Thợ Cạo đùa thôi, chứ mỗi câu chuyện gắn với những mảnh đời xiêu bạt, đầy trắc ẩn mà người trong cuộc chưa thể kể hết. Nhiều người bị thương tật, mất trí nhớ sống lang bạt tha hương cầu thực nhưng trong tâm tưởng họ đều mòn mõi một ngày nào đó được quy cố hương thăm lại người thân như "lá rụng về cội". Cho dù nguyên nhân, động cơ gì mà thành "liệt sĩ" nhiều năm mới trở về thì họ đều đáng thương, đáng được nhà nước kịp thời giải quyết chính sách, xã hội quan tâm giúp đỡ để họ sớm hòa nhập cuộc sống cho những năm tháng còn lại cuối đời.
Mình nghĩ không ít trường hợp trở về trong lặng lẽ và còn nhiều người khác vì một lý do sâu kín nào đó đành chôn thân nơi đất khách quê người...
Một số trường hợp "liệt sĩ" trở về được báo chí ghi nhận thời gian qua:
2002 - “Liệt sĩ” Lê Khắc Hơng chiến trường Miền Nam quê Thái Nguyên sau 27 năm
Tức Lê Khắc Hưng, bị thương... lấy vợ ở Cần Thơ.
2004 - “Liệt sĩ” Đào Văn Hùng chiến trường Campuchia quê Bến Tre sau 17 năm
Đánh nhau ở biên giới CPC - TL, bị Thái bắt thả, lấy vợ có 3 con ở Battambang, nhập quốc tịch CPC.
2006 - “Liệt sĩ” Lê Văn Bắc chiến trường Campuchia quê Quảng Ninh sau 38 năm
Tức Lê Văn Róc bị quân Lon Nol bắt thả, có vợ 6 con, làm thuê ở An Giang, Long An
2009 - “Liệt sĩ” Lê Văn Luận chiến trường Campuchia quê Hưng Yên sau 29 năm
Bán nước mía, có vợ ở Siêm Riệp, Campuchia
2010 - “Liệt sĩ” Ngô Văn Bính chiến trường Campuchia quê Nghệ An sau 30 năm
ông này có vợ và 4 con ở An Giang.
2010 - "Liệt sĩ" Lò Văn Cân chiến trường Lào quê Thanh Hóa sau 40 năm
Lấy vợ Lào có 3 con sống nghèo khổ ở tỉnh Salavan
2010 - "Liệt sĩ” Hoàng Văn Hùng chiến trường Campuchia quê Thanh Hóa sau 36 năm
Lấy vợ có 4 con ở Đồng Tháp
2011 - “Liệt sĩ” Lê Xuân Hào chiến trường Campuchia quê Hà Nội sau 28 năm
Tức Chea Hay có vợ Campuchia và 4 con ở Pursat, đánh cá ở Biển Hồ, CPC.
2011 - “Liệt sĩ” Phạm Tuấn Hanh chiến trường Đông Nam Bộ quê Hải Dương sau 36 năm
Tức ông Ba Bắc Kỳ lang bạc làm thuê khắp các tỉnh Miền Tây, không vợ con.
2011 - “Liệt sĩ” Nguyễn Thị Ngọ chiến trường Miền Nam quê Quảng Nam sau 45 năm.
Tức Đặng Thị Bích Ngọc, bà bị thương ra Bắc an dưỡng, sau 1975 công tác ngành y tế ở Tiền Giang.
2012 - “Liệt sĩ” Phạm Văn Hai chiến trường Miền Nam quê Quảng Nam sau 37 năm
Bị thương rồi lấy vợ có con, ở cách quê nhà chưa đầy 60 km.
2013 - “Liệt sĩ” Phạm Văn Được chiến trường Campuchia quê Hải Phòng sau 40 năm
Tức
Phan Hữu Lợi lang bạc làm thuê kiếm sống ở Campuchia và Tây Ninh...
không vợ con. Ông này có số đỏ, khi trở về được hổ trợ ưu ái nhất do lý
lịch nhân thân tốt.
2013 - “Liệt sĩ” Nguyễn Viết Thuấn chiến trường Miền Nam trở về Hà Nội sau 38 năm
Theo nhà ngoại cảm, gia đình bốc nhầm hài cốt của người khác, ông này có vợ con ở An Giang.
2014 - “Liệt sĩ” Nguyễn Đình Dầu chiến trường Campuchia trở về Hưng Yên sau 35 năm
Có vợ 3 con ở An Giang.
2014 - “Liệt sĩ” Nguyễn Chánh Nhường chiến trường Miền Nam trở về Nghệ An sau 40 năm
Mất trí nhớ, lưu lạc ở đâu không rõ, không vợ con.
Xem thêm: "Biệt tích" 41 năm vì giận vợ
Chắc chắc là còn thiếu sót, nếu bạn biết thêm trường hợp nào khác, xin đóng góp link để cùng chia sẻ cùng.
Theo Đại tá Nguyễn Hùng Phong, Phó chủ tịch Thường trực Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam
- Việc đầu tiên
phải làm
là công nhận những “liệt sĩ” trở về còn sống bằng cách hủy giấy báo tử,
thu hồi
Bằng Tổ quốc ghi công đã cấp, kịp thời giúp đỡ họ về vật chất và tinh
thần để hòa nhập với cuộc sống hiện tại. Đồng thời, cần tìm hiểu nguyên
nhân
mất liên lạc.Trong thời gian mất liên lạc, người “liệt sĩ” ấy sống ở
đâu? làm
gì?... Sau khi đã hoàn thành quá trình xem xét xác minh, các cơ quan
chức năng
có thẩm quyền tạo điều kiện làm thủ tục công nhận “liệt sĩ” trở về là
người còn
sống; giúp họ nhanh chóng được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân
theo
đúng quy định của pháp luật.
11 loại công văn, biên bản giải quyết chế độ của ông Phan Hữu Được.