Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Cái giá để cứu một phi công Mỹ bị bắn rơi trong Chiến tranh VN

ĐẶC NHIỆM BAT 21
George J. Veith
Vđh chuyển ngữ
              Tháng 3 năm 2006, Cựu Trung Sĩ Nguyễn văn Kiệt đã kể lại sứ mệnh cứu Trung Tá Hambleton tại Quảng Trị năm 1972, tại Buổi Hội Thảo "Tái Thẩm Định về QLVNCH sau 30 năm" tại Đại Học Texas Tech University, Hoa Kỳ.
              Một trong những cố gắng tuyệt vời do phòng Tìm Kiếm Quân Nhân Mất Tích (JPRC) thực hiện trong tháng Tư năm 1972, tiếp cứu Trung Tá Không Quân Iceal Hambleton. Một nhiệm vụ đặc biệt nổi tiếng có mật hiệu là Bat 21, đi cứu Trung Tá Hambleton bị bắn rơi gần Đông Hà, Quảng Trị trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa.
Trung Tá Hambleton là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong Không Lực Hoa Kỳ. Năm đó ông ta 53 tuổi, đã phục vụ 30 năm trong quân đội và sắp mãn thời gian phục vụ tại Việt Nam. Những cố gắng trong việc tiếp cứu Hambleton là một trong những điều khó khăn và tổn thất nhiều nhất trong suốt cuộc chiến. Câu chuyện này đã trở nên một huyền thoại, đã được quay thành phim do tài tử Gene Hackman đóng vai Trung Tá Hambleton và Danny Glover đóng vai người phi công "Điều Không Tiền Phương" (Forward Air Control - FAC). Trong chuyên giải cứu này, một câu hỏi quan trọng được nêu lên: Không Lực Hoa Kỳ đã rất tốn kém về bom đạn, tầu bay, vũ khí cùng nhân lực để cứu một phi công lâm nạn, điều đó có đáng thực hiện không?
Trận tấn công quy mô của quân Bắc Việt được người Hoa Kỳ gọi là "Easter Offensive - Trận Tổng Tấn Công trong lễ Phục Sinh", người Việt Nam gọi là trận "Mùa Hè Đỏ Lửa". Trong trận này quân Bắc Việt không xử dụng đơn vị nhỏ mà xử dụng cấp quân đoàn, với nhiều sư đoàn tham chiến, được các đơn vị chiến xa, trọng pháo cùng với đơn vị phòng không mạnh mẽ yểm trợ cho trận tấn công. Mục tiêu của trận tấn công này là tỉnh cực bắc của miền Nam Việt Nam, sát vùng phi quân sự, bên kia đất Lào là những căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của quân CSBV.Mặc dầu bị tấn công bất ngờ, nhiều đơn vị VNCH đã anh dũng chống cự lại nhưng vẫn phải triệt thoái Riêng sư đoàn 3 Bộ Binh, một đơn vị tân lập bị baovây không lối thoát
 

Thương quá Việt Nam

Trung Quan Do
14 Tháng 4 lúc 11:21 ·

bức ảnh hiền lành cảm động nhất của chiến tranh VN khi kết thúc.đường về nhà - búp bê cho con gái - túi xách cho vợ [nhiếp ảnh gia Marc Riboud 1976 - nguồn lịch sử chiến tranh VN qua ảnh]



Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Phu kiệu Đồ Sơn

Đầu thế kỉ XX, tại các điểm nghỉ mát ở Việt Nam như Tam Đảo, Sapa, Bà Nà, Đồ Sơn... có đông đảo một đội ngũ phu gánh kiệu. Nếu tại các khu nghỉ mát miền núi, phu gánh kiệu thường là nam giới, thì tại Đồ Sơn công việc kiếm sống nặng nhọc này phần lớn lại do phụ nữ đảm nhiệm.

"Đi lại ở trong Đồ Sơn, thời ấy, người ta thường đi bằng song loan như kiểu những cái song loan mà các bà các cô vẫn ngồi về vụ trảy hội chùa Hương bây giờ: trên hai cái đòn dài có một cái ghế mây; bốn người đàn bà, hoặc cả đàn bà đàn ông khênh nghễu nghện lên vai đi hết cả bờ tre bụi rậm. Bây giờ, người ta đã bỏ cái lối người nghèo vác người giàu lên vai rồi. Đó là một sự tiến hay lùi về nhân cách con người, ta không bàn đến làm gì vội. Chỉ biết rằng song loan mà bỏ thì Đồ Sơn cũng có mất vui đi chút ít: người ta không còn được thấy cái quang cảnh những người khiêng song loan đứng ở trước cửa những khách sạn đợi những ông tây bà đầm đi chơi. "

(VŨ BẰNG - Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s. 117 (28/6/1942)

131_001

Khách hàng là những ông Tây, bà Đầm thực dân

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Ảnh tâm trạng anh Ba và anh Bảy ngoài và trong phòng họp



Tên cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại là… phụ nữ

 
_________________________
 
Nữ tặc chỉ huy 50.000 cướp biển khiến nhà Thanh bất lực 
 
Từ một kỹ nữ lầu xanh, Trịnh Thị trở thành nữ hải tặc khét tiếng, cầm đầu đội quân cướp biển hoành hành ở các vùng biển phía nam.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Cha con Mạc Cửu và đất Hà Tiên

2016/03/20 bởi levinhhuy
Một đền thờ Mạc Cửu trên đất Hà Tiên xưa.
Một đền thờ Mạc Cửu trên đất Hà Tiên xưa.
[Nhân đọc trên Wiki về nhân vật đồng hương Quảng Đông là Mạc Cửu, nhận thấy bài ấy có phần sơ sài và nhiều sai lạc, như cho rằng thuở Mạc Cửu sang khai phá thì Hà Tiên là đất hoang vô chủ, lại cho rằng Cửu sở dĩ có được ngân lượng và thế lực là nhờ đào được cả kho vàng bạc, y như giai thoại về Chú Hỏa mua ve chai được hũ vàng. Nói thiệt: Cứt thì còn có khi tự nhiên trôi vào tận họng cho mình, chứ của đâu sẵn trên trời rớt xuống để ta lượm?
Xin nhấn mạnh, cả hai – Cửu và Hui – đều là tay có duyên hoạnh tài, giỏi kinh thương, và phải đổ mồ hôi sôi máu mắt mới nên cơ đồ. Còn Panthaimas (tức Hà Tiên) thuở đó là thuộc về Cao Miên. Lâu nay sử sách chỉ ghi qua loa về công khai phá của họ Mạc, khiến người đời sau tưởng là dễ dàng như giựt hụi, có biết đâu, mảnh đất kia từng là bãi chiến trường tranh giành quyết liệt giữa Việt-Miên-Thái. Máu và nước mắt của tiền hiền khai phá đã đổ xuống không ít để có được mảnh đất lành ngày nay.

Chính sách cưỡng bách Hoa kiều nhập Việt tịch của Tổng thống Ngô Đình Diệm

2016/03/28 bởi levinhhuy
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
A. Sơ lược bối cảnh lịch sử di dân Tàu ở Việt Nam
Đất Giao Chỉ xưa vốn thuộc Tàu, nên đã ngàn năm nay, việc người Tàu sang đây sinh sống là chuyện thường tình. Nhưng di dân Tàu ồ ạt thành đoàn thành lũ xuống phương Nam là bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Họ là những kẻ bất phục Mãn Thanh, tìm sang Nam để gìn giữ nề nếp phong tục người Hán. Họ tập hợp nhau lập thành làng, gọi làng Minh Hương (làng của người Minh). Để phân biệt, ta hiểu “người Minh Hương” là những di dân chính trị. Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, ta có những “Hoa kiều”, đó là những di dân kinh tế.
Không có dân tộc nào tôn thờ chữ viết như người Tàu. Nghệ thuật viết chữ được luyện thành thư pháp, như một tôn giáo để di dưỡng tâm hồn. Văn tự thành chiếc cầu nối giữa người phàm với thần linh. Lưu lạc đến bất cứ đâu, việc họ bắt tay thực hiện đầu tiên là lập hội quán, để tập hợp thành cộng đồng tương trợ nhau; kế đó là xây dựng trường học, để bảo tồn chữ Hán.
Thời Hậu Lê, người Tàu đã được hưởng quy chế ngoại kiều. Người Việt vốn chuộng hư danh phù phiếm, xem thường việc kinh thương, lại say mê đánh giết nhau, nên ngay từ Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Tàu đã nắm trọn độc quyền khai thác khoáng sản, buôn bán gạo muối và kinh doanh vận tải; giang sơn Đại Việt chia đôi chẳng ngăn được người Tàu ở hai Đàng (Trong và Ngoài) hiệp lực với nhau, chi phối và thao túng toàn bộ kinh tế Đại Việt. Người Tàu chí thú làm ăn, cung cấp lương thực và hàng hóa cho hai phe đồng chủng Tiên Rồng đánh giết nhau, và họ trở nên giàu có, một phần nhờ ở sự hiếu chiến oai hùng của người Việt.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Vài hình ảnh gợi nhớ sinh hoạt hè phố ở Miền Nam trước 1975


Dán vài tấm ảnh để con cháu nhớ ông bà mình từng có kiểu ngồi đặc trưng

Anh doc ve ke sinh nhai o Sai Gon nam 1950 (3)-Hinh-12

Mỹ Tho, 1969

Ảnh hiếm về “chiến tranh cục bộ” Việt Nam 1968 - 1969
VietTimes -- Hình ảnh đời thường sôi động làm bừng lên sức sống của con người Việt Nam vào ngay giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Cục bộ 1968 - 1969 được  Lance V. Nix ghi lại tại Mỹ Tho qua những bức ảnh màu quý giá.
Xuân Lan - /
Em bé Mỹ Tho mặt lấm lem hào hứng với tô bún.Em bé Mỹ Tho mặt lấm lem hào hứng với tô bún.

Tìm kiếm Blog này