Tim thông tin blog này:
Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017
Saigon bây giờ…
Đỗ Hồng Ngọc
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !
Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!
DNS Jumper - công cụ bỏ túi vượt tường lửa
Đến giờ có người vẫn lúng túng trong việc vượt tường lửa.
Đơn giản như đang giỡn - đây là công cụ bỏ túi nhanh như sao xẹt mà ai cũng tự cài được, xem được đến 99% trang bị chặn.
Bạn vào đây, tải về DNS Jumper máy tính:
http://taimienphi.vn/download-dns-jumper-233/20-phien-ban
Giải nén, rồi nhấp vào là nó chạy. Vậy là xong chả cần làm gì cả.
Ai thích vọc chơi thì xem hướng dẫn bằng hình, thứ tự chọn cài đặt (viền màu xanh nhạt):
http://taimienphi.vn/download-dns-jumper-233/20-phien-ban
Giải nén, rồi nhấp vào là nó chạy. Vậy là xong chả cần làm gì cả.
Ai thích vọc chơi thì xem hướng dẫn bằng hình, thứ tự chọn cài đặt (viền màu xanh nhạt):
Chiện hai thằng thầy của lão với tình "huynh đệ chi binh"
Thời gian thất nghiệp lão đi phò thằng bạn học thầu xây dựng một trường học ở huyện miền núi, giữ vật tư cho nó. Hết giờ không biết làm gì ngoài chuyện tụ tập ăn nhậu giải sầu, từ đó mình quen với chú em dân Thanh Hóa đang là thợ chính cứng nghề. Thời gian quá rảnh nên mình muốn học thêm nghề nữa để phòng thân. Chú em Thanh Hóa nhiệt tình ủng hộ, nói: anh làm bên em, em kèm, bọc lót cho. Thành ra hắn là thầy, mình là thợ học việc, nói đâu nghe đấy. Tan ca, cơm nước xong là cùng nhau đánh bộ ra quán uống rượu, hát karaoke, tiền mình là chính...
Một tháng sau, xong công trình, có công ty gọi, lão quay lại nghề cũ kỹ thuật sấy gỗ nên "giấc mộng không thành". Khi cần xây dựng sửa chữa gì, mình kêu chú em dẫn quân tới xây, làm sai mình "chửi" hắn, hắn dạ thí mẹ! Đổi vai, mình là thấy nó là thợ, ăn nhậu chơi bời đã có em nó lo. hehe. Nhớ "ơn" xưa, công ty có nhu cầu xây dưng, mình giới thiệu, chú em cũng kiếm được ít.
Rồi thằng bạn học mất... hai thằng cũng bặt tin nhau...
12 năm sau, hai thằng gặp lại ở Sài Gòn, chú em đã có vợ con, chuyển qua nghề mua bán phế liệu, tình cảm anh em vẫn dạt dào như xưa. Lâu thật lâu mới gặp, nhậu ở nhà chú em, khi nhắc chiện xưa, mình ngó thấy không có vợ hắn ở gần, nói nhỏ: Hồi đó mày gan thật đấy, dám quất con vợ xinh mơn mởn của thằng thầu công, thằng sếp mày - bạn học tao cũng khoái mà chả xơ múi được gì ! hắn cười ha hả, sợ gì anh, thích thì chiều...
Cùng thời gian còn có thằng em Tiền Giang - kỹ sư, thầy dạy nghề sấy gỗ cho lão, cũng bị thất nghiệp đi làm phụ hồ ở huyện miền núi nói trên, mình đến thăm thấy hắn bị sốt rét hành thê thảm lên bờ xuống ruộng, trông như con mèo ướt... Rồi xa nhau, hắn phiêu bạy qua Lào, gặp lại. Nhiều kỷ niệm thằng kỹ sư gà rù... cái hậu chú nó khá, nhà cửa xe cộ ất giáp thì vợ nó bỏ...
Vậy mới là đời!.
Một tháng sau, xong công trình, có công ty gọi, lão quay lại nghề cũ kỹ thuật sấy gỗ nên "giấc mộng không thành". Khi cần xây dựng sửa chữa gì, mình kêu chú em dẫn quân tới xây, làm sai mình "chửi" hắn, hắn dạ thí mẹ! Đổi vai, mình là thấy nó là thợ, ăn nhậu chơi bời đã có em nó lo. hehe. Nhớ "ơn" xưa, công ty có nhu cầu xây dưng, mình giới thiệu, chú em cũng kiếm được ít.
Rồi thằng bạn học mất... hai thằng cũng bặt tin nhau...
12 năm sau, hai thằng gặp lại ở Sài Gòn, chú em đã có vợ con, chuyển qua nghề mua bán phế liệu, tình cảm anh em vẫn dạt dào như xưa. Lâu thật lâu mới gặp, nhậu ở nhà chú em, khi nhắc chiện xưa, mình ngó thấy không có vợ hắn ở gần, nói nhỏ: Hồi đó mày gan thật đấy, dám quất con vợ xinh mơn mởn của thằng thầu công, thằng sếp mày - bạn học tao cũng khoái mà chả xơ múi được gì ! hắn cười ha hả, sợ gì anh, thích thì chiều...
Cùng thời gian còn có thằng em Tiền Giang - kỹ sư, thầy dạy nghề sấy gỗ cho lão, cũng bị thất nghiệp đi làm phụ hồ ở huyện miền núi nói trên, mình đến thăm thấy hắn bị sốt rét hành thê thảm lên bờ xuống ruộng, trông như con mèo ướt... Rồi xa nhau, hắn phiêu bạy qua Lào, gặp lại. Nhiều kỷ niệm thằng kỹ sư gà rù... cái hậu chú nó khá, nhà cửa xe cộ ất giáp thì vợ nó bỏ...
Vậy mới là đời!.
(Lưu từ FB)
Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017
Sự thật "Lữ Anh Dồi phản quốc" trong vụ tổ chức vượt biên 1979
Vụ án kéo dài 10 năm và sau 38 năm Lữ Anh Dồi mới được công nhận liệt sĩ
Bài 1: Cái chết của Lữ Anh Dồi và những ngày tháng đoạn trường của người vợ trẻ
Đăng lúc: 22.02.2017 13:43
Di ảnh của ông Lữ Anh Dồi
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB&XH, TAND Tối cao, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, UBND tỉnh Cà Mau báo cáo việc xem xét công nhận chế độ liệt sĩ cho ông Lữ Anh Dồi. Theo đó, các cơ quan phải báo cáo trước ngày 20.2 để họp liên ngành giải quyết dứt điểm.
Sự thật "Lữ Anh Dồi phản quốc" trong vụ tổ chức vượt biên 1979 (II)
Bài 4: Những phiên tòa đanh thép đưa 2 kẻ tội đồ ra trước vành móng ngựa
Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng trước vành móng ngựa
Sau chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, vụ án Lữ Anh Dồi được đem ra xét xử công khai. Ngoài Thái Văn Hùng, kẻ đầu sỏ phía sau cũng phải lộ diện. Từ đây, một âm mưu nham hiểm nhằm vào Lữ Anh Dồi cũng được phơi bày ra ánh sáng.
Kịch tính những phiên tòa định tội
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017
Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội
Năm 1897, Paul Doumer lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Việt Nam. Vị nhân viên chính phủ mẫn cán khoảng hơn 40 tuổi này đã bỏ lại sự nghiệp trong Bộ tài chính ở Pháp để bắt tay vào vai trò Toàn quyền Đông Dương thay cho vị tiền nhiệm vừa qua đời.
Đường Paul Bert ngày xưa, nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội (ảnh: Public Domain)
Đường Paul Bert ngày xưa, nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội (ảnh: Public Domain)
Dự định của Doumer là biến Đông Dương, đặc biệt thủ đô Hà Nội, trở thành nơi có cơ sở hạ tầng hiện đại để thể hiện sự hùng mạnh của nước Pháp. Khi thế kỉ mới sang trang, nhà của một viên chức nước ngoài ở Hà Nội thường đặt trên đại lộ với hàng cây xanh mát, chúng thường là các villa rộng rãi, có nhiều phòng và trang trí bằng nội thất châu Âu – trong đó, đáng chú ý, có cả toi-let.
Chuyện "bắt cái nước" và "đòi lại cái nước"
Chuyện "bắt cái nước"
Rơchăm Sơn “bắt chồng” năm chị 17 tuổi. Họ ăn ở với nhau trên mười năm, không có mụn con nào cho vui nhà vui cửa. Rồi anh bị bệnh sốt rét, hết thầy mo đến trung tâm y tế chữa mà bệnh vẫn không hết. Anh về với đất, bỏ lại chị một mình ở cái tuổi ngấp nghé 30.
Rơchăm Sơn buồn lắm, ban đầu khóc hoài, sau đó hết khóc nhưng vẫn buồn ngấu buồn nghiến. Buồn mà không biết nói ra với ai.
Tháng 11 vừa rồi làng mở hội đâm trâu ăn mừng. Con trâu tơ béo mập, rượu cần thơm phức, đống lửa sáng bập bùng, tiếng cồng chiêng nhịp nhàng, tiếng người nói cười râm ran... đã bứng cái chân Rơchăm Sơn ra khỏi cái nhà.
Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017
Trò chuyện giữa Bùi Văn Phú và Hoàng Xuân Sơn về Trịnh Công Sơn
Hoàng Xuân Sơn: nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh cũng nên dè dặt
(trò chuyện giữa Bùi Văn Phú và Hoàng Xuân Sơn)
Hoàng Xuân Sơn thời trẻ là một trong những người khai sinh ra Quán Văn, tụ điểm văn nghệ của sinh viên Sài Gòn từ những năm giữa thập niên 1960. Khởi sự làm thơ năm 1963 và đã có sáng tác đăng trên Văn, Nghiên cứu văn học, Khởi Hành trước năm 1975 và trên nhiều mạng văn học, tuyển tập văn chương tại hải ngoại. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn và cao học chính trị kinh doanh, ông từng làm công chức và dạy học ở Việt Nam trước khi qua định cư tại Montréal cuối năm 1981. Một số tác phẩm của ông gồm Viễn phố (thi tập, 1988), Huế buồn chi (thi tập, 1993), Lục bát Hoàng Xuân Sơn (2004). Trong tương lai ông sẽ phát hành phóng bút “Cũng cần có nhau” ghi lại sinh hoạt của Quán Văn và của thanh niên, sinh viên miền Nam trong giai đoạn 1965-75.
*
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)