Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Về Tư lệnh Lê Đức Anh.

Kỷ niệm với Tư lệnh Lê Đức Anh.
Khoảng năm 1981, tôi từ Campuchia về dự hội nghị tại Đoàn 478 (thuộc Tiền phương Bộ Quốc phòng) - nay ở khu vực Trung tâm Nhiệt đới Nga và Siêu thị, gần góc Ngã 6 dân chủ, SG. Lúc ấy, ông là Thứ trưởng Bộ QP kiêm Tư lệnh Mặt trận 719, còn tôi chỉ là lính lác quèn, cấp thiếu uý. Tôi được tổ chức chỉ định báo cáo về tình hình và kinh nghiệm thực tế trong công tác ở cơ sở. Trước đó Bộ đã có Phương án nhưng có lẽ muốn nghe các cấp dưới phản ánh về tình hình cũng như khó khăn của người trực tiếp hoạt động để chỉ huy cấp cao củng cố quyết tâm. Ngay sau đó, MT 719 triển khai Phương án dùng biện pháp tổng hợp, đẩy mạnh tấn công địch với 3 mũi giáp công: Dân vận, Địch vận và Tác chiến.
Tầm cỡ như ông vẫn chịu khó lắng nghe đến cấp xã, tôi nghĩ ông là người sâu sát. Không biết nhiều về ông, nhớ vậy thôi chứ đại ùi gùe khoe mẽ làm chi !.
Không biết ông Lê Đức Anh có lưu ý chuyện tôi kể trong lần ấy?
- Tôi là người ăn cùng mâm với 2 hàng binh Pol Pot. Dám cấp lại súng và đạn cho họ mà không kịp xin thỉnh thị của cấp trên, chẳng sợ họ bắn lại. Làm vậy để họ có lòng tin, buột họ dẫn đi đánh vào hang ổ chúng. Trận đó diễn ra ban đêm trên núi, nổ súng khoảng 2 phút, chớp nhoáng như film, phía ta chỉ với 6 khẩu AK. Đã xoá sổ một đội vũ trang truyền cấp huyện của địch, có hàng binh, có tù binh, có tiêu dịêt và thu vũ khí. Bạn nào quan tâm, xem thêm trận đánh nhớ đời liều mạng của tôi:
https://tongkhothocao.blogspot.com/…/04/tran-anh-nho-oi.html


Ông Lê Đức Anh mất, có người lại cào bàn phím vu vạ "tội" cũ của ông.
Cho là ông LĐA phải chịu trách nhiệm việc TQ tàn sát bộ đội, để mất Gạc Ma. Là thù hằn với chế độ làm mờ lý trí hoặc không hiểu thế nào là chiến thuật và quân lệnh mang tính đặc thù của QĐNDVN. Vì đến giờ vẫn chưa có thông tin được giải mật thực sự toan tính của hai bên, TQ và VN lúc ấy. Địch, Ta đặt ra mục tiêu chiếm và giữ bao nhiêu bãi đá, theo cách nào?. Mất Gạc Ma không thể gọi là lỗi, mà sự kiện đau lòng về nhân mạng ngoài dự tính. Ai to mồm chém gió phải đặt mình vào tình thế hiểm nguy đó, liệu có thể làm gì?. Thử đặt mình là chỉ huy lúc đó, coi có thể xoay bàn làm lại được không?. Tham lam quá, "húng chó" quá có khi "sôi hỏng, bỏng không". Mất Gạc Ma mà chiếm giữ được Len Đao và Cô Lin - đó là kỳ tích của hải quân một nước yếu.
Nói ra thành khập khiễng, nếu gượng ép so sánh thì QĐNDVN xử lý tình thế ở Trường Sa khôn ngoan hơn QLVNCH ở Hoàng Sa. Một đằng mất chỗ này còn giữ được chỗ khác, một đằng mất là mất hết.
Biết rằng TQ đã có âm mưu thôn tính cả quần đảo Hoàng Sa nhưng chúng chủ trương gặm dần. Không có thông tin nào là TQ lên chiến dịch đánh úp "knock out" VNCH trước khi xảy ra sự kiện nổ súng. TQ chờ thời cơ ra chiêu khiêu khích đối phương và VNCH đã sập bẩy, dâng mỡ cho miệng mèo. Lúc tàu HQ-10 bị đắm, trên ba đảo còn có quân nhân, sao ba tàu còn lại không ũi bãi nằm lỳ chờ tiếp tế?. Thì có lẽ còn giữ được 3 đảo phía tây của cụm Lười Liềm, còn có thế giữ chân trong quần đảo Hoàng Sa. TC nói như vậy, không có ý đổ tội ai ở việc đã rồi trong bối cảnh cuộc chiến trên đất liền, VNCH đến hồi sinh tử. Trách cứ cấp chi huy thì có, các vị "nổ" chữa thẹn là "can trường trong chiến bại" nghe hài lắm!. Không quên những sĩ quan, binh lính VNCH đã hy sinh vì nước, nhưng đau là một phần của nước đã không còn, bị Tàu tham lam ngoạm mất!.

Tìm kiếm Blog này