6 Tháng 1 lúc 2:58 ·
Tin từ đại lục cho biết: Vào 04/01/2016, trên mảnh đất trống của làng Nhất Thôn thuộc huyện Thông Hứa tỉnh Hà Nam, vừa xuất hiện một bức tượng khổng lồ đúc hình Mao Trạch Đông. Được biết đây là bức tượng có kích thước kỷ lục, với chiều cao 36,6m (tương đương 15 tầng lầu). Tượng do dân làng góp tiền tự xây dựng, tổng chi phí được cho là khoảng 3 triệu Nhân dân tệ (khoảng 460.000 USD).
Bức tượng này thể hiện Đông trong tư thế ngồi nhìn về phương Nam, kết cấu chủ yếu từ bê-tông cốt thép, phủ sơn màu hoàng kim. Theo lời cư dân Nhất Thôn, tượng được khởi công từ cuối tháng 3, vừa xong vào giữa tháng 12-2015. Về phương diện mỹ thuật, pho tượng được đánh giá là... siêu thực, theo nghĩa không giống con giáp Tuất Hợi nào; về sản xuất, nó đã chiếm dụng đất nông nghiệp; và về chất lượng công trình thì cứ tà tà chờ đó, thời gian sẽ trả lời.
Tuy chiếm đất ruộng, nhưng chính quyền địa phương không đủ gan để can thiệp, vì đây là xuất phát từ lòng kính yêu lãnh tụ của nhân dân.
Với lương tri của bọn nhân loại bình phàm ở thế giới bên ngoài, người ta khó lòng hiểu nổi tại sao lại có thể xảy ra sự vụ quái đản này, nhưng với nhân dân đại lục, đây là chuyện thiên kinh địa nghĩa: nửa thế kỷ nay, việc dựng tượng chủ tịch Đông đã là một phong trào ái quốc.
* * *
Ý ĐẢNG
Từ thời “Cách mạng Văn hóa” ở đại lục (1966-1976), việc dựng tượng Mao Trạch Đông trở nên phổ biến, với những qui chế nghiêm ngặt. Chỉ sau khi Đông về với “thế giới người hiền” (vào đầu tháng 9/1976), hiện tượng này mới thoái trào.
Những tượng Mao Trạch Đông được dựng vào thời kỳ “Văn cách” thường tuân thủ những quy ước sau:
- Về kích thước: chiều cao của thân tượng phải là 7,1m (tượng trưng cho công lao thành lập đảng Cộng sản Trung quốc vào ngày 01 tháng 7 của Đông); phần bệ tượng phải cao đúng 5,16m (để kỷ niệm ngày 16 tháng 5 năm 1966, là ngày Đông phát động “Cách mạng Văn hóa”); tổng chiều cao của toàn bộ tượng 12,26m (cũng là tượng trưng cho sinh nhật của người - 26/12).
- Về tư thế: chia ra tư thế người giơ cao tay phải vẫy chào, tư thế khoanh tay, có đội hay không đội mũ, mặc quân phục đại cán hay áo khoác v.v... nhất nhất đều phải tuân theo những quy định tế vi.
Bức tượng đầu tiên của chủ tịch Đông được dựng tại Đại học Thanh Hoa. Ngày 24/6/1966, Hồng vệ binh kéo sập cổng trường, đó vốn là công trình kiến trúc được gọi "Nhị hiệu môn" bằng cẩm thạch trắng, di tích từ 1909. Sau đó, bọn tiểu yêu bèn cho dựng tượng chúa đảng trám vào chỗ đất trống ấy. Ngày 15/9/1967, tượng Đông mặc đại cán giơ tay vẫy chiến sĩ đồng bào hoàn thành. Mãi đến 20 năm sau, tượng chúa đảng mới được tháo dỡ để phục dựng lại cổng cũ cho trường.
Cùng lúc với tượng Thanh Hoa, tại quê hương của Đông (làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam), bá tánh cũng dựng một bức tượng để tưởng nhớ công ơn trời bể của người. Tượng này chính là chuẩn định ra quy ước về tổng chiều cao 12,26m cho các tượng của Đông sau này. Tượng do Trần Đức Hoành, nhà điêu khắc Học viện Mỹ thuật Trung ương thiết kế, với hình tượng chàng Đông thuở thanh niên mặc áo dài thư sinh. Ban đầu, người ta đặt tượng ngay bến xe, để du khách khi vừa đến Thiều Sơn chỉ cần ngước lên là có thể chiêm ngưỡng long nhan. Nhưng sau đó, nông dân đồng hương quê bác cảm thấy đau lòng, không nỡ để chủ tịch phải dãi nắng dầm mưa nên đã che cho người một mái nhà!
Từ đó, phong trào dựng tượng lãnh tụ lan rộng ra toàn đại lục. Các trường học, quảng trường ở các thành thị lớn dựng tượng người đã đành, thậm chí ở các làng quê hẻo lánh xinh xinh, hang cùng ngõ hẽm oan gia, đâu đâu cũng thấy tượng người mọc lên như nấm sau mưa.
Trong số những tượng lãnh tụ được dựng thời Văn cách, nổi tiếng nhất là tượng ở làng Tháng Mười. Ngày 11/01/1956, chủ tịch Đông từng đến thị sát Hợp tác xã Tháng Mười. Năm 1967, dân làng Tháng Mười thuộc quận Thê Hà thành phố Nam Kinh đã tôn tạo một bức tượng để tưởng niệm người. 1983, tượng được công nhận di tích văn hóa cấp quận. Tháng 6/2006, nó thành di sản văn hóa cấp thành phố.
Nhưng được đánh giá cao hơn hết thảy trong số các tượng Đông được dựng trong thời Văn cách là tượng ở Quảng trường Trung Sơn thành phố Thẩm Dương, do Khoa điêu khắc Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn tạo dựng, chung quanh là quần thể phù điêu thể hiện hai giai đoạn của Trung Hoa “chuyển mình”: giai đoạn chủ nghĩa Tân dân chủ và chủ nghĩa Xã hội.
Ở thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), trên Quảng trường Đông Phương Hồng, người ta dựng tượng Đông đứng ở chân núi Nhạc Lộc, ngay lối đi chính, sau lưng tượng là bức tường có nguyên bài thơ “Sấm viên xuân Trường Sa” do Đông sáng tác hồi 1925.
"Nhà lưu niệm Mao chủ tịch" thành phố Bắc Kinh có pho tượng người ngồi oai vệ, cao 3,45m, chạm khắc bằng cẩm thạch trắng. Sau lưng tượng là bức tranh thêu lộng lẫy “Tổ quốc đại địa” dài 23,74m, rộng 6,6m.
Tượng đá lớn nhất là ở Quảng trường Trường Sa (Tây Tạng), tổng chiều cao tượng này là 12,26m, thân tượng 7,1m, nặng 3,5 tấn.
Những tượng đáng chú ý còn có tượng ở Quảng trường Thiên Phủ, tọa vị ngay trung tâm thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên), tượng ở Quảng trường Nhân Dân thành phố Thạch Gia Trang (Hà Bắc), tượng ở Quảng trường Thái Dương Hồng thành phố Lệ Giang (Vân Nam), tượng ở Gia Định (thành phố Thượng Hải)...
Về phần mình, chủ tịch Đông, với đức tính khiêm tốn vô địch thiên hạ của mình, hẵn người không lấy làm dễ chịu cho lắm khi phải chiêm ngưỡng những bức tượng tạc chính bản thân, nên vào ngày 05/7/1967, Đông đã ra chỉ thị nghiêm khắc phê bình việc tô tượng rùm beng đó. Khốn nỗi, lòng dân kính yêu lãnh tụ đã thành sóng trào thác lũ, nên người vô phương can ngăn phong trào sùng bái đó.
Phải đến 1977, khi Đông tử ẹo, “Cách mạng Văn hóa” cũng tàn lụi theo, đất nước Trung Hoa rơi vào thời kỳ hỗn loạn “Tứ nhân bang” thao túng, phong trào dựng tượng nhớ ơn người mới kết thúc. Nhưng cũng phải đến 10 năm sau, vào 1987, pho tượng đầu tiên ở Đại học Thanh Hoa mới được dỡ bỏ.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhu cầu dựng tượng chủ tịch Đông lại trỗi dậy, từ quê hương Hồ Nam của người, phong trào này lan rộng, không chỉ trong toàn Trung quốc, mà còn ra cả Anh, Pháp, Mỹ, theo gót những thần tử đại lục ra hải ngoại kiếm sống.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đông, vào năm 1993, một tượng đồng chủ tịch được dựng lên tại Thiều Sơn (Hồ Nam).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đông (2003), một tượng chủ tịch được khánh thành ở thành phố Hotan (Tân Cương).
Kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Đông (2008), Đại học Y khoa Trùng Khánh dựng tượng chủ tịch Đông bằng thép không gỉ, thân cao 20,6m, tính luôn cả bệ là 37,4m, nặng 46 tấn.
Kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Đông (2009), khánh thành tượng đài “Mao Trạch Đông soái ca”, còn gọi “Tượng đài Mao Trạch Đông thời thanh niên”, tại thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, mô phỏng hình ảnh Mao Trạch Đông năm 1925. Tượng đài này có chiều dài 83m, rộng 41m, cao 32m, trên mặt bằng 3.500 m2, được làm từ 8.000 khối đá hoa cương đỏ. Bên trong tượng đài được đỡ bởi cấu kiện bê-tông cốt thép vững chắc, ngoài gắn đá hoa cương.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đông (2013), một tượng chủ tịch được đúc bằng vàng 24K ở Hồ Nam quê người, trị giá 16 triệu USD.
LÒNG DÂN
Đã nói đến tượng, thì không thể không nhắc bức chân dung Đông ở toà lầu Thiên An môn.
Chính tại nơi đây, vào ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông đã tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó trở đi, chân dung Đông luôn ngự chễm chệ giữa quảng trường để nhìn ngắm thần dân của mình.
Với kích cỡ cao 6m, rộng 4,6m, kể cả phần khung thì tổng trọng lượng của bức tranh là 1,5 tấn. Đây là bức chân dung lớn nhất thế giới. Vào dịp quốc khánh Trung cộng hàng năm, bức chân dung này lại được thay mới cho bá tánh thập phương mãn nhãn chiêm bái. Đôi đồng tử Đông được vẽ đúng ngay giữa tròng mắt, nên dù đứng ở vị trí nào của quảng trường, người ta cũng có cảm giác như chủ tịch đang dòm ngó mình.
Ở một đất nước mà lãnh tụ đã hóa thần, bày tượng Đông trong nhà trở thành nghi thức thiêng liêng của vạn dân; tượng đồng của Đông có diệu dụng an gia trạch, thịnh sinh kế, đuổi tà ma; có Đông trấn yểm trong nhà trong cửa, gia đình sẽ bình an phát tài phát lộc. Trong khắp đền chùa miếu mạo, tượng chủ tịch Đông chình ình chánh điện lấn át cả tượng Quan Âm bồ tát. Vậy đó mà vào năm 1989, trong sự kiện đẫm máu Thiên An môn, đã có 3 tên cẩu tặc dám liệng trứng ung làm ô uế bức chân dung hoành tráng của lãnh tụ. Đó là 3 tên Lỗ Đức Thành, Dụ Đông Nhạc và Dư Chí Kiên. Sau hơn một tháng tống giam, trong một phiên tòa bí mật, để chứng tỏ sự công minh của mình, chính quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn phải bỏ ra 100 CNY để thuê luật sư biện hộ cho chúng. Kết cục là ngày 11/8/1989, tòa tuyên 3 thanh niên tuổi từ 20 đến 25 này phạm tội “phản động phá hoại cách mạng”, với bản án 16 năm tù giam cho Thành, 20 năm cho Nhạc và chung thân cho Kiên. Các thế lực thù địch nước ngoài đã can thiệp vào nhân quyền của Trung quốc, nên mười mấy năm sau, cả ba đã lần lượt bị tống ra nước ngoài sống lưu vong trọn kiếp, cho đáng đời quân cẩu trệ thối tha.
Một phần tư thế kỷ sau, vào lúc chánh Ngọ ngày 03/6/2014, đến phiên tên Tôn Binh, 42 tuổi bôi bác khi quân: Để tưởng niệm vong hồn đồng bọn trong sự kiện 04/6 Thiên An môn 25 năm xưa, hắn đã liệng nguyên bình mực đen vô giữa bản mặt Mao Trạch Đông trên tòa lầu Thiên An linh thiêng. Lần này, nhờ chính quyền cách mạng khoan hồng, Binh chỉ bị kêu án 14 tháng tù giam kèm 5 năm quản chế, với tội danh “gây rối nơi công cộng”.
_______
Thánh giáo chủ thiên thu vạn tuế nhất thống giang hồ. Công đức của Mao Trạch Đông đối với dân tộc Trung Hoa thật không sao kể xiết; trong đó phải kể ân đức lớn nhất của người là đã đưa hơn 30 triệu nhân khẩu hồn du địa phủ, góp phần giải quyết nạn nhân mãn vốn là đại họa luôn ám ảnh giang sơn bao đời.
Để tưởng nhớ ơn đức dồi dào ấy, trên toàn đại lục có hơn 2.000 tượng đài ghi tạc long nhan, không kể hằng hà sa số thánh tượng thờ riêng trong gia đình. Đặt tượng đài cho người là việc đương nhiên, một bổn phận của công dân gương mẫu kính đảng yêu nước. Nhưng lòng kẻ gõ bài biên này không khỏi bâng khuâng khi nghe miệng thế cứ hô vang “Mao chủ tịch muôn năm” không ngớt: cứ phải sống mãi đời đời kiếp kiếp, lọt sổ luân hồi, vô phương đầu thai, âu đó cũng là bi kịch của thân phận vĩ nhân/ danh nhân văn hóa thế giới vậy, hu hu!
Bức tượng này thể hiện Đông trong tư thế ngồi nhìn về phương Nam, kết cấu chủ yếu từ bê-tông cốt thép, phủ sơn màu hoàng kim. Theo lời cư dân Nhất Thôn, tượng được khởi công từ cuối tháng 3, vừa xong vào giữa tháng 12-2015. Về phương diện mỹ thuật, pho tượng được đánh giá là... siêu thực, theo nghĩa không giống con giáp Tuất Hợi nào; về sản xuất, nó đã chiếm dụng đất nông nghiệp; và về chất lượng công trình thì cứ tà tà chờ đó, thời gian sẽ trả lời.
Tuy chiếm đất ruộng, nhưng chính quyền địa phương không đủ gan để can thiệp, vì đây là xuất phát từ lòng kính yêu lãnh tụ của nhân dân.
Với lương tri của bọn nhân loại bình phàm ở thế giới bên ngoài, người ta khó lòng hiểu nổi tại sao lại có thể xảy ra sự vụ quái đản này, nhưng với nhân dân đại lục, đây là chuyện thiên kinh địa nghĩa: nửa thế kỷ nay, việc dựng tượng chủ tịch Đông đã là một phong trào ái quốc.
* * *
Ý ĐẢNG
Từ thời “Cách mạng Văn hóa” ở đại lục (1966-1976), việc dựng tượng Mao Trạch Đông trở nên phổ biến, với những qui chế nghiêm ngặt. Chỉ sau khi Đông về với “thế giới người hiền” (vào đầu tháng 9/1976), hiện tượng này mới thoái trào.
Những tượng Mao Trạch Đông được dựng vào thời kỳ “Văn cách” thường tuân thủ những quy ước sau:
- Về kích thước: chiều cao của thân tượng phải là 7,1m (tượng trưng cho công lao thành lập đảng Cộng sản Trung quốc vào ngày 01 tháng 7 của Đông); phần bệ tượng phải cao đúng 5,16m (để kỷ niệm ngày 16 tháng 5 năm 1966, là ngày Đông phát động “Cách mạng Văn hóa”); tổng chiều cao của toàn bộ tượng 12,26m (cũng là tượng trưng cho sinh nhật của người - 26/12).
- Về tư thế: chia ra tư thế người giơ cao tay phải vẫy chào, tư thế khoanh tay, có đội hay không đội mũ, mặc quân phục đại cán hay áo khoác v.v... nhất nhất đều phải tuân theo những quy định tế vi.
Bức tượng đầu tiên của chủ tịch Đông được dựng tại Đại học Thanh Hoa. Ngày 24/6/1966, Hồng vệ binh kéo sập cổng trường, đó vốn là công trình kiến trúc được gọi "Nhị hiệu môn" bằng cẩm thạch trắng, di tích từ 1909. Sau đó, bọn tiểu yêu bèn cho dựng tượng chúa đảng trám vào chỗ đất trống ấy. Ngày 15/9/1967, tượng Đông mặc đại cán giơ tay vẫy chiến sĩ đồng bào hoàn thành. Mãi đến 20 năm sau, tượng chúa đảng mới được tháo dỡ để phục dựng lại cổng cũ cho trường.
Cùng lúc với tượng Thanh Hoa, tại quê hương của Đông (làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam), bá tánh cũng dựng một bức tượng để tưởng nhớ công ơn trời bể của người. Tượng này chính là chuẩn định ra quy ước về tổng chiều cao 12,26m cho các tượng của Đông sau này. Tượng do Trần Đức Hoành, nhà điêu khắc Học viện Mỹ thuật Trung ương thiết kế, với hình tượng chàng Đông thuở thanh niên mặc áo dài thư sinh. Ban đầu, người ta đặt tượng ngay bến xe, để du khách khi vừa đến Thiều Sơn chỉ cần ngước lên là có thể chiêm ngưỡng long nhan. Nhưng sau đó, nông dân đồng hương quê bác cảm thấy đau lòng, không nỡ để chủ tịch phải dãi nắng dầm mưa nên đã che cho người một mái nhà!
Từ đó, phong trào dựng tượng lãnh tụ lan rộng ra toàn đại lục. Các trường học, quảng trường ở các thành thị lớn dựng tượng người đã đành, thậm chí ở các làng quê hẻo lánh xinh xinh, hang cùng ngõ hẽm oan gia, đâu đâu cũng thấy tượng người mọc lên như nấm sau mưa.
Trong số những tượng lãnh tụ được dựng thời Văn cách, nổi tiếng nhất là tượng ở làng Tháng Mười. Ngày 11/01/1956, chủ tịch Đông từng đến thị sát Hợp tác xã Tháng Mười. Năm 1967, dân làng Tháng Mười thuộc quận Thê Hà thành phố Nam Kinh đã tôn tạo một bức tượng để tưởng niệm người. 1983, tượng được công nhận di tích văn hóa cấp quận. Tháng 6/2006, nó thành di sản văn hóa cấp thành phố.
Nhưng được đánh giá cao hơn hết thảy trong số các tượng Đông được dựng trong thời Văn cách là tượng ở Quảng trường Trung Sơn thành phố Thẩm Dương, do Khoa điêu khắc Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn tạo dựng, chung quanh là quần thể phù điêu thể hiện hai giai đoạn của Trung Hoa “chuyển mình”: giai đoạn chủ nghĩa Tân dân chủ và chủ nghĩa Xã hội.
Ở thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), trên Quảng trường Đông Phương Hồng, người ta dựng tượng Đông đứng ở chân núi Nhạc Lộc, ngay lối đi chính, sau lưng tượng là bức tường có nguyên bài thơ “Sấm viên xuân Trường Sa” do Đông sáng tác hồi 1925.
"Nhà lưu niệm Mao chủ tịch" thành phố Bắc Kinh có pho tượng người ngồi oai vệ, cao 3,45m, chạm khắc bằng cẩm thạch trắng. Sau lưng tượng là bức tranh thêu lộng lẫy “Tổ quốc đại địa” dài 23,74m, rộng 6,6m.
Tượng đá lớn nhất là ở Quảng trường Trường Sa (Tây Tạng), tổng chiều cao tượng này là 12,26m, thân tượng 7,1m, nặng 3,5 tấn.
Những tượng đáng chú ý còn có tượng ở Quảng trường Thiên Phủ, tọa vị ngay trung tâm thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên), tượng ở Quảng trường Nhân Dân thành phố Thạch Gia Trang (Hà Bắc), tượng ở Quảng trường Thái Dương Hồng thành phố Lệ Giang (Vân Nam), tượng ở Gia Định (thành phố Thượng Hải)...
Về phần mình, chủ tịch Đông, với đức tính khiêm tốn vô địch thiên hạ của mình, hẵn người không lấy làm dễ chịu cho lắm khi phải chiêm ngưỡng những bức tượng tạc chính bản thân, nên vào ngày 05/7/1967, Đông đã ra chỉ thị nghiêm khắc phê bình việc tô tượng rùm beng đó. Khốn nỗi, lòng dân kính yêu lãnh tụ đã thành sóng trào thác lũ, nên người vô phương can ngăn phong trào sùng bái đó.
Phải đến 1977, khi Đông tử ẹo, “Cách mạng Văn hóa” cũng tàn lụi theo, đất nước Trung Hoa rơi vào thời kỳ hỗn loạn “Tứ nhân bang” thao túng, phong trào dựng tượng nhớ ơn người mới kết thúc. Nhưng cũng phải đến 10 năm sau, vào 1987, pho tượng đầu tiên ở Đại học Thanh Hoa mới được dỡ bỏ.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhu cầu dựng tượng chủ tịch Đông lại trỗi dậy, từ quê hương Hồ Nam của người, phong trào này lan rộng, không chỉ trong toàn Trung quốc, mà còn ra cả Anh, Pháp, Mỹ, theo gót những thần tử đại lục ra hải ngoại kiếm sống.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đông, vào năm 1993, một tượng đồng chủ tịch được dựng lên tại Thiều Sơn (Hồ Nam).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đông (2003), một tượng chủ tịch được khánh thành ở thành phố Hotan (Tân Cương).
Kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Đông (2008), Đại học Y khoa Trùng Khánh dựng tượng chủ tịch Đông bằng thép không gỉ, thân cao 20,6m, tính luôn cả bệ là 37,4m, nặng 46 tấn.
Kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Đông (2009), khánh thành tượng đài “Mao Trạch Đông soái ca”, còn gọi “Tượng đài Mao Trạch Đông thời thanh niên”, tại thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, mô phỏng hình ảnh Mao Trạch Đông năm 1925. Tượng đài này có chiều dài 83m, rộng 41m, cao 32m, trên mặt bằng 3.500 m2, được làm từ 8.000 khối đá hoa cương đỏ. Bên trong tượng đài được đỡ bởi cấu kiện bê-tông cốt thép vững chắc, ngoài gắn đá hoa cương.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đông (2013), một tượng chủ tịch được đúc bằng vàng 24K ở Hồ Nam quê người, trị giá 16 triệu USD.
LÒNG DÂN
Đã nói đến tượng, thì không thể không nhắc bức chân dung Đông ở toà lầu Thiên An môn.
Chính tại nơi đây, vào ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông đã tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó trở đi, chân dung Đông luôn ngự chễm chệ giữa quảng trường để nhìn ngắm thần dân của mình.
Với kích cỡ cao 6m, rộng 4,6m, kể cả phần khung thì tổng trọng lượng của bức tranh là 1,5 tấn. Đây là bức chân dung lớn nhất thế giới. Vào dịp quốc khánh Trung cộng hàng năm, bức chân dung này lại được thay mới cho bá tánh thập phương mãn nhãn chiêm bái. Đôi đồng tử Đông được vẽ đúng ngay giữa tròng mắt, nên dù đứng ở vị trí nào của quảng trường, người ta cũng có cảm giác như chủ tịch đang dòm ngó mình.
Ở một đất nước mà lãnh tụ đã hóa thần, bày tượng Đông trong nhà trở thành nghi thức thiêng liêng của vạn dân; tượng đồng của Đông có diệu dụng an gia trạch, thịnh sinh kế, đuổi tà ma; có Đông trấn yểm trong nhà trong cửa, gia đình sẽ bình an phát tài phát lộc. Trong khắp đền chùa miếu mạo, tượng chủ tịch Đông chình ình chánh điện lấn át cả tượng Quan Âm bồ tát. Vậy đó mà vào năm 1989, trong sự kiện đẫm máu Thiên An môn, đã có 3 tên cẩu tặc dám liệng trứng ung làm ô uế bức chân dung hoành tráng của lãnh tụ. Đó là 3 tên Lỗ Đức Thành, Dụ Đông Nhạc và Dư Chí Kiên. Sau hơn một tháng tống giam, trong một phiên tòa bí mật, để chứng tỏ sự công minh của mình, chính quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn phải bỏ ra 100 CNY để thuê luật sư biện hộ cho chúng. Kết cục là ngày 11/8/1989, tòa tuyên 3 thanh niên tuổi từ 20 đến 25 này phạm tội “phản động phá hoại cách mạng”, với bản án 16 năm tù giam cho Thành, 20 năm cho Nhạc và chung thân cho Kiên. Các thế lực thù địch nước ngoài đã can thiệp vào nhân quyền của Trung quốc, nên mười mấy năm sau, cả ba đã lần lượt bị tống ra nước ngoài sống lưu vong trọn kiếp, cho đáng đời quân cẩu trệ thối tha.
Một phần tư thế kỷ sau, vào lúc chánh Ngọ ngày 03/6/2014, đến phiên tên Tôn Binh, 42 tuổi bôi bác khi quân: Để tưởng niệm vong hồn đồng bọn trong sự kiện 04/6 Thiên An môn 25 năm xưa, hắn đã liệng nguyên bình mực đen vô giữa bản mặt Mao Trạch Đông trên tòa lầu Thiên An linh thiêng. Lần này, nhờ chính quyền cách mạng khoan hồng, Binh chỉ bị kêu án 14 tháng tù giam kèm 5 năm quản chế, với tội danh “gây rối nơi công cộng”.
_______
Thánh giáo chủ thiên thu vạn tuế nhất thống giang hồ. Công đức của Mao Trạch Đông đối với dân tộc Trung Hoa thật không sao kể xiết; trong đó phải kể ân đức lớn nhất của người là đã đưa hơn 30 triệu nhân khẩu hồn du địa phủ, góp phần giải quyết nạn nhân mãn vốn là đại họa luôn ám ảnh giang sơn bao đời.
Để tưởng nhớ ơn đức dồi dào ấy, trên toàn đại lục có hơn 2.000 tượng đài ghi tạc long nhan, không kể hằng hà sa số thánh tượng thờ riêng trong gia đình. Đặt tượng đài cho người là việc đương nhiên, một bổn phận của công dân gương mẫu kính đảng yêu nước. Nhưng lòng kẻ gõ bài biên này không khỏi bâng khuâng khi nghe miệng thế cứ hô vang “Mao chủ tịch muôn năm” không ngớt: cứ phải sống mãi đời đời kiếp kiếp, lọt sổ luân hồi, vô phương đầu thai, âu đó cũng là bi kịch của thân phận vĩ nhân/ danh nhân văn hóa thế giới vậy, hu hu!