Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam

Tường An, thông tín viên RFA 2017-07-10 Ông Trịnh Vĩnh Bình.
Ông Trịnh Vĩnh Bình.

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Báo cáo của quân Mỹ về trận đánh Tân Sơn Nhứt, 1968

Thấy mạng lại rộ lên về trận Tân sơn Nhứt-Mậu thân, dịch bài này tham khảo thêm, cần kiểm chứng thêm.
TSN-68
(Bài dịch nhiều ngôn ngữ quân sự, hơi khô khan)
Bộ tư lệnh hành quân không đoàn 377 yểm trợ hành quân- Không lực Hoa kỳ- KBC 96307 San Francisco.
Ngày 09/03/1968.
Báo cáo của: An ninh phi trường.
Chủ đề: Báo cáo chiến trường (RCS: MACV J3-32)(U).
Gửi tới: Sư đoàn 7 Không quân (IGS)
1. Hoạt động: Cối, hoả tiễn, súng cộng đồng/ cá nhân và tấn công bộ binh vào phi trường Tân Sơn Nhứt và yếu khu quân sự TSN (gọi tắt là: yếu khu TSN).
2. Ngày chiến sự: Lúc 0320 giờ sáng 31/01/1968 tới 2100 giờ tối 31/01/1968. Địch bắn súng cá nhân/ súng tự động và trinh sát thăm dò nhiều nơi trên vùng vành đai liên tục tới 09/02/1968.
3. Địa điểm: Phi trường TSN, khu vực lính VNCH, và lân cận yếu khu TSN. Mũi nhọn xâm nhập của địch nhắm vào vùng giữa của lô cốt 049 cho tới khu cổng số 051 ở phiá Tây vòng đai. Địch cũng thử tấn công xâm nhập tại cổng số 10 phía Đông nam vành đai và bộ chỉ huy MACV ngay gần cổng số 10.

Lược sử Đoàn 5503

Trước khi mở chiến dịch tổng phản công sang đất Campuchia, Quân khu 5 giao Đoàn 578 tổ chức thành lập ra Bộ Chỉ huy Quân sự Thống nhất T2 vào tháng 12/1978 (thường gọi tắt là Đoàn T2) tại xã Ja Bốc, gần Ngả ba Đông Dương. Đoàn T2 hình thành ban đầu chỉ có bộ chỉ huy với các phòng ban gọn nhẹ và các phân đội trực thuộc như vệ binh, trinh Sát, thông tin, quân y ... Cứ mỗi Đoàn Ta song song với một Đoàn Bạn (cấp tỉnh), phía CPC quân số chừng một đại đội. Có nhiệm vụ tiếp quản địa bàn tỉnh Stung Treng sau khi quân chủ lực đã giải phóng xong, vận động nhân dân CPC ổn định cuộc sống...


Khoảng 22/12/1978, Đoàn T2 di chuyển bằng xe từ Sa Thầy xuống Đức Cơ, Gia Lai gần ngầm Ô Ja Đao (nay là cửa khẩu Lệ Thanh). Tất cả các đơn vị, binh chủng toàn quân khu 5 đều tập kết ở đây để làm công tác tổ chức. Địa điểm là một cánh rừng gần Quốc lộ 19. Mọi quân nhân đều phải gỡ quân hiệu trên mũ, gửi lại giấy tờ, tư trang để giữ bí mật nguồn gốc lực lượng, Và được cấp bổ sung quân trang mới và súng đạn mới...

Ngày 26/12/1978, Đoàn T2 và Đoàn Bạn hành quân theo Quốc lộ 19, ngồi trên những xe tải chở vũ khí, lương thực. Dọc đường có lúc phía trước bị địch đánh quấy rối rồi thông xe chạy tiếp. Cảnh quan tan hoang xơ xác, nhà không vườn trống, dân bỏ chạy hết. Đêm đầu ngủ đêm tại một vườn cao su, đêm thứ hai tại cầu Sre Pốc. Chủ lực đánh trước, đánh đến đâu thì giao địa bàn lại cho Đoàn làm công tác dân vận. Khi đến gần thị xã Stung Treng, hai Đoàn tạm dừng ở khu rừng khộp Ô Bong Moan, gần giao lộ QL13 và QL19. Cũng là nơi tập kết lần thứ hai, trong đó có Mặt trận 579 và các đơn vị trực thuộc. Tiếp liền, ngày 02/01/1979, QK5 bổ sung tiểu đoàn đầu tiên (D2) từ tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng cho Đoàn.




Ngày 03/01/1979, giải phóng Thị xã Stung Treng, ngày sau đó Đoàn Ta và Bạn vào tiếp quản. Nhiệm vụ chính là vận động nhân dân CPC bị địch lôi kéo chạy ra rừng, trở về quê cũ, ổn định đời sống, cứu đói cấp phát gạo cho dân. Bạn được sự cố vấn của Ta, tạm thời chỉ định những người đứng đầu chính quyền lâm thời ở các cấp. Thời gian đầu, chưa xây dựng được doanh trại nên bộ chỉ huy và các đơn vị ở tạm nhà phố và nhà sàn của dân bỏ lại. Tiểu đoàn 2 chuyền lên đóng quân ở hồ Kramuon - Cây số 8, xã Samaki), sau này chuyển qua Thala bên kia sông Me Kong. D2 bố trí C2 ở xã Thala, C3 ở Siem Pang, C4 ở Bản Tà Đẹt bên sông Se Kong. C12 ở Siem bouk. Tháng 3/1979, QK5 bổ sung tiếp một tiểu đoàn nữa, gọi là D23 từ Đoàn Huấn luyện 860 sang. Tiểu đoàn bộ đóng ở Bản Tà Khơi bên sông Se San...


Tháng 12/1979, Phòng K (Đoàn 578) tổ chức tập huấn về công tác giúp bạn ở cơ sở. Nhân sự được rút từ các hạ sĩ quan cấp trung đội của các đơn vị. Sau tập huấn, Quân khu 5 ra quyết định điều từng người về làm Chuyên gia Đội Công tác các xã. Cấp đại đội căn cứ vào tình hình từng địa bàn mà biên chế quân cho mỗi đội công tác xã chừng 5-10 người, tùy nơi. Có xã không có đội mà chỉ có phái viên và bảo vệ, 1 - 3 người. Thời gian sau các chuyên gia và đội công tác trực thuộc Ban Chỉ huy tiểu đoàn quản lý, chỉ đạo về mặt quân sự. Và Tổ chuyên gia dân chính huyện chỉ đạo về mặt dân sự...




Cùng thời gian trên, QK5 bổ sung quân số cho BCH.QS.TN T2. Khoảng đầu năm 1980, Đoàn T2 đổi tên thành Đoàn Quân sự 5503. Gồm đủ 4 tiểu đoàn đứng chân trên địa bàn 4 huyện thị là: D2 - Tha La, D12- Siem Bouk, D22 - Siem Pang, D23 - Stung Treng. Từ đầu cũng như về sau, quân số rút từ tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng đưa sang là chủ yếu, ngoài ra bổ sung từ các đơn vị, các tỉnh thành khác. Chỉ một ít chỉ huy từ cấp đại đội trở lên là kinh qua trận mạc ít nhiều, còn lại hầu hết chưa từng trải. Cán bộ chiến qua chiến đấu mà trưởng thành dần. Các đại đội của từng tiểu đoàn có nhiệm vụ truy quét lùng sục địch, phục kích, tuần tra bảo vệ trục đường 13, đường 126 trên địa bàn đứng chân. Bảo vệ huyện thị được giao và làm công tác vận động quần chúng...




Năm1988, Ta giúp Bạn trên các hướng ngày càng ổn định nên Cấp trên lệnh từng đơn vị rút dần quân khỏi địa bàn đảm nhiệm, hướng Thala, D2 rút sau cùng. Giao cơ sở lại cho huyện thị đội Bạn thay thế. Tùy tình hình mà duy trì đơn vị này đơn vị nọ nán lại chậm hơn để hổ trọ quân Bạn. Các đội công tác và phái viên xã cũng thế. Như vậy là Đoàn 5503 đã hoàn thành nhiệm vụ trên đất bạn, vê nước...




_____________________________




Người biên soạn: Trần Văn Hùng, nguyên thượng úy Đoàn 5503.


Nhân sắp đến có dự định tổ chức Kỷ niệm 45 năm thành lập Đoàn Ta, mình có ý định góp chút với Ban Liên lạc về quá trình hình thành của Đoàn. Nếu cần thì sử dụng trong buổi hội ngộ tới.
Mình dựa theo trí nhớ cá nhân và các đồng đội góp ý, tóm lược như vậy. Nói cho hết thì còn dài dòng nữa. Mỗi đồng đội, mỗi người mỗi địa bàn, vị trí công tác cũng khác nhau nên có thể chi tiết chưa thật chính xác. Mong có đồng đội nào biết rõ chắc chắn thì đính chính bổ sung thêm.


Hình tư liệu cá nhân của mình: Thẻ chứng minh quân nhân (bí mật), cấp tại Đức Cơ trước khi vượt biên giới sang K. Con dấu là Đoàn 331 kinh tế (nghi binh).


Quyết định bổ nhiệm Chuyên gia đội công tác và Phái viên tiểu đoàn 12 Siem Bouk của mình.


Phụ lục các cấp chỉ huy Đoàn:
(tham khảo)
Gai đoan 12/1978 - 1979, BCH T2
Chỉ huy trưởng: Trung tá Trần Quang Hải
Thủ trưởng Thí


Chỉ huy trưởng: Trung tá Lại Nam Dương
P Chỉ huy trưởng: Trung tá Lê Văn Lục (7/1981)
Trung tá Vũ Khắc Thịnh (5/1979)
Thiếu tá Khệ
Thủ trưởng Vỹ (?)
Phó Chính ủy: Trung tá Nguyễn Văn Dưỡng
Thiếu tá Hà Huy Trắc
Tham mưu trưởng: Thượng úy Nguyễn Hữu Thà

Tiểu đoàn 2 Thala, D bộ đứng chận tại hồ Kro Muon (bản Khăm muộn)
Phan Thanh Đấu - Tiểu đoàn trưởng:
Tiểu Đoàn phó là a Bốn
Đại úy Trần Văn Nhụ - Chính trị viên
Hà Mạnh Khoa

Đại đội 4 đứng chân phum Tà Đẹt.
Đại Đội trưởng - Thiếu úy Trần Đình Phú -
Chính trị viên - Thiếu uý Nguyễn Ngọc Na -
Trung đội trưởng b2 - Trung sĩ Đặng Ngọc Nga
Trung đội phó b2 - Trung sĩ Trần Văn Hùng
Cảnh - Thông tin
Ngô Hân - Tiểu đội phó
Mải - B40
Liên lạc - ... Trúc
Y tá - ... Vũ
Nhẫn chèo ghe

Đến khoảng tháng /1979 được







D12 - Siem Bouk, D22 - Siem Pang, D23 - Stung Treng


Ngày 06/6/1980, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất T2 đổi tên thành Bộ chỉ huy quân sự Đoàn 5503.

6/1980 - 12/1982
Đơn vị mở rộng và tăng cường quân đổi tên thành Đoàn 5503 từ nguồn Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng.
Chỉ huy trưởng: Thượng tá Lại Nam Dương

1983 - 1989
Chỉ huy trưởng: Trung tá: Nguyễn Quang Thiềm
Phó Chỉ huy trưởng: Hà Mạnh Khoa
Chỉ huy phó CT: Hà Huy Trắc
Chỉ huy phó: Lê Văn Lục
Thủ trưởng Vỹ (?)
Tham mưu phó: Nguyễn Trung Thu
Chủ nhiệm chính trị: Trần Văn Nhụ

Trợ lý vân động QC: Trung úy Trần Văn Hùng
Trợ lý tuyên huấn: Trần Thanh Xuân
Trợ lý bảo vệ: Thiếu úy ... Tài
Trợ lý chuyên gia quân sự tỉnh: Nguyễn Tấn Ba
Trợ lý chuyên gia huấn luyện dân quân: Trần Huy Tiến
Trợ lý tổ chức động viên: Mai Mộng Tưởng
Trợ lý chuyên gia phiên dịch: Trịnh Thanh Sáu

Trung đội trưởng thông tin: Phạm Lành


Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 ở Tha La: Nguyễn Xuân Tống
Tiểu đoàn trưởng Ngô Quý Đức
Đại đội 4 ở Pría Nèng Koa (Phla Khanh) - Đại đội trưởng: Tâm
Võ Văn Dũng, Nguyễn Viết Tuấn và Nguyễn Văn Toàn
Y tá: Quang


Tiểu đoàn 12 phụ trách huyện Siem Bouk.

Tiểu đoàn bộ đóng quân ở phum Sre Kro Săng
Tiểu đoàn trưởng: Phạm Văn Nghị

Tiểu đoàn phó - hậu cần: Hoàng Ngọc Phận
Tiểu đoàn phó - chính trị: Nguyễn Tiến Dũng
Tiểu đoàn phó - Lê Tiến Dũng
Tiểu đoàn phó - chính trị: Nguyễn Văn Tý
Tiểu đoàn phó - chính trị: Phạm Quang Vinh (hy sinh)

Trợ lý tác chiến: Nguyễn Thanh Sơn (hy sinh)

Trợ lý chính trị: Trần Quốc Tuấn
Trợ lý hậu cần: Nguyễn Đức Đấu
Quân nhu: Trường.
Tài vụ: Thái Nguyên Tài.
Quân khí: Linh.
Quân y: Phú.


UB và Huyện đội Siem Bouk
Chủ tịch huyện - ông ...anh
Phen Chia - Phó chủ tịch, Huyện đội trưởng
Mun là gì?
Ông Kanh lái ca nô

Đại đội 5 ở phum Ô M'ría

Chính trị viên hoặc Phó C6 lên đại đội trưởng C5?: Cam

Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 12, tiền thân là đại đội 4 (Tiểu đoàn 2).
Đóng quân tại phum Ô Loong xã Siem Bouk, sau này chuyển về Sre Kro Xăng đi Kăng Chàm rồi về lại Ô Loong.

Đại đội trưởng: Thiếu úy Trần Đình Phú
Chính trị viên - Thiếu uý Nguyễn Ngọc Na
Đại đội phó: ... Cam
Đại đội phó: ... Tùng
Trung đội phó - Trần Văn Hùng
Y tá - ... Vũ
Thông tin - Cảnh
Mãi - B40


Sau là Đại đội 7


Tổ Phái viên (Chuyên gia và các Đội công tác xã)
Tổ trưởng: Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng kiêm phụ trách xã Sre Kro Săng
Tổ phó: Thiếu úy Trần Văn Hùng kiêm phụ trách xã Siêm Bok
Nguyễn Văn Giảng, Nguyễn Đăng Tường xã Siêm Bok
Nguyễn Văn Long,
Bảy - xã Ô M'ría - xã Ô Rưxây Kondal
Ngô Văn Huy, Võ Đăng Mỹ - xã Kó Sòm Pia
Ông Hữu Chí - xã Kó Sro Lai
Nguyễn Thanh Tùng - xã Kó Pría
Võ Văn Bảy - xã Ô M'ría
Hiệp - xã
Dương Thừa Bốn - xã

Liên
Tám - xã Ô M'ría
Thanh
Nguyễn Minh - Đại đội huyện
Đội công tác xã Siêm Bok khoảng 10 quân
Đội trưởng đầu tiên: Trần Văn Hùng
Đội phó, trưởng: Nguyễn Văn Giảng
Đội viên, đội phó: Nguyễn Đăng Tường
Đội viên: Đẩu B40, Lễ RPD (M79), Hân (B40), Đấu, Ngận, Tài, Công, Ốc...

Đội công tác (Bạn)
Đội trưởng: Tum Khum
Đội phó: Srây Ôn
Đội viên: Tum Hun
Cơ sở mật: Son

Chủ tịch: Hêng Giát, Pút Khăm Thon
Phó chủ tịch: So Hêng, Srây Pươn phụ trách an ninh QS
Công an: Tum Hum
Trung đội trưởng dân quân: Ly Diệt


Tổ chuyên gia quân sự thị đội Stung Treng
Tổ trưởng: Nguyễn Minh Đen cố vấn cho Huyện đội trưởng
Tổ phó: Trần Văn Hùng cố vấn cho Huyện đội phó - TMT
Phụ trách địa bàn các xã:
Trần ChiếnBộ
Quang
Thành
Thơ
Triều phụ trách xã... Stung Treng
Cưu



Chiến sĩ liên lạc:
Hành
Tài

____________

Lấy vợ và ở lại Campuchia
Chưa xác minh chắc chắn, gồm có:
Lượng người Phú Khánh - Chiến sĩ thuộc MT 579 lấy KêRi (KaRi?) làm Chánh văn phòng tỉnh Stung Treng, từ năm 1979.

Nguyễn Phú Biết - Phái viên xã lấy Kot Bunmy Hội trưởng Phụ nữ huyện Siem Bok?.

Luân - Y sĩ Tiểu đoàn 22 ở Siêm Pang lấy vợ TP Stung Treng

Sung - Đội đánh cá

Nguyễn Trường Hùng - Quân báo, Phòng Tham mưu MT 579 lấy vợ Rotha Dieukum có 3 con., hiện ở Đà Nẵng

Nguyễn Minh - Phái viên Đại đội CPC huyện Siêm Bok lấy vợ Sre Kro Săng qua sống ở P Siem Bouk ( nghe tin đã chết vì bệnh).

____________



Đoàn Chuyên gia tỉnh
Anh Sanh - Trưởng (phó?) đoàn.

Về nghĩa vụ quốc tế giúp Lào và Campuchia, lúc đầu Trung ương và Quân khu 5 phân công tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập đoàn chuyên gia giúp đỡ tỉnh Stung Treng do đồng chí Ngô Xuân Hạ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng làm Trưởng đoàn và đồng chí Nguyễn Xuân Sanh - Tỉnh ủy viên làm Trưởng đoàn. Từ năm 1983, Trung ương và Quân khu 5 giao trách nhiệm cho tỉnh Phú Khánh thành lập đoàn chuyên gia giúp đỡ tỉnh Stung Treng thay cho tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tỉnh ủy Phú Khánh phân công đồng chí Nguyễn Quyết - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn, đồng chí Bùi Khắc Phục - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm Phó trưởng đoàn.

Tháng 5/1985, thực hiện thông báo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Phú Khánh phân công đồng chí Huỳnh Trúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn chuyên gia tỉnh Phú Khánh tại Stung Treng thay đồng chí Nguyễn Quyết.

Cùng đi với đồng chí Huỳnh Trúc trong đoàn chuyên gia, có các đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp) làm Phó trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Phú (Phó Giám đốc Công an tỉnh) làm Phó trưởng đoàn, đồng chí kỹ sư Đào Tấn Lộc (Trưởng Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp Phú Khánh) làm chuyên gia sản xuất nông nghiệp, đồng chí Đỗ Hữu Hồng Thái làm chuyên gia an ninh, đồng chí Lê Huy Tuất làm chuyên gia tổ chức, đồng chí Nguyễn Ninh làm chuyên gia ngân hàng và một tổ chuyên gia huyện gồm 3 người do đồng chí Trương Lưu (Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Hòa) phụ trách. Đoàn chuyên gia Phú Khánh có nhiệm vụ giúp đỡ tỉnh Stung Treng trên các lĩnh vực tổ chức, an ninh, nông nghiệp, ngân hàng và xây dựng huyện. Cùng với đoàn chuyên gia của tỉnh đóng ở Stung Treng, Bộ CHQS tỉnh cử Tiểu đoàn 96, sau năm 1985 là Tiểu đoàn 95 phối hợp với lực lượng quân sự tỉnh Đắk Lắk đóng quân tại tỉnh Môn-Đôn-ki-ri có nhiệm vụ giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang và tiến hành truy quét tàn quân Khmer Đỏ ở khu vực này.

Đoàn chuyên gia tỉnh Phú Khánh tại Sung Treng đã phối hợp với tỉnh Stung Treng và nước bạn Lào cùng lực lượng an ninh Việt Nam và bạn theo dõi chặt và góp phần tiêu diệt tổ chức phản động Việt Nam canh tân cách mạng Đảng (Việt Tân) thực hiện chiến dịch Đông Tiến từ Thái Lan thâm nhập qua Lào và Campuchia về Việt Nam. Tên đầu sỏ Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn bị ta và bạn phối hợp tiêu diệt gọn trên đường thâm nhập.

Đoàn chuyên gia Phú Khánh ở Stung Treng làm nhiệm vụ đến cuối năm 1988, Đoàn quân sự đóng ở Môn-đôn-ki-ri đến năm 1989 thì rút về nước.


Nhớ những tên bản bên kia thị xã Stung Treng ở khu vực QL13 - Sê Kông - Sê San
Mình cố lục lại ký ức như vầy, các đồng đội góp ý thêm nhé.
Ngày xưa, khu vực này thuộc Lào nên nhiều địa danh mang tên ban (làng), sê (sông).
- Bên kia phà là Hăng Khô Suôn, nơi có trại cải tạo và trường quân chính thuộc MT579 quản lý. Từ quốc lộ 13 đi Siêm Pang, ở cây số 8 là ban Khăm Muộn cạnh hồ Kro Muôn, Tiểu đoàn bộ D2 thời kỳ 1979 đóng ở đây.
- Từ Hăng Khô Suôn ngược dòng sông kế là Hăng Kho Ban. Tiếp theo, cuối Sê Kông ngược lên theo bờ là Ban Tà Đet, C4/D2 đóng quân ở đây. Kế lên là Chanh Ta Ngói... Tiếp là đảo lớn nằm giữa dòng Sê Kông là Sađâu. Khu vực giữa sông Mê Kông và Sê Kông là địa bàn hoạt đông của C4 và các phân đội trực thuộc D2.
- Dải đất giữa, cuối dòng Sê Kông và Sê San, chỗ ngả ba sông là Hăng sa Vạt... Từ thị xã Stung Treng ngược dòng Sê San là Sam Khoại... lên tiếp là Sol Tà Cơi, Đôn Tà Đăm, Khăm Phun, Phlúc. Khu vực giữa Sê Kông - Sê San và bên sông giáp QL19 là địa bàn D23 đảm nhiệm.


 

C7 - Siêm Bouk và C5 - Ô M'ría





Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

TTXVN thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia

Ngày 2/12/1978, Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, thì ngay ngày hôm sau, sự kiện này được loan đi toàn thế giới.

Thông tấn xã Campuchia SPK, nhờ sự giúp đỡ của TTXVN, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình với tư cách là cơ quan ngôn luận của Mặt trận, kịp thời cổ vũ nhân dân Campuchia nổi dậy đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary.

Những năm 1977 - 1978, bè lũ Pol Pot - Ieng Sary trở mặt, mở các cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. TTXVN một mặt nhanh chóng triển khai phóng viên tin, ảnh tác nghiệp tại các mặt trận dọc biên giới Tây Nam, mặt khác, khẩn trương chuẩn bị lực lượng và phương tiện sẵn sàng giúp các lực lượng cách mạng Campuchia lập một hãng thông tấn khi thời cơ đến.


Tổng giám đốc SPK Chây Xaphon (ngoài cùng bên phải) và Phó Tổng giám đốc TTXVN Trần Thanh Xuân (thứ hai từ phải) cùng các chuyên gia TTXVN tại Phnôm Pênh tháng 1/1979 .

Huế - Mậu Thân: Cái chết của 4 giáo sư người Đức vẫn còn là một dấu hỏi.

Nhớ Về Các Vị Giáo Sư Người Đức Ở Đại Học Y Khoa Huế
Hoàng Phủ Ngọc Phan
 05-May-2012

http://www.giaodiem.us/us-2009/3_2009/07.18.09.hpnphan.htm
Hoàng Phủ Ngọc Phan
ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ
Đại Học Y Khoa Huế ra đời vào niên khóa 1960 -1961 do những nổ lực hoạt động văn hóa và tôn giáo của linh mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng sáng lập Viện Đại Học Huế. Linh mục Cao Văn Luận đã vận động được đại học Thiên chúa giáo Freiburg ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đỡ đầu cho trường Y Khoa Huế. Do đó mà vào năm 1961, đại học Freiburg gửi đến Huế một đoàn giáo sư người Đức để cư trú và giảng dạy.

Ám ảnh về cái chết & Tính sổ Nội Ngoại nhà mình hy sinh cho "Bên thắng cuộc"

Ám ảnh về cái chết ông hàng xóm

Hồi nhỏ chừng 4.5 tuổi, mới sáng mình nghe hàng xóm xôn xao nên chạy ra ngã ba gần nhà thì thấy một xác chết ông... (quên tên) ở cách nhà mình 2 miếng đất nhà bà con. Mình thấy vết đạn và máu, trên người có một mảnh giấy, đại khái là: nhân danh tòa án cách mạng xử tử tên ác ôn... Lúc bị bắn ổng đã ngoài 50 tuổi rồi, nghe người lớn nói ngày trước ông từng làm liên gia trưởng (tương đương với tổ trưởng dân ngày nay)...
Ngày xưa ở quê mình, dân rất sợ cách mạng bắt đi đi lên núi gọi là "học tập" với nhiều lý do khác nhau... Thỉnh thoảng lại nghe cách mạng đêm về bắn người nào đó gọi là ác ôn gián điệp. 
Hãy nghe người ta kể:
"Sáng hôm sau Nguyễn Xuân Anh và mấy người hàng xóm tìm tới nơi có tiếng súng, tiếng la trong đêm. Họ nhìn thấy một người nằm úp mặt xuống đất, hai tay bị trói chặt chéo về phía sau bằng dây dù. Sợ dây dù làm dây trói tay còn dư ra khoảng ba mét. Hai chân nạn nhân cũng bị trói bằng dây dù ở phía trên đầu gối khoảng 3cm. Một cách trói tù binh quen thuộc trong chiến tranh để đối tượng chỉ đi mà không thể chạy được. Nạn nhân bị bắn xuyên từ lỗ tai bên này sang lỗ tai bên kia. Máu thấm quanh chỗ đất ông ta nằm đã bầm tím lại. Nguyễn Xuân Anh và mọi người không thấy một thứ giấy tờ gì trên xác cũng như chung quanh nạn nhân. Họ lật xác nạn nhân lên và nhận ra đó là ông Dương Ngọc Chánh, người cùng thôn An Giang, xã Mỹ Đức."
Trích từ: 
https://duongngocchanh.blogspot.com/2015/01/vu-hai-muoi-nam-truoc.html

Họ đã bắt thì chả sẩy bao giờ! - Trói tay như nói trên gọi là trói thúc ké, giống ảnh này:

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Cuộc gặp giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân

03/02/2015 03:03 GMT+7
- Cuối tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên sang Trung Quốc bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991.

Nhìn lại nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Quốc phòng của mình, Đại tướng Lê Đức Anh đã xúc tiến được mấy việc lớn: Thăm dò và tiếp xúc mở luồng để lập lại quan hệ bình thường Việt-Trung, chấm dứt xung đột biên giới và 15 năm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn có truyền thống hữu nghị.
Điều chỉnh bố trí chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước theo Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong tình hình mới, tư duy mới của đất nước và quốc tế. Giảm quân số thường trực và từ đó giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng, góp phần tháo gỡ khó khăn ban đầu để nền kinh tế -xã hội có thêm điều kiện thoát ra khỏi khủng hoảng nghiêm trọng. Củng cố thế bố trí bảo vệ quần đảo Trường Sa và giải quyết việc phi vũ khí hạt nhân ở bán đảo và quân cảng Cam Ranh và xúc tiến quan hệ để thu hồi Cam Ranh từ Liên bang Nga trước thời hạn của hiệp định.
Tuy nhiên hai việc sau (Trường Sa và Cam Ranh) còn kéo dài sang nhiệm kỳ Đại hội 7, tức là khi ông lên làm Chủ tịch nước thì mới xong hoàn toàn; nhưng ở nhiệm kỳ Bộ trưởng Quốc phòng đã làm được những phần rất cơ bản, sau đó chỉ là bước hoàn thiện mà thôi. Thực chất khi làm việc, các vấn đề liên kết, ràng buộc, đan xen, chứ không mạch lạc từng phần từng việc như tôi kể ở trên đâu. Tướng Anh thường tâm sự: “Đây là một bài toán cực kỳ khó, làm được mà trong nội bộ nhất trí cao là một thắng lợi, không nhất trí thì rất khó làm”.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Hình thành "làng Kontum" như mốc thời gian để định giá tình hình Tây Nguyên.

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum trong những ngày gần đây đã giới thiệu một số chuyên đề trình bày “Tính Lịch Sử của Làng Kontum”, “Kontum, Một Dịa Danh Mang Tính Dân Tộc và Tôn Giáo”.

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum trong những ngày gần đây đã giới thiệu một số CHUYÊN ĐỀ liên quan đến lịch sử truyền giáo Giáo phận Kontum như :”Tính Lịch Sử của Làng Kontum”, “Kontum, Một Địa Danh Mang Tính Dân Tộc và Tôn Giáo”, “Đức Thánh Giám Mục Stêphanô Cuenot Thể, Thánh Tổ Phụ Giáo phận Kontum”…
Theo lời yêu cầu của một số tín hữu trong Giáo phận muốn hiểu thêm nền tảng lịch sử Địa Danh Kontum, Ban Mục Vụ Truyền thông Giáo phận xin giới thiệu bài nghiên cứu của Linh mục NGUYỄN HOÀNG SƠN có tựa đề :”HÌNH THÀNH “LÀNG KONTUM” NHƯ MỐC THỜI GIAN để định giá tình hình Tây Nguyên“. Đây là đề tài nghiên cứu để đánh dấu mừng :

♦Mừng 165 năm khởi đầu hành trình tìm đường thành công lên vùng đất dân tộc Tây Nguyên (1848-2013); 

♦ Mừng 160 năm (1853 – 2013) THỤ PHONG LINH MỤC CỦA CHA PHANXICÔ XAVIE NGUYỄN DO,

VỊ LINH MỤC MỞ ĐƯỜNG THÀNH CÔNG LÊN TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DÂN TỘC VÙNG TÂY NGUYÊN

♦ Ghi nhớ 160 năm, ngày 3 người dân tộc đầu tiên lãnh Bí tích Thánh Tẩy trở nên con Chúa (1853 – 2013); 

♦ Kỷ niệm 80 năm ngày thụ phong Giám mục Tông Tòa Đầu Tiên, Đức cha Jannin Phước  (1933 – 2013) v.v.v…

Biển Hồ ở Pleiku

Biển Hồ - người dân tộc nơi đây gọi địa danh này là Tơ Nưng có nghĩa là "biển trên núi"

Biển hồ chụp năm 1966

Bản đồ thời VNCH và thời thuộc địa Pháp

Bản đồ phân bố quân đội Việt Minh

Tìm kiếm Blog này