất trắc.
Hỗ trợ cho họ bằng cách nào?
Cách
thức chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ cho người có gốc gác nước ngoài tại
đây, nếu nói một cách ngắn gọn, xứng đáng để chúng ta học tập.
Người
ta đặt ra nguyên tắc hỗ trợ cho mọi người mà không xét đến việc người
đó có giấy tờ chính thức hoặc cư trú bất hợp pháp. Chính vì quy định
như thế, lẽ công bằng đã có thể đến được với những người, thông thường,
bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và không nhận được hỗ trợ gì từ các
chính sách xã hội.
Ở
khắp đất nước này mọc lên các văn phòng hỗ trợ người nước ngoài. Từ
đây, tôi sẽ dùng hai chữ "văn phòng" và "trung tâm" để chỉ đến một thực
thể này. Ở đó, các tờ bướm được in bằng nhiều thứ tiếng - trong đó có
cả tiếng Việt - và được phát không cho những ai có nhu cầu. Các lớp
tiếng Hàn cho người nước ngoài được mở và điều cần phải nói là chúng
miễn phí. Họ cũng có thể mở thêm các lớp miễn phí khác tùy vào nhu cầu,
chẳng hạn nấu ăn, võ thuật, ... Hàng năm, các lớp này còn tổ chức đưa
học viên đi tham quan, sinh hoạt tập thể...
Ở Seoul này, tôi đã đến một vài trung tâm như thế.
Khi
một người Việt Nam lao động bất hợp pháp bị quỵt tiền lương, họ sẽ
được hỗ trợ như thế nào? Thay vì phải làm việc trực tiếp với ông chủ,
họ có thể liên hệ các văn phòng lao động dành cho người nước ngoài, nộp
hồ sơ và các văn phòng này sẽ làm việc với người chủ đó. Tiền lương
sau khi đòi được sẽ được trả về cho chủ nhân của nó. Các văn phòng này
không phải tòa án hay cảnh sát và khi nhận sự hỗ trợ từ họ, người Việt
Nam lưu vong không phải lo sợ bị trả về quê hương.
Thay
vì đặt những người lưu vong ra khỏi vòng pháp luật, chính phủ đã chọn
một cách tiếp cận khác nhân bản hơn và được ủng hộ hơn.
Người
Hàn Quốc hiểu rõ sự lệ thuộc của họ vào nguồn lao động nước ngoài. Với
tiềm năng phát triển của đất nước họ, các công xưởng, nông trại rất
cần sự góp sức của những nhân công đến từ các quốc gia khác. Dù muốn dù
không, lao động Việt Nam - chính thức và bất hợp pháp - đang có những
đóng góp quan trọng vào nền kinh tế này.
Nói
như thế không có nghĩa là tôi xem nhẹ hoặc bôi bẩn những gì người Hàn
Quốc đang làm, vì chung quy, điều quan trọng của một chính sách là nó
đem lại gì cho con người, cho cộng đồng trong một xã hội mà chúng ta
phải chấp nhận có nhiều mâu thuẫn tồn tại đồng thời. Những trung tâm do
chính phủ Hàn lập nên, trên thực tế, đã giành được sự tin tưởng và gửi
gắm của những người lao động nước ngoài ở đây.
Bên
cạnh chức năng chăm lo cho người lao động, các trung tâm này còn có
nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ cho các cô dâu ngoại quốc. Việc bạo hành gia
đình đối với cô dâu nước ngoài là một vấn đề nhức nhối không chỉ với
chúng ta - đằng "gái" - mà còn cả với đất nước Hàn Quốc. Những vấn đề đó
đang xảy ra ngay trên đất nước của họ. Hơn ai hết, họ muốn giải quyết
chúng. Ở những trung tâm này có các tư vấn viên người Hàn, người Việt
làm công việc hỗ trợ cho những cô dâu gặp khó khăn trong cuộc sống gia
đình, hoặc cần trợ giúp về mặt pháp lý, v.v... Các cô dâu có thể tham
gia các lớp học tiếng Hàn, văn hóa Hàn không mất tiền cũng như có một
địa chỉ để liên hệ tìm sự giúp đỡ khi nguy cấp.
Cuối
cùng thì, việc sống tha hương cầu thực ở nước ngoài sẽ luôn là một
thách thức rất rõ ràng. Những hỗ trợ đến từ chính phủ, từ cộng đồng có
thể sẽ có ích vào một thời điểm nào đó, nhưng tôi nghĩ những người đã
dứt áo ra đi khỏi quê hương đều đã chuẩn bị tinh thần về những gì có thể
xảy ra với họ ở đây. Cuộc sống có thể được nhìn thấy như một con đường
trải đầy hoa hồng nhưng con đường ấy chắn chắn sẽ không bằng phẳng và
cũng sẽ có rất nhiều gai.
Lời kết
Một
điều tôi nhìn thấy ở những người con Việt Nam ở đây, đó là tinh thần
dân tộc. Dù đi đâu, làm gì, họ vẫn hướng về quê cha đất tổ, vẫn theo dõi
từng tin tức về nước nhà. Dù cho hiện nay có thể họ chưa muốn quay lại
quê hương nhưng ai cũng muốn có ngày ấy, để được xây dựng quê hương,
sống bên gia đình, chòm xóm. Từ trong sâu thẳm, họ luôn mong muốn những
điều tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc.
Hầu
hết người Việt đến đây là vì lý do kinh tế. Họ có thể đã không ra đi
nếu ở ngay đất nước chúng ta có nhiều cơ hội hơn. Đất nước chúng ta còn
nghèo và việc kiếm tiền nơi đất khách quê người có thể là lựa chọn phù
hợp vào thời điểm hiện tại, nhưng cũng cần nhìn vào bài học của ngay
đất nước Hàn Quốc này. Đất nước họ vẫn đang trong tình trạng chiến
tranh từ hơn nửa thế kỷ nay. Tài nguyên không có gì đáng kể. Chẳng hạn,
ở đây ngành học về dầu khí phát triển rất mạnh, nhưng đất nước họ
không có dầu như chúng ta. Và, họ vẫn là nền kinh tế đứng trong số các
quốc gia phát triển nhất thế giới. Những thực tế ấy càng khiến cho
thành quả của họ đáng trân trọng và khâm phục.
Một
trong những nguyên nhân quan trọng của tất cả những điều đó là tri
thức. Một nền giáo dục tốt sẽ là điều kiện cần để một quốc gia có được
sự phát triển bền vững.
Chúng
ta có thể đã biết đến "American Dream". Ở đây, tôi được biết thêm từ
"Korean Dream". Những giấc mơ ấy thể hiện khát khao đổi đời, vươn lên
của một dân tộc đã trải qua nhiều sóng gió để tồn tại theo thời gian. Ở
đây, có những con người vẫn đang lao động, học tập để nuôi dưỡng và
hiện thực hóa những giấc mơ ở quê nhà, cho quê nhà - giấc mơ Việt
Nam.(http://softbluezen.blogspot.com/2009/01/v-ngi-lao-ng-vit-nam-ti-hn-quc.html)
Bấp bênh phận làm “chui” Vất vả, đó chính là đáp án chung mà tất cả các lao động “trong” hay “ngoài” đều gặp phải. Tuy nhiên, với cánh lao động “chui”, ngoài chuyện cực nhọc ra còn vô số vấn đề khác phải lo. L., một lao động vừa mới bị bắt và bị trục xuất về Việt Nam hồi đầu tháng 1 năm nay, kể: “Sống chui lúc nào cũng nơm nớp lo. Nếu bị bắt, coi như mọi thứ chấm hết: bị tống vô trại tập trung một tuần lễ, trục xuất, thế là xong!”.
Để tồn tại với sự khắc nghiệt đó, các công nhân thường phải thuê nhà ở với nhau theo từng nhóm một nhằm mục đích chia nhau thay phiên... “canh me” cảnh sát. Tuy nhiên, đấy cũng chưa cực bằng ngày truy quét, lúc ấy họ phải nâng mức báo động lên “vạch đỏ”. Đối phó với tình huống này, các lao động lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng: quần áo, đồ dùng cá nhân cho vào bao tải để khi có động là “phăng” cho thật lẹ. Giá của nhà trọ cũng là một nỗi lo đáng kể: Một căn nhà xoàng xoàng chí ít cũng trên 500 USD/tháng và thường phải đặt cọc trước 6 tháng. Để giảm bớt gánh nặng tiền nhà, các lao động thường tụ lại với nhau thành từng nhóm 3-5 người.
Lao động “chui” cũng là đối tượng chính để một số ông chủ Hàn bất lương lừa gạt chiếm đoạt tiền. Biện pháp của các ông chủ này rất đơn giản: Làm gần 1 tháng thì kiếm chuyện đuổi việc. Điều đó đồng nghĩa với việc khoản tiền lương mà ông chủ hứa miệng sẽ trả vào cuối tháng sẽ chẳng bao giờ đến tay các công nhân. Là người đã từng bị “xù” đến 4 lần, H.V chua chát kết luận: “Dù sao làm việc ở trong hợp đồng còn được luật pháp bảo vệ, chứ làm việc ở ngoài thì chẳng ai bảo vệ cả... phải tự bơi là chính”.
Bên cạnh đó, tai nạn lao động cũng là một vấn đề mà tất cả các lao động chui đều rất sợ gặp phải. Bởi họ không được bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế, trong khi chi phí cho việc điều trị ở bệnh viện lại rất đắt. Vì thế khi rủi ro bị tai nạn, các lao động chỉ còn biết nương tựa vào nhau để sống lây lất qua ngày chờ khi lành lặn trở lại.Nguyễn Thị Linh, 18 tuổi, quê ở An Giang, lấy chồng tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc, tự tử vì không chịu nổi sự đánh đập hành hạ. Gia đình người chồng chỉ trả viện phí và khai báo cảnh sát đã xem như xong việc, không thấy xuất hiện nữa.
Nhờ một số đồng hương Việt Nam, thi thể của cô mới được đưa về quê.
Gần giống hoàn cảnh ấy, một cô gái khác tên Ngoan, 19 tuổi, cho biết cô lấy phải một người chồng “bệnh hoạn”. Hắn thường đánh đập Ngoan “cho vui” vì “buồn nó đánh, vui nó cũng đánh, say xỉn là nó đánh”. Trong khi đó, một chữ tiếng Hàn, Ngoan cũng không biết. Cô được gả cho người đàn ông xa lạ này thông qua môi giới và vội vàng bay sang Hàn Quốc vài tháng trước.
Tại nhà khách của đồn cảnh sát thành phố Chonbuk có nhiều cô dâu nước ngoài, chủ yếu là người Việt, trong đó có Ngoan. Những cô gái này thường sống chui lủi, tránh sự truy tìm của cảnh sát mà sống bất hợp pháp, trong tay không có giấy tờ tùy thân vì đã bị bên môi giới hoặc nhà chồng giữ hết.
Hầu hết những cô gái Việt Nam môi giới cho đàn ông Hàn Quốc có trình độ học vấn rất thấp. Nhiều cô dâu Việt nhờ môi giới lấy chồng Hàn để mong có cuộc sống sung túc hơn. Không ít cô còn phải ký giấy nợ hoặc chịu những ràng buộc về tiền bạc mà những tổ chức đưa ra để chặn hết đường về. Chính bởi vậy, những quảng cáo môi giới hôn nhân thường thấy trên đường phố Hàn Quốc cam kết cô dâu Việt Nam sẽ không chạy trốn, mà có chạy trốn thì họ sẽ “đền” cho khách hàng cô dâu khác.
Một cô dâu khác tên là Phúc 20 tuổi, đang ở thành phố Chonbuk, khi được gặp một người đến từ Hà Nội thì mừng rỡ cho biết cô có quen một người bạn “cùng quê với anh, hình như Hải Phòng”. Hóa ra Phúc tưởng Hải Phòng là một vùng hay một huyện xã nào đó của Hà Nội. Mới học hết lớp 7 nên trong nhà có máy tính kết nối Internet, Phúc cũng không biết dùng. Cô hầu như bị cô lập khỏi xã hội thông tin Việt Nam, ngọai trừ chuyện trò cùng vài người bạn và điện thoại về nhà.
Phúc may mắn hơn các cô gái khác lấy chồng Hàn qua môi giới. Chồng cô tuy đã lớn tuổi, hơn chừng hai con giáp, nhưng là thợ sửa xe ôtô nên thu nhập gia đình cũng không đến nỗi vất vả.
Hơn nữa, chồng cho Phúc đi làm công nhân may mặc, thỉnh thoảng ra ngoài gặp gỡ bạn bè Việt Nam khi đi nhà thờ (Phúc cải theo đạo Tin Lành của chồng). Hai năm làm vợ người đàn ông này, Phúc nói tiếng Hàn rất khá. Tuy nhiên, chồng cô đã có hai con với người vợ trước nên ông ta không muốn có con nữa và đang định đưa Phúc đi triệt sản.
Tuy nhiên ở thành phố này cũng có nhiều cặp vợ Việt chồng Hàn sống rất hạnh phúc. Họ thường kết duyên vì tình yêu chứ không qua môi giới.
Trong cuộc tuần hành hồi tháng 5 sau bài báo về cô dâu Việt, nhiều phụ nữ Việt lấy chồng Hàn đến tham gia. Chị Duyên, chị Nga lặn lội từ thành phố Chonbuk cách Seoul 300 km, người mang theo con nhỏ, người mang theo nước uống, cơm ăn trưa. Chị Thủy từ Incheon đưa con cho người chồng Hàn trông nom để rảnh tay nâng cao các biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu. Kết thúc buổi diễu hành, các chị lại tất tả về nhà để kịp chuyến tàu tối.
Duyên trả lời phỏng vấn của báo Hankyoreh rằng chị và chồng biết nhau trong quá trình công tác chung ở Việt Nam. Hai người yêu nhau và đến khi không thể xa nhau nữa, chị “xuất giá tòng phu” . Chị khẳng định rằng cuộc sống ở Hàn Quốc có nhiều khó khăn với một người phụ nữ Việt Nam. Để vượt qua trở ngại ngôn ngữ và văn hóa, chị còn phải học nhiều.
Chị Nga người nhỏ bé nhưng khuôn mặt luôn rạng rỡ nụ cười. Gia đình Nga không giàu có nhưng cũng đủ sống. Chị sang lao động từ mấy năm trước, quen chồng cũng là một công nhân. Hai anh chị cưới nhau sau một thời gian tìm hiểu. Chị nói rằng hai vợ chồng cũng có nhiều khó khăn do văn hóa và ngôn ngữ khác biệt, đôi khi không thể diễn tả chia sẻ cho nhau hết được.
Cùng tham gia cuộc tuần hành lúc đó còn có chị Trịnh Thị Liên , giám đốc một công ty hóa chất. Chị Liên trẻ hơn độ tuổi trung niên rất nhiều. Chồng chị là một doanh nhân Hàn Quốc vì quá yêu vợ mà đã ở lại Việt Nam 15 năm nay. Liên khoe rằng ông không chỉ học để nói tiếng Việt rất giỏi mà còn biết nấu món ăn Việt Nam, am hiểu văn hóa lịch sử của quê vợ. Chị nói vui, tự nhận mình là “ích kỷ” vì đã “dụ ổng” ở lại đầu tư làm ăn tại Việt Nam rồi trở thành “con nuôi” Việt Nam trước khi làm con rể.Với một giọng văn lạnh lùng và vô cảm, bài báo "Các trinh nữ VN đến Korea - đất nước của hi vọng" đăng ngày 21/4/2006 trên nhật báo Chosun đang gây xôn xao dư luận trong xã hội Hàn Quốc.
Độc giả HQ, trong đó có du học sinh VN, đã phản ứng gay gắt với thái độ vô cảm của phóng viên cũng như những bức ảnh không che mặt kèm theo không đảm bảo quyền chân dung của các phụ nữ VN mà rất có khả năng sẽ trở thành cô dâu Hàn và sinh sống tại HQ.
Theo Cục Thống kê HQ, chỉ trong vòng năm năm, tỉ lệ kết hôn với người nước ngoài của HQ tăng lên ba lần, trong đó tỉ lệ lấy vợ VN lên đến 43 lần, năm 2001 là 134 người, đến năm 2005 là 5.822 người. Con số này chiếm 1/5 tổng số người HQ kết hôn với người nước ngoài, đứng thứ hai sau Trung Quốc (18.527 người). Nhưng hầu hết phụ nữ Trung Quốc này có gốc là người Hàn.
Như vậy, chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số người nước ngoài mà đàn ông HQ kết hôn là phụ nữ VN. Người ta hay cho rằng lý do chủ yếu mà đàn ông HQ thích lấy vợ VN chính là vì họ "dễ vâng lời và phục tùng" và "vì sự tương đồng về dung mạo nên khi sinh con sẽ không khác gì lắm với người HQ".
Hiện nay ở HQ, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như: "Cô dâu VN đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)", "Người già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ VN xinh đẹp".
Những quảng cáo này còn liệt kê chi tiết về ưu điểm của các cô gái VN là: "xuất giá tòng phu", "tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời", "dáng người đẹp nhất trên thế giới", "giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng", "khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ VN có mùi cơ thể dễ chịu", "vì đàn ông VN lười biếng nên ở nông thôn đi đâu cũng chỉ thấy phụ nữ làm việc, do vậy phụ nữ VN rất siêng năng, cần cù, không sợ lao động nặng nề ở vùng nông thôn HQ"...
Thậm chí người ta còn thấy lan tràn khắp nơi những biểu ngữ, áp phích, poster, băngrôn, tờ rơi... kêu gọi kết hôn phụ nữ VN với lời lẽ mang tính sỉ nhục nặng nề hơn: "sống thử sáu tháng, không bằng lòng thì đổi đi", "giữ nhà tốt", "(phụ nữ) VN không bao giờ chạy trốn"...
Theo luận án thạc sĩ (khoa quan hệ quốc tế Trường ĐH Quốc gia Seoul) của Hà Minh Thành với đề tài: Nghiên cứu về vấn đề kết hôn với người nước ngoài giữa VN và HQ thì lý do chính phụ nữ VN lấy chồng HQ là bởi "Korean dream" (giấc mơ HQ), "lý do kinh tế" và "tác động của trào lưu văn hóa HQ"...
Cũng theo luận án, giữa vợ Việt và chồng Hàn, trường hợp chênh lệch hơn 10 tuổi chiếm đa số (85%), trong đó chênh lệch hơn 20 tuổi chiếm 15%, bất mãn lớn nhất đối với chồng Hàn là vấn đề bạo lực (35%).
Hiện nay, các cuộc hôn nhân này chủ yếu được thực hiện thông qua công ty môi giới hôn nhân, tổ chức tôn giáo hoặc thông qua trung gian cá nhân. Xu thế đàn ông HQ già lấy vợ VN trẻ (trên dưới 20 tuổi) ngày càng tăng lên, theo đó hàng loạt vấn đề xã hội đã nảy sinh: cưỡng ép con dâu phải theo lối sống nhà chồng, sự căng thẳng bởi bất đồng ngôn ngữ, đối xử như vật sở hữu, xem vợ như người phục vụ, người giúp việc không lương, bạo hành tình dục...
Hầu hết phụ nữ VN sang HQ đều gặp phải những khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội như bị kết hôn giả hay những cái nhìn phiến diện về gái mại dâm... Thậm chí gần đây, trong hợp đồng hôn nhân cũng có trường hợp ghi rõ các điều khoản đòi cha mẹ bồi thường khi cô dâu bỏ trốn.
Trên thực tế có trường hợp một người đàn ông HQ 45 tuổi lấy vợ VN 19 tuổi, sau đó đã ly dị với lý do "vợ dậy muộn, không lo bữa sáng cho con trai đang học cấp III", và gửi đơn khiếu nại đến Viện Bảo hộ người tiêu dùng để đòi lại những chi phí thủ tục kết hôn.
"100% thanh toán sau" như một lời quảng cáo sản phẩm chính là "slogan" của các công ty môi giới hôn nhân giữa đàn ông HQ và phụ nữ VN. Hầu hết công ty môi giới hôn nhân đều tự đề cao chất lượng "món hàng" và dịch vụ hậu mãi của mình: "Tuyển chọn khắt khe các tiêu chuẩn của cô dâu về sức khỏe và phẩm hạnh", "Chỉ thanh toán sau khi đám cưới xong và trở về HQ", "Trong trường hợp ly dị mà lỗi thuộc về cô dâu thì công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm tái hôn miễn phí"...
Nếu như phim truyền hình HQ đang là một "cơn sốt" ở VN thì con gái VN đang trở thành "mốt" cho giới đàn ông HQ, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Và nhật báo Chosun vừa chứng tỏ điều đó khi bình thản kể lại một câu chuyện bất thường mà như là bình thường...
Bài báo trên tờ Chosun viết gì?
Tác giả đã trực tiếp đến thăm văn phòng Công ty môi giới hôn nhân Cyclo tại TP.HCM và viết phóng sự về các cuộc hôn nhân.
Với một giọng văn lạnh lùng và vô cảm, tác giả bài báo miêu tả quá trình kết hôn giữa chú rể HQ và cô dâu VN như trong thời chiến: từ việc chọn một cô trong 150 cô gái "có mơ ước thoát khỏi cảnh đói nghèo" đến gặp mặt cô dâu, chào hỏi cha mẹ vợ, kiểm tra AIDS, đám cưới, chụp hình ngoại cảnh... tất cả chỉ diễn ra trong hai ngày! (Ku Su Jeong)
"...Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông Hàn Quốc (HQ) đang ngồi. 11 phụ nữ VN đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo. Người đàn ông HQ nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi không chọn nữa và nói: "Ôi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ!".
Đó là ông Kim Chang Ho (tên giả), 35 tuổi, không nghề nghiệp, ở Incheon, có mẹ đang điều hành một quán ăn. Trước khi xem mắt trực tiếp 11 cô gái này, ông Kim đã xem qua ảnh của họ.
Ông chuyển sang phòng bên cạnh, mở đĩa CD có thời gian một tiếng rưỡi, thời gian ghi hình là tháng 4.2006. Trên màn hình lần lượt xuất hiện 150 cô gái có mã số. Ống kính quay từ khuôn mặt rồi đến toàn thân. Chỉ được 20 phút, ông lại bỏ cuộc. Có vẻ như ông đã chọn được hai trong số 11 cô gái lúc nãy.
Cô Sen là một trong hai người đó. Ông Kim hỏi Sen và một cô gái khác trạc 20 tuổi, có thân hình mảnh mai, rằng: "Tôi đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và bà đang kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không?". Cả hai cô gái đều gật đầu. Cái trầm lặng cho cuộc nói chuyện giữa những người xa lạ với nhau càng trở nên dài hơn.
Quê Sen là một vùng nông thôn nghèo khó, cách TP.HCM bốn giờ xe chạy. Từ một năm trước cô đã có ước mơ lấy chồng nước ngoài. Cô muốn thoát khỏi cảnh nghèo. Cô nói: "Con gái của dì em ba năm trước lấy chồng Đài Loan, nhờ đó mà đã xây được nhà tường". Cô cũng đang mơ "giấc mơ HQ" như thế. Cách đây mười hôm, Sen đăng ký với văn phòng môi giới hôn nhân và đã qua một cuộc phỏng vấn nhưng không được chọn.
Vứt bỏ điếu thuốc, sau một hồi chần chừ, ông Kim cũng chọn Sen: "Mẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà".
Hai người thành đôi và lập tức đến bệnh viện để xét nghiệm HIV...
Theo TTO
Người Việt ở Ansan:
Ở ngoại ô Seoul, có một nơi mà vừa bước xuống ga tàu điện ngầm bạn đã có thể nghe tiếng Việt, gặp người Việt, ăn món Việt,đó là khu Ansan.
Ansan
vui nhất là vào cuối tuần, ngày nghỉ của công nhân hai khu công nghiệp
rất lớn gần đó. Bạn sẽ thấy ở trên đường phố, những vỉa hè, từng tốp
công nhân Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bangladesh, Việt
Nam nhộn nhịp mua sắm, nhộn nhịp thăm hỏi nhau. Họ là những công nhân
đến lao động tại Hàn Quốc và họ cũng tạo ra bộ mặt quốc tế của khu phố
Ansan với những cửa hàng bán thực phẩm mang dòng chữ World Food (thực
phẩm thế giới), những cửa hàng điện thoại di động với đủ các thứ tiếng.
Bạn
có thể thấy rau muống, cà pháo, thì là, khổ qua bày bán đầy trên đường
phố, sạp thực phẩm ở Ansan. Những cửa hàng điện thoại di động có nhân
viên người Việt Nam đứng chào hàng. Công nhân Việt Nam, du học sinh, cô
dâu Việt cùng những ông chồng Hàn thường chọn Ansan làm nơi gặp gỡ, ăn
uống, thăm hỏi lẫn nhau. Riêng những cô dâu Việt đã trốn chồng Hàn thì
thường tránh đến Ansan vào dịp cuối tuần, họ ngại những ông chồng sẽ
xuất hiện để tìm bắt.
Quán Việt ở Ansan
Tới
Ansan, tôi nhờ một công nhân Việt gặp ở chỗ đón xe buýt, dẫn đến quán
Quê Hương. Bên ngoài quán, tôi bắt gặp ngay thực đơn với nhiều món như
thịt cầy, bún thịt cầy, phở, cháo lòng, miến gà, hột vịt lộn. Trong
quán là những thực khách Việt Nam, những cô dâu Việt đi cùng chồng Hàn,
có cả gia đình người Hàn Quốc đến đây để thưởng thức món Việt. Chị Lê
Thị Thu, chủ quán, một phụ nữ gốc Thanh Hóa lấy chồng Hàn và sang Hàn
Quốc năm 1994, đến năm 2002 chị khai trương Quê Hương - quán Việt đầu
tiên ở Ansan. Chị còn có một quán karaoke dành cho người Việt gần đó
với cái cổng được trang trí bằng màu quốc kỳ Việt Nam đỏ chói.
Quán
chị Thu đã được giới thiệu nhiều lần trên báo, trên truyền hình Hàn
Quốc như một địa điểm thưởng thức món ăn Việt hấp dẫn. Chị nói thực
khách quán chị 80% là người Việt, 20% là người Hàn. Món mà người Hàn
khoái khẩu là phở, chả giò. Trong quán chị Thu còn có treo ảnh Bác Hồ,
tivi luôn phát chương trình của Đài truyền hình Việt Nam. Chị Thu nói:
"Tôi muốn tạo ra một không gian Việt để anh em cuối tuần đến đây vừa ăn
tô phở, uống ngụm bia, vừa theo dõi tin tức, xem phim ảnh Việt Nam".
Chị Thu cho biết: công nhân các nước bắt đầu đổ về Ansan từ năm 2000,
khu phố quốc tế Ansan bắt đầu từ đó.
Cuối
phố Ansan là một quán Việt khác có tên Asia Điểm Hẹn. Chủ quán là một
phụ nữ dễ mến gốc Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, tên Trà Thị Nên, trước
đây sang lao động rồi sau lấy chồng Hàn Quốc. Chị Nên nói: "Lúc trước
tôi không định mở quán, nhưng sau đó nhiều người nói với tôi rằng một
quán Việt ở đây là không đủ vì Ansan giờ đã có rất đông người Việt".
Quán
chị mở đã được 2 năm, thực đơn có thịt cầy, phở, hủ tiếu, bánh ướt.
Ngày cuối tuần chị nấu thêm bún bò Huế, bò kho. Còn thứ tư, ngày các
công nhân Việt Nam được nghỉ sớm, chị nấu bún riêu là một món rất hút
khách. Chị Nên tâm sự: "Mở quán này có niềm vui là ngày nào cũng tiếp
xúc với người Việt, được nghe tiếng Việt. Âu đó cũng là niềm an ủi cho
tôi trong những tháng ngày sống trên đất khách".
Phố Việt không yên tĩnh
Chị
Nên đang tiếp chuyện tôi thì có một đám thanh niên xôn xao kéo đến
hỏi: "Hôm nay có bún riêu không? Có bánh đa không?". Họ vào quán, loáng
vài phút là trong quán đã loạn lên tiếng xô xát, đánh nhau. Một thanh
niên bị đập chai bia vào đầu máu loang cả mặt. Một lúc sau tôi gặp
người quen cũ là chị Son Han Phương cũng tất tả chạy đến vì trong đám
đánh nhau có người quen của chị. Tôi nhớ câu nói chị Phương khi lần đầu
gặp tôi ở phố Ansan: "Người Việt bên này bài bạc, trộm cắp, gây gổ
đánh nhau là số một". Còn chị Nên thì nói: "Bình thường thì không sao,
nhưng khi có rượu vào thì không hiểu sao họ thành ra vậy".Những câu
chuyện tiêu cực của người Việt trên đất Hàn trước đó tôi cũng nghe kể.
Nhưng những người Việt ở Ansan cũng trấn an tôi rằng đó chỉ là một số
nhỏ. Người Việt ở Ansan đa số chăm chỉ, hiền lành trong những ngày nhọc
nhằn mưu sinh trên đất khách. Và những ngày cuối tuần, phố Ansan vẫn
là điểm hẹn vẫy gọi họ tìm đến để gặp gỡ bạn bè, thưởng thức món ăn
Việt và chia sẻ với nhau nỗi nhớ quê hương.(Theo Thanh Niên)
Phở Việt ở Hàn Quốc
Phở
ở Hàn Quốc chủ yếu là loại khô chần nước sôi, thường ăn kèm với giá
sống, hành tây thái mỏng và chanh. Có khi nhà hàng mang ra cả kim chi
cho thực khách.Seoul có nhiều tiệm phở Việt Nam do người Hàn làm chủ.nổi
tiếng nhất là chuỗi nhà hàng H.B và H.S. Phở H.B có đến mấy chục chi
nhánh không chỉ ở thủ đô mà còn nhiều tỉnh thành khác. Phở H.S quy mô
khiêm tốn hơn và thiên về phong cách sang trọng.Người Hàn gọi phở là “mì
gạo”. Nhiều người sang Việt Nam thường bảo nhau món ăn đầu tiên cần
nếm thử là phở. Gần đây, diễn viên Joe Ahn trong phim kinh dị Việt –
Hàn “Mười” cũng phát biểu rằng cô thích món phở lắm.
Một nhà hàng phở đông khách. Ảnh: vsak.vn |
Giá
một bát phở tại Hàn Quốc khá đắt. Bát cỡ trung bình khoảng 6.000 won
(6,5 USD) và bát to cũng khoảng 7.000 đến 8.000 won (9~10 USD). Phở đa
phần là phở khô đem từ Việt sang chần lại. Nước dùng không đặc trưng lắm
vì thiếu hẳn các hương quế, hồi, gừng … như phở ở nhà.Người Hàn Quốc
không quen ăn rau thơm hoặc các loại gia vị có mùi hương mạnh. Ở đây
cũng khó tìm các thứ rau đặc trưng Việt vốn không thể thiếu khi ăn kèm
với phở như rau thơm, húng quế, rau mùi, vì thế nhà hàng thường đem ra
cho thực khách giá sống (hoặc giá chần), hành tây thái mỏng và một miếng
chanh nhỏ, loại chanh yên đắt tiền mà ít nước. Có khi, họ mang ra cả
kim chi cho thực khách.Các đầu bếp còn chế biến ra nhiều loại phở khác
bằng cách biến tấu những món ăn Hàn Quốc, Trung Quốc như phở hải sản,
phở xào mực.Nhà hàng phở không chỉ bán phở. Món Việt Nam nữa rất được
thực khách ưa thích là nem rán hoặc nem cuốn, được bán với giá rất cao.
Có khi chỉ một vài cái nem cuốn hoặc một vài miếng nem rán được chế
biến không đúng cách mà đã tới vài nghìn won. Ngoài nem, thực đơn nhà
hàng còn có các loại cơm chiên không giống với món ăn Việt Nam lắm
ngoài một vài thứ rau củ thêm vào mà người Hàn ít dùng khi nấu nướng:
dứa hoặc cà chua.Hầu hết các nhà hàng phở Việt đều nằm ở những vị trí
đắc địa. Thực khách ghé vào ăn phần lớn là giới trẻ. Đôi khi, khách Hàn
muốn được ăn phải đứng xếp hàng vì đã hết chỗ ngồi.Việt Tiên (từ Hàn Quốc)Trong
khi có những người chồng ngược đãi, hành hung các cô dâu ngoại ở Hàn
Quốc, thì có một bộ phận không nhỏ những cô dâu Việt tại đây nhận được
sự cảm thông, chia sẻ của gia đình chồng, của chính những người dân bản
xứ cùng cộng đồng đã giúp họ hòa nhập, thích nghi hơn với cuộc sống mới
ở quê hương thứ hai.
Bi hài chuyện lấy chồng Hàn Quốc
Linh
quê Cần Thơ, năm nay 24 tuổi, mới học hết lớp 4, nhưng có thể đọc vanh
cách tên các ngôi sao điện ảnh nước Hàn và một loạt địa danh nổi tiếng
của xứ sở kim chi như Seoul, Busan, Daegu, Jeju... Linh khoe trước khi
lên TP HCM học ngoại ngữ cô đã biết chào tiếng Hàn, nhờ xem nhiều phim
truyền hình của họ.
Nhà Linh có bốn chị em gái đã lập gia đình,
nhưng chồng đều nghèo túng, các anh rể lại thường xuyên rượu chè và
đánh vợ. "Nếu ở quê thì em cũng chẳng khá hơn, rồi cũng phải lấy chồng,
biết đâu lại gặp một ông chồng như các chị gái. Vậy sao không thử vận
may ở xứ Hàn?", Linh nói.
Giống như
Linh, cô gái quê Vĩnh Long tên Xuyến, đang tìm hiểu thủ tục đăng ký
kết bạn tại Trung tâm tư vấn hỗ trợ kết hôn nước ngoài - Hội LHPN Việt
Nam TP HCM. Lý do thích làm dâu xứ Hàn của cô là vì qua phim, thấy
"phong cảnh bên đó đẹp, còn cuộc sống thật bình yên. Hơn nữa, gia đình
em cũng nghèo, mong qua đó lấy được người chồng giàu có, cùng phụ giúp
gia đình", Xuyến nói.
Các cô gái tham gia thi "tuyển vợ" trong một quán karaoke. Ảnh: N.H. |
Đối
với Lựu, cô gái Tiền Giang 22 tuổi, thì theo đuổi mục đích lấy chồng ở
xứ sở kim chi để "mở mang kiến thức". Lựu cho biết đã tốt nghiệp trung
cấp nghề tại tỉnh Tiền Giang nhưng luôn khao khát du học nước ngoài.
"Gia đình quá nghèo, năng lực bản thân em lại khó có thể tự kiếm học
bổng. Nếu lấy chồng Hàn Quốc, sang bên đó sinh sống, em sẽ có môi trường
học tiếng Hàn, có cơ hội tìm hiểu, học tập thêm", Lựu hào hứng nói về
kế hoạch.
Một cán bộ phòng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, Công an TP HCM cũng chia sẻ về một tình huống
"cười ra nước mắt" trong lần bắt một đường dây môi giới hôn nhân trái
phép. Khi bị gọi lại lấy lời khai, cô gái 18 tuổi tham gia thi tuyển,
khóc như mưa rồi nài nỉ: "Xin các anh đừng bỏ tù em, em không làm gì
phạm pháp, em bị người ta đưa đến đây"...
Lúc
biết mình chỉ bị nhắc nhở, giáo dục để về quê, cô gái quệt nước mắt,
cười tươi rói. "Em chỉ ao ước được đi máy bay một lần cho biết", cô gái
bẽn lẽn thổ lộ về lý do muốn "xuất ngoại".
Cũng
bị cảnh sát "hỏi thăm" khi một đường dây môi giới kết hôn bị khám phá,
cô gái đến từ Cà Mau hồn nhiên tiết lộ, đã tham dự 3 cuộc tuyển chọn
rồi nhưng đều thất bại. Sau lần "thi rớt" đầu tiên, cô sợ hàng xóm xì
xào nên đã lên thành phố làm may nhưng ước mơ lấy được một ông chồng
Hàn Quốc vẫn luôn thúc giục. Viễn cảnh về cuộc sống sung sướng như
người chị họ đã khiến cô quyết định lại tham gia "thi tuyển".
"Lần
này, em được chọn, đinh ninh đã lấy được chồng ngoại, ai ngờ lại bị
công an bắt vào phút cuối. Giờ em biết liên lạc với ông ấy thế nào
đây...", cô gái nức nở.
Trong lần khác, Phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố, tiếp nhận
trường hợp hai mẹ con cô dâu tố cáo người chồng mới cưới lừa đảo. Theo
lời cô gái này, cô vừa là người chiến thắng, "lọt" vào mắt xanh của
người đàn ông Hàn Quốc hơn 40 tuổi trong cuộc "thi tuyển vợ" cách đó vài
ngày. Nhưng chỉ sau 2 hôm ở với nhau, ông chồng đã vơ hết vòng vàng,
nhẫn cưới của cô và biến mất.
Cô yêu cầu công an
phải buộc tên chủ môi giới đền lại tài sản cho cô. Dĩ nhiên, trong cuộc
đối chất sau đó, tay "cò" này từ chối đòi hỏi trên và tiết lộ lý do chú
rể "cao chạy xa bay" vì phát hiện ra cô dâu này từng mổ u nang, sợ
không có khả năng sinh con.
Giấc mơ nhung lụa của những cô dâu Việt xứ Hàn
Mơ
lấy chồng Hàn để được yêu chiều, sống cuộc sống nhàn tản như trong
phim ảnh, nhiều cô gái sẵn sàng "liều thân" lấy người đàn ông Hàn Quốc
làm chồng dù không hề biết nhiều về chú rể. Vụ bắt quả tang 121 cô gái
miền Tây trẻ đẹp, chen chúc nhau trong một căn phòng chật hẹp để "trình
diễn" trước 4 người đàn ông Hàn Quốc với hy vọng được "chấm" làm vợ mới thấy xót xa cho những cuộc hôn nhân ngoại kiểu này.
Con số "phi mã" chồng Hàn, vợ Việt
Ông Do Ju Myun, Trưởng ban điều hành dự án Hỗ trợ cho các phụ nữ VN kết hôn với ngườii Hàn Quốc
của Quỹ viện trợ Quốc tế HQ (KFWWA) cho hay: Theo điều tra tại Sở
Thống kê Hàn Quốc, tổng số cuộc hôn nhân của người Hàn Quốc năm 2001 có
134 đàn ông HQ lấy vợ Việt. Nhưng đến thời điểm năm 2006, con số này
đã "phi mã" với 10.131 cuộc, tăng 75 lần. Và đến đầu năm 2008, con số
này lên tới 25.000 cuộc hôn nhân. Sở Thống kê Hàn Quốc còn sự báo, con
số này sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa.
Theo
điều tra về phía các gia đình đang nhận hỗ trợ từ Quỹ Viện trợ Quốc tế
Hàn Quốc thì đàn ông Hàn Quốc lấy vợ VN phần lớn là để có người phụng
dưỡng bố mẹ, còn phần nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn là do khó khăn về
kinh tế. Hơn nữa còn vì những khuyết tật về cơ thể.
"Chúng tôi còn được biết rằng hôn nhân như vậy là để lựa chọn người bạn đời chứ không hẳn dựa trên cơ sở tình yêu"- lời ông Ông Do Ju Myun.
Một cô gái Việt trong trang phục truyền thống Hàn Quốc. |
Bà
Ngô Thị Trinh, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa và phát triển nguồn
nhân lực VN-HQ chia sẻ thông tin: Các vụ hôn nhân ban đầu diễn ra ở
các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhưng từ năm 2005- 2008, hôn nhân Việt - Hàn
đã lan rộng ra các tỉnh phía Bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh Hải Dương,
Hải Phòng, Quảng Ninh.
"Tỷ
lệ các cuộc hôn nhân Việt - Hàn thông qua môi giới chiếm 69,2%, cho
nên đương sự thường bị thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch trước
khi kết hôn" - bà Trinh khẳng định.
Theo
bà Trinh, sở dĩ hôn nhân Việt - Hàn tăng nhanh phải kể đến yếu tố -
quy trình về thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài của cả hai nước chưa
chặt chẽ, nên hai bên dễ dàng
đi đến hôn nhân, bất kể họ bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục
tập quán và pháp luật của nước sẽ đến sinh sống. Do vậy đã xuất hiện
không ít các vụ việc tiêu cực xảy ra đối với các vụ hôn nhân của phụ nữ
VN với chồng người HQ.
Bà Trinh cung cấp:
"Theo thống kê của phía Hàn Quốc, có khoảng 50-60% các gia đình Việt -
Hàn sinh sống yên ổn hoặc hạnh phúc, số còn lại là rạn nứt hoặc đổ vỡ,
bất hạnh. Và đáng tiếc là thỉnh thoảng lại có các vụ việc tiêu cực xảy
ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh và quan hệ hai nước".
Ông
Nguyễn Quốc Cường - Phó Vụ trưởng , Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp
đưa ra ý kiến: Qua thực tiễn quản lý, chúng tôi thấy phía công dân
Việt Nam hầu như chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ,
lối sống, phong tục tập quán cũng như pháp luật của Hàn Quốc nên rất
khó hoà nhập vào đời sống xã hội nước này, dẫn đến kết cục phải ly hôn
ngay sau một thời gian sinh sống tại Hàn Quốc.
Sáng gặp mặt, chiều tổ chức... lễ cưới
Bà Ngô Thị Trinh, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa và phát triển nguồn nhân lực VN-HQ bày tỏ: "Sự du nhập ồ ạt các loại hình thông tin qua báo chí, phim ảnh, thời trang,
mỹ phẩm... của Hàn Quốc đã tạo ra "làn sóng Hàn Quốc" ở Châu Á nói
chung và VN nói riêng. Điều này đã thu hút giới trẻ VN. Với "giấc mơ Hàn
Quốc", họ chỉ nhìn thấy qua phim ảnh những mặt tươi đẹp của cuộc sống
mà không thấy các khó khăn khi họ quyết định số phận của mình". Không chỉ riêng các cô gái bị mê hoặc mà cả các bậc cha mẹ cũng coi hôn nhân như là một sự cứu cánh nên đã thúc đẩy
con cái lao vào. Thậm chí, đã có các gia đình Việt phải chịu chi phí
cho con gái lấy chồng Hàn Quốc khá cao. Điều tra của Trung tâm này cho
thấy, trung bình mỗi cuộc hôn nhân phía gia đình VN phải chi phí từ
1.500-2.000 USD.
Bà Phạm Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Hội Liên hiệp phụ nữ Hải Phòng cho biết: "Qua
tư vấn các bạn gái lấy chồng Hàn Quốc thì phần lớn họ đều ngộ nhận
rằng cuộc sống ở nước ngoài hơn hẳn ở VN, phụ nữ ở đó được chiều
chuộng, không phải làm lụng vất vả, mà chỉ ở nhà nuôi con và nội trợ".
Một
đợt tư vấn của Hội cho 39 người thì 37 người cho biết là họ mới quen
nhau được từ 1-5 ngày đã quyết định đi đến hôn nhân. Trong đó có đến 2/3
số cặp: buổi sáng người nam giới HQ sang VN, thì buổi chiều tổ chức...
lễ cưới. Bà Minh cho rằng: "Đó là những cuộc hôn nhân dù tự nguyện
nhưng lại không được vun đắp từ tình yêu nồng thắm, mà chỉ được hình
thành từ sự ngộ nhận mỏng manh của những cô gái ngây thơ, vô tư đến
thiếu trách nhiệm đến bản thân mình!".
Những cô gái Việt học nấu món ăn Hàn Quốc. |
Cô dâu Việt hãy bớt ảo tưởng!
Nói về những cuộc hôn nhân Việt - Hàn, ông Im Hong Jae, Lãnh sự đại sứ quán Hàn quốc tại Việt Nam tỏ thái độ: "Thứ
nhất, phải bỏ đi những ảo tưởng rằng chỉ cần kết hôn với người Hàn
Quốc, sang Hàn Quốc, là có thể sống sung sướng, hạnh phúc. Người dân
trong cùng một nước kết hôn còn có thể nảy sinh những vấn đề trong sinh
hoạt, và có nhiều trường hợp có thể ly hôn, cho nên việc kết hôn quốc
tế giữa những người khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá khó khăn hơn là
việc đương nhiên".
Đúng như
lời ngài đại sứ, trên thực tế, những cuộc hôn nhân xuyên biên giới
giữa cô dâu Việt và chú rể Hàn đã nảy sinh nhiều vấn đề, mà hầu hết đều
xuất phát từ sự bất đồng về ngôn ngữ, lối sống, văn hóa...
Ông
Do Ju Myun, Trưởng ban điều hành dự án Hỗ trợ cho các phụ nữ VN kết
hôn với người HQ của Quỹ Viện trợ Quốc tế HQ (KFWWA) cho biết: Gia đình
Việt Hàn tại HQ còn nẩy sinh nhiều vấn đề như: giáo dục cho các thế hệ
sau, mâu thuẫn giữa mẹ chồng HQ và con dâu VN khi những định kiến về
người phụ nữ nước ngoài trong xã hội HQ còn nặng nề.
"Trong
xã hội Hàn Quốc xuất hiện những hiện tượng phản đối con cái của những
người nước ngoài sống tại Hàn Quốc. Hiện tại có những trẻ em được sinh
ra trong gia đình Việt - Hàn vẫn chưa đến tuổi đi học, nhưng nếu ta
không quan tâm thì sớm hay muộn cũng xảy ra vấn đề tương tự như trên" - ông Do Ju Myun cảnh báo.
Trong
xã hội Hàn Quốc, việc giáo dục con cái chủ yếu do người mẹ. Nhưng
những người mẹ nước ngoài khi sinh con vẫn chưa thích ứng được với xã
hội Hàn Quốc, còn người cha thì thường có trình độ học thức thấp, không
đủ năng lực nuôi dạy con cái. Vì lý do này mà nhận biết lý tính và cảm
tính của những đứa trẻ trong gia đình đa văn hóa sẽ thấp hơn bình
thường.
Hơn nữa trên thực tế,
trong những gia đình đa văn hoá còn tồn tại nhiều vấn đề trầm trọng hơn
như việc kết hôn nhưng không biết ngôn ngữ và không thích ứng được với
môi trường xã hội Hàn Quốc của các cô dâu Việt, dẫn đến những điều
đáng tiếc như: nảy sinh các vấn đề trong gia đình đa văn hoá khiến cho
phụ nữ bị đuổi khỏi nhà…
Những
tưởng sẽ như những cô gái xinh đẹp trên phim Hàn Quốc, các cô dâu Việt
sẽ được xúng xính, yêu chiều bên chàng rể Hàn, thế nhưng Hàn Quốc
lại là một đất nước được đánh giá là nặng về lễ giáo hơn cả Việt Nam.
Không những chẳng được chiều chuộng, các cô dâu Việt còn phải luôn gắng
hết sức để làm hài lòng chồng. Mặc dù vậy, vẫn có tới gần 50% cuộc hôn
nhân Việt - Hàn tan vỡ...
Chiều chồng Hàn - sao quá khó!
"Xuất
phát từ sự thiếu hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, lối sống của hai bên
mà nhiều cuộc hôn nhân vợ Việt, chồng Hàn gặp sóng gió, bão tố".
Đó là ý kiến của bà Ngô Thị Trinh, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa
và phát triển nguồn nhân lực VN-HQ, người đã nhiều năm nghiên cứu về
Hàn Quốc.
Hơn
cả Việt Nam, Hàn Quốc với nhiều lễ giáo đối với mẹ chồng và gia đình
nhà chồng mà nếu những cô dâu Việt không hiểu hết nét văn hóa này sẽ dễ
gây mất cảm tình của những bà mẹ chồng và gia đình nhà chồng.
Có
những cô dâu người Việt Nam bị nhà chồng giận dữ vì không ăn được món
kim chi, món ăn truyền thống đặc biệt của người Hàn Quốc mà mỗi lần
đến bữa lại để sẵn một bát nước lọc để nhúng cho hết chất cay ở kim chi
rồi mới ăn. Ông chồng Hàn Quốc thấy vậy thì tỏ ra rất bực mình vì cho
rằng bị xúc phạm khi cô dâu nhúng những gia vị tinh túy mang đặc tính
dân tộc của Hàn Quốc lại vào bát nước lọc...
Còn
có trường hợp cũng vì không ăn được cay mà các cô sau khi nấu ăn cho
cả nhà rồi lại xuống bếp xào nấu riêng cho mình đã khiến bà mẹ chồng vì
thế mà tỏ ra khó chịu với con dâu. Rồi những điều tưởng như vụn vặt
trong cuộc sống cũng dễ dàng trở thành nguyên nhân gây mâu thuẫn trong
gia đình như: Người Hàn vốn tính sạch sẽ nên nếu cô dâu nào lỡ để nhà
bừa bãi, bẩn thỉu cũng dễ bị chồng và nhà chồng chê bai...
Sang xứ Hàn, cô dâu Việt mới thấy hôn nhân của họ không đẹp như những cuộc tình trong các bộ phim tình cảm của Hàn Quốc. Ảnh: nguồn internet |
Chưa
kể ở Hàn Quốc có thói quen sắm nhiều chổi, mỗi phòng phải dùng riêng
một chiếc khi quét nhà. Nhiều cô dâu Việt cảm thấy thế là không cần
thiết nên vẫn cầm một chiếc chổi quét cho cả nhà. Không ít mâu thuẫn,
khó chịu cũng chỉ vì... cái chổi đã xảy ra.
Một
số người đàn ông Hàn Quốc sau khi lấy vợ VN mang theo một tâm lý:
những cô gái VN muốn lấy chồng Hàn Quốc đơn thuần chỉ vì mục đích kinh
tế. Chính vì thế người chồng thường quản lý chặt kinh tế
và ra sức gửi thông điệp để cô vợ người Việt hiểu rằng: cần coi Hàn
Quốc là quê hương thứ hai và cần tháo bỏ tâm lý đề phòng khi đã đi lấy
chồng!
Người đàn ông Hàn Quốc vốn là trụ cột chính trong gia đình, người kiếm tiền
nuôi cả nhà nên họ rất được tôn trọng trong gia đình. Vào buổi sáng,
những người vợ HQ thường phải dậy sớm để nấu ăn cho chồng và ra cửa tiễn
chồng đi làm. Và nếu cô dâu VN không biết và không làm được những điều
như vậy cũng dễ gây mất cảm tình với chồng hoặc gia đình nhà chồng.
Chưa kể đàn ông Hàn Quốc tính tình thường nóng nảy, thích tụ tập và hay
trở về nhà trong tình trạng say xỉn...
Ngay
việc nhiều cô dâu VN sang bên đó không được đi làm, chỉ loanh quanh ở
nhà lo nội trợ, cơm nước đã tỏ ra bức xúc vì bị tù túng nên đã có những
phản ứng, gây nên mâu thuẫn trong gia đình.
Ở bên Hàn thường có những nhóm thanh niên VN sang xuất khẩu
lao động hay tổ chức giao lưu với nhau. Không hiếm những ông chồng Hàn
Quốc vì sợ vợ mình ra ngoài sẽ bắt quen với những thanh niên này mà bỏ
đi mất nên họ hay có tâm lý canh chừng vợ, khiến nhiều cô vợ cảm thấy
mất tự do...
Thân em như hạt mưa sa
Tháng
11/2007, Quỹ Viện trợ Quốc tế Hàn Quốc đã trợ giúp cho Việt Nam, thông
qua Trung tâm Giáo dục văn hóa tổng hợp thanh thiếu nhi thuộc Trung
ương Đoàn thanh niên cộng sản HCM mở "Khóa học trang bị kiến thức cho
các chị em phụ nữ Việt đang làm thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc".
Mỗi
cô gái đến với lớp học này đều có những tâm sự và số phận riêng. Có cô
vừa mới chân ướt, chân ráo tốt nghiệp PTTH, sau khi được người giới
thiệu đã vội đi lấy chồng Hàn. Cô thì vì tự thấy sức khỏe
yếu, không thể tự làm lụng kiếm sống, muốn yên phận là một người vợ ở
nhà nội trợ cho chồng. Cũng có cô đã thất bại trong hôn nhân, ly dị
chồng và đã có con nhưng vẫn mong muốn một cuốc sống tốt đẹp hơn với ông
chồng Hàn Quốc...
Nhiều cô gái sau khi kết thúc khóa học vẫn gọi điện về tâm sự với giáo viên. |
15
cô gái tham gia lớp học có 15 hoàn cảnh và 15 ông chồng Hàn khác nhau.
Có cô may mắn kiếm được ông chồng đẹp trai như diễn viên Hàn Quốc;
cũng có cô chỉ lấy được một ông nông dân đặc sệt; có người còn son
nhưng người chồng Hàn lại nhiều tuổi và đã có một đời vợ và đã có
con...
Sau
hai tháng học miễn phí khóa học do Trung tâm Giao lưu văn hóa và phát
triển nguồn nhân lực VN - HQ tổ chức, các cô gái chia tay các cô giáo,
theo chồng về quê hương mới. Thời gian đầu còn bỡ ngỡ với đất nước Hàn
Quốc nên các cô rất hay gọi về VN tâm sự với cô giáo. Những tâm sự chỉ
xoay quanh cách ứng xử vụn vặt trong đời sống hàng ngày.
Có
cô thì gọi điện về khoe được mẹ chồng quý mến nhưng lại không ưa cái
tật hay nhậu rồi về muộn của ông chồng, cũng có cô khoe sau khi có bầu
thì được chồng rất yêu chiều. Nhưng cũng có cô gọi điện về kêu ca vì cảm
thấy tù túng khi cứ phải ở nhà làm nội trợ, bị phụ thuộc vào kinh tế,
không được tự do. Cô thì phàn nàn vì tính nóng nảy, cục súc của chồng.
Có trường hợp cô gái lấy phải một ông nông dân, phải về sống ở nơi miền
quê hẻo lánh với xung quanh chỉ toàn núi và ruộng vườn bát ngát thì tỏ
ra thất vọng. Có cô lại gặp khó khăn trong mối quan hệ với con của
chồng...
Mỗi
cô gái Việt đi lấy chồng Hàn là một số phận, hạnh phúc có, đầy ải có,
cơ cực có. Không ít cô gái trở nên suy sụp vì những ảo vọng về một miền
đất lãng mạn với những người đàn ông hào nhoáng, lịch thiệp đã sụp đổ
khi ngày ngày phải chung sống với người chồng bụng phệ lại hay say xỉn,
cục súc.
Không ít trường hợp bạo hành, thậm chí án mạng
do các chàng rể Hàn gây ra với cô dâu VN, nhưng có lẽ với nhiều cô gái
trẻ đẹp có hoàn cảnh khó khăn ở VN, xứ sở kim chi "màu hồng" vẫn thực
sự hấp dẫn họ.
Môi giới hôn nhân - làm tiền bất hợp pháp!
Theo
bà Ngô Thị Trinh, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hóa và phát triển
nguồn nhân lực VN -HQ, do bất đồng ngôn ngữ, xa về khoảng cách và thời
gian không có nhiều để tìm hiểu nên cả hai phía đều trông cậy vào hệ
thống môi giới. Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do
phát triển, hoạt động tự vấn môi giới hôn nhân rất phong phú.
"Các
tổ chức môi giới mang tính kinh doanh, có lợi nhuận, được sự hỗ trợ từ
phía Hàn Quốc đã tràn sang VN nhưng không quảng cáo một cách chính
thức mà thường thông qua các tầng nấc người VN. Vì mục đích thương mại
nên các tổ chức môi giới hoạt động rất tích cực, thậm chí còn đưa các
thông tin sai lệch mang tính lừa đảo" - bà Trinh nhận định.
Chính hệ thống môi giới tự phát này nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật VN đã là những yếu tố thúc đẩy tốc độ kết hôn gia tăng.
Theo
quy định của pháp luật Hàn Quốc, thì nước này cho phép các tổ chức
được hoạt động trong lĩnh vực môi giới kết hôn, trong khi đó pháp luật
của Việt Nam không cho phép bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân nào được
hoạt động môi giới kết hôn tại Việt Nam. Ngoài ra, pháp luật của Hàn
Quốc còn cho phép và công nhận việc kết hôn vắng mặt một trong hai bên
cô dâu hoặc chú rể, trong khi đó pháp luật Việt Nam quy định khi đăng
ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt để cùng ký vào sổ và giấy chứng
nhận kết hôn.
Việc
một số tổ chức và cá nhân là công dân Hàn Quốc đã đến Việt Nam và tiến
hành hoạt động môi giới kết hôn tại VN, theo ông Nguyễn Quốc Cường -
Phó Vụ trưởng , Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp là vi phạm pháp luật
VN.
Ông
Cường khẳng định: "Hiện tại pháp luật Việt Nam chỉ cho phép Hội Liên
hiệp Phụ nữ từ cấp tỉnh trở lên mới được thành lập Trung tâm Hỗ trợ kết
hôn. Như vậy, có thể nói, các hoạt động môi giới kết hôn này của các tổ
chức, cá nhân người Hàn Quốc tại Việt Nam được coi là bất hợp pháp".
120 cô gái xếp hàng cho trai Hàn coi mắt
Sáng nay, khi cảnh sát bất ngờ kiểm tra khách sạn
Diệu Uyên, quận Gò Vấp, TP HCM, đã phát hiện 120 cô gái trẻ đẹp, đang
xếp hàng chờ "trình diễn" cho 4 người đàn ông Hàn Quốc "chấm điểm" để
tuyển vợ.
4 người đóng vai trò dắt mối đang bị tạm giữ để xem xét xử lý về hành vi môi giới hôn nhân trái phép. 120 cô gái hiện được Hội phụ nữ tư vấn về hậu quả của hình thức môi giới hôn nhân này để trở về địa phương.
Theo thông tin ban đầu, bằng thủ đoạn đi xuống các tỉnh miền Tây dụ dỗ và tìm kiếm
các cô gái trẻ có tuổi đời từ 18 đến 24, có giấc mơ xuất ngoại để "đổi
đời", các tay môi giới đã "gom" được hàng chục cô đem về "đào tạo" tại
các căn nhà ở quận Tân Phú.
Hằng
ngày, các cô được nuôi ăn ở, học ngôn ngữ, các nấu ăn món Hàn Quốc và
chờ tới ngày đi "coi mắt". Để tránh sự theo dõi của công an, đường dây
môi giới hôn nhân này liên tục thay đổi các địa điểm, thường thuê những
khách sạn lớn, tổ chức "coi mắt" vào những thời gian khác nhau không kể
ngày đêm.
Ngoài ra, chúng cũng
tích cực liên lạc với các đường dây môi giới hôn nhân tại Hàn Quốc và
chịu trách nhiệm đón các "chú rể" khi tới Việt Nam
và thuê các khách sạn để tổ chức coi mắt. Mỗi chú rể Hàn Quốc muốn qua
Việt Nam tìm vợ phải trả cho đường dây này số tiền lên đến gần
10.000USD.
Vụ án do trinh sát đội
5, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) công an TP
HCM đã phối hợp với công an quận Gò Vấp và đoàn kiểm tra liên ngành văn
hóa - xã hội khám phá.
Trong lúc triệt phá đường dây môi giới hôn nhân trái phép quy mô lớn, cũng tại khách sạn Diệu Uyên này, công an đã phát hiện nhóm 4 thanh niên gồm 2 nam, 2 nữ sử dụng "hàng trắng". Tại
hai phòng khác nhau, nhóm thanh niên người Nam Định đang bay bổng
trong cơn "phê" thuốc. Họ là người đã từng có tiền án, tiền sự về tội
tàng trữ, sử dụng ma túy.
5
ngày trước buổi "ra mắt" trên, Thủy (20 tuổi, quê ở Cà Mau) được một
bà tên Tuyết vào tận nhà ngỏ ý giúp đỡ gia đình cô thoát cảnh nợ nần,
"đổi đời" bằng cách lấy chồng xứ Hàn. Người phụ nữ hơn 50 tuổi này đưa
Thủy đến một căn nhà lụp xụp ở khu vực Cầu số 2, quận Tân Phú, TP HCM,
giao cho anh Khương và nhỏ nhẹ: "Con ở lại cho đến khi nào lấy được
chồng, cô sẽ giao tiền cho mẹ con". Xong, bà Tuyết nhận xấp bạc 100.000
đồng và đi.
Sau vài lượt đảo mắt
vào cô gái quê, người đàn ông tên Khương đưa ra một hợp đồng miệng:
"Anh sẽ lo mọi thứ, từ quần áo, ăn ở, học ngoại ngữ. Đổi lại, khi đã
được khách chọn làm vợ, cô phải gật đầu, bằng không thì trả lại anh 20
triệu đồng".
Ngày
hôm sau, cô gái được đưa đi cắt lại mái tóc, mua sắm 2 bộ quần áo mới
và đến một phòng khám để kiểm tra sự trong trắng. Hằng ngày, cô và gần
20 cô gái khác chỉ quanh quẩn trong căn hộ nhỏ, không được ra khỏi nhà,
cơm nước đã có người lo. Câu chuyện của những chị em "cùng cảnh" khiến
Thủy bắt đầu lo lắng cho hành trình "xuất ngoại" của mình vì có chị đã ở
đây cả năm trời, tham gia hàng chục cuộc tuyển chọn nhưng chưa khi nào
được "chấm".
Một
buổi sáng, anh Khương tập hợp các cô gái lại, yêu cầu trang điểm, thay
quần áo đẹp và chia thành từng tốp để đi coi mắt tại căn nhà 209B Vĩnh
Viễn, phường 4, quận 10. Tại đây, có hàng chục cô gái đến từ nhiều điểm
khác nhau được các chủ môi giới liên tiếp đẩy vào. Căn phòng khoảng 20
m2 nóng hầm hập và ngột ngạt với 70 thiếu nữ chen chúc nhau, mồ hôi nhễ
nhại, phấn son lem luốc. Vài cô lẩm bẩm cầu nguyện cho "hôm nay được
may mắn".
Khoảng
11h trưa, một người phụ nữ phốp pháp bước tới gọi 6 cô vào "thi tuyển".
Trước mặt hai người đàn ông Hàn Quốc, Thủy được yêu cầu bước lên một
bước để "kiểm tra sức khỏe". "Họ bắt tụi em kéo hết áo quần rồi sờ nắn,
săm soi từng vết trên cơ thể như tìm mua một món hàng", Thủy khai khi
công an ập vào bắt quả tang.
Còn
ông "trùm" Thi Vĩnh Khương (42 tuổi) thừa nhận đã cầm đầu đường dây
môi giới hôn nhân trái phép này. 3 ngày trước đó, Khương đã thuê căn
nhà với giá 500.000 đồng một ngày để tổ chức cho nhiều lượt khách "xem
hàng".
Không chỉ có những người Việt Nam hoạt động môi giới mà ngay cả người nước ngoài cũng tham gia "thị trường" này.
Đường
dây tổ chức hôn nhân trái phép chuyên nghiệp do Kim Chang Hak (51
tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) điều hành. Theo lời khai của Hak, ông ta làm
cho một công ty môi giới kết hôn ở Hàn Quốc. Sang Việt Nam, Hak thuê
nhà ở quận Tân Bình, TP HCM để đảm nhận việc đón tiếp những "chú rể",
tổ chức xem mắt, làm lễ kết hôn, dạy tiếng Hàn và lễ nghi cho các cô
gái... chờ ngày làm thủ tục xuất cảnh.
Mỗi người lấy được vợ thì Kim Chang Hak được công ty trả 2.500 USD. Trung bình mỗi tháng, Hak môi giới được 5-7 cặp.
Hôm nay, công an tiếp tục tạm giữ những người có liên quan đến vụ tổ chức môi giới hôn nhân trái phép với 121 cô gái tại khách sạn
Diệu Quyên (quận Gò Vấp, TP HCM) vào ngày 17/7, gồm: chủ khách sạn
Dương Quốc Thái (33 tuổi) và Vòng Cam Liên (40 tuổi). Hai người đóng vai
trò dắt mối đang bị tạm giữ để xem xét xử lý về hành vi môi giới hôn
nhân trái phép.
Bốn
"chú rể" Hàn Quốc bị phát hiện gồm Choi Eun Soo (44 tuổi), Yang Hong Iu
(53 tuổi), Joon Tea Hwan (35 tuổi) và Kim Yeong Cheol (53 tuổi) bị xử
phạt hành chính 15 triệu đồng mỗi người về hành vi nhập cảnh, hành nghề
hoặc hoạt động khác tại VN mà không được phép của cơ quan có thẩm
quyền sở tại. Cùng đi với 4 người này còn có 3 người đàn ông và 4 nữ
khác. Trong đó, hầu hết là anh chị em của các chú rể đi cùng sang để
"coi mắt" chọn vợ cùng, lưu trú tại một khách sạn ở quận 5.
Theo kết quả điều tra ban đầu, bằng thủ đoạn đi xuống các tỉnh miền Tây dụ dỗ và tìm kiếm
các cô gái trẻ có giấc mơ xuất ngoại để "đổi đời", các tay môi giới đã
đưa được hàng chục cô đem về "đào tạo" tại nơi ở của mình.
Như
trường hợp của Lam, năm nay đã ngoài 40 tuổi vẫn "nuôi mộng" lấy chồng
ngoại. Mặc dù đường dây này chỉ "tuyển" các cô gái từ độ tuổi 18 đến
25, nhưng nhờ mối quan hệ "thâm niên" với các tay môi giới, Lam vẫn lọt
vào được đường dây môi giới này.
Khai
nhận với cơ quan công an, Lam cho biết mình sinh ra và lớn lên ở Vĩnh
Long, nơi nổi tiếng với đặc sản cây bưởi, nhưng không muốn sống khổ sở,
thiếu thốn nên bỏ lên thành phố. Chưa học hết cấp 2, Lam cũng chỉ
quanh quẩn làm phụ bán cà phê, quần áo... Tình cờ, được một cô bạn bán
hàng gửi gắm, Lam được tham gia đường dây lấy chồng ngoại với viễn cảnh
sau khi về nhà chồng, công việc nhà hạ, kiếm được nhiều tiền nơi xứ người.
Lần
đầu tiên được đưa đi "coi mắt", Lam không ngờ các chàng rể ngoại "kén
vợ" kỹ càng đến mức bắt cô phải vén áo, sờ nắn khắp người. Bất mãn,
nhưng đã lỡ tham gia và ước mộng đổi đời thôi thúc, Lam đành nhắm mắt
cho qua. Ngặt nỗi, qua nhiều lần "thi tuyển" Lam vẫn chưa lọt vào "mắt
xanh" của chàng rể ngoại nào. Lần này, khi cô đang chờ "coi mắt" thì bị
công an phát hiện.
Các cô gái trong đường dây môi giới hôn nhân trái phép tại cơ quan công an. Ảnh: Pháp luật TP HCM. |
Không
giống như Lam, cô gái tên Phương mới lần đầu tiên tham gia "tuyển vợ".
Lên TP HCM chỉ vài hôm, Phương được đưa đến một "lò" của các tay môi
giới trên địa bàn quận Tân Phú. "Ở trong xóm em có cô bạn cũng theo
đường dây môi giới, nó lấy chồng hơn 1 năm nay, thỉnh thoảng nó cũng gọi
điện, gửi tiền về nhà. Bữa trước, có người trên thành phố về, nói là
có chú rể Hàn Quốc qua đây tìm vợ, nên em khăn gói theo lên đây",
Phương nói trong nước mắt.
Cũng
theo Phương, sau khi lên thành phố, cô được các tay môi giới thỏa
thuận nuôi ăn ở, học ngôn ngữ, các nấu ăn món Hàn và chờ tới ngày đi
"coi mắt". Các cô gái ở đây không được ra ngoài và đi bất cứ đâu, chỉ
quanh quẩn trong nhà, làm mọi việc theo sự chỉ đạo của một người phụ
nữ.
Ngày 17/7,
Phương cùng nhiều chị em khác được chở đến căn phòng chỉ chừng 15m2 tại
lầu 3 của khách sạn Diệu Quyên "thi tuyển" thì bị bắt quả tang. Cơ
quan công an nhận định, đường dây môi giới này thường xuyên liên lạc
với các đường dây môi giới hôn nhân tại Hàn Quốc, chịu trách nhiệm đón
các "chú rể" khi tới VN và thuê khách sạn để tổ chức coi mắt. Mỗi chú rể
Hàn Quốc muốn qua Việt Nam tìm vợ phải trả cho đường dây này số tiền lên đến gần 10.000 USD.
Theo
công an quận Gò Vấp, khách sạn Diệu Quyên đã nằm trong "tầm ngắm"
trong thời gian gần đây khi có dấu hiệu hoạt động môi giới hôn nhân
trái phép trở lại. Cách đây 2 năm, khi khách sạn có khá nhiều người
nước ngoài lui tới với những hoạt động mờ ám, lực lượng công an đã kiểm
tra khách sạn này nhưng nhóm môi giới đã kịp bỏ trốn.
Một vụ coi mắt cô dâu trái phép bị công an khám phá ngày 16/10/2007. Ảnh: Đ. Quang. |
Theo tài liệu điều tra, việc môi giới hôn nhân này còn bị biến tướng cho hoạt động kinh doanh mại dâm.
Sau
thời gian hành nghề se duyên, vợ chồng Mỹ Phượng - Tsai I Hsien, nghĩ
ra cách làm ăn mới là tổ chức đường dây tuyển chọn gái Việt, gả bán qua
Malaysia dưới hình thức môi giới hôn nhân. Lợi dụng nhiều cô gái ở các
vùng quê nhẹ dạ, cả tin và mong muốn cưới được chồng nước ngoài, có
cuộc sống giàu sang nên đường dây của Phượng đã đưa được 126 cô xuất
ngoại.
Cũng được
các "ông tơ, bà nguyệt" nuôi ăn ở, dạy cấp tốc những bài học cơ bản về
ăn uống đi lại để chờ ngày "thi tuyển" nhưng sau đó, các cô gái được
đưa qua Malaysia, bán với giá 1.500-2.000 USD một cô tùy nhan sắc và độ
tuổi. Một số khác bị rao bán công khai tại các quán bar với giá từ
17.000 đến 25.000 ringit (tương đương 68 đến 100 triệu đồng). Phần lớn
các cô được những người đàn ông bệnh tật, lớn tuổi hoặc có hoàn cảnh
không bình thường đặt cọc tiền, đem về sống thử một tuần, nếu "thấy"
không được thì trả lại.
Cô
nào không đồng ý lấy chồng thì sẽ bị nhốt lại, đánh đập, ép cưới, nếu
không thì gia đình phải nộp hàng chục triệu đồng mới được cho về nước.
Có trường hợp bị ép bán dâm trong nhà chứa hoặc không chịu đựng được
cảnh người chồng thường xuyên đánh đập, cưỡng bức tình dục đã tìm cách
bỏ trốn bằng đường bộ qua Thái Lan và bị bắt giữ về tội nhập cảnh trái
phép.
Một kiểu "làm
ăn" khác của bọn môi giới là dụ dỗ những cô gái đang nuôi trong nhà đi
bán trinh, bán dâm trong thời gian chờ "thi tuyển". Với những lời gợi
mở như "đằng nào chẳng thế, tận dụng lúc chưa xuất ngoại thì kiếm thêm
ít tiền lo cho cha mẹ. Nếu khách có yêu cầu về trinh tiết, sẽ làm giấy
tờ giúp", nhiều cô gái đã gật đầu đi "kiếm thêm" rồi về chia tiền "hoa
hồng" cho chủ. Đặc biệt là những cô nhan sắc kém, luôn "rớt" trong các
cuộc chọn vợ, thì bị những tay môi giới chì chiết, buộc đi bán dâm để
kiếm tiền về "bù lỗ" vì "phải nuôi lâu quá".
Một
cán bộ đội Phòng chống tệ nạn xã hội, PC 14, Công an TP HCM cho biết,
có cả trăm đường dây môi giới hôn nhân trái phép như của Thi Vĩnh
Khương và Kim Chang Hak đã bị khám phá. Họ đều hoạt động với "công
nghệ" như: Lập các "chân rết" ở các vùng quê để dụ dỗ các cô gái có nhu
cầu lấy chồng ngoại rồi tập hợp lại, nuôi ăn ở. Khi "có khách", đại
diện của các công ty môi giới của Hàn Quốc sẽ liên lạc để thi tuyển.
Cũng theo vị cán bộ này, việc tổ chức tuyển vợ đã sử dụng cách chọn lựa người như "hàng hóa", mua bán bằng tiền, nên đã có yếu tố của một vụ mua bán người. Tuy
nhiên, vì Bộ luật Hình sự chưa quy định tội danh "mua bán người" mà
chỉ có tội "mua bán phụ nữ, trẻ em", nên việc xử lý hình sự những kẻ
môi giới hôn nhân đó gặp nhiều khó khăn. Để kết tội "mua bán phụ nữ,
trẻ em" phải hội đủ các yếu tố đưa nạn nhân sang nước ngoài, có sự mua
bán bằng tiền tệ, có hành vi đưa nạn nhân vào dịch vụ tệ nạn kinh doanh
xác thịt...
Hành
trình của việc đi "mua" vợ thường diễn ra như sau: Thông qua một công
ty môi giới hôn nhân ở Hàn Quốc, các chú rể sẽ sang VN và được đưa đến
một nhà hàng, nhà ở... xem mắt cả trăm cô gái trẻ để chọn lấy một cô.
Sau đó, cô gái "may mắn", sẽ được đưa đi khám để xác định trinh tiết,
sinh nở lần nào chưa. Người môi giới sẽ đưa cô dâu, chú rể đến Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới xét nghiệm máu và khám bệnh tâm thần. Và cuối cùng là
tổ chức lễ cưới cho cô dâu chú rể.
Thông
thường, bên môi giới tổ chức 2-3 đám cùng một lúc. Nhà gái được mời
vài chục người bà con, bố mẹ cô dâu được chàng rể cho 1.000-2.000 USD.
Sau tiệc cưới, chú rể sẽ sống chung "tạm thời" với cô dâu vài ngày rồi
bay trở về nước, chờ vợ làm thủ tục xuất cảnh sang sau.
Gá thân mong đổi đời nơi xứ Hàn
Cô
gái trẻ vừa ló ra sau cánh cổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM,
người đàn bà tên Lưu mừng rỡ đứng phắt dậy rồi lập cập chạy xô tới hỏi
han. Nếp nhăn trên khuôn mặt đen đúa của bà giãn ra, khi thấy cô gái
gật đầu, vẻ mừng rỡ.
"Con
gái tôi đậu rồi! Mấy tháng nữa nó sẽ được sang Hàn Quốc với chồng, bõ
công tôi bán heo, bán gà, đi lên đi xuống Sài Gòn năm lần bảy lượt", bà
Lưu hồ hởi nói với nhóm các ông bố, bà mẹ có con gái lấy chồng nước
ngoài, cùng ngồi chờ từ sáng trước cổng Lãnh sự quán.
Còn
vẻ mặt Hiên, con gái bà Lưu cũng toát lên vẻ hớn hở, mãn nguyện xen sự
căng thẳng. "Đây là lần thứ năm em phỏng vấn xin visa kết hôn. Những
lần trước rớt hoài vì giấy tờ lúc thiếu cái này, khi thiếu cái khác.
May mà lần này đậu, nếu không chẳng biết xoay đâu ra tiền cứ đi đi về
về mãi được", Hiên nói.
Hiên là con thứ sáu trong gia đình
có 8 anh chị em, hiện sinh sống ở một xã nghèo, tỉnh Đăk Lăk. Năm
ngoái, cô đã làm đám cưới với một người đàn ông Hàn Quốc, qua mai mối
của một phụ nữ cùng ấp tên Lan. Theo lời Hiên, bà Lan đi xuất khẩu lao
động Hàn Quốc, rồi lấy chồng, ở lại bên đó đã 12 năm. Bà này rất giàu
có, thường gửi tiền về cho gia đình, khiến nhiều cô gái ở xã này ao ước
cũng lấy được chồng Hàn.
Năm
2004, bà Lan về quê, đến từng nhà có con gái trong ấp, ướm lời có muốn
lấy chồng Hàn Quốc không, sẽ làm mai cho. Từ đó, mỗi năm bà này về
Việt Nam vài lần, mỗi lần làm mai được 3-4 đôi.
"Nghe
dì Lan kể các chị cùng quê lấy được chồng Hàn Quốc sang đó sung sướng,
em muốn đi lắm, nhưng mãi năm ngoái mới thuyết phục được má đồng ý.
Nhà nghèo, em cũng chỉ mong lấy chồng Hàn để có tiền giúp gia đình như
các chị", Hiên ngậm ngùi kể.
Giữa
năm 2007, bà Lan dẫn theo 2 người đàn ông Hàn về Đăk Lăk. Sau khi coi
mắt, Hiên được một trong hai người đàn ông họ Lee ưng thuận. Sau đó,
ông Lee đưa cho bà Lưu 1,5 triệu "đền ơn má" rồi dẫn Hiên lên TP HCM
mua quần áo, hai hôm sau thì làm đám cưới luôn.
Mẹ Hiên nói bà không muốn cô lấy chồng xa vì chỉ có mình cô là con gái, nhưng khuyên can thế nào, Hiên cũng không nghe.
"Nó
dọa sẽ bỏ nhà đi bụi nếu tôi không đồng ý cho lấy chồng Hàn Quốc, nên
đành chấp thuận. Cưới xong, chồng nó về nước ngay, nói để lo thủ tục
bảo lãnh, nhưng giấy tờ thiếu tùm lum, đến lần thứ năm này mới xong",
bà Lưu than thở.
Đang
chia sẻ dở câu chuyện với nhóm gia đình các cô dâu Việt cùng cảnh ngồi
chờ con phỏng vấn trong Lãnh sự quán, một cậu thanh niên dáng bặm trợn
ào tới, gắt gỏng: "Biết người ta là ai mà nhiều lời quá, mau về quê
chuẩn bị tinh thần đi", rồi kéo mẹ con bà Lưu xềnh xệch tới phía mấy xe
ôm đang đứng chờ sẵn.
"Nghe
nói cậu thanh niên đó là cháu bà Lan. Cậu này sống tại TP HCM, phụ
trách lo giấy tờ cho các cô, sau khi bà Lan đã mai mối xong", một người
đàn ông cũng chung cảnh ngồi chờ con phỏng vấn như bà Lưu từ sáng sớm,
cho biết.
Mỗi lần có hàng chục phụ nữ xếp hàng trước Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM để xin cấp visa kết hôn. Ảnh: Bảo Quân. |
"Đàn
ông Hàn cũng "nhím" (keo kiệt) lắm, chẳng sung sướng gì đâu mà cứ đổ
xô lấy nó. Tôi có con gái làm dâu Hàn Quốc, nên biết quá mà", bà Rốt, ngồi chờ phỏng vấn xin visa đi thăm, nuôi con gái sắp sinh tại Seoul chép miệng và lắc đầu nói.
Bà
Rốt quê Bạc Liêu, có con gái là Nết, lấy chồng Hàn Quốc, được hai năm.
Bà ly hôn từ trẻ, chỉ có mình Nết là con, nên cô mang họ mẹ. Ba năm
trước, tỉnh Bạc Liêu rộ lên phong trào lấy chồng Hàn Quốc, con gái bà
cũng bị cuốn theo.
"Tôi
mần ruộng, còn con Nết làm nghề may, cũng đủ sống. Thế mà khi có bà
mai đến nói sang Hàn Quốc được sung sướng, nó khóc lóc, lạy lục đòi tôi
cho đi lấy chồng Hàn, còn dọa nếu tôi không đồng ý, sẽ ở giá suốt
đời", bà Rốt nói, giọng buồn bã.
Qua
môi giới của một người phụ nữ lớn tuổi là "má Út", Nết được một người
đàn ông họ Park, chừng gần 50 tuổi, làm tài xế taxi ở Seoul ưng thuận.
Sau đó, cô dâu và chú rể được bố trí nói chuyện, tìm hiểu riêng và có
một đám cưới tại một nhà hàng nhỏ, trên TP HCM.
Theo
yêu cầu của bà mai, gia đình bà Rốt chỉ được 10 người lên thành phố dự
đám cưới. Sau bữa tiệc ngắn gọn, chồng Nết đưa cho bà phong bì 1.000
USD, nhưng bà Út đi theo giật lại ngay.
"Lúc
ấy bà ta nói lấy lại tiền để chia cho các bên môi giới rồi chừa 2
triệu đồng, chỉ đủ tiền thuê xe. Sau này tôi mới biết, con rể đã đưa
trước cho bà ta 5.000 USD để làm đám cưới, nhưng tôi một thân một mình,
cũng không biết bà ta ở đâu mà đến đòi. Nghe đâu, sau đó bà ta đã bị
công an bắt", bà Rốt kể với giọng uất ức.
Bà
Rốt cũng cho biết, sau khi sang Hàn Quốc, con gái viết thư về cho biết
ang sống cùng gia đình chồng trong một căn hộ chung cư cũ. Nết không
được chồng cho đi làm, chỉ ở nhà để "sinh con nối dõi tông đường". Hai
năm, cô sinh liền 2 con, đứa đầu là gái, cháu bé sắp sinh cũng là gái,
nên chồng cô không mướn y tá chăm sóc nữa, đề nghị đưa bà Rốt sang phục
vụ vài tháng.
"Tôi
coi báo, thấy viết nhiều về cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc bị đánh chết,
rồi nhảy lầu tự tử nên sợ lắm. Nhân tiện con rể bảo lãnh sang nuôi vợ
nó ở cữ, tôi quyết tâm đi, dù phải chi thêm không ít tiền, để được tận
mắt xem con sống như thế nào" bà Rốt nói.
Ghi nhận của VnExpress, mỗi ngày có hàng trăm thiếu nữ xếp hàng dài trước Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM để xin cấp visa kết hôn, bất chấp cái nắng nóng đầu mùa.
Khuôn
mặt trẻ măng, cách phục trang mang đậm dấu ấn của mỗi miền quê, các cô
gái ôm khư khư tập hồ sơ trên tay, nhẫn nại chờ tới lượt mình được vào
phỏng vấn. Trong lúc chờ đợi, nhiều cô gái lôi những bức ảnh cưới đính
kèm trong hồ sơ ra để "khoe" nhau dung nhan các ông chồng Hàn.
Khi
thấy người lạ lân la gợi chuyện, các cô nhanh chóng chuyển sang thái
độ cảnh giác và trả lời tỉnh queo "em phỏng vấn để du học, hoặc đi xuất
khẩu lao động, đi du lịch" một cách trơn tru như thuộc bài.
Ở
vỉa hè phía bên kia đường trước cổng Lãnh sự, người thân các cô chăm
chú dõi theo nhất cử nhất động của con gái họ, trong sự giám sát của các
cò môi giới. Mỗi khi có người lạ mặt đến hỏi chuyện họ, những người
này áp sát lại hỏi han, rồi tìm cách cắt ngang câu chuyện của gia đình
cô dâu với những người không quen biết.
Và
mỗi một cô gái bước ra từ cổng Lãnh sự quán, người thân các cô cùng
đồng loạt chạy xô tới, hỏi thăm "có đậu không?, người ta phỏng vấn những
gì?...". Thái độ của người nhà lúc mừng rỡ, hớn hở, khi ỉu xìu theo
tâm trạng của những đứa con vừa bước ra từ cuộc phỏng vấn.
Vụ cô dâu Việt ở Hàn Quốc bị sát hại
Nhiều
tờ báo Hàn Quốc nhất loạt đưa tin tòa án phúc thẩm thành phố Deajeon
(miền Trung Hàn Quốc) đã y án sơ thẩm 12 năm tù đối với người chồng -
kẻ sát hại cô dâu Huỳnh Mai.
Hankyoreh, một tờ báo độc lập ở Hàn Quốc rất quan tâm đến vấn đề cô dâu và lao động Việt Nam tại nước này thông tin:
Thẩm phán Kim Sang Jun của tòa phúc thẩm thành phố Deajeon đã cáo buộc tội danh sát nhân đối với người đàn ông
độ tuổi 40 họ Chang (tên đầy đủ là Changamuke - theo nguyên tắc pháp
luật Hàn Quốc không cho công bố danh tính người phạm tội) và giữ nguyên
mức án sơ thẩm 12 năm tù.
Đối với xã hội Hàn Quốc, hình phạt 12 năm tù trên được mô tả là khá nặng.
Vụ
sát hại cô dâu Huỳnh Mai là sự kiện gây chấn động cả phía Việt Nam lẫn
Hàn Quốc nên đã thu hút sự chú ý rất lớn của công luận hai nước.
Tại
phiên tòa phúc thẩm, điều gây ngạc nhiên lớn nhất cho các phóng viên
Hàn Quốc là sự lạ lẫm trong bản án dường như chưa có tiền lệ ở các tòa
án Hàn Quốc.
Bỏ qua
tính khách quan của một văn bản pháp lý, bản án phúc thẩm của tòa án
thành phố Deajeon đã trích nhiều đoạn rất tình cảm trong lá thư cuối
cùng của cô dâu Huỳnh Mai gửi chồng, mô tả chi tiết những nỗi buồn trong
đời sống hôn nhân của Huỳnh Mai... gây xúc động mạnh mẽ đối với công
chúng.
Bên cạnh sự
thể hiện lòng ăn năn, như để đáp lại những dòng thư đầy nỗi niềm của
Huỳnh Mai, bản án cũng có những lời lẽ xúc động như một sự hồi âm muộn
màng đến với vong linh của cô gái xấu số.
Bài báo đăng trên tờ Hankyoreh trích
tóm tắt sự việc nêu trong bản án: "Tháng 12.2006 cô gái 19 tuổi Huỳnh
Mai được giới thiệu với một người đàn ông họ Chang qua một công ty môi
giới Việt Nam. Ngày giới thiệu cũng là ngày tổ chức đám cưới của hai
bên.
Tháng 5.2007,
Huỳnh Mai sang Hàn Quốc sống chung với chồng, nhưng vì bất đồng ngôn ngữ
nên cuộc sống vợ chồng rất khó khăn. Kết cuộc đến tháng 6, chỉ một
tháng sau khi qua Hàn Quốc, Huỳnh Mai muốn rời nhà để về nước nhưng bị
người chồng đang say rượu đánh đập”.
Một
phần khác của bản án tiếp tục được trích dẫn: "Nạn nhân chỉ mới 19
tuổi, khi đến Hàn Quốc ôm một ước mơ có một quan hệ vợ chồng thương yêu,
thấu hiểu lẫn nhau. Nhưng vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người
chồng, hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng khó khăn, lại bất đồng ngôn ngữ... nên không thể hưởng một cuộc sống gia đình suôn sẻ...
Cuối
cùng, nạn nhân muốn xóa đi cuộc hôn nhân và trở về Việt Nam, nhưng
điều đó lại gây cho bị cáo Chang hiểu lầm rằng mình rơi vào trường hợp
hôn nhân lừa dối".
Một mặt, bản án thể hiện tâm trạng ăn năn của những người theo dõi sự việc:
"Chúng
tôi bị giam cầm trong khuôn khổ, diện mạo của một quốc gia là cường
quốc kinh tế của thế kỷ XXI, nhưng thực tế chúng tôi không đủ sức nuôi
dưỡng một giấc mơ rất nhỏ của một cô dâu 19 tuổi. Chúng tôi mong muốn
rằng sự việc này sẽ không chỉ dừng lại ở hình phạt dành riêng cho cá
nhân bị cáo Chang".
Mặt khác, bản án cũng lên án hình thức môi giới hôn nhân mà ở đó người phụ nữ nước ngoài bị đối xử không hơn một món hàng hóa:
"Chúng
tôi không thể không tự lấy làm xấu hổ một cách sâu sắc khi nhìn thấy
quá trình bị cáo Chang chọn vợ một cách quá vội vã và thiếu cẩn trọng.
Không ai báo cho biết mà cũng không ai muốn biết rằng người chồng (vợ)
của tôi là ai, có mong muốn gì...
Đó
không chỉ riêng là trách nhiệm phía bị cáo Chang, mà nó còn là sự chưa
trưởng thành của xã hội chúng tôi trong cách đối xử với những phụ nữ
nước ngoài như một món hàng hóa nhập khẩu".
Bài báo của tờ Hankyoreh
cũng trích lời phỏng vấn thẩm phán Kim Sang Jun rằng khi xét xử vụ án
ông mang một tâm trạng xin được tha thứ như bản án đã thừa nhận: "Cần
phải thú nhận một cách đau đớn về tính dã man còn ẩn trong xã hội chúng
tôi".
Ông cũng nói
là ông rất muốn có mặt gia đình cô dâu Huỳnh Mai trong buổi xét xử như
để bù đắp nỗi đau của họ, nhưng đáng tiếc rằng mọi nỗ lực liên hệ với
công ty môi giới và các cơ quan chức năng của ông đều thất bại.
Báo Hankyoreh cũng rất mong muốn người Việt Nam được biết về bản án này, và ngỏ lời rằng họ mong chờ được biết phản ứng từ phía Việt Nam.
Những cô dâu Việt may mắn ở xứ Hàn
Hằng
24 tuổi, quê ở Thốt Nốt Cần Thơ, lấy chồng Hàn Quốc được hơn một năm.
Giữa năm 2006, cô tìm tới Trung tâm hỗ trợ kết hôn - Hội Liên hiệp phụ
nữ TP HCM (Trung tâm) xin tư vấn và nhờ mai mối lấy chồng. Sau khi được
một người đàn ông họ Chang, sống tại tỉnh Chung Cheong nam -do, Hàn
Quốc ưng chọn, Hằng kết hôn cùng chồng xuất cảnh về làm dâu xứ người.
Trong
thư gửi về Trung tâm, Hằng cho biết chồng cô làm công nhân tại một xí
nghiệp sản xuất da giày. Hằng không đi làm, vì chồng muốn cô chỉ ở nhà
lo quán xuyến nhà cửa, chăm sóc mẹ chồng hơn 80 tuổi. Mỗi ngày cô phải
thức dậy từ 5 giờ để nấu cơm cho chồng mang đến công ty ăn cả ngày, rồi
phục vụ bữa sáng cho mẹ chồng.
Một cô dâu Việt may mắn tìm được hạnh phúc trên đất Hàn. Ảnh: S.T. |
Hằng
nói, đã cố gắng hết cách nhưng vẫn chưa được mẹ chồng yêu quý. Cô cho
biết đi đâu cũng mua quà dành mẹ chồng, thậm chí phần quà chồng tặng,
cô cũng nhường tặng mẹ, nhưng bà vẫn không thân thiện. Đến bữa, bà
không ăn đồ Hằng nấu và chuẩn bị sẵn, mà lấy nước lạnh chan với cơm, để
tỏ thái độ ghét bỏ.
"Hồi
đầu, anh Chang không hiểu, bênh vực mẹ chồng, nên tụi con cự cãi tối
ngày. Thời gian đó, con buồn lắm, đêm nào cũng dầm mưa và khóc hàng
tiếng đồng hồ, nhưng bề ngoài vẫn cố gắng tỏ vẻ hạnh phúc. Bây giờ có
thai rồi, chồng cũng thương yêu nên con bớt tủi thân", Hồng viết.
Còn
thư của Liên, quê Giồng Riềng - Kiên Giang, lấy người chồng họ Park,
sống tại tỉnh Gangwondo, cho biết, gia đình chồng cô làm nông nghiệp.
Mỗi ngày cô phải ra ngoài ruộng làm việc tới 6 giờ tối mới xong việc.
Liên kể, do cô chăm chỉ, biết tiếng Hàn, nấu được đồ ăn Hàn, làm kim chi
giỏi, nên được mẹ chồng rất yêu thương.
"Thời
tiết ở đây rất lạnh, mấy hôm nay con phải mang ớt ra ruộng trồng,
tháng sau là lại đến kỳ gieo mạ rồi. Ở đây cũng làm ruộng như Việt Nam
mình. Nhưng ruộng nhỏ hơn, lại có máy móc hỗ trợ nên cũng đỡ cực", cô
dâu này viết.
Cô
Miến, quê Hậu Giang, cũng lấy chồng Hàn Quốc qua mai mối của Trung tâm
Hỗ trợ kết hôn TP HCM, viết thư về khoe được gia đình chồng yêu quý.
Các anh chồng mua sách về dạy cô tiếng và phong tục tập quán của nước
Hàn. Còn mẹ chồng mua chỉ và vải về cho cô thêu gối mỗi ngày.
Miến
hiện sống cùng gia đình chồng tại tỉnh Jeolabuk - do, Hàn Quốc. Tâm sự
với những người đã giúp cô xây dựng hạnh phúc, cô viết: "Cho con gửi
lới khuyên tới những cô dâu Việt Nam sắp sang Hàn Quốc, cố gắng học
tiếng Hàn cho giỏi, và biết nấu đồ ăn Hàn mới mong được gia đình chồng
thương yêu".Hằng, Liên, Miến là những cô gái đã may mắn tìm được những người chồng như ý, và có cuộc sống tương đối hạnh phúc trên đất Hàn, nhờ hiểu biết phong tục tập quán, ngôn ngữ và ẩm thực của xứ sở này, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kết hôn TP HCM, Lê Thanh Xuân cho biết.
Theo
bà Xuân, cả nước hiện có 9 trung tâm hỗ trợ kết hôn - thuộc Hội Liên
hiệp Phụ nữ VN. Tuy nhiên, trung tâm của các tỉnh, thành, hoạt động kém
hiệu quả, vì không có đối tác bên Hàn Quốc và thiếu cơ sở vật chất cần
thiết như phiên dịch tiếng Hàn, Internet, webcam... Hơn nữa, hầu hết
các cô đều không biết đến sự tồn tại của những nơi này. Trong khi đó,
các cò môi giới lần về tận nhà để lôi kéo vào những đường dây bất hợp
pháp.
Năm
2007, trung tâm giới thiệu chỉ vài chục cô dâu, trong khi Lãnh sự quán
Hàn Quốc tại TP HCM cấp tới 4.000 visa kết hôn cho các cô gái. "Lấy
chồng qua những đường dây môi giới kết hôn chui, đôi khi phải trả giá
cho sự rủi ro bằng sinh mạng của mình", bà Xuân bày tỏ.
Các cô gái Việt được trung tâm giới thiệu tập làm kim chi trong thời gian chờ chồng bảo lãnh. Ảnh: S.T |
Cũng
theo Phó giám đốc trung tâm, các cô dâu Việt thường xuất thân trong
các gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn dưới mức trung bình, nên coi
chuyện lấy chồng Hàn Quốc như một cơ hội đổi đời. Còn đàn ông Hàn tìm
vợ là những người cứng tuổi, học vấn thấp, khuyết tật ngoại hình, đã
từng đổ vỡ hôn nhân, hoặc góa vợ. Họ làm đủ nghề, công nhân, nông dân,
phần lớn là nghèo, không đủ tiền cưới, nên mới phải qua đây chọn vợ để
có người đẻ con, quán xuyến gia đình, chăm lo đồng áng.
"Có
nhiều lý do khiến các cô gái thích lấy chồng Hàn Quốc, nhưng mục đích
phổ biến nhất là nhằm xóa đói giảm nghèo", bà Xuân nhìn nhận.
Ghi nhận của VnExpress,
hầu hết cô dâu Việt sống chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long,
hoặc một vài địa phương khác như Tây Ninh, Bình Phước, Vũng Tàu, Đắc
Lắc. Còn tại TP HCM mỗi năm cũng có 3-4 cô gái ở huyện ngoại thành, đã
từng đi xuất khẩu
lao động, muốn quay lại Hàn Quốc, nên chọn con đường kết hôn. Đa phần
các cô gái biết và tìm đến Trung tâm theo chỉ dẫn của các cô dâu đi
trước, hoặc qua sự giới thiệu của Hội phụ nữ trên địa bàn.
Trung
tâm Hỗ trợ kết hôn TP HCM chỉ nhận môi giới cho những cô gái đã được
tư vấn kỹ, từ 20 tuổi trở lên. Theo quy trình, sau khi được tư vấn
nhưng vẫn muốn lấy chồng Hàn, các cô phải đăng ký kết bạn và nộp 20.000
đồng lệ phí.
Cán bộ tư vấn của Trung tâm sẽ
giúp họ xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân. Sau khi trung tâm và đối tác
Hàn Quốc trao đổi sẽ bố trí các đối tác tìm hiểu nhau qua mạng trước
vài tháng. Sau thời gian kết bạn qua mạng, nếu chọn được ý trung nhân,
trung tâm sẽ bố trí cho họ gặp mặt trực tiếp tại Việt Nam. Đồng ý thì
đám cưới sẽ được tổ chức.
Trong thời gian chờ
các chú rể về nước làm thủ tục bảo lãnh sau kết hôn, các cô dâu sẽ học
ngoại ngữ, nấu ăn, phong tục, tập quán của xứ chồng. Chi phí do gia
đình chú rể chi trả. Trong số hơn 200 đôi được trung tâm giới thiệu,
chỉ có 4 cặp ly hôn vì nảy sinh mâu thuẫn trong quá trình chung sống.
|
Shin Gang-chul và người vợ Việt Nam bên quán Cơm Bình Dân của gia đình
|
Chuyện về “ông ăng-ten”
Ngôi
nhà của ông Lee Si-kap nổi bật giữa những vườn táo và cánh đồng trồng
sâm ở Yeongju - một thị trấn miền Trung Hàn Quốc, bởi nó lọt thỏm bên
trong những cây nấm bằng thép khổng lồ. Người nông dân này đang sở hữu
85 chiếc chảo vệ tinh, thu được khoảng 1.500 kênh truyền hình từ hơn 100
quốc gia trên thế giới, nhiều hơn bất kỳ người Hàn Quốc nào. Chả thế
mà mọi người đặt cho ông biệt hiệu là “ông ăng-ten”. Cuối năm ngoái,
Lee Si-kap cùng hàng nghìn người mê công nghệ vệ tinh khác đã khởi động
chiến dịch lắp chảo vệ tinh nhân tạo cho gia đình nghèo có cô dâu
ngoại quốc sống ở vùng nông thôn Hàn Quốc để họ có thể bắt được thông
tin từ quê nhà. “Nhờ có ông Lee, giờ tôi đỡ nhớ quê hương, nhớ bố mẹ
hơn trước”, Bui Thi Huang, cô dâu 22 tuổi người Hải Phòng, Việt Nam
đang sống ở Yeongju cho biết.
Những
năm gần đây, Hàn Quốc đón nhận làn sóng ồ ạt các cô dâu đến từ Việt
Nam, Trung Quốc, Philippines. Họ kết hôn với những người nông dân vốn
rất khó tìm vợ người bản địa bởi các cô gái trẻ Hàn Quốc không muốn xa
rời thành thị về nông thôn. Ở những thị trấn như Yeongju, những cô dâu
ngoại trở thành nền tảng cho kinh tế địa phương. Họ cùng chồng gánh vác
việc ruộng đồng và đem lại âm thanh của một vùng ký ức, đó là tiếng
khóc trẻ thơ. Năm ngoái, 40% số phụ nữ lấy chồng nông thôn là người
nước ngoài. Chỉ tính riêng ở Yeongju, số cô dâu ngoại quốc tăng tới con
số 250, trong đó một nửa là người Việt Nam.
Ngoài
thời gian không “chơi đùa” với những chiếc chảo ăng-ten, Lee Si-kap
lại đảo một vòng quanh các làng lân cận để xem những người vợ ngoại
quốc có vấn đề gì về việc thu nhận tín hiệu truyền hình hay không.
“Những phụ nữ này phải rất vất vả để hòa nhập cuộc sống mới. Trong khi
chính quyền địa phương, gia đình chồng chỉ muốn biến họ thành người Hàn
Quốc, họ thường không chịu hiểu cảm giác cô độc là thế nào”, Lee
Si-kap - người đàn ông 39 tuổi chưa vợ cho biết.
Sự
đồng cảm Lee Si-kap đối với những cô dâu ngoại quốc một phần xuất phát
từ trải nghiệm của cuộc đời, mặc cảm là một đứa trẻ đã bị bố bỏ rơi từ
nhỏ, ông đã vượt lên số phận, khám phá những điều mới mẻ bên ngoài thế
giới quen thuộc của mình qua những chiếc vệ tinh. Thỉnh thoảng chạm
trán với những ông chồng khó tính, ông Lee và bạn bè thuyết phục họ
rằng việc xem truyền hình vệ tinh thực sự giúp các cô dâu ngoại vượt
qua nỗi cô đơn và thích nghi với cuộc sống tốt hơn.
Những chiếc chảo vệ tinh của “ông ăng-ten” Lee Si-kap
|
Học tiếng Việt để hiểu vợ
Cách
Yeongju khoảng 160km, tại trung tâm Thủ đô Seoul, cứ thứ bảy hàng tuần
là Shin Gang-chul lại tới học lớp tiếng Việt cùng 8 người khác trong
độ tuổi từ 40-60. Họ đều có mong muốn có thể trò chuyện được với người
vợ Việt của mình. Trong một căn phòng nhỏ ở trung tâm di trú tại phía
bắc Seoul này, họ học nói, đọc, viết tiếng Việt khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Sau đó, tất cả mọi người ngồi uống trà, cùng thảo luận những rắc rối
trong cuộc hôn nhân của họ mà nguyên nhân đều do sự khác biệt trong
phong tục tập quán, truyền thống văn hóa gia đình.
Từ
lâu, việc học ngôn ngữ của cô dâu được xem là không cần thiết, thế
nhưng, quan điểm này đang dần thay đổi ở một số đàn ông Hàn Quốc cũng
như gia đình họ. Ví dụ trong gia đình ông Shin, mọi người đều nhận ra
rằng cả hai bên nên hiểu rõ văn hóa của nhau. “Tôi muốn cho con học một
trường dạy tiếng Việt khi nó lớn lên. Nếu nó có thể nói được 2 thứ
tiếng thì tốt quá”, Shin nói về đứa con gái 1 tuổi của anh với người vợ
Việt Nam tên Nguyen Thi Hien. “Tôi rất vui khi anh ấy học tiếng Việt.
Đây là điều mà nhiều người bạn Việt của tôi chẳng dám trông mong từ các
ông chồng Hàn Quốc của họ” - bà Nguyen cho biết.
Shin
và vợ ông gặp nhau lần đầu cách đây 3 năm tại Đồng Nai thông qua một
người môi giới Hàn Quốc. Nhưng khác với những người đàn ông Hàn có hoàn
cảnh tương tự, Shin rất xem trọng nguồn cội của vợ. Cả hai vợ chồng
Shin-Nguyen đã mở một nhà hàng Việt tại phía bắc Seoul cách đây hai
tháng, lấy tên là Cơm bình dân. Shin mời mẹ vợ sang làm đầu bếp cho nhà
hàng này. Hiện tại, đại gia đình họ, bao gồm hai vợ chồng Shin-Nguyen
và cả cha mẹ của hai bên, cùng sống đầm ấm trong một căn nhà ở Seoul.
Một
xu hướng dễ nhận thấy là ngày càng có nhiều nam giới Hàn Quốc bắt đầu
suy nghĩ vượt ra ngoài nền văn hóa của họ và hào hứng đón nhận những
khác biệt từ một nửa của mình. Thậm chí, nhiều người trong số họ đang
cân nhắc đến việc chuyển đến định cư tại quê vợ khi về hưu. Theo một
chuyên gia từ trung tâm nhân quyền phụ nữ ở Seoul, cách đây 5 năm thì đó
là điều không tưởng.
Nỗ lực của Chính phủ
Cũng
theo kế hoạch của Bộ Y tế, Phúc lợi xã hội và Gia đình Hàn Quốc, 10
thành phố ở các tỉnh như South Chungcheong, South Jeolla and Gyeongsang,
nơi tập trung nhiều phụ nữ nước ngoài kết hôn với người Hàn Quốc đã
tuyển 18 người vợ ngoại quốc giỏi tiếng Hàn làm phiên dịch để giúp đỡ
những người cùng hoàn cảnh khi họ tới các cơ sở y tế. Cho đến nay, những
cô dâu nước ngoài hầu như không được hưởng các dịch vụ y tế bởi rào
cản ngôn ngữ và lý do tài chính nên vấn đề này đang được nỗ lực cải
thiện. Đây là một phần trong kế hoạch tăng cường dịch vụ biên, phiên
dịch cho những phụ nữ nước ngoài chọn Hàn Quốc là quê hương thứ hai do
Tổng thống Lee Myung-bak đề xuất với chủ trương an sinh xã hội cho tất
cả mọi người.
Năm
2008, Chính phủ nước này đã mở các lớp dạy ngoại ngữ miễn phí trên
mạng, bao gồm tiếng Anh, Việt Nam, Nhật Bản, Mông Cổ, Thái Lan và Trung
Quốc dành cho đàn ông Hàn Quốc cưới vợ nước ngoài. Cẩm nang dành cho họ
được phát hành gần đây đều có cung cấp thông tin về tập quán, thói
quen ăn uống, giá trị gia đình, ý thức cộng đồng, cách ứng xử... tại
quê hương của các cô dâu.
Ngoài
ra, kể từ sau vụ cô dâu Huỳnh Mai người Việt, 19 tuổi, bị chồng sát
hại hồi năm 2007, Bộ Tư pháp và Bộ Bình đẳng giới Hàn Quốc đã mở các
lớp đặc biệt dành cho những ai muốn cưới vợ người nước ngoài đến học
các vấn đề về pháp luật và văn hóa. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, với
các cặp vợ chồng không cùng chung ngôn ngữ, nhất là những đám cưới diễn
ra chóng vánh và người môi giới không trung thực về hoàn cảnh cũng như
khả năng tài chính của người chồng thì việc không thể trao đổi thông
tin và xung đột là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành hoặc ly hôn.
Vì
thế, với cách nhìn nhận cô dâu ngoại của Chính phủ Hàn Quốc cũng như
của một bộ phận nam giới nước này ngày càng cởi mở hơn, có lẽ cuộc sống
của người vợ nước ngoài, trong đó có những cô dâu Việt, sẽ ngày một tốt
hơn trên xứ người.
Họ Lý Hàn QuốcHiện
nay, một trong những quốc gia có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn
hoá và một phần đời sống kinh tế Việt Nam là Đại Hàn. Bật tivi lên,
người ta không những thấy đầy dẫy các quảng cáo hàng hoá của Đại Hàn mà
còn được xem vô số phim do Đại Hàn, chủ yếu là Nam Hàn, tức Hàn quốc
sản xuất. Qua phim ảnh, một số thời trang, từ cách ăn mặc đến các kiểu
tóc của Nam Hàn cũng dần dần phổ biến trong xã hội Việt Nam. Trong mục VQTG kỳ này, MN sẽ nói đến một thứ ảnh hưởng ngược, đó là ảnh hưởng của người Việt Nam trong xã hội Đại Hàn qua cuộc đời và sự nghiệp của một người Việt tị nạn ở Đại Hàn vào thế kỷ 13: hoàng tử Lý Long Tường. Tuy người Việt Nam chúng ta ít biết đến hoàng tử Lý Long Tường, thậm chí, trong một thời gian dài, cả hàng mấy trăm năm, ngay cả giới sử gia cũng không hề nghe nhắc đến tên của ông, nhưng ở Đại Hàn, Lý Long Tường là một danh nhân. Bức tượng của ông được dựng uy nghi gần thủ đô Seoul của Hàn Quốc, là nơi du khách từ khắp nơi đến thăm viếng và người dân trong nước đến để tỏ bày lòng ngưỡng mô.. Tại sao lại có hiện tượng nghịch lý như vậy? Tại sao một người Việt Nam mà lại tạo được sự nghiệp vẻ vang ở nước người như vậy? Để tìm hiểu vấn đề này, MN đã phỏng vấn giáo sư Trần Gia Phụng, hiện đang định cư tại thành phố Toronto thuộc Canadạ Giáo sư Trần Gia Phụng là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam xuất bản tại Canada như bộ "Những câu chuyện Việt sử" gồm 3 tập, "Những cuộc đảo chánh trong cung đình Việt Nam", "Những kỳ án trong Việt sử", hay "Quảng Nam trong lịch sử", v.v... Minh Nguyệt: Trước hết, xin ông cho biết sơ qua về thân thế hoàng tử Lý Long Tường. Trần Gia Phụng: Theo những tài liệu mới phát hiện thì hoàng tử Lý Long Tường sống vào thế kỷ 13 và là con thứ của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175), em của vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210), và là chú của vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224). Tôi nói tài liệu mới phát hiện là vì những bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục hoàn toàn không viết về Lý Long Tường, và có thể không biết có Lý Long Tường trong lịch sử. Chỉ vào nửa sau cuả thế kỷ 20, khi hậu duệ cuả hoàng tử Lý Long Tường về Việt Nam tìm hiểu nguồn cội tổ tiên, thì chúng ta mới biết đến vị hoàng tử nhà Lý mà thôị Lý Long Tường có thể được xem là một trong những ông tổ vượt biên vì lý do chính trị đầu tiên cuả người Việt Nam. MN: Xin ông cho biết rõ hơn lý do tại sao hoàng tử Lý Long Tường phải bỏ nước vượt biển ra đi. TGP: Như tôi đã thưa, Lý Long Tường vượt biên vì lý do chính tri.. Nguyên là như thế nầy: Năm 1225, Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh một cách khôn khéo, lật đổ nhà Lý, đưa cháu là Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1225-1258), lập ra nhà Trần. (1225-1400). Sau cuộc đảo chánh không đổ máu, thì đến cuộc tàn sát đổ máụ Trần Thủ Độ đưa ra 3 biện pháp để tiêu diệt họ Lý: thứ nhất buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, thứ nhì đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non biên giới phía bắc, và thứ 3 tàn sát con cháu nhà Lý. Vì sự ngược đãi của Trần Thủ Độ, con cháu nhà Lý bỏ trốn, trong đó có Lý Long Tường. Ông ra đi không phải để cầu viện hay tìm cách khôi phục nhà Lý, mà chỉ để bảo toàn sinh mạng và để lo việc thờ cúng tổ tiên. Tấm bia ghi lại công nghiệp của Lý Long Tường còn lưu lại hiện nay ở Thụ Hàng Môn (Bắc Cao Ly), có ghi như sau: "Năm bính tuất [1226], niên hiệu Bảo Khánh (đời Tống) trong nước có loạn, việc thờ cúng tổ tiên ở nhà Tông miếu bị huỷ bỏ, ông là chú vua, khóc ở miếu Nam Bình, rồi đem đồ tế khí ở bàn thờ tổ tiên, chạy về hướng đông." MN: Tại sao hoàng tử Lý Long Tường không sang tỵ nạn ở Trung Hoa mà lại sang Cao Ly? TGP: Tấm bia tôi vừa nói ở trên hoàn toàn không nói đến lý do vì sao Lý Long Tường qua Cao Ly mà không qua Trung Hoa.Trong quyển tiểu thuyết dã sử nhan đề là Hoàng thúc Lý Long Tường của một tác giả Cao Ly, ông Kang Moo Hak, có viết rằng Lý Long Tường qua Trung Hoa, tới Nam Kinh nhưng được biết rằng sứ thần nhà Trần đã qua Nam Kinh xin phong vương, và nhà Tống đã chấp thuận, nên Lý Long Tường thấy không thể ở lại Trung Hoạ Ông nhờ một người Cao Ly đưa qua nước Cao Ly. Vì sách của tác giả Cao Ly là một tiểu thuyết dã sử nên ở đây chúng ta không cần cẩn án về các chi tiết. Tuy nhiên có một điểm có thể ghi nhận là Lý Long Tường đã đến Trung Hoa trước khi đến Cao Ly, và có thể ông thấy ở Trung Hoa chưa an toàn, nên ông tiếp tục đi qua Cao Lỵ Ngoài ra, tại sao chúng ta không nghĩ đến một giả thuyết rằng trên cuộc hải trình, Lý Long Tường có thể bị gió bão đẩy đi xa, hoặc thuyền của ông trôi theo dòng nước nóng Kuro Shivo lên tận biển Cao Lỷ MN: Tại sao hoàng tử Lý Long Tường được xem là một vị anh hùng ở Cao Ly? TGP: Lý Long Tường được xem là một anh hùng Cao Ly vì ông đã giúp vua Cao Ly chống lại hai cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ vào các năm 1232 và 1253. Nguyên khi đến Cao Ly, Lý Long Tường lên bộ ở tỉnh Hoàng Hải (Hwanghae), trên bờ biển phía tây Cao Ly, ở phía trên vĩ tuyến 38, trong eo biển nhìn qua Trung Hoạ Ông được chính quyền Cao Ly tiếp đón ân cần, và chấp nhận cho ông dung thân tại Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải. Năm 1232, vua Mông Cổ là A Hoạt Đài (Ogadai) tức Nguyên Thái Tông (trị vì Mông Cổng 1229-1241), sai quân đánh qua Cao Lỵ Quân Mông Cổ đi bằng hai đường: đường bộ và đường thuỷ. Trên đường bộ, quân Mông Cổ tách làm 2, một cánh đánh thẳng vào kinh đô Cao Ly lúc đó là Khai Kinh, ở trung tâm nước Cao Ly, và một cánh quân đánh các tỉnh miền tây Cao Lỵ Về đường thuỷ, quân Mông Cổ vượt giữa Trung Hoa và Cao Ly, tiến đánh tỉnh Hoàng Hải nhưng sau đó bị đẩy luị Một trong những tướng lãnh góp công đẩy lui quân Mông Cổ ở tỉnh Hoàng Hải là Lý Long Tường. Năm 1253, vua Mông Kha (Mangu) của Mông Cổ tức Nguyên Hiến Tông (trị vì Mông Cổ 1251-1259) gởi quân đánh Cao Ly lần nữạ Quân Mông Cổ tràn đến tấn công Hoàng Hải cả đường thuỷ lẫn đường bô.. Lý Long Tường đã cầm cự vững vàng vùng đất nầỵ Sau khi quân Mông Cổ rút lui, vua Cao Ly cho xây tại Bồn Tân một công trình kỷ niệm chiến công của Lý Long Tường là "Thụ Hàng Môn". Tại đây, vào năm 1711, người Cao Ly dựng một tấm bia ghi công trạng của Lý Long Tường. Nhờ thế hậu thế mới biết được ông là một hoàng thân họ Lý qua định cư tại Cao Ly. MN: Còn con cháu Lý Long Tường về sau như thế nào? TGP: Văn bia dựng ở Thụ Hàng Môn cũng có ghi sơ lược về con cháu của Lý Long Tường. Con cháu ông nhiều người đỗ đạt làm quan. Con ông là Lý Căn, làm Nghệ Văn Đại Đế Học, Kim Tử Quang Lộc Đại Phu; cháu của ông là Lý Huyền Lương giữ chức Lễ Bộ Tham Nghị Thượng Thư; Lý Long Tuyền làm Giám Tu Quốc Sử. Cháu đời thứ 5 là Lý Duy, đời thứ 6 là Lý Mạnh Nghệ được sắp vào hàng 72 danh sĩ ở ẩn vì giữ trung nghĩa, không ra làm quan với kẻ soán nghi.ch. Sau khi Cao Ly chia hai năm 1953, hậu duệ họ Lý cũng chia hả Một nhánh ở lại tỉnh Hoàng Hải, một di cư xuống phía nam vĩ tuyến 38, lập nghiệp ở Hán Thành và ở Đông Hoả, một thành phố ở đông nam Cao Lỵ Cho đến nay, kể từ Lý Long Tường, họ nầy truyền được 26 đời. Trước 1975, ông Lý Khánh Huân, đời thứ 25 tính từ Lý Long Tường, đến Sài Gòn để tìm về cội nguồn tổ tiên, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh, nên chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa không giúp đỡ được gì nhiềụ Năm 1994, ông Lý Xương Căn, con của ông Lý Khánh Huân, tức đời thứ 26, qua Việt Nam, tìm đến bái vọng tổ tiên tại từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Tiên Sơn cũ), tỉnh Bắc Ninh. (Đình Bảng cách Hà Nội 20 cây số về phía đông bắc, trên quốc lộ 1A đi từ Hà Nội đến Bắc Ninh) Vừa rồi là buổi phỏng vấn của MN với giáo sư Trần Gia Phụng về cuộc đời và sự nghiệp của hoàng tử Lý Long Tường tại Đại Hàn cách đây gần 8 thế kỷ. MN cám ơn giáo sư TGP đã dành thì giờ cho buổi phỏng vấn và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới. Minh Nguyệt (Trích từ Hoa Sơn Trang)
(Theo BBC, 11.8.2006)
|