27 Tháng 12 2015 lúc 22:35 ·
Trong truyện hay phim Tàu, người ta thường lạm dụng, phóng đại về “Miễn tử kim bài” và “Thượng phương bảo kiếm”, hai tín vật vua ban tượng trưng đặc quyền đặc lợi; đề cao chúng như bảo vật có quyền uy tối thượng. Thực hư hai bảo bối này thế nào? Rủi xảy ra tình huống éo le như trong chuyện ngụ ngôn anh chàng bán mâu và thuẫn, tức là nếu một bên phạm tội có Kim bài miễn tử gặp nhằm một bên có Thượng phương bảo kiếm, thì phải xử lý như nào? Món bảo bối nào lợi hại hơn?
MIỄN TỬ KIM BÀI:
Tiền thân của “Kim bài Miễn tử” là tín vật do Hán Cao tổ Lưu Bang chế ra, gọi “Đan thư thiết quyển”. Theo “Hán thư”, sau khi lấy được thiên hạ (202 trCn), Bang lập ra Thiết quyển để ghi lại lời thề với các đại công thần là sẽ cùng họ phân chia thiên hạ, chung hưởng phú quý.
“Thiết quyển” thuở mới sơ chế ấy có ý nghĩa vừa như một loại huân chương, bằng khen gia đình có công với cách mạng, lại vừa là sự ràng buộc các trọng thần với lời thề “Sau này nếu ai không phải họ Lưu mà làm vua thì cả thiên hạ sẽ cùng đánh đuổi nó đi”; “Dẫu Hoàng hà có hẹp lại bằng thắt lưng, Thái sơn kia có mòn như hòn đá mài, thì tông miếu nhà Hán vẫn bền vững đời đời không dứt”.
Lời thề này được khắc vào mảnh kim loại (thiết quyển) có hình dạng khum khum như viên ngói. Trên Thiết quyển này, dùng chu sa (đan thư) đề họ tên người được ân tứ, ghi chép những công trạng vị hiền thần đã lập, cùng những đặc ân mà hoàng đế hứa hẹn ban cho. Thiết quyển sau đó được bổ làm đôi, nửa trái giao đương sự, cho cả con cháu y cũng được đời đời kế tập thừa hưởng ân sủng; nửa phải đặt trong hộp vàng, cất trong nhà Thái miếu (nơi thờ tổ tông con bà nó hoàng đế), như một cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt đời đời.
Các triều đại sau cũng học theo mẹo đó để lung lạc lôi kéo chư hầu, đến đời Đường (618-907) thì Thiết quyển được định hình về cả hình thức lẫn nội dung. Theo bộ “Chuyết canh lục” (hoàn thành vào khoảng cuối thế kỷ XIV) thì Thiết quyển đời Đường có chiều cao khoảng 1 thước Tàu (tương đương 37cm), rộng 3 thước (hơn 1m), chữ trên Thiết quyển được dát vàng. Về nội dung: 1/. Ghi rõ ngày tháng năm “phát hành”, họ tên, quan tước và ấp phong của đối tượng; 2/. Công trạng của đối tượng; 3/. Những đặc quyền mà đối tượng được hưởng; 4/. Lời thề long trọng và cam kết y lời của hoàng đế.
Cũng từ đời Đường, bắt đầu có đặc ân miễn tử cho trọng thần. Cụ thể trong Thiết quyển do Đường Chiêu tôn ban cho Ngô Việt quốc vương Tiền Lưu vào năm 896, vì có công thảo phạt Đổng Xương, ghi: “Khanh thứ cửu tử, tử tôn tam tử” 卿恕九死,子孫三死 (Khanh được tha tội chết 9 lần; con cháu được tha 3 lần), còn như phạm các tội nhẹ thì cơ quan hình luật không được thẩm xét.
Đời Minh (1368 đến 1644), Thiết quyển được chia làm 7 hạng để ban thưởng tùy theo thứ bậc cho các công hầu và đại thần. Thiết quyển đời Minh qui định: trừ tội danh phản nghịch, còn thì các tội khác đều được miễn trừ hình phạt, số lần được khoan thứ giảm xuống còn 3 bận, và con cháu đương sự không được thừa hưởng đặc ân này.
Đời Thanh (1644-1912), vì đã có 8 vị “Thiết mạo tử vương” được trao cho những đặc quyền đặc lợi tương đương, nên Thiết quyển được bãi bỏ. Thay vào đó, các thân vương, ái phi, trọng thần, và cả hoạn quan được ân sủng đặc biệt sẽ được ban cho “Miễn tử kim bài”, Kim bài này có thể giúp miễn tội tử hình, và chỉ có hiệu lực cho một lần duy nhất, nó sẽ được triều đình thu hồi ngay khi ân xá. “Miễn tử” không có nghĩa là "miễn tội", tức là chỉ cho giữ lại mạng chó, còn thì tất cả quan tước, ấp phong đều bị tước bỏ, gia sản cũng bị tịch biên.
THƯỢNG PHƯƠNG BẢO KIẾM
Vào thời Tần Hán, chức quan chuyên trách về quản lý và chế tác binh khí cho hoàng gia gọi là “Thượng phương lệnh”. Tập trung những tay thợ xuất sắc nhất của đế quốc, nên đao kiếm do Thượng phương sản xuất đều sắc bén phi thường. Vũ khí do Thượng phương làm ra chỉ để cung cấp riêng cho hoàng đế sử dụng, nên binh khí của Thượng phương có ý nghĩa tượng trưng cho quyền uy của thiên tử.
Thuở ban sơ, Thượng phương kiếm chỉ là đồ ngự dụng. “Hán thư” chép: Hán Cảnh đế ban Thượng phương kiếm cho tể tướng Vệ Oản, nhưng Oản tâu rằng đã từng được tiên đế (tức Hán Văn đế) ban cho 6 thanh Thượng phương, nên không dám nhận thêm. Cho thấy lúc ấy Thượng phương chỉ có ý nghĩa là món quà tặng bình thường, không kèm theo đặc quyền gì, như nhà họ Vệ được thưởng luôn một lúc nửa tá, thậm chí khi vua định cho thêm, người ta còn không thèm nhận lãnh.
Một thời gian dài, Thượng phương kiếm được hoàng đế ban thưởng cho quần thần như một tặng vật thông thường, không hề mang ý nghĩa được đặc quyền giết người (chuyên sát). Thượng phương kiếm bắt đầu được chuyên sát là vào đời Tống, “Võ kinh bị yếu” ghi, theo quy chế nhà Tống, những khi đại tướng xuất quân chinh phạt, đều được ban cho ngự kiếm tùy thân, được quyền chuyên sát.
Nhưng quyền chuyên sát của Thượng phương kiếm chỉ hạn chế trong lãnh vực quân sự, chủ yếu là để người cầm quân ngoài vạn dặm không phải bị động trong hành xử, nếu mỗi việc mỗi phải bẩm tấu về triều sẽ khiến mất đi lợi thế thời gian. Và trong lịch sử, Thượng phương kiếm chưa bao giờ có được đặc quyền chuyên sát ở các lãnh vực phi quân sự, nhất là về mặt tư pháp.
Đời Minh, đặc biệt có trường hợp Ngụy Học Tằng được ban Thượng phương bảo kiếm để giám sát hình sự, và có hạn chế, chỉ trong vụ tra xét tình hình phản loạn ở Thiểm Tây. Triều Minh có tần suất Thượng phương bảo kiếm xuất hiện cao hơn các triều đại khác. Minh cũng hoàn bị qui chế nghiêm ngặt ban Thượng phương bảo kiếm. Đó là một nghi thức trọng đại, gọi là “Đại hành thụ việt lễ”. Từ Minh mạt trở đi, phải gồm đủ ba thứ là kiếm (Thượng phương bảo kiếm), sắc (sắc phong), và ấn, mới đủ một bộ tượng trưng quyền hành của viên đại tướng.
Và cũng có quy tắc nhất định cho việc sử dụng Thượng phương bảo kiếm. Quyền hạn tuyệt đối “Trên chém hôn quân dưới chém nịnh thần” được gán cho bảo vật này là giả tưởng, chẳng vua nào lại ban cho kẻ khác được toàn quyền tru diệt chính mình hoặc con cháu mình cả. Thượng phương chỉ được giao trong những trường hợp đặc biệt, và có giới hạn là chỉ để xử lý những công việc cụ thể, thường là trong quân sự. Như trường hợp ghi trong “Tống sử”, Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn ban Thượng phương bảo kiếm cho đại tướng Tào Bân với lời căn dặn là từ phó tướng trở xuống, nếu ai không tuân lệnh thì Bân toàn quyền giết bỏ không cần tâu trước. Trong “Dương Cảo truyện” của Minh sử cũng nói rằng Minh Thần tôn ban Thượng phương kiếm cho Cảo, cho phép chuyên sát từ cấp tổng binh trở xuống. Cũng trong đời Minh, Thượng phương kiếm được trao cho các tướng lãnh trấn nhậm biên cương, quyền hạn sử dụng Thượng phương này chỉ trong phạm vi tướng đó quản hạt, và sẽ không có hiệu lực đối với địa phương khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, quyền lực của Thượng phương bảo kiếm là có giới hạn trong những phạm vi nhất định. Thậm chí qua đến đời Thanh, hầu như không còn thấy sự xuất hiện của Thượng phương kiếm nữa: quyền lực chuyên sát không thể giao phó cho một cá nhân đảm trách.
* * * * * * *
“Miễn tử kim bài” và “Thượng phương bảo kiếm” là hai tín vật tiêu biểu cho sự thối nát của chế độ phong kiến: có những cá nhân và dòng họ được hưởng những đặc quyền đặc lợi đứng trên cả luật pháp.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo anh minh của Đảng cộng sản Trung quốc, người ta chỉ có thể tìm những tàn tích cũ đó trong viện bảo tàng. Nhân dân Trung quốc đã được hưởng những quyền dân chủ do đảng quang vinh mang lại. Toàn dân từ đó được toàn quyền tán thưởng tung hô sự vĩ đại và công ơn của đảng, đây thật sự là phước lành cho người Trung Hoa đại lục, à ha!
MIỄN TỬ KIM BÀI:
Tiền thân của “Kim bài Miễn tử” là tín vật do Hán Cao tổ Lưu Bang chế ra, gọi “Đan thư thiết quyển”. Theo “Hán thư”, sau khi lấy được thiên hạ (202 trCn), Bang lập ra Thiết quyển để ghi lại lời thề với các đại công thần là sẽ cùng họ phân chia thiên hạ, chung hưởng phú quý.
“Thiết quyển” thuở mới sơ chế ấy có ý nghĩa vừa như một loại huân chương, bằng khen gia đình có công với cách mạng, lại vừa là sự ràng buộc các trọng thần với lời thề “Sau này nếu ai không phải họ Lưu mà làm vua thì cả thiên hạ sẽ cùng đánh đuổi nó đi”; “Dẫu Hoàng hà có hẹp lại bằng thắt lưng, Thái sơn kia có mòn như hòn đá mài, thì tông miếu nhà Hán vẫn bền vững đời đời không dứt”.
Lời thề này được khắc vào mảnh kim loại (thiết quyển) có hình dạng khum khum như viên ngói. Trên Thiết quyển này, dùng chu sa (đan thư) đề họ tên người được ân tứ, ghi chép những công trạng vị hiền thần đã lập, cùng những đặc ân mà hoàng đế hứa hẹn ban cho. Thiết quyển sau đó được bổ làm đôi, nửa trái giao đương sự, cho cả con cháu y cũng được đời đời kế tập thừa hưởng ân sủng; nửa phải đặt trong hộp vàng, cất trong nhà Thái miếu (nơi thờ tổ tông con bà nó hoàng đế), như một cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt đời đời.
Các triều đại sau cũng học theo mẹo đó để lung lạc lôi kéo chư hầu, đến đời Đường (618-907) thì Thiết quyển được định hình về cả hình thức lẫn nội dung. Theo bộ “Chuyết canh lục” (hoàn thành vào khoảng cuối thế kỷ XIV) thì Thiết quyển đời Đường có chiều cao khoảng 1 thước Tàu (tương đương 37cm), rộng 3 thước (hơn 1m), chữ trên Thiết quyển được dát vàng. Về nội dung: 1/. Ghi rõ ngày tháng năm “phát hành”, họ tên, quan tước và ấp phong của đối tượng; 2/. Công trạng của đối tượng; 3/. Những đặc quyền mà đối tượng được hưởng; 4/. Lời thề long trọng và cam kết y lời của hoàng đế.
Cũng từ đời Đường, bắt đầu có đặc ân miễn tử cho trọng thần. Cụ thể trong Thiết quyển do Đường Chiêu tôn ban cho Ngô Việt quốc vương Tiền Lưu vào năm 896, vì có công thảo phạt Đổng Xương, ghi: “Khanh thứ cửu tử, tử tôn tam tử” 卿恕九死,子孫三死 (Khanh được tha tội chết 9 lần; con cháu được tha 3 lần), còn như phạm các tội nhẹ thì cơ quan hình luật không được thẩm xét.
Đời Minh (1368 đến 1644), Thiết quyển được chia làm 7 hạng để ban thưởng tùy theo thứ bậc cho các công hầu và đại thần. Thiết quyển đời Minh qui định: trừ tội danh phản nghịch, còn thì các tội khác đều được miễn trừ hình phạt, số lần được khoan thứ giảm xuống còn 3 bận, và con cháu đương sự không được thừa hưởng đặc ân này.
Đời Thanh (1644-1912), vì đã có 8 vị “Thiết mạo tử vương” được trao cho những đặc quyền đặc lợi tương đương, nên Thiết quyển được bãi bỏ. Thay vào đó, các thân vương, ái phi, trọng thần, và cả hoạn quan được ân sủng đặc biệt sẽ được ban cho “Miễn tử kim bài”, Kim bài này có thể giúp miễn tội tử hình, và chỉ có hiệu lực cho một lần duy nhất, nó sẽ được triều đình thu hồi ngay khi ân xá. “Miễn tử” không có nghĩa là "miễn tội", tức là chỉ cho giữ lại mạng chó, còn thì tất cả quan tước, ấp phong đều bị tước bỏ, gia sản cũng bị tịch biên.
THƯỢNG PHƯƠNG BẢO KIẾM
Vào thời Tần Hán, chức quan chuyên trách về quản lý và chế tác binh khí cho hoàng gia gọi là “Thượng phương lệnh”. Tập trung những tay thợ xuất sắc nhất của đế quốc, nên đao kiếm do Thượng phương sản xuất đều sắc bén phi thường. Vũ khí do Thượng phương làm ra chỉ để cung cấp riêng cho hoàng đế sử dụng, nên binh khí của Thượng phương có ý nghĩa tượng trưng cho quyền uy của thiên tử.
Thuở ban sơ, Thượng phương kiếm chỉ là đồ ngự dụng. “Hán thư” chép: Hán Cảnh đế ban Thượng phương kiếm cho tể tướng Vệ Oản, nhưng Oản tâu rằng đã từng được tiên đế (tức Hán Văn đế) ban cho 6 thanh Thượng phương, nên không dám nhận thêm. Cho thấy lúc ấy Thượng phương chỉ có ý nghĩa là món quà tặng bình thường, không kèm theo đặc quyền gì, như nhà họ Vệ được thưởng luôn một lúc nửa tá, thậm chí khi vua định cho thêm, người ta còn không thèm nhận lãnh.
Một thời gian dài, Thượng phương kiếm được hoàng đế ban thưởng cho quần thần như một tặng vật thông thường, không hề mang ý nghĩa được đặc quyền giết người (chuyên sát). Thượng phương kiếm bắt đầu được chuyên sát là vào đời Tống, “Võ kinh bị yếu” ghi, theo quy chế nhà Tống, những khi đại tướng xuất quân chinh phạt, đều được ban cho ngự kiếm tùy thân, được quyền chuyên sát.
Nhưng quyền chuyên sát của Thượng phương kiếm chỉ hạn chế trong lãnh vực quân sự, chủ yếu là để người cầm quân ngoài vạn dặm không phải bị động trong hành xử, nếu mỗi việc mỗi phải bẩm tấu về triều sẽ khiến mất đi lợi thế thời gian. Và trong lịch sử, Thượng phương kiếm chưa bao giờ có được đặc quyền chuyên sát ở các lãnh vực phi quân sự, nhất là về mặt tư pháp.
Đời Minh, đặc biệt có trường hợp Ngụy Học Tằng được ban Thượng phương bảo kiếm để giám sát hình sự, và có hạn chế, chỉ trong vụ tra xét tình hình phản loạn ở Thiểm Tây. Triều Minh có tần suất Thượng phương bảo kiếm xuất hiện cao hơn các triều đại khác. Minh cũng hoàn bị qui chế nghiêm ngặt ban Thượng phương bảo kiếm. Đó là một nghi thức trọng đại, gọi là “Đại hành thụ việt lễ”. Từ Minh mạt trở đi, phải gồm đủ ba thứ là kiếm (Thượng phương bảo kiếm), sắc (sắc phong), và ấn, mới đủ một bộ tượng trưng quyền hành của viên đại tướng.
Và cũng có quy tắc nhất định cho việc sử dụng Thượng phương bảo kiếm. Quyền hạn tuyệt đối “Trên chém hôn quân dưới chém nịnh thần” được gán cho bảo vật này là giả tưởng, chẳng vua nào lại ban cho kẻ khác được toàn quyền tru diệt chính mình hoặc con cháu mình cả. Thượng phương chỉ được giao trong những trường hợp đặc biệt, và có giới hạn là chỉ để xử lý những công việc cụ thể, thường là trong quân sự. Như trường hợp ghi trong “Tống sử”, Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn ban Thượng phương bảo kiếm cho đại tướng Tào Bân với lời căn dặn là từ phó tướng trở xuống, nếu ai không tuân lệnh thì Bân toàn quyền giết bỏ không cần tâu trước. Trong “Dương Cảo truyện” của Minh sử cũng nói rằng Minh Thần tôn ban Thượng phương kiếm cho Cảo, cho phép chuyên sát từ cấp tổng binh trở xuống. Cũng trong đời Minh, Thượng phương kiếm được trao cho các tướng lãnh trấn nhậm biên cương, quyền hạn sử dụng Thượng phương này chỉ trong phạm vi tướng đó quản hạt, và sẽ không có hiệu lực đối với địa phương khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, quyền lực của Thượng phương bảo kiếm là có giới hạn trong những phạm vi nhất định. Thậm chí qua đến đời Thanh, hầu như không còn thấy sự xuất hiện của Thượng phương kiếm nữa: quyền lực chuyên sát không thể giao phó cho một cá nhân đảm trách.
* * * * * * *
“Miễn tử kim bài” và “Thượng phương bảo kiếm” là hai tín vật tiêu biểu cho sự thối nát của chế độ phong kiến: có những cá nhân và dòng họ được hưởng những đặc quyền đặc lợi đứng trên cả luật pháp.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo anh minh của Đảng cộng sản Trung quốc, người ta chỉ có thể tìm những tàn tích cũ đó trong viện bảo tàng. Nhân dân Trung quốc đã được hưởng những quyền dân chủ do đảng quang vinh mang lại. Toàn dân từ đó được toàn quyền tán thưởng tung hô sự vĩ đại và công ơn của đảng, đây thật sự là phước lành cho người Trung Hoa đại lục, à ha!