Đa phần lãnh đạo, chỉ huy học vấn tuy thấp nhưng họ chịu khó học hỏi, rèn luyện ở trường đời nên đa phần chữ viết tay, nhìn đẹp và cứng cáp. Họp hành thì có khi bàn cãi gay gắt nhưng đã thống nhất rồi thì phải chấp hành nghiêm túc Lối sống sinh hoạt thực lòng gương mẫu để cấp dưới noi gương. Khác với ngày nay, cấp trên sống xa hoa thì cấp dưới bắt chước theo, trách ai. Chỉ huy thời ấy ra lệnh lạc ngắn gọn, nói ít làm nhiều. Ra một chỉ lệnh hay văn bản, không dài, ý tứ chọn lọc kỹ càng. Còn ngày nay, nói nhiều làm ít. Hầu hết văn bản dài dòng, lôm côm, dễ hiểu nhầm sang khác ý, chưa nói đến quy tắc, lỗi chính tả. Bị người ngoài trên mạng có am hiểu chê cười. Ngày xưa các sếp chọn trợ lý hầu hết giỏi về lãnh vực của mình, tham mưu ra tham mưu, chính trị ra chính trị, là chỗ dựa tin cậy cho lãnh đạo chỉ huy.
Lãnh đạo chỉ huy ngày nay có xu hướng sính dùng những từ hoa mỹ, đao to búa lớn. Quản trị xã hội thời hiện đại nhưng thích vận dụng phương pháp trong chiến tranh và dùng thuật ngữ quân sự để lên gân. Trong khi bản thân chưa biết mùi thuốc súng và cái giá phải trả cho nó là gì.
Ngày xưa, ngay cả khi chiến thắng, mình cũng chưa thấy chỉ huy nào tự mãn, ngạo nghễ kiêu căng như ngày nay.
Thế còn thời VNCH thì sao?
Ai có xem clip chỉ hơn 1 giờ đồng hồ của TT Nguyễn văn Thiệu trả lời trước truy vấn của những "chiến hữu" kết án ông về việc "Di tản chiến thuật" và bỏ nước ra đi. Không bàn nội dung đúng sai, chỉ nói ông đã trả lời điềm tỉnh, ngắn gọn mạch lạc rất xứng danh một Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh QĐ.
Dẫn lại Stt đã đăng về cảm nhận của TC qua thư viết tay (không qua phụ tá) của cựu và đương kiêm tổng thống VNCH thời điểm 25.4.1975.
Trao đổi qua lại giữa hai ông thực chất nó là một sự dàn xếp để ông Nguyễn Văn Thiệu ra đi với danh chính ngôn thuận. Tuy trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng hai ông vẫn tuân thủ pháp quyền và hành xử đâu ra đó, lịch sự lễ phép của người có học với nhau. Một chi tiết đáng lưu ý là cách dùng từ "cựu" và "nguyên" rất hay của TT Trần Văn Hương.
Nội dung:
Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,
Thưa Cụ,
Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
1. Ðại tá Võ Văn Cầm
2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh
7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)
Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
1. Trung tá Ðặng Văn Châu
2. Thiếu tá Ðinh Sơn Thông
3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
4. Ông Ðặng Vũ (giờ chót không có mặt)
Ðại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
Kính chào Tổng thống
(ký tên Thiệu)
Tổng thống Trần Văn Hương phê thuận,
Ðề ngày 25/4/75
Và ký tên Trần Văn Hương
*******
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương
Quyết định
1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Ðài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.
2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.
Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.
3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.
4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).
Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
(ký tên Hương)
Nguồn: Namrom64