(Soha.vn)-Khi mở rộng hoạt động quân sự tại chiến trường VN, ngoài việc được đầu tư về vũ khí thì quân trang quân dụng của lính Mỹ cũng được cải tiến cho phù hợp với môi trường mới
Chiến trường Việt Nam với khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao, mưa nhiều nên những quân trang cũ của lính Mỹ làm bằng chất liệu vải bố tỏ ra không phù hợp với tình hình thực tế. Chúng dày, lâu khô, dể bị ẩm mốc và mục nát.
Trước thực tế trên, Cục sản xuất quân
trang Mỹ đã cho ra đời bộ trang bị cá nhân M67 với chất liệu nilon 100%.
Bao gồm: Dây ba chạc, dây TB, túi ba bàn, túi bình toong, túi nước con
rùa, túi cóc Buttpack, túi cứu thương, túi đựng đạn… Trong bộ trang bị
cá nhân đó không thể thiếu chiếc ba lô nilon 3 túi cóc Tropical
Rucksack, với đặc trưng là chiếc khung chữ X bằng thép phía sau.
Loại ba lô
này được sản xuất phổ biến trong khoảng thời gian 2 năm 1968 và 1969.
Được cấu tạo bằng nilon dày và thiết kế khoa học khiến chúng rất có giá
trị và nhận được sự quan tâm, săn lùng của giới sưu tầm Kỷ vật chiến
tranh trong cũng như ngoài nước.
Thiết kế đặc trưng khiến Tropical Rucksack không thể lẫn với bất cứ loại ba lô nào khác
Điểm đặc trưng trên thân ba lô Tropical
Rucksack chính là chiếc khung thép hình chữ X, chúng được chế tạo để
căng và cố định phần lưng balo. Khi người lính mang ba lô trên lưng thì
nhờ khung chữ X mà trọng lượng của ba lô sẽ được trải đều trên lưng,
không dồn hết vào vai tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong những
chuyến hành quân đường dài.
Khung chữ X có tính ưu việt nhờ được cấu
tạo bằng loại thép đặc biệt, rất dẻo và có tính đàn hồi rất cao. Đã có
nhiều mẩu chuyện được tô vẽ, thêu dệt xung quanh chiếc khung chữ X này
như việc cứu mạng người lính khi viên đạn bay xuyên qua ba lô và đứng
lại khi chạm khung X. Giới thợ mộc cũng tích cực săn lùng nó làm lưỡi
nạo gỗ vì rất bén. Một thợ mộc chia sẻ:” Đời thợ mộc chỉ cần 2 lưỡi là
đủ”. Dân cạo mủ cao su cũng không bỏ qua loại thép tốt này để làm dao
cạo
Khung chữ X trên Ba lô nhiệt đới Tropical Rucksack giúp người lính cảm thấy nhẹ hơn khi hành quân
Quai đeo ba lô Tropical Rucksack được
cấu tạo rất khoa học, cho phép người lính trong trường hợp khẩn cấp có
thể tháo ba lô khỏi lưng chỉ bằng một động tác kéo nhẹ sợi dây nhỏ tại
quai đeo. Dân sưu tầm đồ lính gọi nó là “khóa khẩn cấp”. Nắp ba lô được
may thành một túi dùng để đựng bản đồ hoặc giấy tờ cá nhân.
Chất liệu nilon dùng làm ba lô cũng vô
cùng tuyệt vời, chúng rất dày và có mùi thơm đặc trưng. Khai quật những
vùng chiến địa xưa phát hiện nhiều đồ vật do quân đội Mỹ chôn lại, chiếc
ba lô bị xuống màu do thời gian nằm trong đất đã mấy chục năm nhưng
chất liệu nilon thì vẫn bền, dai chắc như thuở nào.
Tồn tại song song với ba lô nilon 3 túi
cóc có khung chữ X là ba lô vải bố 2 túi cóc cũng có khung X (nhưng nhỏ
hơn) và ba lô Lightweight Rucksack (ba lô trang bị nhẹ) tiền thân của ba
lô trang bị cá nhân Alice sau này.
Ba lô vải bố 2 túi cóc có khung thép chữ
X là sản phẩm được thiết kế riêng cho quân đội Việt Nam cộng hòa, chúng
nhỏ nhắn hơn và được giới sưu tầm gọi là “ba lô Việt Nam cộng hòa”
Ba lô Việt Nam cộng hòa (ARVN Rucksack) cũng có khung thép chữ X nhưng nhỏ hơn Ba lô nhiệt đới (Tropical Rucksack)
Ba lô Lightweight Rucksack (balo trang
bị nhẹ) được thiết kế với chất liệu nilon, có 3 túi cóc nhưng không có
khung X. Được sản xuất hạn chế trong khoảng những năm từ 1966 đến 1969.
Thân ba lô được buộc cố định trên một khung nhôm, khung nhôm này khá đa
năng khi có thể buộc thêm nhiều món đồ khác trên đó như: thùng đạn, súng
chống tăng M72, dao phát rừng, túi đạn, bình toong nước…Chúng ta dễ
dàng nhìn thấy loại ba lô này trong bộ phim “Đồi thịt băm” do điện ảnh
Mỹ sản xuất. Loại ba lô này cực hiếm và hầu như đã tuyệt chủng ở Việt
Nam.
Ba lô trang bị nhẹ Lightweight Rucksack
Giới sưu tầm Kỷ vật chiến tranh luôn
mong muốn có được Lightweight Rucksack để hoàn thiện bộ sưu tập của
mình, dân phượt thì muốn có nó vì sự bụi bặm phong trần và rất phong
cách.
Một loại ba lô khác là Indigenous
Rucksack được trang bị rất hạn chế cho lực lượng Biệt Kích, thiết kế khá
giống ba lô của bộ đội Việt Nam. Vải may ba lô được tráng một lớp cao
su nhằm chống thấm. Đây chính là món khó tìm nhất trong bộ sưu tập ba lô
trước 1975.
Ba lô biệt kích Indigenous Rucksack được trang bị rất hạn chế
Ba lô được tráng cao su chống nước, gam màu tối và có thiết kế khá giống ba lô của Bộ đội Việt Nam
Sau chiến tranh, một lượng lớn ba lô
loại này đã được khách du lịch là cựu chiến binh Mỹ mua về làm kỷ niệm,
phần vì bảo quản không kỹ, phần vì được dùng nhiều nên số lượng ba lô
dùng trong chiến tranh Việt Nam còn nguyện vẹn rất ít.
Do đó, giá của nó trên các trang web bán
hàng trực tuyến như ebay hay amazon không hề rẻ: từ 200 đến 600 USD.
Tuy nhiên để sở hữu loại ba lô này cũng chẳng hề đơn giản và có thể nói
là cũng phải nhờ đến cả nhân duyên.
Ảnh chụp từ trang ebay
Ba lô nhiệt đới Tropical Rucksack của lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: Soha