Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

“ Campuchia, Miên, Kh'mer, Yuôn, Chệc, Hời, Mọi " có nghĩa là gì?

"Dân tộc học theo kiểu Thợ Cạo" là:

“Campuchia” - Bắt nguồn từ tiếng Sankrit (Bắc Phạn) là “Kamboja”, một xứ sở tại Ấn Độ xưa. có nghĩa là vùng đất lấy được bằng nỗ lực. Người CPC tự nhận “Kambuja” nghĩa là “Con cháu của dòng họ Kambu”.

“Cao Miên” - Là âm Hán Việt từ gốc chữ Hán mà Tàu dùng để phiên âm tộc danh “Kh'mer” do không có phụ âm thay thế, nên thành ra "Cao Mên". Người Việt gọi là dân nước này là Miên.

"Kh'mer" - Bắt nguồn từ tiếng Pali (Nam Phạn) “Khemara” nghĩa là người tráng kiện”. Kh'mer trong tiếng M'nong (có sống ở Đông Bắc CPC) có nghĩa người làm nương rẫy.

"Yuôn" - Xuất phát từ tiếng Trung Quốc gốc là “Yueh Nam” phiên âm Yuè nán đọc là Diệc Nam, chỉ người Việt phía Nam. Người Kh'mer và các sắc tộc cao nguyên Trung phần gọi tắt người Việt (Kinh) là Duôn.

"Chệc" - Tiếng Trung Quốc gọi Thúc (em của cha) là "Chệc", người Việt nói theo thân mật, dùng chung cho người Tàu là "Ba chệc".

"Hời" - Tiếng người Việt gọi nhóm sắc tộc Chăm H'roi sống ở phía Tây Trung Phần là "Hời", từ đó gọi chung cho người Chăm ở miền núi lẫn đồng bằng.

"Mọi" - Một số sắc tộc ở cao nguyên Trung Phần tự gọi mình là "Moi.." nghĩa là "Người..." hay Người xa lạ" (tự phân biệt với người dân tộc khác). Người Pháp ghi chép lại đầu tiên từ này, người Việt nói là "Mọi".

(TC sưu tầm góp nhặt)

Tìm kiếm Blog này