Trở thành một người lính đặc công đã không dễ
dàng, được đứng trong hàng ngũ của lực lượng đặc công nước lại càng khó
khăn gấp bội.
Những bài huấn luyện làm chai sạn...cơ thể.
Luôn luôn giữ vai trò các mũi tinh
nhuệ, thọc sâu, đánh luồn, đánh hiểm, đặc công là lực lượng nòng cốt của
quân đội hầu hết các quốc gia trên thế giới đảm nhiệm những nhiệm vụ
cực kì khó khăn, gian khổ và nguy hiểm.
Lực lượng đặc công nước Thái Lan được huấn luyện một cách bài bản
nhưng vô cùng khắc nghiệt. Thể lực dẻo dai, sức chịu đựng bền bỉ, khả
năng độc lập tồn tại trong các môi trường khác nhau như rừng sâu, hải
đảo không người, sông suối, sa mạc là yêu cầu bắt buộc và là những bài
tập mỗi người lính đặc công nước phải trải qua.
Đặc công nước
của quân đội Hoàng gia Thái Lan phải trải qua quá trình huấn luyện cực
kì khắc nghiệt, sau thời gian huấn luyện tân binh, nhiều nhất cũng chỉ
được 1/3 quân số lọt vào vòng trong, còn lại phải chuyển sang các lực
lượng khác.
Thích nghi và tồn tại trong tự nhiên là bài tập bắt
buộc đối với mỗi người lính đặc công nước Thái Lan. Không thức ăn,
không nước uống, không quần áo, không một dụng cụ nào nhưng vẫn phải tồn
tại trong rừng sâu và trở về địa điểm tập kết đúng thời gian quy định.
Lực lượng đặc công của các quân chủng lục quân, không quân, thậm chí là
cảnh sát cơ động hầu hết người dân đều khá quen thuộc, tuy nhiên nói
tới đặc công nước Thái Lan thì không mấy người biết đến.
Trình
độ tác chiến và khả năng thâm nhập, tấn công tiêu diệt mục tiêu của đặc
công nước Thái Lan không hề kém lực lượng “Hải báo” của hải quân Mỹ.
120 giờ liên tục không ngủ, không nghỉ, mang vác, kéo vật nặng là bài
tập định kỳ để rèn luyện sức chịu đựng mà các thành viên lực lượng đặc
công nước phải trải qua.
Trong thời gian huấn luyện kéo dài 31
tuần với quân số ban đầu 78 người, chỉ sau 15 tuần đầu đã có 40 người bị
loại khỏi vòng chiến đấu. Tuần thứ 10 là cửa ải khó vượt qua nhất mà
các binh sĩ đặc công Thái Lan thường gọi là tuần địa ngục với bài tập
120 giờ liên tục không ngủ, mang vác vật nặng.
36 năm qua kể từ khi thành lập lực lượng đặc công nước của Thái Lan,
số binh sĩ tử vong trong huấn luyện hoặc mắc các chứng bệnh về phổi, tai
nhiều đếm không xuể.
Đến tuần thứ 15, các binh sĩ đặc công
nước phải trải qua bài tập huấn luyện lặn dưới độ sâu 30m mà không mang
bất cứ thiết bị hô hấp nào.
Sau khi ngoi lên mặt nước họ buộc
phải ngừng hô hấp 1 phút, sau đó mới hít thở bình thường. Do áp suất
thay đổi đột ngột, nếu vừa ngoi lên đã hít thở ngay có thể gây vỡ phổi.
Thượng úy Hải quân Daokien Sudsans chỉ huy Trung tâm huấn luyện đặc
công nước Thái Lan cho biết, yêu cầu và phương pháp huấn luyện của họ
dựa trên cơ sở yêu cầu, phương pháp huấn luyện của lực lượng “Hải báo”
lừng danh của Mỹ. Mỗi khóa huấn luyện, số lượng binh sĩ “tốt nghiệp”
chưa đầy 30%.
Trong khoảng thời gian 120 giờ huấn luyện liên
tục không ngủ, không nghỉ, nếu binh sĩ nào thấy không trụ nổi có thể bấm
tín hiệu xin dừng tập. Họ bị loại khỏi cuộc chơi.
Sau khi đã
qua kiểm tra đạt yêu cầu về lặn, các binh sĩ sẽ được chuyển sang thực
hiện các nhiệm vụ như sửa chữa công trình dưới nước, tháo bom mìn dưới
nước. Chính lực lượng này sẽ trở thành cán bộ huấn luyện cho các đơn vị
sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Thái.
|
Tập luyện màn nhảy qua lửa mô phỏng tình huống bị đốt cháy. |
|
Các binh sỹ đặc công
nước của Thái Lan phải tự tìm cách sinh tồn trên các hòn đảo khi không
có quần áo, thức ăn, nước uống mang theo. |
|
Muốn trở thành “rái cá”, trước hết phải tập lặn. Không lặn được đã có người giúp! |
|
Mang vác vật nặng rèn luyện sức khoẻ và phối hợp đoàn kết. |
|
Ăn cơm trong tình trạng không quần áo. |
|
Chống đẩy chỉ có ở đặc công Thái. |
|
Vết tích của những bài huấn luyện khắc nghiệt. |
|
Một binh sỹ đặc công bò vào trận địa giả lập bị trinh sát phát hiện khi luyện tập. |
|
Trước khi đi ngủ... |
|
Khởi động nào! |
(
Lực lượng vũ trang) - Lực lượng vũ trang Thái Lan được đánh giá là một trong những quân đội mạnh nhất của Đông Nam Á. Các chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá cao năng lực chiến đấu của Thái Lan dựa trên những quan điểm cứng rắn của chính quyền về vấn đề ngân sách đầu tư cho quân đội. Đáng chú ý nhất là sự tập trung đầu tư vào lực lượng đặc nhiệm hải quân. Quân đội Thái Lan trong tổ chức có các đơn vị
quân cảnh đặc biệt, như lực lượng quân cảnh vận tải đường không, lực
lượng quân cảnh đường biên giới, tiểu đoàn cảnh vệ hoàng gia và lực
lượng đặc nhiệm, trong biên chế tổ chức có Bộ tư lệnh tác chiến đặc
biệt.
Quân số của Lực lượng đặc nhiệm Thái Lan có
khoảng 3000 thuộc biên chế của Bộ tư lệnh chiến dịch đặc biệt, trực
thuộc Bộ tư lệnh tối cao Thái Lan tại Băng Cốc. Lực lượng có các đơn vị
như Tiểu đoàn trinh sát đặc nhiệm LTĐB, tiểu đoàn Tâm lý chiến, trung
đội tình báo chiến lược, phân đội đặc nhiệm "Tiger" và các đơn vị đặc
nhiệm Hải quân, các đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố của không quân.
Trong số đó, nổi bật là các lực lượng đặc nhiệm của Hải quân hoàng gia
Thái Lan.
|
Đặc nhiệm hải quân SEALs Thái Lan huấn luyện chiến đấu |
Ngày
17/04/2012 kỷ niệm 57 năm ngày thành lập phân đội đặc nhiệm Hải quân
đầu tiên của Thái Lan. Lực lượng đặc nhiệm Hải quân dưới quyền chỉ huy
của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt bao gồm có đại đội đặc nhiệm thuộc
tiểu đoàn trinh sát Lính thủy đánh bộ (LTĐB) Thái Lan và các đội biệt
kích SEALs Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Lực lượng trinh sát LTĐB Hải quân Thái Lan
Năm
1965 quân đoàn LTĐB Hoàng gia Thái Lan (Royal Thai Marine Corps — RTMC)
thành lập đại đội trinh sát đặc nhiệm hải quân. Biệt đội được thành lập
nhằm mục đích tiến hành các hoạt động trinh sát trên đất liền và thực
hiện các chiến dịch đổ bộ trinh sát từ hướng biển, tiến hành các hoạt
động trinh sát vùng nước ven bờ, phát hiện các khu vực chướng ngại vật,
các trận địa mìn - thủy lôi do kẻ thù thực hiện nhằm ngăn chặn các cuộc
đổ bổ của lính thủy đánh bộ.
Một nhiệm vụ quan
trọng của lực lượng trinh sát đặc nhiệm là tiến hành các trận đánh trinh
sát tấn công hỏa lực phục vụ cho mục đích chiến dịch của LTĐB. Trong
nhiều năm liên tục thay đổi cơ cấu tổ chức, đến tháng 11/1978, đại đội
trinh sát LTĐB phát triển thành tiểu đoàn. Mô hình cơ cấu tổ chức đó
được giữ đến ngày nay.
|
Trinh sát đặc nhiệm của Hải quân Thái Lan |
Từ
năm 1989, do tình hình căng thẳng trên biên giới với Cam phu chia, lực
lượng LTĐB được triển khai dọc biên giới và đại đội trinh sát đặc nhiệm
trực thuộc các đơn vị này, cũng tiến hành các hoạt động trinh sát và
các nhiệm vụ đặc biệt.
Tiểu đoàn trinh sát LTĐB
trong giai đoạn hiện nay đóng quân tại căn cứ hải quân Sattahip. Đơn vị
bao gồm có đại đội tham mưu tác chiến và một trung đội sử dụng chó
nghiệp vụ, đại đội đặc nhiệm người nhái, quân số hoàn toàn là những thợ
lặn người nhái Hải quân, hai đại đội cơ giới được trang bị các xe trinh
sát cơ giới bánh hơi.
Trong biên chế của tiểu đoàn
có những đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố. Các đại đội trinh sát TAB có
thể được bàn giao trực thuộc các trung đoàn TAB theo yêu cầu nhiệm vụ.
Những
người được lựa chọn vào các đơn vị trinh sát hải quân là những quân
nhân tốt nhất, dày dạn kinh nghiệm của lực lượng lính thủy đánh bộ Thái
Lan. Họ phải vượt qua một chương trình huấn luyện trinh sát đặc nhiệm
hải quân tại Trung tâm chiến tranh đặc biệt ở Sattahip.
Chương
trình bao gồm các nội dung; tuần thám trên biển, tiến hành các chiến
dịch đổ bộ, nghiên cứu khảo sát thủy văn môi trường, chiến thuật đặc
nhiệm khi tiến hành các hoạt động tác chiến trên đất liền.
Sau
khi kết thúc khóa huấn luyện, các học viên chuyển tiếp sang học chương
trình huấn luyện đổ bộ đường không tại trường huấn luyện nhảy dù. Các
trinh sát viên tương lại của LTĐB phải tiến hành 8 lần thực hành nhảy dù
(trong đó có nhảy dù ban đêm và 2 lần nhảy dù xuống nước) cho đến khi
họ nhận được biểu trưng lực lượng hải quân dù.
Những
người được lựa chọn vào tiểu đoàn trinh sát LTĐB sau đó tiếp tục được
huấn luyện sâu về nhảy dù mở chậm HALO, nhảy dù từ trên cao mở nhanh có
điểm hạ cánh (HAHO). Số còn lại sẽ được chuyển qua huấn luyện tiến hành
các chiến dịch chống khủng bố.
Trong biên chế của
đại đội tham mưu tác chiến có trung đội sử dụng chó nghiệp vụ, chó
nghiệp vụ được coi như là thành viên trinh sát của đơn vị khi tiến hành
các hoạt động chiến đấu. Chó nghiệp vụ cũng phải trải qua trường huấn
luyện nhảy dù, chúng được huấn luyện cùng với người hướng đạo trong một
cái yếm đai (ba lô) mà người hướng đạo đeo trên mình.
Trong
tình hình căng thẳng xung đột trên biên giới. Tiểu đoàn trinh sát LTĐB
thường xuyên tiến hành các đợt tập trận chung với lực lượng trinh sát
LTĐB Mỹ dọc các tuyến hành lang biên giới với Cam phu chia.
Đại đội đặc nhiệm người nhái
Đại
đội đặc nhiệm người nhái của tiểu đoàn trinh sát LTĐB Thái Lan được coi
là lực lượng ưu tú nhất trong số các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh tác chiến
đặc biệt, do đơn vị là lực lượng đầu tiên tiến hành các hoạt động trinh
sát và tiến công địch trên mặt nước cũng như dưới mặt nước.
Trong
điều kiện thời bình, đại đội đặc nhiệm người nhái thực hiện phần lớn
các nhiệm vụ chống khủng bố. Đơn vị huấn luyện thường xuyên theo chương
trình huấn luyện biệt kích của quân đoàn LTĐB Mỹ. Quân nhân trong đại
đội đặc nhiệm người nhái có trình độ nhảy dù - đổ bộ đường không và
trình độ thợ lặn hạng nhẹ.
Trong giai đoạn hiện nay
các hoạt động của đơn vị chủ yếu diễn ra trên các dòng sông và cửa
biển. Đơn vị được trang bị vũ khí khí tài của quân đội Mỹ và huấn luyện
thường xuyên cùng với các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ.
Các đơn vị SEALs của Hải quân hoàng gia Thái Lan
Năm
1984 Lực lượng vũ trang Thái Lan đã thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc
biệt. Ngày 18/03/1991 Bộ tư lệnh Hải quân Thái Lan phê chuẩn lực lượng
tác chiến đặc biệt hải quân thành một binh chủng riêng biệt, bao gồm có
Bộ tư lệnh lực lượng, 3 đơn vị tác chiến đặc biệt, trung tâm huấn luyện
và các đơn vị bảo đảm.
Lực lượng tác chiến đặc biệt
Hải quân nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh lực lượng tác chiến đặc
biệt Thái Lan. Từ năm 2008 nhằm tăng cường số lượng các đơn vị tác chiến
đặc biệt cũng như tăng cường khả năng chiến đấu của các đơn vị SEALs
Hải quân Thái Lan, Binh chủng đặc nhiệm trở thành Bộ tư lệnh tác chiến
đặc biệt Hải quân Hoàng gia Thái lan. Quân số của Lực lượng có khoảng
400 người, hình thành hai đoàn SEALs và một đơn vị tác chiến bí mật của
Hải quân Hoàng gia.
Mỗi đoàn SEALs có 144 quân
nhân và được chia thành 4 trung đội. Chỉ huy trưởng của đoàn SEAL là
trung tá hải quân (hạm trưởng hạng 2).
Các đoàn đều
có thao trường huấn luyện thường xuyên riêng. Sở chỉ huy, tham mưu tác
chiến của các Đoàn SEALs đặt ở phía ngoài. Trên thao trường, các quân
nhân SEAL thường xuyên huấn luyện nâng cao kỹ năng chiến đấu được xây
dựng các tổ hợp mục tiêu, phục vụ cho huấn luyện cận chiến trong thành
phố và trong các khu nhà (CQB — CLOSE QUARTER BUILDING).
Tuyển chọn và huấn luyện các quân nhân SEALs
Các
quân nhân của SEALs là những người tình nguyện đến từ các đơn vị của
lực lượng hải quân. Sau khóa huấn luyện tuyển chọn khoảng 6-7 tháng,
người dự tuyển được nhận vào biên chế của SEALs và được huấn luyện tại
Trung tâm huấn luyện tác chiến đặc biệt trên biển ở Sattahip. Vượt qua
được khóa huấn luyện tuyển chọn chỉ khoảng 30% những người tình nguyện.
Hải quân Thái Lan ai cũng biết “Tuần địa ngục” mà các đặc nhiệm hải quân
phải vượt qua trong tuyển chọn. Vượt qua “Tuần địa ngục” có thể coi là
superman.
Đơn
vị trong quá trình huấn luyện có được nhiều kỹ năng chiến đấu khác nhau
và có được một khối lượng kiến thức rất lớn. Các quân nhân thành thạo
võ thuật, có chiến thuật tuần thám theo tổ, tiến hành các hoạt động
chiến đấu trong rừng rậm, chiến đấu trên các xuồng cao tốc tấn công các
mục tiêu trên mặt nước và khu vực ven bờ.
Thực hiện
các nhiệm vụ phá hoại dưới nước và tấn công đánh chiếm các tàu, tác
chiến người nhái, thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố và hải tặc,
trinh sát thu thập thông tin, nhảy dù và đổ bộ đường không vào mục tiêu,
thực hiện các nhiệm vụ phá nổ và phá hủy các trận địa mìn, thủy lôi,
hàng rào vật cản chống đổ bộ cũng như các nhiệm vụ khác phục vụ cho lực
lượng Hải quân Hoàng gia và lực lượng Hải quân nói chung.
Chương
trình huấn luyện kéo dài khoảng 31 tuần. Tuần thứ 10 “Tuần địa ngục” là
tuần khó khăn nhất, các học viên phải chịu đựng các tải trọng về thể
chất rất nặng nề và liên tục 120 giờ không được ngủ. Sau “Tuần địa ngục”
50% các học viên bị loại do không thể chịu nổi.
Tuần
huấn luyện thứ 15 được coi là tuần lễ nguy hiểm nhất của chương trình
huấn luyện, các học viên phải lặn xuống 30 m độ sâu không có thiết bị
thở. Khi nổi lên mặt nước, họ phải giữ hơi thở đến 1 phút, thở ra trong
lúc này đồng nghĩa với cái chết do phổi bị rách bởi áp lực. Đây cũng là
chương trình huấn luyện đặc nhiệm nước duy nhất trong khối quân đội các
nước Đông Nam Á.
Đến cuối tuần thứ 15, 40 người
trong số 78 học viên bị loại do bị tổn thương hoặc kiệt sức. Chấn thương
ở tai và phổi là những chấn thương thông thường, có một số trường hợp
bị chết và rất nhiều trường hợp bị thương. Vượt qua tuần này, các học
viên có thể tiếp tục được huấn luyện về kỹ năng và kiến thức, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong các đơn vị SEALs. Hàng năm, lực lượng SEALs Thái
Lan có năm lần huấn luyện cùng với các chiến binh SEALs của Hải quân Mỹ.
Ngoài nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, lực lượng SEALs Thái
Lan còn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường dọc tiểu vùng sông Mê
Công, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn trên
biển và trục vớt tàu đắm. Bảo vệ các quần thể thiên nhiên, sinh vật biển
trên vùng nước thuộc chủ quyền Thái Lan.
Lực lượng đặc nhiệm SEALs Thái Lan hiện nay
Nhằm
tăng cường năng lực tác chiến của các đơn vị SEALs Thái Lan hàng năm
tham gia các cuộc diễn tập “Hổ mang vàng” Cobra Gold cùng với các lực
lượng Hải quân Mỹ và các phân đội thuộc lực lượng đổ bộ đường không số
1. Các binh sĩ Thái Lan cũng tham gia các chương trình huấn luyện rà phá
thủy lôi và vật cản (ADVANCED CLEARANCE DIVING) ở Úc.
Các
chương trình huấn luyện đã nâng cao trình độ kỹ chiến thuật của các
SEALs Thái Lan trong các hoạt động tác chiến hiện đại dưới biển và công
tác đảm bảo an toàn khi rà phá thủy lôi, mìn ở vùng nước ven bờ.
Sự
phát triển và lan rộng làn sóng khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực
đoan cũng như sự phát triển của hải tặc đã làm cho các hình thái chiến
thuật của đặc nhiệm SEALs Thái Lan có những thay đổi, các đơn vị đặc
nhiệm hải quân của Thái Lan luôn nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu
chống khủng bố.
Để thực hiện các nhiệm vụ mới, các
đơn vị đặc nhiệm Hải quân Thái đã tăng cường huấn luyện theo mô hình
các lực lượng chống khủng bố nổi tiếng trên thế giới như lực lượng
GSG-9 của Đức và Crisis Response Team của Mỹ. Hiện nay, đặc nhiệm Hải
quân hoàng gia Thái Lan còn tham gia các chiến dịch chống ma túy ở vùng
biển Andaman, các trinh sát đặc nhiệm hải quân tiến hành các hoạt động
thu thập thông tin về các nhóm buôn lậu vận chuyển ma túy đường sông và
đường biển, các khu vực tập trung và hỗ trợ bao vây truy quét nhiều tổ
chức ma túy lớn.
|
Lực lượng đặc nhiệm chống buôn lậu ma túy |
Là
đồng minh thân cận của NATO, các đơn vị SEALs của Thái Lan được biên
chế các loại vũ khí hiện đại của Mỹ và Đức như tiểu liên 5,56 x 45 mm
G36 KV Heckler & Koch, súng ngắn tiểu liên UMP9, MP5 SD, MP5 K, súng
trung liên hạng nặng và hạng nhẹ HK23 E, 7,62 x 51 mm chuẩn đạn NATO,
các loại súng bắn tỉa bán tự động PSG-1 và MSG 90 của hãng Heckler &
Koch, tiểu liên các bin Colt M4 Carbine chuẩn 5,56 x 45 mm NATO
Bushmaster M4 A3 SOPMOD, súng trường tấn công SIG 516 hãng SIG Sauer của
Thụy Sĩ sử dụng đạn NАТО 5,56 x 45 mm.
Các tổ đội
bắn tỉa sử dụng súng trường bán tự động SR25 của hãng Knight’s Armament
Company, Mỹ, súng bắn tỉa hạng nặng 12.7×99 mm Barrett M82 và Barrett
M95 của Mỹ. Ngoài ra, các đơn vị còn được biên chế các phương tiện cơ
động đường biển, sông và đường không hiện đại như các máy bay trực thăng
và các xuồng cao tốc tương tự như các phương tiện của đặc nhiệm hải
quân Mỹ.
Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố và bảo vệ yếu nhân
Ngoài
những lực lượng đặc nhiệm đã nêu, Thái Lan còn có các đơn vị chuyên
biệt chống khủng bố, một trong những lực lượng đó là tiểu đoàn cận vệ
Hoàng gia chống khủng bố số 4. Từ năm 1980 tiểu đoàn cận vệ có nhiệm vụ
quan trọng, bảo vệ các yếu nhân và tiến hành các hoạt động chống khủng
bố, nhiệm vụ trực tiếp được giao từ chính phủ.
Đơn
vị có khoảng 130 quân nhân, hai sĩ quan cao cấp chỉ huy và 6 phân đội
tác chiến, mỗi phân đội có 23 quân nhân đặc nhiệm. Phân đội được chia
thành các tổ, có 4 tổ công kích chủ lực và 2 tổ bắn tỉa.
Đơn
vị chống khủng bố thứ 2 là đại đội biệt kích chống khủng bố của không
đoàn tác chiến đặc biệt lực lượng Không quân Thái Lan. Đại đội chống
khủng bố đường không có 100 binh sĩ và sĩ quan, được thành lập vào cuối
những năm 1970 với nhiệm vụ chống khủng bố đường không, giải phóng con
tin bị khủng bố đường không bắt giữ trên các máy bay chở khách.
Đại
đội biệt kích có căn cứ gần sân bay Don Muang, theo biên chế có 3 trung
đội biệt kích đặc nhiệm, mỗi trung đội có hai tiểu đội tác chiến hỗn
hợp. Do Thái Lan là một đất nước phát triển công nghiệp Du lịch, nhiệm
vụ sẵn sàng giải cứu con tin rất quan trọng.
Để có
được kỹ chiến thuật tác chiến phản ứng nhanh và hiệu quả. Các đơn vị đặc
nhiệm đường không cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung
với các lực lượng của Mỹ và NATO, trong đó có các lực lượng bộ đội dù
của Úc và các đơn vị SAS của khối NATO.
Trịnh Thái Bằng (Nguồn Specnaz.ru