Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Nhìn lại sân bay Tân Sơn Nhất

Phi đạo 3.000m và sân bay hạng nhất

24/02/2017 15:23 GMT+7
TTO - Tân Sơn Nhất, cuối thập niên 1950, những chiếc máy bay của không lực Hoa Kỳ liên tiếp hạ cánh mang theo cố vấn chính trị, kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam. 
Phi đạo 3.000m và sân bay hạng nhất
Đội bay biểu diễn trong ngày khánh thành đường băng hạng A năm 1962 - Ảnh tư liệu

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Tài Nguyễn hát theo Duy khách nhưng nghe "mềm" hơn, rất có hồn

Hát không mic:

Dư luận viên là ai?

Thứ tư, 18/03/2015
Họ là những người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng, tham gia vào các vụ việc nhạy cảm được cho là “những cộng tác viên dư luận” nhưng chỉ nắm bắt thông tin, không bao giờ xuống đường.
Liên quan đến vụ việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành công an với dòng chữ “DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” xuất hiện tại khu vực Hồ Gươm hôm 14/3, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội khẳng định, đây là lực lượng tự phát.
Theo thông tin trên Thanh niên, khi phát hiện sự có mặt của nhóm này, đội an ninh trật tự của thành phố đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán. Đồng thời xác nhận, nhóm này không thuộc lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Họ chỉ mặc trang phục có in chữ DLV chứ không thuộc đội ngũ dư luận viên thành phố.
Thông tin về vụ việc, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Những dư luận viên của thành phố không bao giờ xuống đường”.
Trước đó, tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc, Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi cho biết, Hà Nội đã có 900 dư luận viên trên toàn thành phố thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền Bên cạnh đó còn có một tổ phóng viên của báo chí thủ đô bấm nút, phản ứng nhanh. Thậm chí còn tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến, xây dựng 19 trang tin điện tử và hơn 400 tài khoản trên mạng.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Chiến tranh biên giới phía bắc: Cần một sự sòng phẳng

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017  
Trong hồi ký của ông Lý Quang Diệu (cố Thủ tướng Singapore) có một đoạn ghi chép về việc gặp ông Phạm Văn Đồng, qua ngòi bút của Lý mới thấy Việt Nam sau 30/4/1975 ngông cuồng, ngạo mạn đến mức độ nào.
Mọi người có thể nhớ về ông Lê Duẩn như hoài niệm về một lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không sợ Tàu, sẵn sàng đánh nhau với Tàu. Tôi thì không! Không hay gì việc không sợ đánh nhau cả.

Tôi muốn hỏi tại sao Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học"? Và rằng Việt Nam có cơ hội để tránh một cuộc chiến mang tính hủy diệt tại biên giới phía Bắc không?
Những chính sách đối ngoại (đặc biệt là cuộc chiến với Khơme), đối nội của ông Duẩn thời sau 30/4/1975 liệu có phải là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến đẫm máu này? Và tại sao, Lịch sử lại cứ bắt cái dân tộc bi thương này gánh lấy những sứ mệnh nặng nề như vậy?

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Sự thật về bức ảnh “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột trần, bắt tải đạn

ByNguyễn Thanh Tùng
- 19 Tháng Hai, 2017
Đến hẹn lại lên, cứ tới những ngày tháng 2 này là “lòng yêu nước (lèo)” của một số “nhân sĩ trí thức” lại trỗi dậy mãnh liệt, hệt như tiếng kêu réo thảm thiết của cái bao tử được chiều chuộng khi đến giờ ăn.
Năm nay, có vẻ như “phong trào yêu nước” của các vị ấy đã bị thoái trào, hoặc các vị ấy đã có chút cảm giác xấu hổ khi nhận ra mình đã trở thành một thứ rác chính trị nhàm chán trong mắt những người dân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, nên không có hoạt động gì rầm rộ như mọi năm. Thay vào đó, họ quay lại với sở trường tung tin đồn nhảm, đơm điều đặt chuyện của mình hòng chứng tỏ “lòng yêu nước” của mình bằng “tội ác tưởng tượng” của kẻ thù trong quá khứ, như con đỉa ăn bám vào sự hận thù dân tộc của người Việt đối với người Trung Quốc. “Sản phẩm” năm nay của họ là bức ảnh một số người trần truồng, đang vác đạn được họ giải thích là “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột quần áo, bắt đi tải đạn. Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên các mạng xã hội và gây hiệu ứng tiêu cực cho rất nhiều người không rõ vấn đề.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Về các lực lượng tổng trừ bị QLVNCH

1./ Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ? Vai trò của họ có trùng hợp hay không ? Nếu trùng hợp tại sao lại phân chia ra như vậy ?
2./ Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ? Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau ?
3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng Dù thì hai đơn vị này có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân, chiến thuật tác chiến, có đúng không ?


Xin được lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi như sau.

1./ Vai trò của ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân không có sự trùng hợp, bởi sự phân nhiệm chiến đấu từ lúc khởi đầu các binh chủng này được hình thành. Mỗi binh chủng thực hiện phần trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Miền Bắc, đáp ứng với sự biến chuyển của từng thời kỳ.
Huy Hiệu Nhẩy Dù
Huy Hiệu Binh chủng Nhảy Dù

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Về bài hát Tò te ma le đánh đu

Chủ Nhật, 08/01/2017, 10:15 [GMT+7]
* Lúc nhỏ lũ nhóc chúng tôi hay hát một bài hát truyền khẩu, đại khái là “Tò te ma le đánh đu, thằng cu nhảy dù, cao bồi bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn. Thằn lằn cụt đuôi”. Lớn lên, tôi nghe có người nói rằng đây nguyên là một bài hát đón năm mới của người Pháp. Cho hỏi, điều này có đúng không? Bài hát đó ra đời như thế nào? (Trần Văn Trung, Sơn Trà, Đà Nẵng).
Auld Lang Syne là bài hát đón giao thừa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Internet
Auld Lang Syne là bài hát đón giao thừa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Internet

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Sự thật một vụ "làm tay sai cho địch bị cách mạng xử bắn"

"... Họ nhìn thấy một người nằm úp mặt xuống đất, hai tay bị trói chặt chéo về phía sau bằng dây dù. Sợ dây dù làm dây trói tay còn dư ra khoảng ba mét. Hai chân nạn nhân cũng bị trói bằng dây dù ở phía trên đầu gối khoảng 3cm. Một cách trói tù binh quen thuộc trong chiến tranh để đối tượng chỉ đi mà không thể chạy được. Nạn nhân bị bắn xuyên từ lỗ tai bên này sang lỗ tai bên kia. Máu thấm quanh chỗ đất ông ta nằm đã bầm tím lại...."
Cho rằng là gián điệp, phản động nên 12 người lần lượt bị bắt rồi giết.
Ông Bí thư xã nói: "Chiến tranh mà, làm gì có hồ sơ, họ gặp đâu bắn đó..."



Vì sao bộ đội Việt Nam thương vong nhiều ở Campuchia

Dù rằng cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và ở Camphuchia nhìn chung không ác liệt bằng thời đánh quân đội Mỹ và VNCH, với đối tượng tác chiến ở thế bại nhưng tại sao bộ đội VN đã bị thương vong  nhiều. Việt Nam không công bố công khai con số thống kê bộ đội thương vong và nguyên nhân. Theo hiểu biết của mình, TC nêu ra một số lý do về mặt chủ quan:

- Thương vong trong giao tranh giữa hai bên chủ yếu do đạn pháo khi bao vây vận động tấn công căn cứ địch, hầm hố đơn sơ, không có áo giáp. Kế nữa đạp trúng mìn cá nhân, mất một phần chân là chính, bị thương nhiều hơn. Không có giày bốt để hạn chế sức công phá của mìn và đâm xuyên của chông bẩy.
Vượt sông suối đuối nước chết do bơi kém, lại mang vác nặng cồng kềnh. Chết do khát nước, đi lạc, trèo cây té, bất cẩn với súng đạn mìn trong khi làm nhiệm vụ. đánh cá bằng lựu đạn, thuốc nổ bất cẩn, tự thương để tránh làm nhiệm vụ...

- Thiếu phương tiện tải thương cơ giới, chết hoặc bị thương nặng do không tải thương kịp. Bộ đội bị thương, cầm máu tại chỗ rồi được đồng đội khiêng cán bằng võng hoặc nhờ thuyền dân chở đến trục lộ mới có xe chở đi trạm xá, phải mất vài giờ, đến cả buổi, thậm chí cả ngày mới đến nơi cứu chữa. Chuyển thương chậm nên mất máu nhiều, hoại tử, nhiều trường hợp lẽ ra không nỗi chết hoặc bị thương nặng tàn tật.

Những lần tôi suýt chết

(Lưu chia sẻ ở blog cũ)

Ai cũng có lần suýt chết hụt. Trong đời mình không có "cái ngu nào giống cái ngu nào". Tôi là người vô thần nhưng qua những lần thoát chết, không khỏi nghĩ hai chữ số mệnh. Chợt nhớ câu nói đùa "giày dép còn có số" và ngẫm người ta nói không sai: "trong cái rủi có cái may". Nhờ vậy, tôi còn được viết những dòng này để kể lại đời mình với bạn và cho con gái.

Tổng kết lại từ nhỏ đến giờ, tôi còn nhớ theo ký lộn xộn, chi tiết và thời gian không chính xác.

Những lần xém chết do bom đạn chiến tranh:

1/ Lúc nhỏ 4, 5 tuổi. Thấy những đứa lớn nhặt đầu đạn (súng trường, tiểu liên, đại liên...), nấu lấy chì để làm cục chì cần câu cá (cho lười câu có mồi chìm dưới nước). Tôi nhặt đâu đó ở bờ rào hàng xóm, một quả đạn cối 61 ly thật to bị lép, gần bằng bắp tay người lớn, mừng quá, ôm chạy về nhà.
- Thấy má đang lui cui nấu canh trong bếp, tôi chạy vào, nói:
- Má ơi có cái này to lắm, má lùi (vùi trong bếp) lấy chì.
- Má tôi đưa vào... một lát, nghe bụp, tro bụi bay mù mịt.
Eo ơi! nó chỉ nổ cái kíp, chứ không cả mẹ lẫn con tôi đã banh xác.

Tìm kiếm Blog này