Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Văn hoá ngọng

Lời giới thiệu:

Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hoá. Qua cách dùng ngôn ngữ “đúng cách” (chuẩn, chính xác, đơn giản, dễ hiễu), con người không chỉ đạt được mục tiêu trình bày trọn vẹn ý tưởng; mà còn vô hình trung làm cho mọi người chung quanh biết thêm về trình độ học vấn, tư cách, địa vị (chỗ đứng) của người sử dụng nó trong xã hội.

Trước hết người viết cũng xin thành thật mong quý vị thấy mục đích của bài này là một tạp bút giới thiệu một số phương ngữ của vùng, miền; trình bày thêm những những khó khăn mà người sử dụng đã gặp lúc cần phải giao tiếp với người sống ở bên ngoài môi trường cố hữu của mình. Một số thí dụ và các ghi chép tự nhiên không thêm bớt từ nhiều nơi (nghe sao thì ghi lại y như vậy) sẽ được đề cập chỉ có tính cách tượng trưng, chứ không hề có ngụ ý “pha tiếng,” hay để “chửi” ai cả… Người viết cũng muốn mạnh dạn và thận trọng nêu lên một số vấn đề phát âm, chữ viết vượt qua khỏi phạm vi giới hạn của địa phương cần được quan tâm cùng với các quan sát, nhận định rất chủ quan (và người viết chờ mong sự chỉ trích của quý vị cao kiến) về sự phát âm khác biệt (nói nôm na bình dân học vụ là “ngọng”) theo vùng, miền của dân Việt nói chung và chính ngay gia đình cá nhân của người viết để chúng ta cùng góp thêm vào một giải thích, một phương cách khả dĩ có thể sửa chữa, làm thay đổi hoàn cảnh khó khăn trong lãnh vực thông tin, giao tiếp hiện nay.

Điểm đặc biệt đáng lưu ý là “phát âm khác biệt theo vùng” và “ngọng,” xét cho kỹ, là hai vấn đề khác nhau; nhưng để đơn giản hoá, người viết sẽ gom cả hai thể loại này thành một dạng để tiện phân biệt với dạng “chuẩn” ở bên kia lằn ranh. Cũng không khó khăn gì lắm, quý vị sẽ thấy rõ khi nào là “phát âm khác biệt” và khi nào là “ngọng” trong những giòng kế tiếp…

TVG

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Trần Đức Anh Sơn
Nuoc mam 8
Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới. Có lẽ vì thế mà “tín đồ nước mắm” gốc Việt đã lớn tiếng khẳng định “nước mắm là sản phẩm ‘riêng có’ của người Việt”!
Ngày tư, ngày Tết, nhân lúc rảnh rỗi, lục tìm sử liệu để xem xét tính thực hư của nhận định trên, bất ngờ phát hiện nhiều điều thú vị về thứ nước chấm trứ danh này của người Việt.
1. Có phải chỉ người Việt mới biết làm nước mắm?

Về đây nghe em... chở thật thà vào lòng dối trá

Nghe lại bài hát, lão ngẫm thấy, thường thì một bài thơ, một bài hát, đầu đời nổi tiếng hình như nó vận vào cuộc đời tác gỉa cũng như với người yêu thích.Trường hợp bài "Về đây nghe em" khá lạ ! Bản gốc bài thơ không còn, bài hát nổi tiếng sau 30 năm ra đời. A Khuê - người sáng tác đã lâu quên công bố tác giả bài thơ, Trần Quang Lộc - người phổ nhạc "quên" dẫn thơ của ai. Cả hai là đôi bạn từ trẻ rồi già, họ không bao gặp lại nhau vì lẽ đó. Giờ tác gỉa bài thơ đã mất, người sáng tác còn sống nhưng chưa bao giờ dám đối diện với sự thật.


Nhà của nhà thơ tài hoa A Khuê ở Bình Phước - nơi ông đã chăn bò thuê, vợ bán chuối chiên cùng 8 đứa con nhỏ. ảnh Damhaphu

Nghe bài hát qua giọng Tuấn Ngọc:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ve-day-nghe-em-tuan-ngoc.uYW0Vhi1TdVi.html

Bài liên quan đến A Khuê:
THƠ A KHUÊ - BỤI, VÀ CÁT, VÀ HƯƠNG QUYẾN RŨ

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Hải quân Thái Lan

Kinh hãi cảnh “luyện” đặc công nước của quân đội Thái

Trở thành một người lính đặc công đã không dễ dàng, được đứng trong hàng ngũ của lực lượng đặc công nước lại càng khó khăn gấp bội.

Những bài huấn luyện làm chai sạn...cơ thể.
Những bài huấn luyện làm chai sạn...cơ thể.
Luôn luôn giữ vai trò các mũi tinh nhuệ, thọc sâu, đánh luồn, đánh hiểm, đặc công là lực lượng nòng cốt của quân đội hầu hết các quốc gia trên thế giới đảm nhiệm những nhiệm vụ cực kì khó khăn, gian khổ và nguy hiểm.
Lực lượng đặc công nước Thái Lan được huấn luyện một cách bài bản nhưng vô cùng khắc nghiệt. Thể lực dẻo dai, sức chịu đựng bền bỉ, khả năng độc lập tồn tại trong các môi trường khác nhau như rừng sâu, hải đảo không người, sông suối, sa mạc là yêu cầu bắt buộc và là những bài tập mỗi người lính đặc công nước phải trải qua.

Chuyện ít biết về những chiếc ba lô lính Mỹ trong Chiến tranh VN

Trần Hữu Phúc | 04/06/2014 07:30


(Soha.vn)-Khi mở rộng hoạt động quân sự tại chiến trường VN, ngoài việc được đầu tư về vũ khí thì quân trang quân dụng của lính Mỹ cũng được cải tiến cho phù hợp với môi trường mới
Chiến trường Việt Nam với khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao, mưa nhiều nên những quân trang cũ của lính Mỹ làm bằng chất liệu vải bố tỏ ra không phù hợp với tình hình thực tế. Chúng dày, lâu khô, dể bị ẩm mốc và mục nát.

Coi đặc công VN như lực lượng đặc biệt hàng đầu thế giới là hơi chủ quan!

Phạm Viễn Thông - Edwin Lee |
Coi đặc công VN như lực lượng đặc biệt hàng đầu thế giới là hơi chủ quan!
Đặc công Việt Nam thực hành huấn luyện chống khủng bố. Ảnh: QĐND.
Thật vậy, nên xếp đặc công vào nhóm các lực lượng đặc biệt hàng đầu thì sẽ hợp lý hơn. Về lý do thì có rất nhiều, nhưng tóm lại gồm một vài ý chính sau đây.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tục tắm tiên xưa và nay

Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.


     Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi', có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?

     Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...

tắm tiên xưa và nay- Phố núi và bạn bè
Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).

Cung điện của nguyên TBT Đảng CSVN Nông Đức Mạnh

Ảnh từ báo
[​IMG]
Nong-Duc-Manh

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Sao gọi là "tang tóc"

Thợ Cạo ít học mà cũng chẳng mấy quan tâm từ nào gốc Hán, Hán Việt hay Thuần Việt nên quan niệm ngôn ngữ luôn phát triển, đọc nghe hiểu là được miễn là viết, dùng không sai nghĩa. Đôi khi rách việc, ví dụ một số địa danh ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên... lẽ ra khi nói đến nó người ta trước hết cần xem xét nó có gốc Chăm, Khơ me,... không đã, xong mới nói truy từ nguyên Hán Việt, mấy cha Hán rộng hay mắc bệnh làm ngược lại, thành ra "râu nọ cắm ằm bà kia".
Trở lại chuyện "tang tóc", khi nghe có chữ tang... người ta liên tưởng đến không gian tràn ngập một nỗi buồn (gọi là tang thương) và sự chết chóc (gọi là tang tóc). 

Tang thì ai cũng hiểu theo nghĩa phổ thông nhưng lão hơi théc méc "tóc" là gì trong "tang tóc", tìm được gốc gát thế này, chia sẻ với các bạn:
Tục lệ cao tóc này được thịnh hành với các mục đích khác nhau
Cạo 1 vành tóc ở thóp chính là tập tục dùng trong tang lễ của người Đàng Ngoài
Trong Sơn cư tạp thuật viết vào cuối thời Lê cho biết :"ngày thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc"
Jean Batptisive Tavernier cũng cho biết năm 1681 :" vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm"
Cha sứ Marini cũng viết người Việt khi có tang :''cắt tóc để tỏ lòng tôn kính người đã khuất"

Lão tự dưng nghĩ đến tang, điềm hết số rồi chăng? nếu tôi chết, người thân đừng khóc, hãy tiễn một bản tình ca con cá lóc và nhớ gửi theo laptop, chớ quên con chuột. khà khà.
Ttanh vẽ: Người Đông Kinh trong Hoàng Thanh chức cống đồ:

(trích dẫn theo diễn đàn Thainguyen.mobi)

Tìm kiếm Blog này