Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Miễn tử kim bài và Thượng phương bảo kiếm

Vinhhuy Le đã thêm 8 ảnh mới.
27 Tháng 12 2015 lúc 22:35 ·

Trong truyện hay phim Tàu, người ta thường lạm dụng, phóng đại về “Miễn tử kim bài” và “Thượng phương bảo kiếm”, hai tín vật vua ban tượng trưng đặc quyền đặc lợi; đề cao chúng như bảo vật có quyền uy tối thượng. Thực hư hai bảo bối này thế nào? Rủi xảy ra tình huống éo le như trong chuyện ngụ ngôn anh chàng bán mâu và thuẫn, tức là nếu một bên phạm tội có Kim bài miễn tử gặp nhằm một bên có Thượng phương bảo kiếm, thì phải xử lý như nào? Món bảo bối nào lợi hại hơn?
MIỄN TỬ KIM BÀI:
Tiền thân của “Kim bài Miễn tử” là tín vật do Hán Cao tổ Lưu Bang chế ra, gọi “Đan thư thiết quyển”. Theo “Hán thư”, sau khi lấy được thiên hạ (202 trCn), Bang lập ra Thiết quyển để ghi lại lời thề với các đại công thần là sẽ cùng họ phân chia thiên hạ, chung hưởng phú quý.
“Thiết quyển” thuở mới sơ chế ấy có ý nghĩa vừa như một loại huân chương, bằng khen gia đình có công với cách mạng, lại vừa là sự ràng buộc các trọng thần với lời thề “Sau này nếu ai không phải họ Lưu mà làm vua thì cả thiên hạ sẽ cùng đánh đuổi nó đi”; “Dẫu Hoàng hà có hẹp lại bằng thắt lưng, Thái sơn kia có mòn như hòn đá mài, thì tông miếu nhà Hán vẫn bền vững đời đời không dứt”.
Lời thề này được khắc vào mảnh kim loại (thiết quyển) có hình dạng khum khum như viên ngói. Trên Thiết quyển này, dùng chu sa (đan thư) đề họ tên người được ân tứ, ghi chép những công trạng vị hiền thần đã lập, cùng những đặc ân mà hoàng đế hứa hẹn ban cho. Thiết quyển sau đó được bổ làm đôi, nửa trái giao đương sự, cho cả con cháu y cũng được đời đời kế tập thừa hưởng ân sủng; nửa phải đặt trong hộp vàng, cất trong nhà Thái miếu (nơi thờ tổ tông con bà nó hoàng đế), như một cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt đời đời.
Các triều đại sau cũng học theo mẹo đó để lung lạc lôi kéo chư hầu, đến đời Đường (618-907) thì Thiết quyển được định hình về cả hình thức lẫn nội dung. Theo bộ “Chuyết canh lục” (hoàn thành vào khoảng cuối thế kỷ XIV) thì Thiết quyển đời Đường có chiều cao khoảng 1 thước Tàu (tương đương 37cm), rộng 3 thước (hơn 1m), chữ trên Thiết quyển được dát vàng. Về nội dung: 1/. Ghi rõ ngày tháng năm “phát hành”, họ tên, quan tước và ấp phong của đối tượng; 2/. Công trạng của đối tượng; 3/. Những đặc quyền mà đối tượng được hưởng; 4/. Lời thề long trọng và cam kết y lời của hoàng đế.

Cũng từ đời Đường, bắt đầu có đặc ân miễn tử cho trọng thần. Cụ thể trong Thiết quyển do Đường Chiêu tôn ban cho Ngô Việt quốc vương Tiền Lưu vào năm 896, vì có công thảo phạt Đổng Xương, ghi: “Khanh thứ cửu tử, tử tôn tam tử” 卿恕九死,子孫三死 (Khanh được tha tội chết 9 lần; con cháu được tha 3 lần), còn như phạm các tội nhẹ thì cơ quan hình luật không được thẩm xét.
Đời Minh (1368 đến 1644), Thiết quyển được chia làm 7 hạng để ban thưởng tùy theo thứ bậc cho các công hầu và đại thần. Thiết quyển đời Minh qui định: trừ tội danh phản nghịch, còn thì các tội khác đều được miễn trừ hình phạt, số lần được khoan thứ giảm xuống còn 3 bận, và con cháu đương sự không được thừa hưởng đặc ân này.
Đời Thanh (1644-1912), vì đã có 8 vị “Thiết mạo tử vương” được trao cho những đặc quyền đặc lợi tương đương, nên Thiết quyển được bãi bỏ. Thay vào đó, các thân vương, ái phi, trọng thần, và cả hoạn quan được ân sủng đặc biệt sẽ được ban cho “Miễn tử kim bài”, Kim bài này có thể giúp miễn tội tử hình, và chỉ có hiệu lực cho một lần duy nhất, nó sẽ được triều đình thu hồi ngay khi ân xá. “Miễn tử” không có nghĩa là "miễn tội", tức là chỉ cho giữ lại mạng chó, còn thì tất cả quan tước, ấp phong đều bị tước bỏ, gia sản cũng bị tịch biên.
THƯỢNG PHƯƠNG BẢO KIẾM
Vào thời Tần Hán, chức quan chuyên trách về quản lý và chế tác binh khí cho hoàng gia gọi là “Thượng phương lệnh”. Tập trung những tay thợ xuất sắc nhất của đế quốc, nên đao kiếm do Thượng phương sản xuất đều sắc bén phi thường. Vũ khí do Thượng phương làm ra chỉ để cung cấp riêng cho hoàng đế sử dụng, nên binh khí của Thượng phương có ý nghĩa tượng trưng cho quyền uy của thiên tử.
Thuở ban sơ, Thượng phương kiếm chỉ là đồ ngự dụng. “Hán thư” chép: Hán Cảnh đế ban Thượng phương kiếm cho tể tướng Vệ Oản, nhưng Oản tâu rằng đã từng được tiên đế (tức Hán Văn đế) ban cho 6 thanh Thượng phương, nên không dám nhận thêm. Cho thấy lúc ấy Thượng phương chỉ có ý nghĩa là món quà tặng bình thường, không kèm theo đặc quyền gì, như nhà họ Vệ được thưởng luôn một lúc nửa tá, thậm chí khi vua định cho thêm, người ta còn không thèm nhận lãnh.
Một thời gian dài, Thượng phương kiếm được hoàng đế ban thưởng cho quần thần như một tặng vật thông thường, không hề mang ý nghĩa được đặc quyền giết người (chuyên sát). Thượng phương kiếm bắt đầu được chuyên sát là vào đời Tống, “Võ kinh bị yếu” ghi, theo quy chế nhà Tống, những khi đại tướng xuất quân chinh phạt, đều được ban cho ngự kiếm tùy thân, được quyền chuyên sát.
Nhưng quyền chuyên sát của Thượng phương kiếm chỉ hạn chế trong lãnh vực quân sự, chủ yếu là để người cầm quân ngoài vạn dặm không phải bị động trong hành xử, nếu mỗi việc mỗi phải bẩm tấu về triều sẽ khiến mất đi lợi thế thời gian. Và trong lịch sử, Thượng phương kiếm chưa bao giờ có được đặc quyền chuyên sát ở các lãnh vực phi quân sự, nhất là về mặt tư pháp.
Đời Minh, đặc biệt có trường hợp Ngụy Học Tằng được ban Thượng phương bảo kiếm để giám sát hình sự, và có hạn chế, chỉ trong vụ tra xét tình hình phản loạn ở Thiểm Tây. Triều Minh có tần suất Thượng phương bảo kiếm xuất hiện cao hơn các triều đại khác. Minh cũng hoàn bị qui chế nghiêm ngặt ban Thượng phương bảo kiếm. Đó là một nghi thức trọng đại, gọi là “Đại hành thụ việt lễ”. Từ Minh mạt trở đi, phải gồm đủ ba thứ là kiếm (Thượng phương bảo kiếm), sắc (sắc phong), và ấn, mới đủ một bộ tượng trưng quyền hành của viên đại tướng.
Và cũng có quy tắc nhất định cho việc sử dụng Thượng phương bảo kiếm. Quyền hạn tuyệt đối “Trên chém hôn quân dưới chém nịnh thần” được gán cho bảo vật này là giả tưởng, chẳng vua nào lại ban cho kẻ khác được toàn quyền tru diệt chính mình hoặc con cháu mình cả. Thượng phương chỉ được giao trong những trường hợp đặc biệt, và có giới hạn là chỉ để xử lý những công việc cụ thể, thường là trong quân sự. Như trường hợp ghi trong “Tống sử”, Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn ban Thượng phương bảo kiếm cho đại tướng Tào Bân với lời căn dặn là từ phó tướng trở xuống, nếu ai không tuân lệnh thì Bân toàn quyền giết bỏ không cần tâu trước. Trong “Dương Cảo truyện” của Minh sử cũng nói rằng Minh Thần tôn ban Thượng phương kiếm cho Cảo, cho phép chuyên sát từ cấp tổng binh trở xuống. Cũng trong đời Minh, Thượng phương kiếm được trao cho các tướng lãnh trấn nhậm biên cương, quyền hạn sử dụng Thượng phương này chỉ trong phạm vi tướng đó quản hạt, và sẽ không có hiệu lực đối với địa phương khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, quyền lực của Thượng phương bảo kiếm là có giới hạn trong những phạm vi nhất định. Thậm chí qua đến đời Thanh, hầu như không còn thấy sự xuất hiện của Thượng phương kiếm nữa: quyền lực chuyên sát không thể giao phó cho một cá nhân đảm trách.
* * * * * * *
“Miễn tử kim bài” và “Thượng phương bảo kiếm” là hai tín vật tiêu biểu cho sự thối nát của chế độ phong kiến: có những cá nhân và dòng họ được hưởng những đặc quyền đặc lợi đứng trên cả luật pháp.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo anh minh của Đảng cộng sản Trung quốc, người ta chỉ có thể tìm những tàn tích cũ đó trong viện bảo tàng. Nhân dân Trung quốc đã được hưởng những quyền dân chủ do đảng quang vinh mang lại. Toàn dân từ đó được toàn quyền tán thưởng tung hô sự vĩ đại và công ơn của đảng, đây thật sự là phước lành cho người Trung Hoa đại lục, à ha!

Tượng Mao Trạch Đông

Vinhhuy Le đã thêm 5 ảnh mới.
6 Tháng 1 lúc 2:58 ·
Tin từ đại lục cho biết: Vào 04/01/2016, trên mảnh đất trống của làng Nhất Thôn thuộc huyện Thông Hứa tỉnh Hà Nam, vừa xuất hiện một bức tượng khổng lồ đúc hình Mao Trạch Đông. Được biết đây là bức tượng có kích thước kỷ lục, với chiều cao 36,6m (tương đương 15 tầng lầu). Tượng do dân làng góp tiền tự xây dựng, tổng chi phí được cho là khoảng 3 triệu Nhân dân tệ (khoảng 460.000 USD).
Bức tượng này thể hiện Đông trong tư thế ngồi nhìn về phương Nam, kết cấu chủ yếu từ bê-tông cốt thép, phủ sơn màu hoàng kim. Theo lời cư dân Nhất Thôn, tượng được khởi công từ cuối tháng 3, vừa xong vào giữa tháng 12-2015. Về phương diện mỹ thuật, pho tượng được đánh giá là... siêu thực, theo nghĩa không giống con giáp Tuất Hợi nào; về sản xuất, nó đã chiếm dụng đất nông nghiệp; và về chất lượng công trình thì cứ tà tà chờ đó, thời gian sẽ trả lời.
Tuy chiếm đất ruộng, nhưng chính quyền địa phương không đủ gan để can thiệp, vì đây là xuất phát từ lòng kính yêu lãnh tụ của nhân dân.
Với lương tri của bọn nhân loại bình phàm ở thế giới bên ngoài, người ta khó lòng hiểu nổi tại sao lại có thể xảy ra sự vụ quái đản này, nhưng với nhân dân đại lục, đây là chuyện thiên kinh địa nghĩa: nửa thế kỷ nay, việc dựng tượng chủ tịch Đông đã là một phong trào ái quốc.
* * *
Ý ĐẢNG
Từ thời “Cách mạng Văn hóa” ở đại lục (1966-1976), việc dựng tượng Mao Trạch Đông trở nên phổ biến, với những qui chế nghiêm ngặt. Chỉ sau khi Đông về với “thế giới người hiền” (vào đầu tháng 9/1976), hiện tượng này mới thoái trào.
Những tượng Mao Trạch Đông được dựng vào thời kỳ “Văn cách” thường tuân thủ những quy ước sau:
- Về kích thước: chiều cao của thân tượng phải là 7,1m (tượng trưng cho công lao thành lập đảng Cộng sản Trung quốc vào ngày 01 tháng 7 của Đông); phần bệ tượng phải cao đúng 5,16m (để kỷ niệm ngày 16 tháng 5 năm 1966, là ngày Đông phát động “Cách mạng Văn hóa”); tổng chiều cao của toàn bộ tượng 12,26m (cũng là tượng trưng cho sinh nhật của người - 26/12).

- Về tư thế: chia ra tư thế người giơ cao tay phải vẫy chào, tư thế khoanh tay, có đội hay không đội mũ, mặc quân phục đại cán hay áo khoác v.v... nhất nhất đều phải tuân theo những quy định tế vi.
Bức tượng đầu tiên của chủ tịch Đông được dựng tại Đại học Thanh Hoa. Ngày 24/6/1966, Hồng vệ binh kéo sập cổng trường, đó vốn là công trình kiến trúc được gọi "Nhị hiệu môn" bằng cẩm thạch trắng, di tích từ 1909. Sau đó, bọn tiểu yêu bèn cho dựng tượng chúa đảng trám vào chỗ đất trống ấy. Ngày 15/9/1967, tượng Đông mặc đại cán giơ tay vẫy chiến sĩ đồng bào hoàn thành. Mãi đến 20 năm sau, tượng chúa đảng mới được tháo dỡ để phục dựng lại cổng cũ cho trường.
Cùng lúc với tượng Thanh Hoa, tại quê hương của Đông (làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam), bá tánh cũng dựng một bức tượng để tưởng nhớ công ơn trời bể của người. Tượng này chính là chuẩn định ra quy ước về tổng chiều cao 12,26m cho các tượng của Đông sau này. Tượng do Trần Đức Hoành, nhà điêu khắc Học viện Mỹ thuật Trung ương thiết kế, với hình tượng chàng Đông thuở thanh niên mặc áo dài thư sinh. Ban đầu, người ta đặt tượng ngay bến xe, để du khách khi vừa đến Thiều Sơn chỉ cần ngước lên là có thể chiêm ngưỡng long nhan. Nhưng sau đó, nông dân đồng hương quê bác cảm thấy đau lòng, không nỡ để chủ tịch phải dãi nắng dầm mưa nên đã che cho người một mái nhà!
Từ đó, phong trào dựng tượng lãnh tụ lan rộng ra toàn đại lục. Các trường học, quảng trường ở các thành thị lớn dựng tượng người đã đành, thậm chí ở các làng quê hẻo lánh xinh xinh, hang cùng ngõ hẽm oan gia, đâu đâu cũng thấy tượng người mọc lên như nấm sau mưa.
Trong số những tượng lãnh tụ được dựng thời Văn cách, nổi tiếng nhất là tượng ở làng Tháng Mười. Ngày 11/01/1956, chủ tịch Đông từng đến thị sát Hợp tác xã Tháng Mười. Năm 1967, dân làng Tháng Mười thuộc quận Thê Hà thành phố Nam Kinh đã tôn tạo một bức tượng để tưởng niệm người. 1983, tượng được công nhận di tích văn hóa cấp quận. Tháng 6/2006, nó thành di sản văn hóa cấp thành phố.
Nhưng được đánh giá cao hơn hết thảy trong số các tượng Đông được dựng trong thời Văn cách là tượng ở Quảng trường Trung Sơn thành phố Thẩm Dương, do Khoa điêu khắc Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn tạo dựng, chung quanh là quần thể phù điêu thể hiện hai giai đoạn của Trung Hoa “chuyển mình”: giai đoạn chủ nghĩa Tân dân chủ và chủ nghĩa Xã hội.
Ở thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), trên Quảng trường Đông Phương Hồng, người ta dựng tượng Đông đứng ở chân núi Nhạc Lộc, ngay lối đi chính, sau lưng tượng là bức tường có nguyên bài thơ “Sấm viên xuân Trường Sa” do Đông sáng tác hồi 1925.
"Nhà lưu niệm Mao chủ tịch" thành phố Bắc Kinh có pho tượng người ngồi oai vệ, cao 3,45m, chạm khắc bằng cẩm thạch trắng. Sau lưng tượng là bức tranh thêu lộng lẫy “Tổ quốc đại địa” dài 23,74m, rộng 6,6m.
Tượng đá lớn nhất là ở Quảng trường Trường Sa (Tây Tạng), tổng chiều cao tượng này là 12,26m, thân tượng 7,1m, nặng 3,5 tấn.
Những tượng đáng chú ý còn có tượng ở Quảng trường Thiên Phủ, tọa vị ngay trung tâm thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên), tượng ở Quảng trường Nhân Dân thành phố Thạch Gia Trang (Hà Bắc), tượng ở Quảng trường Thái Dương Hồng thành phố Lệ Giang (Vân Nam), tượng ở Gia Định (thành phố Thượng Hải)...
Về phần mình, chủ tịch Đông, với đức tính khiêm tốn vô địch thiên hạ của mình, hẵn người không lấy làm dễ chịu cho lắm khi phải chiêm ngưỡng những bức tượng tạc chính bản thân, nên vào ngày 05/7/1967, Đông đã ra chỉ thị nghiêm khắc phê bình việc tô tượng rùm beng đó. Khốn nỗi, lòng dân kính yêu lãnh tụ đã thành sóng trào thác lũ, nên người vô phương can ngăn phong trào sùng bái đó.
Phải đến 1977, khi Đông tử ẹo, “Cách mạng Văn hóa” cũng tàn lụi theo, đất nước Trung Hoa rơi vào thời kỳ hỗn loạn “Tứ nhân bang” thao túng, phong trào dựng tượng nhớ ơn người mới kết thúc. Nhưng cũng phải đến 10 năm sau, vào 1987, pho tượng đầu tiên ở Đại học Thanh Hoa mới được dỡ bỏ.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhu cầu dựng tượng chủ tịch Đông lại trỗi dậy, từ quê hương Hồ Nam của người, phong trào này lan rộng, không chỉ trong toàn Trung quốc, mà còn ra cả Anh, Pháp, Mỹ, theo gót những thần tử đại lục ra hải ngoại kiếm sống.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đông, vào năm 1993, một tượng đồng chủ tịch được dựng lên tại Thiều Sơn (Hồ Nam).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đông (2003), một tượng chủ tịch được khánh thành ở thành phố Hotan (Tân Cương).
Kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Đông (2008), Đại học Y khoa Trùng Khánh dựng tượng chủ tịch Đông bằng thép không gỉ, thân cao 20,6m, tính luôn cả bệ là 37,4m, nặng 46 tấn.
Kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Đông (2009), khánh thành tượng đài “Mao Trạch Đông soái ca”, còn gọi “Tượng đài Mao Trạch Đông thời thanh niên”, tại thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, mô phỏng hình ảnh Mao Trạch Đông năm 1925. Tượng đài này có chiều dài 83m, rộng 41m, cao 32m, trên mặt bằng 3.500 m2, được làm từ 8.000 khối đá hoa cương đỏ. Bên trong tượng đài được đỡ bởi cấu kiện bê-tông cốt thép vững chắc, ngoài gắn đá hoa cương.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đông (2013), một tượng chủ tịch được đúc bằng vàng 24K ở Hồ Nam quê người, trị giá 16 triệu USD.
LÒNG DÂN
Đã nói đến tượng, thì không thể không nhắc bức chân dung Đông ở toà lầu Thiên An môn.
Chính tại nơi đây, vào ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông đã tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó trở đi, chân dung Đông luôn ngự chễm chệ giữa quảng trường để nhìn ngắm thần dân của mình.
Với kích cỡ cao 6m, rộng 4,6m, kể cả phần khung thì tổng trọng lượng của bức tranh là 1,5 tấn. Đây là bức chân dung lớn nhất thế giới. Vào dịp quốc khánh Trung cộng hàng năm, bức chân dung này lại được thay mới cho bá tánh thập phương mãn nhãn chiêm bái. Đôi đồng tử Đông được vẽ đúng ngay giữa tròng mắt, nên dù đứng ở vị trí nào của quảng trường, người ta cũng có cảm giác như chủ tịch đang dòm ngó mình.
Ở một đất nước mà lãnh tụ đã hóa thần, bày tượng Đông trong nhà trở thành nghi thức thiêng liêng của vạn dân; tượng đồng của Đông có diệu dụng an gia trạch, thịnh sinh kế, đuổi tà ma; có Đông trấn yểm trong nhà trong cửa, gia đình sẽ bình an phát tài phát lộc. Trong khắp đền chùa miếu mạo, tượng chủ tịch Đông chình ình chánh điện lấn át cả tượng Quan Âm bồ tát. Vậy đó mà vào năm 1989, trong sự kiện đẫm máu Thiên An môn, đã có 3 tên cẩu tặc dám liệng trứng ung làm ô uế bức chân dung hoành tráng của lãnh tụ. Đó là 3 tên Lỗ Đức Thành, Dụ Đông Nhạc và Dư Chí Kiên. Sau hơn một tháng tống giam, trong một phiên tòa bí mật, để chứng tỏ sự công minh của mình, chính quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn phải bỏ ra 100 CNY để thuê luật sư biện hộ cho chúng. Kết cục là ngày 11/8/1989, tòa tuyên 3 thanh niên tuổi từ 20 đến 25 này phạm tội “phản động phá hoại cách mạng”, với bản án 16 năm tù giam cho Thành, 20 năm cho Nhạc và chung thân cho Kiên. Các thế lực thù địch nước ngoài đã can thiệp vào nhân quyền của Trung quốc, nên mười mấy năm sau, cả ba đã lần lượt bị tống ra nước ngoài sống lưu vong trọn kiếp, cho đáng đời quân cẩu trệ thối tha.
Một phần tư thế kỷ sau, vào lúc chánh Ngọ ngày 03/6/2014, đến phiên tên Tôn Binh, 42 tuổi bôi bác khi quân: Để tưởng niệm vong hồn đồng bọn trong sự kiện 04/6 Thiên An môn 25 năm xưa, hắn đã liệng nguyên bình mực đen vô giữa bản mặt Mao Trạch Đông trên tòa lầu Thiên An linh thiêng. Lần này, nhờ chính quyền cách mạng khoan hồng, Binh chỉ bị kêu án 14 tháng tù giam kèm 5 năm quản chế, với tội danh “gây rối nơi công cộng”.
_______
Thánh giáo chủ thiên thu vạn tuế nhất thống giang hồ. Công đức của Mao Trạch Đông đối với dân tộc Trung Hoa thật không sao kể xiết; trong đó phải kể ân đức lớn nhất của người là đã đưa hơn 30 triệu nhân khẩu hồn du địa phủ, góp phần giải quyết nạn nhân mãn vốn là đại họa luôn ám ảnh giang sơn bao đời.
Để tưởng nhớ ơn đức dồi dào ấy, trên toàn đại lục có hơn 2.000 tượng đài ghi tạc long nhan, không kể hằng hà sa số thánh tượng thờ riêng trong gia đình. Đặt tượng đài cho người là việc đương nhiên, một bổn phận của công dân gương mẫu kính đảng yêu nước. Nhưng lòng kẻ gõ bài biên này không khỏi bâng khuâng khi nghe miệng thế cứ hô vang “Mao chủ tịch muôn năm” không ngớt: cứ phải sống mãi đời đời kiếp kiếp, lọt sổ luân hồi, vô phương đầu thai, âu đó cũng là bi kịch của thân phận vĩ nhân/ danh nhân văn hóa thế giới vậy, hu hu!

Đến Phật cũng phải... đánh!

... đến PHẬT cũng phải... ĐÁNH !(HÌNH ĐỘNG, CÁC BÁC BẤM VÀO CHỮ "GIF")
Posted by Nguyễn Hồng Kiên on 18 Tháng 1 2016

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con

Sunday, April 17, 2011

Hồi Tết tôi tình cờ đọc được một cuốn sách nhỏ, do mẹ tôi ghi lại từ lời giảng của một ông thầy chùa. Nói nghe có vẻ cổ tích, nhưng mà thiệt là cuốn sách vài chục trang đó thật sự đã thay đổi nhiều thứ trong con người tôi.

Cuốn sách mở đầu bằng một câu hỏi: người đi chùa lễ Phật thường hay niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", vậy có biết, có hiểu "A Di Đà Phật" là gì không? Tôi sẽ dừng lại một chút để các bạn... Google, nếu không thì có thể đọc bài này cũng được. Tóm gọn lại thì có quan niệm cho rằng A Di Đà Phật là một ông Phật, mà nếu bạn chịu khó kêu tên ông Phật đó ra, thì có thể bạn sẽ được về miền Tây Phương Cực Lạc.


Có lần một người bạn nói với tôi rằng, đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một hệ tư tưởng. Khác với đa số các tôn giáo khác, đạo Phật cho rằng nhân quả là một thuộc tính sẵn có của vũ trụ, và thuộc tính này không bị chi phối bởi bất kỳ "đấng tối cao" nào cả. Giống như ánh sáng thì phải chạy với vận tốc 299792458 m/s, số PI gần đúng là phải là 3.14159265. Nghĩa là mình làm thì mình chịu. Mình làm thì mình hưởng. Không một ai, không một "đấng tối cao" nào có thể thay đổi được gì cả. 

Vậy lúc mà chúng ta niệm Phật, "Nam mô A Di Đà Phật", tại sao phải kêu tên ông Phật A Di Đà, một khi đã quan niệm rằng, không có ông Phật nào có thể giúp ích được gì? 


Cuốn sách đưa ra một câu trả lời sâu sắc.


Bên trong mỗi con người chúng ta đều có một ông Phật. Ông Phật đó có quyền năng vô biên, có thể xoay chuyển trời đất. Ông Phật đó làm chuyện gì cũng được. Ông Phật đó đau khổ cỡ nào nào cũng có thể vượt qua. Nói chung ông Phật đó là độc cô cầu bại, thiên hạ vô địch. Ông Phật cũng từng tuyên bố: thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn! Nghĩa là từ trên trời cao xuống dưới đất thấp, chỉ có duy nhất mình ổng mà thôi, ngự trị bên trong mỗi con người đã, đang và sẽ sống trên hành tinh này.


Ổng là ai mà ghê ghớm đến vậy? Chính là cái tâm, cái suy nghĩ, cái hồn của chúng ta! A Di Đà Phật đúng là tên của một ông Phật, nhưng mà ông Phật đó chẳng phải ai xa lạ, mà chính là ta. Kêu tên ông Phật, nhưng thật ra là kêu gọi cái tâm Phật của chính mình. 


Thử nghĩ mà xem. Cả thảy loài người, có gì chung nhất? Mặt mũi chân tay? Chưa chắc. Tim gan phèo phổi? Chưa chắc. Phải chăng là ý thức? Ai cũng có một ý thức, dẫu vô hình nhưng lại ngự trị thường trực trong mỗi con người chúng ta. Dẫu nghèo hàn đói khổ hay là giàu sang tột cùng, thì cái ý thức đó vẫn trung thành, ở mãi cạnh ta, ngày cũng như đêm, không bao giờ rời xa. Cái ý thức đó, cuốn sách cho rằng, chính là tâm Phật.


Thử nghĩ mà xem... Cái tâm Phật đó có trí tuệ vô biên, khiến chúng ta thành kỹ sư, bác sĩ, nhà toán học, phi hành gia... Cái tâm Phật đó cũng khiến chúng ta thành dốt nát, nghiện hút, hiếp dâm, giết người...


Có khó khăn nào mà cái tâm Phật đó chưa trải qua? Có khó khăn nào mà cái tâm Phật đó chưa từng đối mặt và không thể vượt qua? Bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh, chết chóc... chẳng có gì mà cái tâm Phật chưa từng trải qua và không thể vượt qua. Thử nghĩ mà xem...


----


Khi mà chúng ta biết là khổ đau khó khăn nào chúng ta cũng có thể vượt qua, thì tức là chúng ta đã vượt qua hết tất cả khó khăn khổ đau rồi đó. Khi xưa việc gì cũng khổ, cũng khóc, còn bây giờ khi đã có trí tuệ hiểu biết dù trời sập cũng không khóc, nhà tan cửa nát cũng không buồn đau, bởi ta biết đó là lẽ tự nhiên, và ta có khả năng chịu được. Khổ mà ta có khả năng chịu được, thì làm gì còn cái khổ nào nữa đâu?


Huệ Năng từng nói, "Đâu dè tự tánh thường sanh muôn pháp", nghĩa là cái tâm ta muốn gì được đó, làm gì cũng được, vậy mà từ xưa đến nay, ta cứ mãi đi cầu ông này bà kia, cứ đi quỳ quỳ lạy lạy những bức tượng đất để cầu mong được ai đó ban phước cho. Ta cũng có khả năng làm Bồ Tát, cũng có khả năng làm Phật, vậy mà chúng ta đi cầu Phật, năn nỉ Phật mà không chịu làm Phật, đi cầu Bồ Tát, đi xin Bồ Tát mà không chịu làm Bồ Tát!


Huệ Năng từng nói, "Dè đâu tánh tự nhiên vốn thanh tịnh". Như vậy ta có sẵn bản tánh tự nhiên rất thanh tịnh mà chẳng bao giờ ta chịu xài, mà xài toàn tham, sân, si, ghen ghét, thù oán, ích kỷ, hẹp hòi, bỏn xẻn... Tại sao ta lại tự làm cho tâm ta bị bôi nhọ, bị vẩn đục?


Phật nói rằng, "Ta thành Phật được thì tất cả chúng sanh đều thành Phật được vì tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật, nếu biết trở về tự tánh sáng suốt trí huệ". Làm thế nào để trở về với cái tâm Phật sáng suốt thông tuệ? Phật nói rằng, "Quay đầu là bờ". 


Chúng ta đi ra từ bờ, rồi cứ đi mãi đi mãi. Trong cái hành trình đó, chúng ta gắn vào cái tâm trong sáng, gắn vào cái tâm trí tuệ biết bao nhiêu là phiền muộn, biết bao nhiêu là gian dối, biết bao nhiêu là u mê, để rồi chúng ta quên mất rằng, nơi chúng ta cần đến, cái mà chúng ta cần phải có, chính là ở nơi mà chúng ta đã bắt đầu, chính là cái mà chúng ta đã có khi mới bắt đầu. Vậy nên, quay lại đơn giản là từ bỏ, là gạt bỏ, là rửa sạch những cái u mê, ngu muội mà chúng ta đã thu nhặt được từ lúc ra đi. Làm sao biết cái gì là u mê, cái gì là ngu muội? 


Kinh Kim Cang có câu, "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Nghĩa là đừng dựa vào đâu mà sanh ra tâm, cái tâm của ta vốn đã thiên hạ vô địch rồi, chẳng cần phải dựa vào bất cứ thứ gì nữa! Nói cách khác, cái gì nằm ngoài cái tâm, cả thảy đều làm cho ta thêm u mê, cả thảy đều làm cho ta thêm ngu muội, cả thảy đều làm cho ta thêm buồn phiền đau đớn. Thử nghĩ mà xem.


---


Những thứ hữu hình như nhà cửa, xe cộ, tiền tài...  đều làm cho ta thêm khổ. Mua thêm cái quần cái áo, thì mỗi lần giặt đồ lại mệt thêm một chút. Lỡ mà mua đồ tốt, lại sợ hư sợ rách, phải hì hục giặt tay. Mua thêm một món đồ điện tử, thì lại tốn thời gian *chơi* với nó cho đáng của. Lỡ mà mua đồ mới, mỗi lần trầy tróc, rơi rớt đổ bể, lại buồn thúi ruột vì tiếc của. Riết rồi không biết ta làm chủ tài sản, hay là tài sản làm chủ ta.


Còn những thứ vô hình thì sao? Có cái gì làm cho ta thêm khổ, thêm ngu muội nữa hay không? Có, nhiều lắm, mà toàn những cái tinh vi thôi.


Có lần anh Ngô Quang Hưng hỏi thế này:
[...]Tại sao bạn lại identify mình với một khái niệm trừu tượng là Việt Nam? Tại sao bạn lại quan tâm khi cái gọi là “Việt Nam” mất đất? Tại sao bạn lại quan tâm về quyền con người, quyền chính trị, quyền mưu cầu hạnh phúc của dân “Việt Nam” khi 99% số người trong đó bạn không hề quen biết? 
[...]Tại sao identify mình với một khái niệm trừu tượng khá áp đặt là “đất nước”? Chỉ một xáo trộn ngẫu nhiên của lịch sử sẽ dẫn đến một “Việt Nam” rất khác với một “Việt Nam” mà ta biết bây giờ. Nó đã có thể là của Tàu. Nó đã có thể không có nửa phía Nam. Khi đó identity của bạn là gì? Bạn có chắc rằng mình không phải là hậu duệ của một chú Tàu xì nào đó không?
Paul Graham cũng có lần viết thế này:
As a rule, any mention of religion on an online forum degenerates into a religious argument. Why? Why does this happen with religion and not with Javascript or baking or other topics people talk about on forums? 
What's different about religion is that people don't feel they need to have any particular expertise to have opinions about it. All they need is strongly held beliefs, and anyone can have those. No thread about Javascript will grow as fast as one about religion, because people feel they have to be over some threshold of expertise to post comments about that. But on religion everyone's an expert.  
Then it struck me: this is the problem with politics too. Politics, like religion, is a topic where there's no threshold of expertise for expressing an opinion. All you need is strong convictions.
[...]I think what religion and politics have in common is that they become part of people's identity, and people can never have a fruitful argument about something that's part of their identity. By definition they're partisan.
[...]More generally, you can have a fruitful discussion about a topic only if it doesn't engage the identities of any of the participants. What makes politics and religion such minefields is that they engage so many people's identities. But you could in principle have a useful conversation about them with some people. And there are other topics that might seem harmless, like the relative merits of Ford and Chevy pickup trucks, that you couldn't safely talk about with others. 
The most intriguing thing about this theory, if it's right, is that it explains not merely which kinds of discussions to avoid, but how to have better ideas. If people can't think clearly about anything that has become part of their identity, then all other things being equal, the best plan is to let as few things into your identity as possible.
Most people reading this will already be fairly tolerant. But there is a step beyond thinking of yourself as x but tolerating y: not even to consider yourself an x. The more labels you have for yourself, the dumber they make you.


Phải chăng danh định, bản ngã, cái tôi và thậm chí là tri thức chính là những thứ vô hình ta tự gắn vào tâm Phật của ta để rồi làm cho tâm Phật vốn có khả năng thiên biến vạn hóa trở nên ngu muội, u mê? Từ ngàn năm trước Phật đã dạy, chớ có dựa vào đâu mà sanh tâm! Thế mà ta nào có nghe.


---


Tôi định đưa ra nhiều ví dụ rút ra từ bản thân để minh họa cho ý những danh định vô hình đã làm u muội con người ta như thế nào. Rồi tôi lại nghĩ, ai mà tò mò thì tốt nhất là nên làm một thử nghiệm thế này: mỗi ngày thức dậy, tìm một cái x là một phần của con người mình, rồi sống ngày hôm đó mà không nghĩ mình là x nữa.


Chẳng hạn như, sáng ngủ dậy, nghĩ mình là người Việt Nam, rồi sống ngày hôm đó, nghĩ mình không phải là người Việt Nam, xem thử có gì khác hay không. Có thể thay Việt Nam bằng rất rất nhiều thứ khác như giới tính, nghề nghiệp, công ty, trường học, vùng miền, thu nhập, bằng cấp...


Hay như là ngay bây giờ ngồi đây đọc những dòng này và hãy thử quên đi tôn giáo, quên đi đức tin của mình, để rồi xem cái mà bạn thấy và cảm nhận có khác gì so với trước hay không.


Tôi tin là rồi bạn sẽ nhận ra rốt cuộc rồi những cái danh định kia chẳng có ý nghĩa gì cả, và đúng như lời Phật dạy, chúng chỉ làm cho bạn u mê thêm mà thôi. Rời bỏ chúng, gạt chúng sang một bên là cách duy nhất để quay trở về với tâm Phật, quay về với nguồn sức mạnh khổng lồ nhưng cũng vô cùng yên bình thanh thản và bát ái bao la đang ở bên trong con người bạn.

Nguồn: Thaidn

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những bài liên quan về Trịnh Cung: Trịnh Công Sơn & Tham vọng chính trị

Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị

trinh71
LTS:
“Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị” của họa sĩ Trịnh Cung nhất định sẽ được đón nhận với nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều tầng lớp độc giả. Bài viết đưa ra một số nhận xét của cá nhân Trịnh Cung về người nhạc sĩ tài hoa, sống và sáng tác trong một giai đoạn vô cùng điêu linh của đất nước, cùng với một số tư liệu đã được công bố ở một số nơi. Tác giả Trịnh Cung tất nhiên đã dự kiến được những gì bài viết này có thể mang đến cho chính ông khi ông viết: “Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.”
Tạp chí Da Màu trân trọng ghi nhận tinh thần trách nhiệm của hoạ sĩ Trịnh Cung, và bài viết được đăng tải với ước muốn tạo cơ hội làm sáng tỏ những ngóc ngách trong đời sống của một nghệ sĩ tài hoa nay đã thành người thiên cổ.
Trịnh Công Sơn không quan tâm đến chính trị?
Đã 8 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn, 01-4-2001. Đã có rất nhiều bài và sách viết về người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này. Tất cả đều chỉ nói về 2 mặt: tình yêu (con người, quê hương) và nghệ thuật ngôn từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn, tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến vấn đề Trịnh Công Sơn có hay không tham vọng chính trị. Phải chăng như Hoàng Tá Thích, ông em rể của người nhạc sĩ “phản chiến” huyền thoại này đã minh định trong bài tựa cuốn sách Như Những Dòng Sông của mình nói về âm nhạc và tình người của ông anh rể Trịnh Công Sơn, do nhà Xuất Bản Văn Nghệ và Công Ty Văn Hoá Phương Nam ấn hành năm 2007: “…Anh không bao giờ đề cập đến chính trị, đơn giản vì anh không quan tâm đến chính trị”? Hay như nhận định của một người bạn không chỉ rất thân mà còn là một “đồng chí” (trong ý nghĩa cùng một tâm thức về chiến tranh VN) của Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bửu Chỉ (đã mất) đã viết: “Trong dòng nhạc phản chiến của mình, TCS đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả” (Trích bài viết: “Về Trịnh Công Sơn và Những Ca Khúc Phản Chiến Của Anh”, in trong Trịnh Công Sơn, Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Hoạ & Suy Tưởng do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn ấn hành năm 2005)?

40 năm hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, Thái Hòa và tôi

Trần Tuyết Hoa, tháng 4 năm 2006 NHỮNG GIỌNG CA
Hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn trong tôi nói riêng và gia đình chúng tôi khởi đầu từ sự tâm giao của những người bạn thời sinh viên. Ở đó tấm lòng chân thành của bạn bè đã đưa chúng tôi lại gần với nhau tự lúc nào không biết. Cho đến khi nhân ra điều này thì âm nhạc Trịnh Công Sơn đã là một phần trong cuộc sống của chúng tôi rồi.
Đầu những năm 1960, tôi nghe một số tình ca là lạ Ướt mi, Thương một người... của Trịnh Công Sơn (TCS) - một nhạc sĩ trẻ chưa nổi tiếng lắm, qua giọng hát liêu trai của Thanh Thúy làm mê hoặc không ít người trẻ. Rồi Nhìn những mùa thu đi với giọng ca trong sáng rất dễ thương, mượt mà, có người cho là “sang trọng” kiểu Huế của Hà Thanh, nhất là khi song ca với giọng truyền cảm kiểu Bắc của Mai Hương, cũng một thời làm người ta khó quên. Đặc biệt khi nghe Chiều một mình qua phố, thì ở lứa tuổi học trò của chúng tôi thời ấy không ai mà không thuộc. Dân Huế lại “ghiền” hơn, có người thích đạp xe lang thang dưới những hàng me xanh Sài Gòn để tự ru dỗ mình cho đỡ nhớ nhà, tự thì thầm với mình: ”Chiều một mình qua phố / Âm thầm nhớ đến tên em / Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím... Ngày nào mình thôi có nhau xin người biết đau”. Có bạn kêu lên: ”Cha ni ‘ba lơn’ chi lạ, đau hay không thì kệ người ta, mắc chi mình phải ‘xin’?”
Tôi lại nghĩ khác, TCS đã linh cảm được thân phận của kẻ làm ‘người’, làm một ‘vết lăn trầm’ biết đau, cái nỗi đau trần thế trước uy lực cay nghiệt của tạo hóa. Ngay trong tình yêu mà TCS cũng đã bắt đầu trăn trở về thân phận con người từ đây chăng, rồi Diễm xưa, Hạ trắng, đến những Phôi pha, Mưa hồng, Tình nhớ, Tình xa... Rõ ràng tình có buồn thật nhưng không ’sến’, vì những lời ca quá thánh thiện và đầy triết lý: “Làm sao em biết bia đá không đau”... “Ngàn sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Đến loạt Ca khúc Da vàng sau này, TCS luôn xin con người ‘biết đau’ trước nỗi đau của người khác trong chiến tranh.
Niên khóa 1964-65, tôi ở trong Ban đại diện Sinh viên Đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn (đường Nguyễn Trung Trực, nay là Thư viện Quốc gia). Lần đầu tiên tôi gặp TCS đến trường tôi hát với ca sĩ Thái Thanh. TCS giới thiệu và nhờ cô hát 2 bài mới sáng tác là Lời buồn thánh và Tuổi đá buồn. Sơn người gầy, đeo kính cận rộng vành, dáng dấp thư sinh, nói giọng Huế hơi nhỏ nhẹ. Ôm chiếc ghi ta thùng đệm cho Thái Thanh hát giữa trời, trong sân cỏ của trường, không có sân khấu. Hai người đứng trước một bức tường rêu của ngôi nhà tiền chế bỏ hoang, nhìn ra đường Nguyễn Trung Trực. Khán giả hầu hết là những sinh viên trường chúng tôi và bạn bè ngồi xổm xuống đất, lót giấy báo hay guốc dép, không có ghế. Cứ như là mấy đêm hát lửa trại, vậy mà vui. Khi Thái Thanh và mọi người ra về, Sơn ngồi lại với nhóm sinh viên thân hữu của trường. Sơn hỏi ý kiến mọi người, ai cũng khen giọng ca Thái Thanh còn phong độ, còn khỏe quá... Tôi cũng công nhận giọng ca của cô còn tuyệt lắm và rất độc đáo, nhưng xin trả Thái Thanh về cho ‘Hội trùng dương’ và ‘Danube bleu’ (Dòng sông Danube xanh), vì bắt cô hát nhạc của TCS thì ‘hơi uổng’ cho cả hai... Mọi người gật gù và Sơn chú ý đến lời nhận xét hơi ‘lạ’ của tôi rồi bắt đầu làm quen.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Về Một Quảng Đời Của Trịnh Công Sơn


Hai năm tại trường Sư phạm Quy Nhơn 1962-1964
Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn, khóa I, ngày 22- 4-1962 khóa đầu tiên mở ra ở Quy Nhơn. Tên gọi là khóa Thường Xuyên 2 năm. Tiêu chuẩn thi vào ít nhất phải có Tú Tài I . Tuy nhiên, khóa ấy đa số thí sinh đều đã có Tú Tài II, một số đã có một hoặc hai chứng chỉ Đại học. Trong số 300 giáo sinh được chấm đậu đa phần đều là người Huế, chiếm khoảng 60 phần trăm, 40 phần trăm còn lại rải rác các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Nha Trang lên tận các tỉnh cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng, Pleiku, KonTum...
Đa số chúng tôi lúc ấy đều là con nhà nghèo, hoặc học hành dở dang hoặc không đủ khả năng tài chánh vào Sài Gòn hoặc ra Huế để vào Đại học. Cho nên cố thi vào Sư phạm để chắc chắn trong hai năm sẽ có công ăn việc làm nuôi bản thân và giúp gia đình. Nhắc lại ở đây, lúc ấy, Bộ Giáo Dục và Bộ Y Tế rất thiếu nhân viên. Khóa nào vừa đào tạo xong là được bổ nhiệm liền, lương lại tương đối cao. Trong khi những ngành khác như Công chánh,Nông Lâm Súc tốt nghiệp ra trường, nằm nhà nhiều năm vẫn chưa được tuyển dụng.
Trịnh công Sơn theo ban Pháp văn, tôi theo ban Anh văn. Những ngày mưa gió ủ ê,không đi ra ngoài được vì đất nhão, chúng tôi nằm khoèo ở nhà, Sơn kể cho tôi nghe về cuộc đời Sơn, nhiều chuyện vui buồn lẫn lộn. Chuyện gia đình Sơn là một trong những chuyện buồn. Cha mất sớm, gia đình khánh kiệt, má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nổi bầy con. Sơn phải bỏ học, về lại Huế, phụ giúp mẹ. Sư phạm Quy Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Đơn giản vậy thôi!
Hiệu trưởng trường là thầy Đinh thành Chương. Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Quy Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ xây cất rất qui mô và tân kỳ, tọa lạc tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ ngàn thu. Đến một chút nữa là Quy Hòa, Trại Cùi, ở đó có nhiều bà Xơ tận tụy một đời chăm sóc cho bệnh nhân mắc phải chứng nan y, bệnh phong cùi. Lúc bấy giờ, thành phố Quy Nhơn hãy còn tiêu điều, xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long chạy từ Núi Một (ga xe lửa ) đến bến Cảng hãy còn nhiều ngôi nhà đổ nát, vôi vữa hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá. Gợi lại một vài cảnh cũ để cho thấy chính phủ lúc ấy có dụng ý khi cho xây hai ngôi trường đại qui mô, đem về đây hơn một ngàn giáo sinh và học sinh kỹ thuật mỗi năm là để vực dậy nền kinh tế ở đây.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Nhạc tình Trịnh Công Sơn qua giọng ca Trịnh Vĩnh Trinh

2 bài viết hay về Trịnh Công Sơn

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG NGÀY VĂN KHOA
 image
TỪ THỨC (Trần Công Sung)

Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)
Một ngày đầu tháng tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi: Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS)? Tôi gật đầu. Mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay TCS vừa từ trần.
Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn: Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Trịnh Công Sơn trong phim Đất khổ

Tìm kiếm Blog này