Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Miên man về cái đọc.

Nhân xem bài: Cần bắt buột thầy cô phải đọc sách.
https://vnexpress.net/…/thay-vi-to-chuc-thi-day-gioi-hay-ba…
Nghe thảm cho nền giáo dục XHCH làm sao!. Đa số độc giả phản ứng... Đúng, vì không có tính khả thi nhưng ngẫm có lẽ người comment từng qua thời đi học như vậy nên không khác mấy với thầy cô ngày nay. Thói quen đọc sách hình thành từ khi còn trẻ, giờ thì muộn, tâm hồn đã xơ cứng rồi.
Thế hệ học sinh chúng tôi thụ hưởng nền giáo dục thời VNCH. Có bạn đọc sách từ tiểu học, truyện tranh, truyện cố tích. Số ít, có bạn đã tiếp xúc dần với kiến thức khoa học, chính trị xã hội... Lớn lên, đa số bắt đầu đọc nhiều từ cấp trung học, nhất là vào mấy năm cuối cấp, khi chuẩn bị bước vào đời. Ai cũng ít nhiều đều đọc một thể loại nào đó để bổ túc cho vốn học ở sách giáo khoa hoặc đơn giản để thoả mãn sở thích. Coi việc xem sách là thú vui giải trí sau giờ học. Không nhà trường nào, thầy cô nào định hướng hay ép buột phải đọc sách này sách nọ.
Có nhiều nguồn sách: bỏ tiền ra mua, thuê tiệm, mượn sách ở thư viên hoặc của bạn bè. Người ít đọc "chí bét" cũng vài chục cuốn, cá biệt có người đọc lên đến cả ngàn. Chúng tôi xem đa dạng, đủ các thể loại sách "đông tây kim cổ". Ngoài của Việt Nam ra, xem nhiều nhất là tiểu thuyết đủ các nền văn học. Từ truyện lịch sử, kiếm hiệp Tàu đến tiểu thuyết Nhật, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Mỹ Latin... Đa số chúng đều hay vì có hấp dẫn, có giá trị nhân văn, người ta mới dịch.
Người đọc kỹ, người đọc lướt ngấu nghiến "hầm bà lằn", dù sao "không bổ bề dọc thì cũng bổ bề ngang" và làm cho đời mình phong phú. Còn ai chỉ mê sách, TV lịch sử Tàu, nhập tâm chỉ làm cho người đối với người mưu mẹo, thâm độc hơn mà thôi. Ai chỉ biết có văn học cách mạng, thì chỉ thấy đời đầy hoa theo những lối mòn.
TC nhớ và nghĩ vậy!.

Tìm kiếm Blog này