Tim thông tin blog này:
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
Kiếp sau, sẽ là… chuột cống!
Như Thổ
(PetroTimes) - Có lẽ đây phải được coi là kỷ lục buồn, bởi tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam, đã phải đổ đi vì… không ăn được!
Số là thế này, ngày 12/2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp),
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là: Tô hủ tiếu lớn nhất và
Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.
Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam này có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm,
thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp…
có thể phục vụ cho hơn 1.000 lượt khách. Đi cùng kỷ lục này còn có đĩa
lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ dài
180cm.
Bên cạnh tô hủ tiếu "khủng" còn có đòn bánh phồng tôm dài 2,2 m; đường
kính 0,4 m, trọng lượng 160 kg. Theo nhà sản xuất, nguyên liệu làm nên
gồm 30% tôm, 70% tinh bột khoai mì với gia vị tiêu, hành, ớt.
Hòa hợp dân tộc: Mong người trên ngựa chìa bàn tay
Xuân Linh
VNN
- 'Trong một lần đi thăm Mỹ, tôi tiếp xúc với một số anh em đã từng
phục vụ chế độ cũ, một người tâm sự rằng: trong cuộc chiến, chúng tôi là
người ngã ngựa, còn các anh là những người chiến thắng, ngồi trên mình
ngựa. Nhiều lúc, chúng tôi ước mong, những người ngồi trên mình ngựa hãy
cúi xuống chìa bàn tay kéo chúng tôi dậy'.
Trò chuyện với VietNamNet về chủ đề hòa hợp dân tộc nhân 40 năm thống
nhất đất nước, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, ủy viên Đoàn Chủ tịch TƯ MTTQ VN,
Chủ tịch Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao, Chủ nhiệm UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có
nhiều trăn trở.
"Chiến tranh đã kết thúc 40 năm, chúng ta cần làm gì nữa để cho chủ
trương nhân văn của Đảng và Nhà nước ta thực sự lan tỏa trong cuộc sống,
xóa tan mặc cảm và khác biệt về nhận thức trong đồng bào cả trong và
ngoài nước" - ông suy tư.
Đầu năm viếng nhà Anh học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh
TPO - Sáng mùng 1 Tết Ất Mùi (19/2), Ban Bí thư T.Ư Đoàn do Bí thư
thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu tới thăm, chúc Tết các đồng
chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và thắp hương tưởng nhớ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).
Chùm ảnh đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh.
Đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh. Ảnh: Ngọc Thắng.
Chùm ảnh đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh.
Đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh. Ảnh: Ngọc Thắng.
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
Tết thăm nhà bác Phiêu mênh mông tình dân
Thăm nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Nhiều bức ảnh chụp tư dinh của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu được gửi tới BBC qua mạng internet vào ngày mùng Một Tết Kỷ Sửu.
Nhiều bức ảnh chụp tư dinh của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu được gửi tới BBC qua mạng internet vào ngày mùng Một Tết Kỷ Sửu.
Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015
"Liệt sĩ" nào lỡ oánh Mỹ, Tàu, Cam quá đà được miễn truy cứu trách nhiệm"
Các công dân Việt Nam qua các thời kỳ oánh nhau với Mẽo, Tàu, Cam
có giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công bị coi như đã hy sinh do mất
tích, thất lạc đơn vị nay tìm về bản quán được miễn truy cứu trách nhiệm, kể cả mấy ông sợ chết, khổ
quá, đào ngũ, bỏ ngủ, chiêu hồi sẽ được du di tha thứ tuốt, tất cả
đều là nạn nhân chiến tranh. Vì Nhà nước không thể truy tố "liệt sĩ",
cũng không sợ tố cáo vì hổng lẽ đồng đội cùng chia bùi xẻ ngọt, cùng oánh nhau với địch sứt đầu mẻ trán lại đi tố cáo
đồng chí mình.
Thợ Cạo đùa thôi, chứ mỗi câu chuyện gắn với những mảnh đời xiêu bạt, đầy trắc ẩn mà người trong cuộc chưa thể kể hết. Nhiều người bị thương tật, mất trí nhớ sống lang bạt tha hương cầu thực nhưng trong tâm tưởng họ đều mòn mõi một ngày nào đó được quy cố hương thăm lại người thân như "lá rụng về cội". Cho dù nguyên nhân, động cơ gì mà thành "liệt sĩ" nhiều năm mới trở về thì họ đều đáng thương, đáng được nhà nước kịp thời giải quyết chính sách, xã hội quan tâm giúp đỡ để họ sớm hòa nhập cuộc sống cho những năm tháng còn lại cuối đời.
Mình nghĩ không ít trường hợp trở về trong lặng lẽ và còn nhiều người khác vì một lý do sâu kín nào đó đành chôn thân nơi đất khách quê người...
Một số trường hợp "liệt sĩ" trở về được báo chí ghi nhận thời gian qua:
2002 - “Liệt sĩ” Lê Khắc Hơng chiến trường Miền Nam quê Thái Nguyên sau 27 năm
2006 - “Liệt sĩ” Lê Văn Bắc chiến trường Campuchia quê Quảng Ninh sau 38 năm
Thợ Cạo đùa thôi, chứ mỗi câu chuyện gắn với những mảnh đời xiêu bạt, đầy trắc ẩn mà người trong cuộc chưa thể kể hết. Nhiều người bị thương tật, mất trí nhớ sống lang bạt tha hương cầu thực nhưng trong tâm tưởng họ đều mòn mõi một ngày nào đó được quy cố hương thăm lại người thân như "lá rụng về cội". Cho dù nguyên nhân, động cơ gì mà thành "liệt sĩ" nhiều năm mới trở về thì họ đều đáng thương, đáng được nhà nước kịp thời giải quyết chính sách, xã hội quan tâm giúp đỡ để họ sớm hòa nhập cuộc sống cho những năm tháng còn lại cuối đời.
Mình nghĩ không ít trường hợp trở về trong lặng lẽ và còn nhiều người khác vì một lý do sâu kín nào đó đành chôn thân nơi đất khách quê người...
Một số trường hợp "liệt sĩ" trở về được báo chí ghi nhận thời gian qua:
2002 - “Liệt sĩ” Lê Khắc Hơng chiến trường Miền Nam quê Thái Nguyên sau 27 năm
Tức Lê Khắc Hưng, bị thương... lấy vợ ở Cần Thơ.
2004 - “Liệt sĩ” Đào Văn Hùng chiến trường Campuchia quê Bến Tre sau 17 năm
Đánh nhau ở biên giới CPC - TL, bị Thái bắt thả, lấy vợ có 3 con ở Battambang, nhập quốc tịch CPC.
2006 - “Liệt sĩ” Lê Văn Bắc chiến trường Campuchia quê Quảng Ninh sau 38 năm
Tức Lê Văn Róc bị quân Lon Nol bắt thả, có vợ 6 con, làm thuê ở An Giang, Long An
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)