Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Lược sử Đoàn 5503

Trước khi mở chiến dịch tổng phản công sang đất Campuchia, Quân khu 5 giao Đoàn 578 tổ chức thành lập ra Bộ Chỉ huy Quân sự Thống nhất T2 vào tháng 12/1978 (thường gọi tắt là Đoàn T2) tại xã Ja Bốc, gần Ngả ba Đông Dương. Đoàn T2 hình thành ban đầu chỉ có bộ chỉ huy với các phòng ban gọn nhẹ và các phân đội trực thuộc như vệ binh, trinh Sát, thông tin, quân y ... Cứ mỗi Đoàn Ta song song với một Đoàn Bạn (cấp tỉnh), phía CPC quân số chừng một đại đội. Có nhiệm vụ tiếp quản địa bàn tỉnh Stung Treng sau khi quân chủ lực đã giải phóng xong, vận động nhân dân CPC ổn định cuộc sống...


Khoảng 22/12/1978, Đoàn T2 di chuyển bằng xe từ Sa Thầy xuống Đức Cơ, Gia Lai gần ngầm Ô Ja Đao (nay là cửa khẩu Lệ Thanh). Tất cả các đơn vị, binh chủng toàn quân khu 5 đều tập kết ở đây để làm công tác tổ chức. Địa điểm là một cánh rừng gần Quốc lộ 19. Mọi quân nhân đều phải gỡ quân hiệu trên mũ, gửi lại giấy tờ, tư trang để giữ bí mật nguồn gốc lực lượng, Và được cấp bổ sung quân trang mới và súng đạn mới...

Ngày 26/12/1978, Đoàn T2 và Đoàn Bạn hành quân theo Quốc lộ 19, ngồi trên những xe tải chở vũ khí, lương thực. Dọc đường có lúc phía trước bị địch đánh quấy rối rồi thông xe chạy tiếp. Cảnh quan tan hoang xơ xác, nhà không vườn trống, dân bỏ chạy hết. Đêm đầu ngủ đêm tại một vườn cao su, đêm thứ hai tại cầu Sre Pốc. Chủ lực đánh trước, đánh đến đâu thì giao địa bàn lại cho Đoàn làm công tác dân vận. Khi đến gần thị xã Stung Treng, hai Đoàn tạm dừng ở khu rừng khộp Ô Bong Moan, gần giao lộ QL13 và QL19. Cũng là nơi tập kết lần thứ hai, trong đó có Mặt trận 579 và các đơn vị trực thuộc. Tiếp liền, ngày 02/01/1979, QK5 bổ sung tiểu đoàn đầu tiên (D2) từ tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng cho Đoàn.




Ngày 03/01/1979, giải phóng Thị xã Stung Treng, ngày sau đó Đoàn Ta và Bạn vào tiếp quản. Nhiệm vụ chính là vận động nhân dân CPC bị địch lôi kéo chạy ra rừng, trở về quê cũ, ổn định đời sống, cứu đói cấp phát gạo cho dân. Bạn được sự cố vấn của Ta, tạm thời chỉ định những người đứng đầu chính quyền lâm thời ở các cấp. Thời gian đầu, chưa xây dựng được doanh trại nên bộ chỉ huy và các đơn vị ở tạm nhà phố và nhà sàn của dân bỏ lại. Tiểu đoàn 2 chuyền lên đóng quân ở hồ Kramuon - Cây số 8, xã Samaki), sau này chuyển qua Thala bên kia sông Me Kong. D2 bố trí C2 ở xã Thala, C3 ở Siem Pang, C4 ở Bản Tà Đẹt bên sông Se Kong. C12 ở Siem bouk. Tháng 3/1979, QK5 bổ sung tiếp một tiểu đoàn nữa, gọi là D23 từ Đoàn Huấn luyện 860 sang. Tiểu đoàn bộ đóng ở Bản Tà Khơi bên sông Se San...


Tháng 12/1979, Phòng K (Đoàn 578) tổ chức tập huấn về công tác giúp bạn ở cơ sở. Nhân sự được rút từ các hạ sĩ quan cấp trung đội của các đơn vị. Sau tập huấn, Quân khu 5 ra quyết định điều từng người về làm Chuyên gia Đội Công tác các xã. Cấp đại đội căn cứ vào tình hình từng địa bàn mà biên chế quân cho mỗi đội công tác xã chừng 5-10 người, tùy nơi. Có xã không có đội mà chỉ có phái viên và bảo vệ, 1 - 3 người. Thời gian sau các chuyên gia và đội công tác trực thuộc Ban Chỉ huy tiểu đoàn quản lý, chỉ đạo về mặt quân sự. Và Tổ chuyên gia dân chính huyện chỉ đạo về mặt dân sự...




Cùng thời gian trên, QK5 bổ sung quân số cho BCH.QS.TN T2. Khoảng đầu năm 1980, Đoàn T2 đổi tên thành Đoàn Quân sự 5503. Gồm đủ 4 tiểu đoàn đứng chân trên địa bàn 4 huyện thị là: D2 - Tha La, D12- Siem Bouk, D22 - Siem Pang, D23 - Stung Treng. Từ đầu cũng như về sau, quân số rút từ tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng đưa sang là chủ yếu, ngoài ra bổ sung từ các đơn vị, các tỉnh thành khác. Chỉ một ít chỉ huy từ cấp đại đội trở lên là kinh qua trận mạc ít nhiều, còn lại hầu hết chưa từng trải. Cán bộ chiến qua chiến đấu mà trưởng thành dần. Các đại đội của từng tiểu đoàn có nhiệm vụ truy quét lùng sục địch, phục kích, tuần tra bảo vệ trục đường 13, đường 126 trên địa bàn đứng chân. Bảo vệ huyện thị được giao và làm công tác vận động quần chúng...




Năm1988, Ta giúp Bạn trên các hướng ngày càng ổn định nên Cấp trên lệnh từng đơn vị rút dần quân khỏi địa bàn đảm nhiệm, hướng Thala, D2 rút sau cùng. Giao cơ sở lại cho huyện thị đội Bạn thay thế. Tùy tình hình mà duy trì đơn vị này đơn vị nọ nán lại chậm hơn để hổ trọ quân Bạn. Các đội công tác và phái viên xã cũng thế. Như vậy là Đoàn 5503 đã hoàn thành nhiệm vụ trên đất bạn, vê nước...




_____________________________




Người biên soạn: Trần Văn Hùng, nguyên thượng úy Đoàn 5503.


Nhân sắp đến có dự định tổ chức Kỷ niệm 45 năm thành lập Đoàn Ta, mình có ý định góp chút với Ban Liên lạc về quá trình hình thành của Đoàn. Nếu cần thì sử dụng trong buổi hội ngộ tới.
Mình dựa theo trí nhớ cá nhân và các đồng đội góp ý, tóm lược như vậy. Nói cho hết thì còn dài dòng nữa. Mỗi đồng đội, mỗi người mỗi địa bàn, vị trí công tác cũng khác nhau nên có thể chi tiết chưa thật chính xác. Mong có đồng đội nào biết rõ chắc chắn thì đính chính bổ sung thêm.


Hình tư liệu cá nhân của mình: Thẻ chứng minh quân nhân (bí mật), cấp tại Đức Cơ trước khi vượt biên giới sang K. Con dấu là Đoàn 331 kinh tế (nghi binh).


Quyết định bổ nhiệm Chuyên gia đội công tác và Phái viên tiểu đoàn 12 Siem Bouk của mình.


Phụ lục các cấp chỉ huy Đoàn:
(tham khảo)
Gai đoan 12/1978 - 1979, BCH T2
Chỉ huy trưởng: Trung tá Trần Quang Hải
Thủ trưởng Thí


Chỉ huy trưởng: Trung tá Lại Nam Dương
P Chỉ huy trưởng: Trung tá Lê Văn Lục (7/1981)
Trung tá Vũ Khắc Thịnh (5/1979)
Thiếu tá Khệ
Thủ trưởng Vỹ (?)
Phó Chính ủy: Trung tá Nguyễn Văn Dưỡng
Thiếu tá Hà Huy Trắc
Tham mưu trưởng: Thượng úy Nguyễn Hữu Thà

Tiểu đoàn 2 Thala, D bộ đứng chận tại hồ Kro Muon (bản Khăm muộn)
Phan Thanh Đấu - Tiểu đoàn trưởng:
Tiểu Đoàn phó là a Bốn
Đại úy Trần Văn Nhụ - Chính trị viên
Hà Mạnh Khoa

Đại đội 4 đứng chân phum Tà Đẹt.
Đại Đội trưởng - Thiếu úy Trần Đình Phú -
Chính trị viên - Thiếu uý Nguyễn Ngọc Na -
Trung đội trưởng b2 - Trung sĩ Đặng Ngọc Nga
Trung đội phó b2 - Trung sĩ Trần Văn Hùng
Cảnh - Thông tin
Ngô Hân - Tiểu đội phó
Mải - B40
Liên lạc - ... Trúc
Y tá - ... Vũ
Nhẫn chèo ghe

Đến khoảng tháng /1979 được







D12 - Siem Bouk, D22 - Siem Pang, D23 - Stung Treng


Ngày 06/6/1980, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất T2 đổi tên thành Bộ chỉ huy quân sự Đoàn 5503.

6/1980 - 12/1982
Đơn vị mở rộng và tăng cường quân đổi tên thành Đoàn 5503 từ nguồn Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng.
Chỉ huy trưởng: Thượng tá Lại Nam Dương

1983 - 1989
Chỉ huy trưởng: Trung tá: Nguyễn Quang Thiềm
Phó Chỉ huy trưởng: Hà Mạnh Khoa
Chỉ huy phó CT: Hà Huy Trắc
Chỉ huy phó: Lê Văn Lục
Thủ trưởng Vỹ (?)
Tham mưu phó: Nguyễn Trung Thu
Chủ nhiệm chính trị: Trần Văn Nhụ

Trợ lý vân động QC: Trung úy Trần Văn Hùng
Trợ lý tuyên huấn: Trần Thanh Xuân
Trợ lý bảo vệ: Thiếu úy ... Tài
Trợ lý chuyên gia quân sự tỉnh: Nguyễn Tấn Ba
Trợ lý chuyên gia huấn luyện dân quân: Trần Huy Tiến
Trợ lý tổ chức động viên: Mai Mộng Tưởng
Trợ lý chuyên gia phiên dịch: Trịnh Thanh Sáu

Trung đội trưởng thông tin: Phạm Lành


Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 ở Tha La: Nguyễn Xuân Tống
Tiểu đoàn trưởng Ngô Quý Đức
Đại đội 4 ở Pría Nèng Koa (Phla Khanh) - Đại đội trưởng: Tâm
Võ Văn Dũng, Nguyễn Viết Tuấn và Nguyễn Văn Toàn
Y tá: Quang


Tiểu đoàn 12 phụ trách huyện Siem Bouk.

Tiểu đoàn bộ đóng quân ở phum Sre Kro Săng
Tiểu đoàn trưởng: Phạm Văn Nghị

Tiểu đoàn phó - hậu cần: Hoàng Ngọc Phận
Tiểu đoàn phó - chính trị: Nguyễn Tiến Dũng
Tiểu đoàn phó - Lê Tiến Dũng
Tiểu đoàn phó - chính trị: Nguyễn Văn Tý
Tiểu đoàn phó - chính trị: Phạm Quang Vinh (hy sinh)

Trợ lý tác chiến: Nguyễn Thanh Sơn (hy sinh)

Trợ lý chính trị: Trần Quốc Tuấn
Trợ lý hậu cần: Nguyễn Đức Đấu
Quân nhu: Trường.
Tài vụ: Thái Nguyên Tài.
Quân khí: Linh.
Quân y: Phú.


UB và Huyện đội Siem Bouk
Chủ tịch huyện - ông ...anh
Phen Chia - Phó chủ tịch, Huyện đội trưởng
Mun là gì?
Ông Kanh lái ca nô

Đại đội 5 ở phum Ô M'ría

Chính trị viên hoặc Phó C6 lên đại đội trưởng C5?: Cam

Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 12, tiền thân là đại đội 4 (Tiểu đoàn 2).
Đóng quân tại phum Ô Loong xã Siem Bouk, sau này chuyển về Sre Kro Xăng đi Kăng Chàm rồi về lại Ô Loong.

Đại đội trưởng: Thiếu úy Trần Đình Phú
Chính trị viên - Thiếu uý Nguyễn Ngọc Na
Đại đội phó: ... Cam
Đại đội phó: ... Tùng
Trung đội phó - Trần Văn Hùng
Y tá - ... Vũ
Thông tin - Cảnh
Mãi - B40


Sau là Đại đội 7


Tổ Phái viên (Chuyên gia và các Đội công tác xã)
Tổ trưởng: Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng kiêm phụ trách xã Sre Kro Săng
Tổ phó: Thiếu úy Trần Văn Hùng kiêm phụ trách xã Siêm Bok
Nguyễn Văn Giảng, Nguyễn Đăng Tường xã Siêm Bok
Nguyễn Văn Long,
Bảy - xã Ô M'ría - xã Ô Rưxây Kondal
Ngô Văn Huy, Võ Đăng Mỹ - xã Kó Sòm Pia
Ông Hữu Chí - xã Kó Sro Lai
Nguyễn Thanh Tùng - xã Kó Pría
Võ Văn Bảy - xã Ô M'ría
Hiệp - xã
Dương Thừa Bốn - xã

Liên
Tám - xã Ô M'ría
Thanh
Nguyễn Minh - Đại đội huyện
Đội công tác xã Siêm Bok khoảng 10 quân
Đội trưởng đầu tiên: Trần Văn Hùng
Đội phó, trưởng: Nguyễn Văn Giảng
Đội viên, đội phó: Nguyễn Đăng Tường
Đội viên: Đẩu B40, Lễ RPD (M79), Hân (B40), Đấu, Ngận, Tài, Công, Ốc...

Đội công tác (Bạn)
Đội trưởng: Tum Khum
Đội phó: Srây Ôn
Đội viên: Tum Hun
Cơ sở mật: Son

Chủ tịch: Hêng Giát, Pút Khăm Thon
Phó chủ tịch: So Hêng, Srây Pươn phụ trách an ninh QS
Công an: Tum Hum
Trung đội trưởng dân quân: Ly Diệt


Tổ chuyên gia quân sự thị đội Stung Treng
Tổ trưởng: Nguyễn Minh Đen cố vấn cho Huyện đội trưởng
Tổ phó: Trần Văn Hùng cố vấn cho Huyện đội phó - TMT
Phụ trách địa bàn các xã:
Trần ChiếnBộ
Quang
Thành
Thơ
Triều phụ trách xã... Stung Treng
Cưu



Chiến sĩ liên lạc:
Hành
Tài

____________

Lấy vợ và ở lại Campuchia
Chưa xác minh chắc chắn, gồm có:
Lượng người Phú Khánh - Chiến sĩ thuộc MT 579 lấy KêRi (KaRi?) làm Chánh văn phòng tỉnh Stung Treng, từ năm 1979.

Nguyễn Phú Biết - Phái viên xã lấy Kot Bunmy Hội trưởng Phụ nữ huyện Siem Bok?.

Luân - Y sĩ Tiểu đoàn 22 ở Siêm Pang lấy vợ TP Stung Treng

Sung - Đội đánh cá

Nguyễn Trường Hùng - Quân báo, Phòng Tham mưu MT 579 lấy vợ Rotha Dieukum có 3 con., hiện ở Đà Nẵng

Nguyễn Minh - Phái viên Đại đội CPC huyện Siêm Bok lấy vợ Sre Kro Săng qua sống ở P Siem Bouk ( nghe tin đã chết vì bệnh).

____________



Đoàn Chuyên gia tỉnh
Anh Sanh - Trưởng (phó?) đoàn.

Về nghĩa vụ quốc tế giúp Lào và Campuchia, lúc đầu Trung ương và Quân khu 5 phân công tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập đoàn chuyên gia giúp đỡ tỉnh Stung Treng do đồng chí Ngô Xuân Hạ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng làm Trưởng đoàn và đồng chí Nguyễn Xuân Sanh - Tỉnh ủy viên làm Trưởng đoàn. Từ năm 1983, Trung ương và Quân khu 5 giao trách nhiệm cho tỉnh Phú Khánh thành lập đoàn chuyên gia giúp đỡ tỉnh Stung Treng thay cho tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tỉnh ủy Phú Khánh phân công đồng chí Nguyễn Quyết - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn, đồng chí Bùi Khắc Phục - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm Phó trưởng đoàn.

Tháng 5/1985, thực hiện thông báo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Phú Khánh phân công đồng chí Huỳnh Trúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn chuyên gia tỉnh Phú Khánh tại Stung Treng thay đồng chí Nguyễn Quyết.

Cùng đi với đồng chí Huỳnh Trúc trong đoàn chuyên gia, có các đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp) làm Phó trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Phú (Phó Giám đốc Công an tỉnh) làm Phó trưởng đoàn, đồng chí kỹ sư Đào Tấn Lộc (Trưởng Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp Phú Khánh) làm chuyên gia sản xuất nông nghiệp, đồng chí Đỗ Hữu Hồng Thái làm chuyên gia an ninh, đồng chí Lê Huy Tuất làm chuyên gia tổ chức, đồng chí Nguyễn Ninh làm chuyên gia ngân hàng và một tổ chuyên gia huyện gồm 3 người do đồng chí Trương Lưu (Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Hòa) phụ trách. Đoàn chuyên gia Phú Khánh có nhiệm vụ giúp đỡ tỉnh Stung Treng trên các lĩnh vực tổ chức, an ninh, nông nghiệp, ngân hàng và xây dựng huyện. Cùng với đoàn chuyên gia của tỉnh đóng ở Stung Treng, Bộ CHQS tỉnh cử Tiểu đoàn 96, sau năm 1985 là Tiểu đoàn 95 phối hợp với lực lượng quân sự tỉnh Đắk Lắk đóng quân tại tỉnh Môn-Đôn-ki-ri có nhiệm vụ giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang và tiến hành truy quét tàn quân Khmer Đỏ ở khu vực này.

Đoàn chuyên gia tỉnh Phú Khánh tại Sung Treng đã phối hợp với tỉnh Stung Treng và nước bạn Lào cùng lực lượng an ninh Việt Nam và bạn theo dõi chặt và góp phần tiêu diệt tổ chức phản động Việt Nam canh tân cách mạng Đảng (Việt Tân) thực hiện chiến dịch Đông Tiến từ Thái Lan thâm nhập qua Lào và Campuchia về Việt Nam. Tên đầu sỏ Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn bị ta và bạn phối hợp tiêu diệt gọn trên đường thâm nhập.

Đoàn chuyên gia Phú Khánh ở Stung Treng làm nhiệm vụ đến cuối năm 1988, Đoàn quân sự đóng ở Môn-đôn-ki-ri đến năm 1989 thì rút về nước.


Nhớ những tên bản bên kia thị xã Stung Treng ở khu vực QL13 - Sê Kông - Sê San
Mình cố lục lại ký ức như vầy, các đồng đội góp ý thêm nhé.
Ngày xưa, khu vực này thuộc Lào nên nhiều địa danh mang tên ban (làng), sê (sông).
- Bên kia phà là Hăng Khô Suôn, nơi có trại cải tạo và trường quân chính thuộc MT579 quản lý. Từ quốc lộ 13 đi Siêm Pang, ở cây số 8 là ban Khăm Muộn cạnh hồ Kro Muôn, Tiểu đoàn bộ D2 thời kỳ 1979 đóng ở đây.
- Từ Hăng Khô Suôn ngược dòng sông kế là Hăng Kho Ban. Tiếp theo, cuối Sê Kông ngược lên theo bờ là Ban Tà Đet, C4/D2 đóng quân ở đây. Kế lên là Chanh Ta Ngói... Tiếp là đảo lớn nằm giữa dòng Sê Kông là Sađâu. Khu vực giữa sông Mê Kông và Sê Kông là địa bàn hoạt đông của C4 và các phân đội trực thuộc D2.
- Dải đất giữa, cuối dòng Sê Kông và Sê San, chỗ ngả ba sông là Hăng sa Vạt... Từ thị xã Stung Treng ngược dòng Sê San là Sam Khoại... lên tiếp là Sol Tà Cơi, Đôn Tà Đăm, Khăm Phun, Phlúc. Khu vực giữa Sê Kông - Sê San và bên sông giáp QL19 là địa bàn D23 đảm nhiệm.


 

C7 - Siêm Bouk và C5 - Ô M'ría





Tìm kiếm Blog này