Bài 4: Những phiên tòa đanh thép đưa 2 kẻ tội đồ ra trước vành móng ngựa
Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng trước vành móng ngựa
Sau chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, vụ án Lữ Anh Dồi được đem ra xét xử công khai. Ngoài Thái Văn Hùng, kẻ đầu sỏ phía sau cũng phải lộ diện. Từ đây, một âm mưu nham hiểm nhằm vào Lữ Anh Dồi cũng được phơi bày ra ánh sáng.
Kịch tính những phiên tòa định tội
Ngày 12.8.1988, vụ án Lữ Anh Dồi bị sát hại được Tòa án quân sự Quân khu 9 xét xử sơ thẩm. Phiên tòa được xét xử công khai tại thị xã Cà Mau lúc bấy giờ thu hút hàng ngàn người dân theo dõi. Mọi người đều trông đợi 1 bản án công tâm, pháp luật được thực thi để kẻ có tội phải đền tội và người chết oan lấy lại danh dự.
Trước đó, Thái Văn Hùng đã khai nhận hành vi bắn Lữ Anh Dồi là thực hiện theo chỉ đạo của trung tá Nguyễn Ngọc (tức Nguyễn Văn Thụ), Phó ty Công an Minh Hải lúc bấy giờ. “Ông Ngọc có trách nhiệm rất lớn trong cái chết của chồng tôi. Nhưng sau khi chồng tôi chết, ông ấy lên chức rồi đi học ở nước ngoài. Suốt 10 năm, ông ấy vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, bà Mai bức xúc nhớ lại.
Theo bản án sơ thẩm, Hùng cho ngoan cố cho rằng Lữ Anh Dồi là kẻ phản quốc móc ráp với quân đội chế độ cũ để đưa người vượt biên. Sự việc này đã bị người khác phát giác và báo cho ông Ngọc, nên ông Ngọc quyết định cài Hùng vào làm nội gián để phục bắt Lữ Anh Dồi. Xét thấy vai trò của ông Ngọc trong vụ trọng án này, cơ quan công tố đã yêu cầu phía Ty Công an Minh Hải có hồ sơ về cái chết của Lữ Anh Dồi.
Để trót lọt, Ngọc chỉ đạo cho cấp dưới làm hồ sơ khống (báo cáo 005) gọi là “Vụ án chính trị nội bộ” để vu khống cho Lữ Anh Dồi tội phản quốc. Đồng thời Ngọc thêm vào đó những chứng cứ giả để xác nhận có 1 vụ vượt biên mà Lữ Anh Dồi chuẩn bị cho 53 người lên chuyến tàu 3209. Thực chất đây là kế hoạch mà do Ngọc và Hùng đã sắp đặt từ trước để đưa Lữ Anh Dồi vào kịch bản phản quốc.
Trên cơ sở tình tiết và các đánh giá tính chất của vụ án, sự thật đã được tỏ bày. Tòa án quân sự Quân khu 9 đã tuyên Nguyễn Ngọc 15 năm tù về tội “Giết người”, 3 năm về tội “Vu khống”; Thái Văn Hùng chung thân về tội “Giết người”. Trước đó, Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố Nguyễn Ngọc hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” chứ không phải “Giết người”.
Tuy nhiên, tòa cùng cấp vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Kết thúc phiên tòa không lâu, Nguyễn Ngọc có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Sau đó, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương cũng có kháng nghị đề nghị đổi tội danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc sang tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Báo chí thời điểm đó cũng ghi nhận, trong phiên tòa sơ thẩm này, 2 bị cáo Ngọc và Hùng vẫn quanh co không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hơn ai hết, Ngọc là người trong ngành, là lãnh đạo của ngành công an vũ trang lúc bấy giờ, ông thừa biết khai những gì để có lợi cho bản thân mình. Hơn nữa, sự thăng quan tiến chức của Ngọc sau cái chết của Lữ Anh Dồi, sự trốn tránh gần 1 thập kỷ mà không bị lôi ra trước ánh sáng công lý của Ngọc thể hiện một điều có những “bàn tay vô hình” bao bọc bị cáo này.
Cuộc chiến pháp lý về tội danh của Nguyễn Ngọc vẫn chưa dừng lại ở đó. Tháng 4.1989, Tòa án quân sự Trung ương xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa này, kiểm sát viên giữ quyền công tố đã rút kháng nghị, đồng tình với tội danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc.
Bà Mai nhớ lại: “Sau phiên tòa sơ thẩm, không chỉ ông Ngọc mà tôi cũng có đơn kháng cáo. Tôi không đồng tình với mức án của ông Ngọc, tội của ông ấy phải chịu mức án cao hơn”. Kết thúc, tòa tuyên Thái Văn Hùng được giảm án còn 18 năm tù về tội “Giết người”. Nguyễn Ngọc tăng án 20 năm cho tội “Giết người”, 3 năm tội “Vu khống”.
Những tưởng tội danh của Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng đã rõ, nhưng vụ án vẫn chưa thể kết thúc. Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao lúc bấy giờ đã có kháng nghị giám đốc thẩm, cho rằng Nguyễn Ngọc chỉ phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vu khống”.
Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này, và giữ nguyên bản án phúc thẩm. Sau đó, Viện Kiểm sát tối cao có kháng nghị lần thứ 2 (luật thời điểm đó cho phép) nhưng vẫn bị hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiếp tục bác kháng nghị.
Hành trình thứ 2 kéo dài 27 năm
“Bao nhiêu năm kiên trì kêu oan cho chồng, lúc đó tôi nghĩ mình đã có thể ngủ ngon giấc. Trong những bản án tòa tuyên, có kiến nghị giải quyết, phục hồi chế độ cho chồng tôi. Tôi cũng nghĩ rồi mọi việc sẽ tốt đẹp. Có ngờ đâu, từ đó đến nay đã 27 năm, chồng tôi vẫn không có một danh phận nào ngoài bản án đã tuyên không phản bội Tổ quốc”, bà Mai xót xa.
Theo lời bà Mai, sau khi nộp hồ sơ xin công nhận liệt sĩ cho chồng, đều đặn mỗi năm 1 đến 2 lần, bà đều đến Sở LĐTB&XH tỉnh để hỏi thăm tình hình. Đáp lại những thắc mắc của bà Mai, sở ngành liên quan đều cho rằng vụ việc này phải chờ rất lâu mới có kết quả.
Vài năm sau, bà Mai tiếp tục đi hỏi tình hình thì mọi việc có khá hơn khi nhận được câu trả lời đã gửi hồ sơ về Trung ương. Thấm thoát, bà Mai cũng đã chờ đợi được… 27 năm. Hồ sơ để công nhận 1 chiến sĩ công an như Lữ Anh Dồi là liệt sĩ thực chất cần những gì?
TAND tối cao đã có kiến nghị phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho ông Dồi. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Minh Hải từ năm 1991 cũng đã có giấy báo tử thể hiện Lữ Anh Dồi đã hy sinh và xác nhận trường hợp của ông Dồi là được phân công đi công tác. Hồ sơ của các ngành liên quan đã thể hiện rõ, thế nhưng tấm bằng liệt sĩ của ông Dồi vẫn chưa thể đặt cạnh di ảnh của ông.
Đó là sự nhức nhối của bà Mai và những người thân trong gia đình ông Dồi phải chịu đựng suốt mấy chục năm qua. Bà Mai thiết tha tâm sự: “Tôi mong chồng tôi được công nhận là liệt sĩ không phải vì mong được hưởng chế độ gì từ ông ấy. Điều quan trọng đó chính là cách duy nhất chứng minh sự trong sạch của chồng tôi, cũng là cách để chồng tôi lấy lại danh dự. Tôi chờ đợi bao năm qua, liệu tôi có thể chờ mãi được không? Cha mẹ, anh chị em của anh Dồi đã nhiều người mong có ngày chồng tôi được công nhận liệt sĩ mà cho đến khi nhắm mắt vẫn không thấy được điều đó”.
Sự chờ đợi của bà Mai mỏi mòn từ năm này qua năm khác. Cuộc sống của bà cũng diễn ra trầm lặng như mọi ngày. Từ lúc chồng mất, bà Mai vẫn cố sống vì lời thề trước mộ chồng. Lý tưởng của cuộc đời bà chỉ xoay quanh người chồng đã mất. Để khỏi cô đơn lúc về già, bà nhận nuôi 1 đứa cháu - con của người chị ruột và xem như con đẻ. Về công việc, bà Mai vẫn gắn liền với bảng đen, phấn trắng và cống hiến hết tâm huyết của mình vào sự nghiệp giáo dục.
Hiện bà Mai đã nghỉ hưu được vài năm. Chính ở thời gian nghỉ hưu này, những suy nghĩ về người chồng đã khuất lại trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng người phụ nữ này. Mỗi lần ngước nhìn bàn thờ chồng, bà Mai lại đau đáu về danh phận của người đàn ông mang tên Lữ Anh Dồi ấy.
Ngày 12.8.1988, vụ án Lữ Anh Dồi bị sát hại được Tòa án quân sự Quân khu 9 xét xử sơ thẩm. Phiên tòa được xét xử công khai tại thị xã Cà Mau lúc bấy giờ thu hút hàng ngàn người dân theo dõi. Mọi người đều trông đợi 1 bản án công tâm, pháp luật được thực thi để kẻ có tội phải đền tội và người chết oan lấy lại danh dự.
Trước đó, Thái Văn Hùng đã khai nhận hành vi bắn Lữ Anh Dồi là thực hiện theo chỉ đạo của trung tá Nguyễn Ngọc (tức Nguyễn Văn Thụ), Phó ty Công an Minh Hải lúc bấy giờ. “Ông Ngọc có trách nhiệm rất lớn trong cái chết của chồng tôi. Nhưng sau khi chồng tôi chết, ông ấy lên chức rồi đi học ở nước ngoài. Suốt 10 năm, ông ấy vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, bà Mai bức xúc nhớ lại.
Theo bản án sơ thẩm, Hùng cho ngoan cố cho rằng Lữ Anh Dồi là kẻ phản quốc móc ráp với quân đội chế độ cũ để đưa người vượt biên. Sự việc này đã bị người khác phát giác và báo cho ông Ngọc, nên ông Ngọc quyết định cài Hùng vào làm nội gián để phục bắt Lữ Anh Dồi. Xét thấy vai trò của ông Ngọc trong vụ trọng án này, cơ quan công tố đã yêu cầu phía Ty Công an Minh Hải có hồ sơ về cái chết của Lữ Anh Dồi.
Để trót lọt, Ngọc chỉ đạo cho cấp dưới làm hồ sơ khống (báo cáo 005) gọi là “Vụ án chính trị nội bộ” để vu khống cho Lữ Anh Dồi tội phản quốc. Đồng thời Ngọc thêm vào đó những chứng cứ giả để xác nhận có 1 vụ vượt biên mà Lữ Anh Dồi chuẩn bị cho 53 người lên chuyến tàu 3209. Thực chất đây là kế hoạch mà do Ngọc và Hùng đã sắp đặt từ trước để đưa Lữ Anh Dồi vào kịch bản phản quốc.
Trên cơ sở tình tiết và các đánh giá tính chất của vụ án, sự thật đã được tỏ bày. Tòa án quân sự Quân khu 9 đã tuyên Nguyễn Ngọc 15 năm tù về tội “Giết người”, 3 năm về tội “Vu khống”; Thái Văn Hùng chung thân về tội “Giết người”. Trước đó, Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố Nguyễn Ngọc hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” chứ không phải “Giết người”.
Tuy nhiên, tòa cùng cấp vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Kết thúc phiên tòa không lâu, Nguyễn Ngọc có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Sau đó, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương cũng có kháng nghị đề nghị đổi tội danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc sang tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Báo chí thời điểm đó cũng ghi nhận, trong phiên tòa sơ thẩm này, 2 bị cáo Ngọc và Hùng vẫn quanh co không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hơn ai hết, Ngọc là người trong ngành, là lãnh đạo của ngành công an vũ trang lúc bấy giờ, ông thừa biết khai những gì để có lợi cho bản thân mình. Hơn nữa, sự thăng quan tiến chức của Ngọc sau cái chết của Lữ Anh Dồi, sự trốn tránh gần 1 thập kỷ mà không bị lôi ra trước ánh sáng công lý của Ngọc thể hiện một điều có những “bàn tay vô hình” bao bọc bị cáo này.
Cuộc chiến pháp lý về tội danh của Nguyễn Ngọc vẫn chưa dừng lại ở đó. Tháng 4.1989, Tòa án quân sự Trung ương xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa này, kiểm sát viên giữ quyền công tố đã rút kháng nghị, đồng tình với tội danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc.
Bà Mai nhớ lại: “Sau phiên tòa sơ thẩm, không chỉ ông Ngọc mà tôi cũng có đơn kháng cáo. Tôi không đồng tình với mức án của ông Ngọc, tội của ông ấy phải chịu mức án cao hơn”. Kết thúc, tòa tuyên Thái Văn Hùng được giảm án còn 18 năm tù về tội “Giết người”. Nguyễn Ngọc tăng án 20 năm cho tội “Giết người”, 3 năm tội “Vu khống”.
Những tưởng tội danh của Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng đã rõ, nhưng vụ án vẫn chưa thể kết thúc. Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao lúc bấy giờ đã có kháng nghị giám đốc thẩm, cho rằng Nguyễn Ngọc chỉ phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vu khống”.
Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này, và giữ nguyên bản án phúc thẩm. Sau đó, Viện Kiểm sát tối cao có kháng nghị lần thứ 2 (luật thời điểm đó cho phép) nhưng vẫn bị hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiếp tục bác kháng nghị.
Vụ án Lữ Anh Dồi về sau được báo Minh Hải in thành tập san và bán rất chạy
Vụ án Lữ Anh Dồi chính thức được khép lại, nhưng hậu quả của nó thì cho đến ngày nay vẫn chưa thể khắc phục. Lữ Anh Dồi đã trong sạch, nhưng danh dự của ông thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn ai hết, bà Mai - vợ Lữ Anh Dồi chính là người biết rõ điều đó nhất. Để lấy lại danh dự cho chồng, người phụ nữ này tiếp tục dấn thân vào một cuộc chiến khác.Hành trình thứ 2 kéo dài 27 năm
“Bao nhiêu năm kiên trì kêu oan cho chồng, lúc đó tôi nghĩ mình đã có thể ngủ ngon giấc. Trong những bản án tòa tuyên, có kiến nghị giải quyết, phục hồi chế độ cho chồng tôi. Tôi cũng nghĩ rồi mọi việc sẽ tốt đẹp. Có ngờ đâu, từ đó đến nay đã 27 năm, chồng tôi vẫn không có một danh phận nào ngoài bản án đã tuyên không phản bội Tổ quốc”, bà Mai xót xa.
Theo lời bà Mai, sau khi nộp hồ sơ xin công nhận liệt sĩ cho chồng, đều đặn mỗi năm 1 đến 2 lần, bà đều đến Sở LĐTB&XH tỉnh để hỏi thăm tình hình. Đáp lại những thắc mắc của bà Mai, sở ngành liên quan đều cho rằng vụ việc này phải chờ rất lâu mới có kết quả.
Vài năm sau, bà Mai tiếp tục đi hỏi tình hình thì mọi việc có khá hơn khi nhận được câu trả lời đã gửi hồ sơ về Trung ương. Thấm thoát, bà Mai cũng đã chờ đợi được… 27 năm. Hồ sơ để công nhận 1 chiến sĩ công an như Lữ Anh Dồi là liệt sĩ thực chất cần những gì?
TAND tối cao đã có kiến nghị phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho ông Dồi. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Minh Hải từ năm 1991 cũng đã có giấy báo tử thể hiện Lữ Anh Dồi đã hy sinh và xác nhận trường hợp của ông Dồi là được phân công đi công tác. Hồ sơ của các ngành liên quan đã thể hiện rõ, thế nhưng tấm bằng liệt sĩ của ông Dồi vẫn chưa thể đặt cạnh di ảnh của ông.
Đó là sự nhức nhối của bà Mai và những người thân trong gia đình ông Dồi phải chịu đựng suốt mấy chục năm qua. Bà Mai thiết tha tâm sự: “Tôi mong chồng tôi được công nhận là liệt sĩ không phải vì mong được hưởng chế độ gì từ ông ấy. Điều quan trọng đó chính là cách duy nhất chứng minh sự trong sạch của chồng tôi, cũng là cách để chồng tôi lấy lại danh dự. Tôi chờ đợi bao năm qua, liệu tôi có thể chờ mãi được không? Cha mẹ, anh chị em của anh Dồi đã nhiều người mong có ngày chồng tôi được công nhận liệt sĩ mà cho đến khi nhắm mắt vẫn không thấy được điều đó”.
Sự chờ đợi của bà Mai mỏi mòn từ năm này qua năm khác. Cuộc sống của bà cũng diễn ra trầm lặng như mọi ngày. Từ lúc chồng mất, bà Mai vẫn cố sống vì lời thề trước mộ chồng. Lý tưởng của cuộc đời bà chỉ xoay quanh người chồng đã mất. Để khỏi cô đơn lúc về già, bà nhận nuôi 1 đứa cháu - con của người chị ruột và xem như con đẻ. Về công việc, bà Mai vẫn gắn liền với bảng đen, phấn trắng và cống hiến hết tâm huyết của mình vào sự nghiệp giáo dục.
Hiện bà Mai đã nghỉ hưu được vài năm. Chính ở thời gian nghỉ hưu này, những suy nghĩ về người chồng đã khuất lại trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng người phụ nữ này. Mỗi lần ngước nhìn bàn thờ chồng, bà Mai lại đau đáu về danh phận của người đàn ông mang tên Lữ Anh Dồi ấy.
Đăng lúc: 26.02.2017 07:14
Cửa hàng mua bán thủy sản, nơi ông Lữ Anh Dồi bị bắn chết
Kết thúc những phiên tòa xử Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng, dư luận xã hội lúc bấy giờ vẫn chưa thể nguôi ngoai khi cơ quan tố tụng chưa làm rõ động cơ giết Lữ Anh Dồi. Trước đó, các bản luận tội của 2 bị cáo trên cũng chỉ rõ rằng, động cơ giết người của Ngọc và Hùng không ảnh hưởng nhiều đến tội danh của các bị cáo.
Vì sao Lữ Anh Dồi chết oan?
Đó là câu hỏi của rất nhiều người dân Minh Hải và cho đến nay là 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau vẫn còn thắc mắc. Trước đó, trong phiên xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho rằng hai bị cáo Ngọc và Hùng đã không thành khẩn khai báo về động cơ giết Lữ Anh Dồi, điều này gây khó khăn trong việc điều tra về nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.
Ngoài ra, HĐXX cũng nhận định rằng, trong lý luận về tội phạm thì mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Trọng tâm của tội ác mà Ngọc và Hùng gây ra là ý thức chủ quan khi phạm tội. Vì vậy, tuy chưa có đủ điều kiện làm rõ hơn về động cơ, mục đích của bị cáo nhưng không làm ảnh hưởng đến việc định tội danh, hình phạt.
Nhà báo Dương Thanh Long, một cây bút điều tra của báo Minh Hải thời điểm đó ý kiến: “Động cơ giết Lữ Anh Dồi của Nguyễn Ngọc là rất khó để làm rõ. Trước sau Ngọc vẫn quanh co chối tội, nếu không nhờ những người nắm quyền công tố, thực thi pháp luật cứng rắn thì cũng rất khó định tội. Trong khi đó, người có thể biết được động cơ của Ngọc chỉ có Lữ Anh Dồi thì cũng là nạn nhân đã chết. Việc điều tra động cơ của Ngọc đi vào ngõ cụt là vì thế”.
Tuy nhiên, theo ông Long, dư luận thời điểm đó cho rằng nguyên nhân Lữ Anh Dồi bị giết là vì biết được những việc làm sai trái của Ngọc. Cụ thể là chính Ngọc đã móc nối tổ chức nhiều cuộc vượt biên trái phép để lấy vàng của người dân. Những vụ vượt biên này không chỉ mình Ngọc thực hiện mà còn liên quan đến lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời ấy.
Chuyện động trời này bị Lữ Anh Dồi phát hiện. Biết không thể giấu được mãi, Ngọc quyết định ra tay trước. Để bảo đảm cho sự an toàn của mình, Ngọc quyết định “hạ thủ” Lữ Anh Dồi để bịt đầu mối. Cụ thể, Ngọc chỉ đạo cho Hùng dàn cảnh móc nối cho 53 người lên tàu vượt biên. Ở vòng ngoài, Ngọc chỉ đạo hơn 10 thuộc cấp khác canh giữ gần đó chuẩn bị bắt quả tang Lữ Anh Dồi. Thực chất đây chỉ là một màn kịch nhằm qua mắt những người dân Hộ Phòng và hợp thức hóa âm mưu.
Ngay cả những người lính bao vây cũng không biết rằng Lữ Anh Dồi bị oan. Họ vẫn tưởng rằng ông Dồi móc nối tổ chức vượt biên và chỉ làm theo lệnh thủ trưởng. Phần Thái Văn Hùng thì vốn đã được Ngọc “bật đèn xanh” để bắn Lữ Anh Dồi.
Theo các bản án, trưa hôm đó, Hùng rủ Dồi đi uống cà phê ở chợ rồi trở về cửa hàng mua bán thủy hải sản ở ngay bến sông Giá Rai. Trong khi đó, đám lính của Ngọc đã vây ráp gần đó theo kế hoạch, chỉ chờ dấu hiệu là lao vào bắt quả tang Lữ Anh Dồi.
“Dự những phiên tòa xử Ngọc và Hùng, tôi càng kinh hãi những hành vi của 2 bị cáo này gây ra. Điều tôi thấy an ủi nhất là trước những kẻ giết chồng mình, bà Mai rất bình tĩnh, không xúc động, bà trình bày mọi thứ mạch lạc với tinh thần thượng tôn pháp luật. Bà Mai cũng như người dân Minh Hải lúc ấy đã chờ đợi ngày những kẻ có tội được đưa ra trước vành móng ngựa ròng rã suốt cả chục năm. Niềm tin ấy cuối cùng rồi cũng được hồi đáp xứng đáng”, nhà báo Dương Thanh Long chia sẻ.
Trở lại hiện trường vụ án
PV tìm về thị trấn Hộ Phòng (nay thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Qua 37 năm, thị trấn nhỏ này đã thay đổi và phát triển rất nhiều. Chúng tôi tìm gặp một số người dân để hỏi thăm về vụ án Lữ Anh Dồi, nhiều người trẻ tuổi không biết hoặc chỉ nghe nói lại…
1 người đàn ông ngoài 60 tuổi, chỉ vào một ngôi nhà cũ kỹ, khóa trái cửa, nói: “Đó, chỗ đó ngày xưa là cửa hàng mua hải sản, nơi Lữ Anh Dồi bị bắn chết. Lúc đó, tôi cũng có ra coi. Trước đó tôi còn thấy ông Dồi và ông Hùng đi với nhau mà. Vụ án này quá lớn, chấn động cả một vùng”.
Cửa hàng thu mua hải sản ấy hiện nay đã qua nhiều đời chủ sang lại, chủ yếu để kinh doanh. Đó là 1 ngôi nhà mái bằng 2 gian có mặt tiền khá rộng. Phía sau là sông Giá Rai, nơi chiếc thuyền mang số hiệu 3209 năm xưa mà Thái Văn Hùng cho cập bến để đón người vượt biên, đổ tội cho Lữ Anh Dồi. Nơi này chỉ cách cửa biển Gành Hào hơn 20km.
Tiếp xúc một số người dân nơi đây, điều khiến chúng tôi băn khoăn nhất chính là sự trong sạch của Lữ Anh Dồi đối với nhiều người dân vẫn rất mơ hồ. Người dân vẫn nhớ đến cái chết của viên thiếu úy vũ trang này là vì tổ chức vượt biên rồi bị bắn. Họ không hiểu hết những âm mưu mà chính cấp trên của Lữ Anh Dồi đã gán cho ông. Chính những câu nói gán tội cho Lữ Anh Dồi mà Thái Văn Hùng đã nói ra lúc vừa bắn đồng đội mình đã in sâu vào tâm trí những người dân lúc ấy.
Một nguồn tin riêng của PV cho biết, ông Ngọc sau khi lãnh án tù 20 năm thì chỉ ở hơn 10 năm rồi được đặc xá. Ông trở về quê ở huyện Trần Văn Thời sinh sống, được vài năm thì cũng qua đời sau một cơn đột quỵ. Trước đó, vợ của ông cũng mất vì bệnh ung thư. Về phần Thái Văn Hùng, hiện ra tù đã lâu và có cơ ngơi nuôi tôm, cá khá lớn trong địa bàn tỉnh Cà Mau.
Trở lại với cuộc sống của bà Mai, người phụ nữ lận đận đã mất quá nửa đời người vào hành trình minh oan, đòi lại danh dự cho chồng. Sau khi trở lại với ngành giáo dục, bà Mai cống hiến hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ như năm xưa cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã khuyên nhủ.
Bà Mai được nhiều đồng nghiệp, học sinh yêu mến và kính trọng. Nhiều lứa học sinh của bà Mai đã thành đạt và làm việc ở nhiều tỉnh thành miền Tây. Cuộc sống của bà trôi qua thầm lặng với đứa con nuôi xin từ người chị ruột.
Nguyễn Ngọc, Thái Văn Hùng và bà Mai, mỗi người đã có một kết cục, một cuộc sống riêng của mình. Ngọc chết vì bệnh tật, Hùng trở lại cuộc sống đời thường sung túc. Còn bà Mai, nạn nhân, một người phụ nữ, một người vợ đáng thương lại đang trăn trở từng ngày vì danh dự của chồng. Niềm mong mỏi cuối cùng của bà là trước khi nhắm mắt có thể nhìn thấy tấm bằng Tổ quốc ghi công, công nhận ông Lữ Anh Dồi là một liệt sĩ. Liệu mong mỏi ấy có thành hiện thực?
Bài 6: Làm giả hồ sơ, đổ tội cho người đã chếtĐó là câu hỏi của rất nhiều người dân Minh Hải và cho đến nay là 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau vẫn còn thắc mắc. Trước đó, trong phiên xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho rằng hai bị cáo Ngọc và Hùng đã không thành khẩn khai báo về động cơ giết Lữ Anh Dồi, điều này gây khó khăn trong việc điều tra về nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.
Ngoài ra, HĐXX cũng nhận định rằng, trong lý luận về tội phạm thì mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Trọng tâm của tội ác mà Ngọc và Hùng gây ra là ý thức chủ quan khi phạm tội. Vì vậy, tuy chưa có đủ điều kiện làm rõ hơn về động cơ, mục đích của bị cáo nhưng không làm ảnh hưởng đến việc định tội danh, hình phạt.
Nhà báo Dương Thanh Long, một cây bút điều tra của báo Minh Hải thời điểm đó ý kiến: “Động cơ giết Lữ Anh Dồi của Nguyễn Ngọc là rất khó để làm rõ. Trước sau Ngọc vẫn quanh co chối tội, nếu không nhờ những người nắm quyền công tố, thực thi pháp luật cứng rắn thì cũng rất khó định tội. Trong khi đó, người có thể biết được động cơ của Ngọc chỉ có Lữ Anh Dồi thì cũng là nạn nhân đã chết. Việc điều tra động cơ của Ngọc đi vào ngõ cụt là vì thế”.
Tuy nhiên, theo ông Long, dư luận thời điểm đó cho rằng nguyên nhân Lữ Anh Dồi bị giết là vì biết được những việc làm sai trái của Ngọc. Cụ thể là chính Ngọc đã móc nối tổ chức nhiều cuộc vượt biên trái phép để lấy vàng của người dân. Những vụ vượt biên này không chỉ mình Ngọc thực hiện mà còn liên quan đến lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời ấy.
Chuyện động trời này bị Lữ Anh Dồi phát hiện. Biết không thể giấu được mãi, Ngọc quyết định ra tay trước. Để bảo đảm cho sự an toàn của mình, Ngọc quyết định “hạ thủ” Lữ Anh Dồi để bịt đầu mối. Cụ thể, Ngọc chỉ đạo cho Hùng dàn cảnh móc nối cho 53 người lên tàu vượt biên. Ở vòng ngoài, Ngọc chỉ đạo hơn 10 thuộc cấp khác canh giữ gần đó chuẩn bị bắt quả tang Lữ Anh Dồi. Thực chất đây chỉ là một màn kịch nhằm qua mắt những người dân Hộ Phòng và hợp thức hóa âm mưu.
Ngay cả những người lính bao vây cũng không biết rằng Lữ Anh Dồi bị oan. Họ vẫn tưởng rằng ông Dồi móc nối tổ chức vượt biên và chỉ làm theo lệnh thủ trưởng. Phần Thái Văn Hùng thì vốn đã được Ngọc “bật đèn xanh” để bắn Lữ Anh Dồi.
Theo các bản án, trưa hôm đó, Hùng rủ Dồi đi uống cà phê ở chợ rồi trở về cửa hàng mua bán thủy hải sản ở ngay bến sông Giá Rai. Trong khi đó, đám lính của Ngọc đã vây ráp gần đó theo kế hoạch, chỉ chờ dấu hiệu là lao vào bắt quả tang Lữ Anh Dồi.
Di ảnh của ông Lữ Anh Dồi
Việc xảy ra không như giao ước ban đầu. Khi đứng cách ông Dồi chỉ vài mét, Hùng móc súng chỉa thẳng vào đồng đội rồi bóp cò. Viên đạn thứ nhất bị lép, Dồi phát hiện liền thảng thốt nói: “Mày bắn tao sao Hùng?”. Dứt câu, Hùng bóp cò lần thứ hai, Dồi đưa tay lên đỡ, viên đạn xuyên qua tay rồi trúng người Dồi. Đồng đội ngã xuống, Hùng còn bắn thêm mấy phát đạn nữa.“Dự những phiên tòa xử Ngọc và Hùng, tôi càng kinh hãi những hành vi của 2 bị cáo này gây ra. Điều tôi thấy an ủi nhất là trước những kẻ giết chồng mình, bà Mai rất bình tĩnh, không xúc động, bà trình bày mọi thứ mạch lạc với tinh thần thượng tôn pháp luật. Bà Mai cũng như người dân Minh Hải lúc ấy đã chờ đợi ngày những kẻ có tội được đưa ra trước vành móng ngựa ròng rã suốt cả chục năm. Niềm tin ấy cuối cùng rồi cũng được hồi đáp xứng đáng”, nhà báo Dương Thanh Long chia sẻ.
Trở lại hiện trường vụ án
PV tìm về thị trấn Hộ Phòng (nay thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Qua 37 năm, thị trấn nhỏ này đã thay đổi và phát triển rất nhiều. Chúng tôi tìm gặp một số người dân để hỏi thăm về vụ án Lữ Anh Dồi, nhiều người trẻ tuổi không biết hoặc chỉ nghe nói lại…
1 người đàn ông ngoài 60 tuổi, chỉ vào một ngôi nhà cũ kỹ, khóa trái cửa, nói: “Đó, chỗ đó ngày xưa là cửa hàng mua hải sản, nơi Lữ Anh Dồi bị bắn chết. Lúc đó, tôi cũng có ra coi. Trước đó tôi còn thấy ông Dồi và ông Hùng đi với nhau mà. Vụ án này quá lớn, chấn động cả một vùng”.
Cửa hàng thu mua hải sản ấy hiện nay đã qua nhiều đời chủ sang lại, chủ yếu để kinh doanh. Đó là 1 ngôi nhà mái bằng 2 gian có mặt tiền khá rộng. Phía sau là sông Giá Rai, nơi chiếc thuyền mang số hiệu 3209 năm xưa mà Thái Văn Hùng cho cập bến để đón người vượt biên, đổ tội cho Lữ Anh Dồi. Nơi này chỉ cách cửa biển Gành Hào hơn 20km.
Tiếp xúc một số người dân nơi đây, điều khiến chúng tôi băn khoăn nhất chính là sự trong sạch của Lữ Anh Dồi đối với nhiều người dân vẫn rất mơ hồ. Người dân vẫn nhớ đến cái chết của viên thiếu úy vũ trang này là vì tổ chức vượt biên rồi bị bắn. Họ không hiểu hết những âm mưu mà chính cấp trên của Lữ Anh Dồi đã gán cho ông. Chính những câu nói gán tội cho Lữ Anh Dồi mà Thái Văn Hùng đã nói ra lúc vừa bắn đồng đội mình đã in sâu vào tâm trí những người dân lúc ấy.
Một nguồn tin riêng của PV cho biết, ông Ngọc sau khi lãnh án tù 20 năm thì chỉ ở hơn 10 năm rồi được đặc xá. Ông trở về quê ở huyện Trần Văn Thời sinh sống, được vài năm thì cũng qua đời sau một cơn đột quỵ. Trước đó, vợ của ông cũng mất vì bệnh ung thư. Về phần Thái Văn Hùng, hiện ra tù đã lâu và có cơ ngơi nuôi tôm, cá khá lớn trong địa bàn tỉnh Cà Mau.
Trở lại với cuộc sống của bà Mai, người phụ nữ lận đận đã mất quá nửa đời người vào hành trình minh oan, đòi lại danh dự cho chồng. Sau khi trở lại với ngành giáo dục, bà Mai cống hiến hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ như năm xưa cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã khuyên nhủ.
Bà Mai được nhiều đồng nghiệp, học sinh yêu mến và kính trọng. Nhiều lứa học sinh của bà Mai đã thành đạt và làm việc ở nhiều tỉnh thành miền Tây. Cuộc sống của bà trôi qua thầm lặng với đứa con nuôi xin từ người chị ruột.
Nguyễn Ngọc, Thái Văn Hùng và bà Mai, mỗi người đã có một kết cục, một cuộc sống riêng của mình. Ngọc chết vì bệnh tật, Hùng trở lại cuộc sống đời thường sung túc. Còn bà Mai, nạn nhân, một người phụ nữ, một người vợ đáng thương lại đang trăn trở từng ngày vì danh dự của chồng. Niềm mong mỏi cuối cùng của bà là trước khi nhắm mắt có thể nhìn thấy tấm bằng Tổ quốc ghi công, công nhận ông Lữ Anh Dồi là một liệt sĩ. Liệu mong mỏi ấy có thành hiện thực?
Nguyễn Ngọc luôn ngoan cố trong những phiên tòa xét xử
Kế hoạch mà Nguyễn Ngọc vạch ra để vu khống cho Lữ Anh Dồi gần như là hoàn hảo. Tuy nhiên, sự chủ quan của Ngọc trong phút chót đã khiến cho vụ án vượt quá tầm với. Cơ quan công tố mất gần cả thập kỷ mới đưa được vụ việc ra ánh sáng.
Kế hoạch của Nguyễn Ngọc hoàn hảo như thế nào?
Theo bản án sơ thẩm, Lữ Anh Dồi và Thái Văn Hùng có quen biết nhau từ năm 1977. Vào khoảng tháng 2.1979, trong một lần gặp nhau, Dồi đề nghị Hùng cho mượn tàu để bắt người dân trốn ra nước ngoài. Hùng đáp lại phải báo cáo lên cấp trên. Sau đó vài ngày, Hùng về báo cáo lại với cấp trên với một nội dung hoàn toàn khác.
Lúc này Nguyễn Ngọc là thủ trưởng trực tiếp quản lý và chỉ đạo công việc cho Lữ Anh Dồi. Hùng có nói với Ngọc rằng Lữ Anh Dồi có quan hệ móc nối với sĩ quan chế độ cũ và một số phần tử khác trốn đi nước ngoài. Hôm sau, Ngọc triệu tập cuộc họp Đảng ủy và Ban chỉ huy để nghe Hùng báo cáo về nội dung đó.
Sau cuộc họp không ai có ý kiến gì, Ngọc nhận sẽ giải quyết vụ việc. Để hợp thức, Ngọc báo cáo lên Trưởng ty Công an Minh Hải lúc bấy giờ là ông Nguyễn Viết Thống rằng Lữ Anh Dồi có tư tưởng tiêu cực, sa sút nhân phẩm, có hành vi phản bội, có ý định cùng Thái Văn Hùng móc nối tổ chức để cướp tàu, cướp vũ khí trốn đi nước ngoài.
Ngọc đề nghị cho Hùng cài bẫy theo bắt Dồi và những người vượt biên. Ông Thống có ý kiến rằng nếu Dồi có sai sót gì thì gọi về để kiểm điểm, giáo dục nhưng Ngọc bất chấp, không nghe.
Sau đó, Ngọc chỉ đạo cho Hùng chủ động móc nối, tổ chức vượt biên để đưa Lữ Anh Dồi vào bẫy. Thực chất, Dồi không hề biết có cuộc vượt biên nào, tất cả là do Hùng, Ngọc dựng nên. Kế hoạch vạch ra cụ thể như sau: Hùng chuẩn bị tàu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, trực tiếp gặp những người vượt biên; trong khi đó Ngọc tiếp tục báo cáo với cấp trên những thông tin sai trái về thiếu úy Lữ Anh Dồi, về cuộc đào tẩu, cướp tàu để đi nước ngoài.
Những thông tin Ngọc tung ra đã phát huy hiệu quả, nhưng Dồi thì không biết gì. Dồi nghe ngóng được và 2 lần báo cáo lên Đại đội trưởng Đại đội cơ động Công an vũ trang rằng có người móc nối đi vượt biên, đề nghị cho bắt. Đại đội trưởng báo cáo lên với Nguyễn Ngọc, Ngọc gạt đi và nói rằng người tổ chức, móc nối đi vượt biên chính là Dồi.
Ông Trương Hoàng Danh, trợ lý bảo vệ công an vũ trang khi nghe tin báo Dồi phản quốc thì gặp ông Ngọc đề nghị đặt máy ghi âm để kiểm tra, xác minh nhưng Ngọc không chịu. Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang thời ấy cũng đã cử người xuống nhắc nhở rằng không dùng người nội bộ cài bẫy đánh người nội bộ. Bộ Tư lệnh đề nghị Ngọc gọi Dồi về để kiểm điểm, giáo dục nhưng Ngọc vẫn bất bỏ ngoài tai và tuyên bố đây là việc của địa phương.
Báo chí thời điểm đó rất quan tâm đến vụ án xử Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng
Sau đó, ông Trương Hoàng Danh có gặp Thái Văn Hùng dặn dò phải bắt sống Lữ Anh Dồi, tuy nhiên Hùng tỏ thái độ sẽ bắn chết Dồi. Ông Danh báo cáo việc này cho Ngọc, Ngọc đáp lại: “Nếu nó (chỉ Dồi - PV) ngoan cố thì bắn chết chứ ăn thua gì”. Như vậy bước đầu Ngọc và Hùng đã hợp thức hóa được cái chết trong tương lai của Lữ Anh Dồi.
Lữ Anh Dồi chết như thế nào?
Sau mội thời gian chuẩn bị, Ngọc và Hùng quyết định thực hiện kế hoach vào lúc 13 giờ ngày 27.3.1979. Trước khi thực hiện, Ngọc cho họp Ban chỉ huy, báo kế hoạch vây bắt. Ngọc chỉ đạo cho thuộc cấp và nhóm vây bắt gồm 12 người mai phục sẵn quanh cửa hàng thu mua hải sản, nơi Hùng và Dồi sẽ có mặt ở đó.
Ám hiệu là khi Hùng bỏ mũ xuống là tàu đã đến, Hùng đội mũ lên là khách đã lên tàu, lúc đó nhóm này sẽ lao ra bắt. Trước đó, trong cuộc họp, Hùng đặt vấn đề nếu có sự chống cự thì xử lý như thế nào, 1 đồng chí cho phép Hùng bắn bị thương. Nhưng Ngọc thì công bố phải bảo vệ lực lượng bằng cách bắn tiêu diệt. Hùng và Ngọc thực chất đã hiểu nhau trước đó, lần này phải bắn chết Lữ Anh Dồi để trừ hậu họa.
Kế hoạch đã chuẩn bị xong, “thiên la địa võng” cũng đã được bày bố. Ngọc cũng thông báo với Ban lãnh đạo Ty Công an Minh Hải việc này sẽ thực hiện trong 15 phút. Sau đó Ngọc lên xe và đến Hộ Phòng.
Sau khi 53 người vượt biên đã xuống tàu, Hùng và Dồi vẫn đi lại quanh khu vực bến tàu. Lúc này xe của Ngọc cũng vừa tới, Hùng vẫy tay cho xe quay lại. Đúng lúc này, Hùng đội mũ lên đầu ra ám hiệu hành động. Đồng thời, Hùng rút khẩu K54 trong cạp quần, súng cướp cò, nổ xuống sàn. Dồi giật mình nhìn ngang thì Hùng đã chỉa súng ngang mặt, Dồi đưa tay rồi chỉ kịp thốt lên: “Mày bắn tao sao Hùng?”.
Hùng lạnh lùng bắn 1 phát đạn xuyên qua tay Dồi rồi găm thẳng vào gáy. Dồi ngã xuống, Hùng bắn thêm 2 phát nữa khiến Dồi chết ngay tại chỗ. Lúc này, nhóm vây bắt ập vào thấy Dồi chết thì hỏi Hùng tại sao bắn chết Dồi. Bất ngờ Ngọc xuất hiện phía sau, nhìn Hùng đầy ẩn ý và nói rằng: “Nó phản bội Tổ quốc, bắn bỏ không sao”.
Như vậy, kế hoạch của Ngọc và Hùng đã có thể gọi là thành công. Trên sàn nhà, Dồi nằm chết trong khi súng vẫn trong bao, trên tay vẫn còn cầm điếu thuốc hút dở, khuôn mặt lộ rõ nét kinh hoàng. Ngọc ra lệnh cho nhóm vây bắt đưa những người vượt biên về trại giam.
Về phần cái chết của Lữ Anh Dồi, Ngọc sai người đem đi chôn cất tạm bợ và không lập bất cứ một biên bản hiện trường nào. Và phải 2 ngày hôm sau, Ngọc mới sai người báo cho Viện kiểm sát biết. Hành động của Hùng bắn Dồi khi không có sự chống cự đã không bị kiểm điểm gì mà còn được khen thưởng, biểu dương.
Vụ việc tưởng như đã xong thì bà Mai nghi ngờ về cái chết của chồng mình nên gõ cửa khắp nơi kêu oan. Ngọc và Hùng phải chịu sức ép từ liên ngành tố tụng. Để hợp lý tội danh của Dồi, Ngọc chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ giả gọi là: “Vụ án chính trị nội bộ”, hay báo cáo 05 để vu khống Lữ Anh Dồi, che dấu những hành vi sai trái của mình.
Cụ thể, Ngọc chỉ đạo tạo nên những chứng cứ giả để đưa vào hồ sơ này như biên bản của Công an thị trấn Hộ Phòng với nội dung không đúng sự thật. Ngọc còn ra lệnh cấp dưới viết báo cáo nêu những mặt xấu của Dồi theo nội dung Ngọc dựng lên để đưa vào hồ sơ. Ngọc cũng tự ý ra quyết định xóa tên Dồi trong danh sách đảng viên mà không cần chờ ai đồng ý. Để trấn an dư luận, Ngọc tiếp tục chỉ đạo cấp dưới tìm bà Mai để đe dọa không được khiếu kiện nữa.
Sau này, ông Nguyễn Hoàng, nguyên Viện trưởng VKSND Minh Hải lập luận rằng, vụ án này Ngọc vi phạm pháp luật 4 vấn đề: Vụ án chính trị phản động phải có hồ sơ ban đầu để khi tình huống xấu xảy ra phải bắt đối tượng. Tại sao ông Ngọc không xin phép VKS? Sau khi vụ án xảy ra, Ngọc cho xóa bỏ hiện trường, không cử Hội đồng giám định xử lý; năm lần VKS mượn hồ sơ vụ án, Ngọc không cho; một vụ án chính trị phản động thì phải bắt sống để khai thác chứ không giết chết. Cũng theo ông Hoàng, đây là vụ án mà Ngọc được bao che từ “những bàn tay vô hình”.
Sau báo cáo 05 của Nguyễn Ngọc, Hùng được thăng cấp lên làm thiếu úy, Ngọc cũng được thăng cấp, tăng lương và chuẩn bị rút về Bộ Nội vụ. Hơn 1 năm sau, nhờ sự kiên trì không biết mệt mỏi của bà Mai, Thái Văn Hùng đã bị bắt tạm giam, còn Ngọc lúc này đã đi Liên Xô du học.
3 năm sau, hồ sơ vụ án được chuyển qua phòng điều tra án hình sự Quân khu 9 để xử lý. Bộ Quốc phòng sau đó giao cho các cơ quan pháp lý Quân khu 9 lập hồ sơ hình sự đưa vụ án ra xét xử. Ngày 25.8.1986, phòng điều tra hình sự có quyết định khởi tố Nguyễn Ngọc. Cơ quan này cũng có công văn gửi tới Bộ Nội vụ đề nghị đưa Ngọc về địa phương để xử lý. Nhưng cũng phải mất thêm 2 năm nữa, sau chỉ đạo cứng rắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư, Nguyễn Ngọc mới có mặt trong trại tạm giam ở Cà Mau.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Đào Ngọc Dung (thứ 3 từ trái sang) tiếp ông Cung (thứ 2 từ trái sang) và bà Mai.
Trong gần 4 thập kỷ day dứt với cái chết của chồng, bà Mai luôn có những “quý nhân” giúp đỡ. Đó có thể là người có chức có quyền, cũng có thể chỉ là người nông dân chân lấm tay bùn. Cũng có những người tốt một cách kỳ lạ đến khó hiểu như 1 cán bộ lão thành ở tận Gia Lai.
Những người sát cánh đầu tiên
“Kể từ khi chồng tôi mất, tôi lao vào một chặng đường gian nan, minh oan cho chồng. Nhiều lúc tôi luôn có cảm giác có người phía sau mình, họ theo dõi tôi. Nhưng đó chỉ là cảm giác, còn sự thật tôi đã có rất nhiều người tốt giúp đỡ cho mình”, bà Nguyễn Thị Mai xúc động nói.
Bà Mai kể, nếu không nhờ người bạn tốt năm nào bất chấp mạo hiểm để báo tin Lữ Anh Dồi bị bắn chết thì không biết khi nào bà mới biết. “Lúc chồng tôi ngã xuống, công an tuyên bố chồng tôi phản quốc, người dân nghe thấy ai cũng sợ. Vậy mà người bạn gái ấy vẫn lén lút lên báo tin cho tôi hay.
Rồi khi xuống tới Hộ Phòng, nếu không nhờ những má Hai, má Tư…và những người phụ nữ đồng cảm ấy, tôi cũng không biết mình sẽ ra sao. Họ cho một người phụ nữ có chồng mang tiếng phản quốc ngủ nhờ, kiếm cho tôi mảnh khăn tang, nén nhang để làm tròn đạo nghĩa với chồng”, bà Mai bật khóc khi nhớ về quá khứ.
Trong quá trình kêu oan dài đằng đẳng từ năm này qua năm khác, niềm tin duy nhất trong lòng bà Mai là bà sẽ gặp những người tốt, những người cất tiếng nói cùng với bà để tìm thấy công lý. Niềm tin ấy được đền đáp khi bà gặp nhà báo Dương Thanh Long (SN 1952) lúc ấy vẫn là 1 nhà báo trẻ đầy nhiệt huyết của báo Minh Hải.
Trong quá trình tham gia vào vụ án Lữ Anh Dồi, ông Long không bao giờ quên được lá thư nặc danh gửi đến mình trước lúc vụ việc được đưa ra ánh sáng. “Lá thư ấy với nội dung ngắn gọn thôi, nhưng sặc mùi đe dọa tôi. Ai đó muốn tôi không nên dính líu gì tới vụ án này nữa. Đó là thời điểm trước khi cố Tổng bí thư đến Minh Hải. Đọc lá thư xong, tôi tìm tới địa chỉ ghi trên thư, nhưng đó là địa chỉ ma, không hề có thật. Gấp lá thư lại, tôi đốt nhang khấn với trời đất rằng, nếu vì bảo vệ công lý mà tôi có mệnh hệ gì, tôi không hề hối tiếc. Và sau đó, tôi tiếp tục dấn thân vào vụ án này”, ông Long nhớ lại.
Rồi lúc bà Mai đội khăn tang, cầm di ảnh đến UBND tỉnh tìm gặp Tổng bí thư kêu oan không thành, ông Long bị Công an Minh Hải lúc ấy mời lên làm việc. “Nếu không nhờ mấy chú, bác bên Thường vụ Tỉnh ủy lúc ấy thì có lẽ tôi cũng mệt mỏi lắm. Nhưng trước khi tôi giúp bà Mai, nhiều lãnh đạo ban ngành của tỉnh hứa là sẽ ở phía sau giúp đỡ cho tôi, điều đó khiến tôi vững tâm hơn rất nhiều”, ông Long nhớ lại.
Mỗi khi nhớ đến những ân nhân sát cánh bên mình, bà Mai luôn nhắc đến nhà báo Long đầu tiên. Đến nay, khi oan khuất của Lữ Anh Dồi đã được rửa sạch nhưng vẫn chưa được công nhận liệt sĩ. Ông Long lại một lần nữa đồng hành cùng bà Mai tìm lại danh dự cho Lữ Anh Dồi.
Xin được nhắc lại lời bà Mai: “Chuyện tôi đi kêu oan cho chồng mình, vì đó là chồng, là người thân của tôi. Tôi phải làm là chuyện đương nhiên. Nhưng những người không quen biết, họ giúp đỡ tôi như vậy, họ mới là người tốt, họ rất đáng quý”.
Trong những người tốt giúp đỡ bà Mai, có một người tốt đến mức kỳ lạ. Đó là ông Đặng Văn Cung (SN 1938, cán bộ Thành đoàn ở TP.Pleiku, Gia Lai). Câu chuyện về ông Cung là trả lời chính xác nhất cho câu nói của bà Mai: “Người tốt vẫn còn nhiều lắm, chỉ là mình chưa tìm ra thôi”.
Nặng tình với người ngã xuống
Cơ duyên để ông Đặng Văn Cung biết được vụ án Lữ Anh Dồi hết sức tình cờ. Năm 2015, ông Cung nhận được quà tặng là 1 cuốn sách viết về tiểu sử của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trong sách có ghi giai đoạn đầu năm 1988, Tổng Bí thư có ghé thăm và làm việc tại tỉnh Minh Hải. Tại đây, Tổng bí thư có nghe dân xôn xao vụ án Lữ Anh Dồi và được lãnh đạo tỉnh báo cáo về vụ án.
Sách cũng ghi, Tổng bí thư tiếp bà Nguyễn Thị Mai và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Sau đó, Tổng bí thư về thủ đô chỉ đạo sớm đưa vụ việc ra xét xử. Từ những trang sách này, ông Cung cứ trăn trở mãi về vụ án. Cùng là người hoạt động cách mạng, ông Cung hết sức đồng cảm với thiếu úy Lữ Anh Dồi.
Cuối năm, ông Cung bắt xe xuống Cà Mau, tìm tới nhà bà Nguyễn Thị Mai. “Tôi đeo đầy đủ huân huy chương, thắp cho chú Dồi 1 nén nhang. Xong, tôi hỏi bà Mai, tấm bằng công nhân liệt sĩ của chú Dồi đâu. Bà Mai bảo rằng, chú Dồi vẫn chưa được công nhận. Tôi thấy xốn xang vô cùng”, ông Cung kể.
Sau khi nghe bà Mai kể rõ sự tình, ông Cung từ biệt ra về. Vài tháng sau, ông Cung gọi điện hỏi thăm, biết là sự tình chưa có biến chuyển, ông Cung từ Gia Lai ngược xuống Cà Mau một lần nữa. Lần này, ông cùng bà Mai đến UBND tỉnh Cà Mau, qua Công an tỉnh, đến Sở LĐTB&XH để hỏi rõ ràng việc công nhận liệt sĩ cho Lữ Anh Dồi. Nhận được những câu trả lời phải chờ đợi thêm nữa, ông Cung lại trở về Gia Lai.
Đầu tháng 7.2016, ông Cung gọi điện cho bà Mai, đề nghị bà Mai bay ra thủ đô. Ở Gia Lai, ông Cung cùng 1 người bạn cũng bay ra Hà Nội. Nghe ông Cung phân tích, bà Mai và nhà báo Dương Thanh Long đáp chuyến bay sớm nhất để kịp đến điểm hẹn với ông Cung.
Chuyến đi kết thúc với những lời hứa của các lãnh đạo ngành rằng sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sĩ cho thiếu úy Dồi. Đó cũng chính là bước tiến rõ ràng nhất trong suốt 26 năm từ lúc phiên tòa xử Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng kết thúc. Bà Mai xúc động: “Từ lúc anh Dồi được minh oan, tôi chờ tấm bằng liệt sĩ của chồng đã gần 30 năm. Trong suốt ngần ấy thời gian tôi chỉ biết chờ, đợi. Chuyến đi Hà Nội lần đó khiến tôi vui mừng vô cùng”.
Sau chuyến đi đó, Sở LĐTB&XH Cà Mau cũng đã tiến hành họp, thống nhất đề nghị bộ suy tôn Lữ Anh Dồi là liệt sĩ. Đó là thành quả đầy mồ hôi, nước mắt của bà Mai bao năm qua.
“Tôi không biết phải cảm ơn ông Cung như thế nào. Ông ấy không quen biết, thân thích với gia đình tôi mà lại giúp đỡ tận tình như thế. Đã có lúc tôi muốn mời ông ấy bữa cơm nhưng ông ấy kiên quyết từ chối. Chi phí chuyến đi ra Hà Nội, ông Cung cũng nhất định tự lo”, bà Mai nói.
Ông Cung đã ngấp nghé tuổi 80, nhưng giọng nói vẫn sang sảng, dứt khoát. “Tôi trăn trở nhiều lắm sau câu chuyện của chú Dồi, tôi là người tham gia cách mạng tôi hiểu nỗi đau ấy. Tôi đã về hưu, nhưng nếu làm được gì cho người đồng chí ấy, tôi nguyện tận sức mình. Về phần cô Mai, cô ấy là một người phu nữ kiên cường. Bao nhiêu năm thủ tiết, minh oan cho chồng, chịu bao vất vả, khó khăn, tủi nhục. Cô ấy xứng đáng được mọi người giúp đỡ, chú Dồi cũng xứng đáng được công nhận liệt sĩ ”, ông Cung bày tỏ.
Việc xem xét để suy tôn Lữ Anh Dồi là liệt sĩ hiện vẫn đang được các nghành chức năng tiếp tục hoàn thành, sau yêu cầu báo cáo mới đây của Thủ tướng Chính phủ. Bà Mai và những con người đầy tình cảm như ông Cung, ông Long sẽ vẫn phải chờ đợi.
Xin được dùng lời bà Mai để kết thúc những bài viết về vụ án Lữ Anh Dồi: “Nếu chờ vài năm nữa, tôi nghĩ mình vẫn chờ được. Nhưng lâu hơn nữa tôi không biết mình còn sống để đón nhận niềm vui đó không”.
Trao bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ Lữ Anh Dồi
“Kể từ khi chồng tôi mất, tôi lao vào một chặng đường gian nan, minh oan cho chồng. Nhiều lúc tôi luôn có cảm giác có người phía sau mình, họ theo dõi tôi. Nhưng đó chỉ là cảm giác, còn sự thật tôi đã có rất nhiều người tốt giúp đỡ cho mình”, bà Nguyễn Thị Mai xúc động nói.
Bà Mai kể, nếu không nhờ người bạn tốt năm nào bất chấp mạo hiểm để báo tin Lữ Anh Dồi bị bắn chết thì không biết khi nào bà mới biết. “Lúc chồng tôi ngã xuống, công an tuyên bố chồng tôi phản quốc, người dân nghe thấy ai cũng sợ. Vậy mà người bạn gái ấy vẫn lén lút lên báo tin cho tôi hay.
Rồi khi xuống tới Hộ Phòng, nếu không nhờ những má Hai, má Tư…và những người phụ nữ đồng cảm ấy, tôi cũng không biết mình sẽ ra sao. Họ cho một người phụ nữ có chồng mang tiếng phản quốc ngủ nhờ, kiếm cho tôi mảnh khăn tang, nén nhang để làm tròn đạo nghĩa với chồng”, bà Mai bật khóc khi nhớ về quá khứ.
Trong quá trình kêu oan dài đằng đẳng từ năm này qua năm khác, niềm tin duy nhất trong lòng bà Mai là bà sẽ gặp những người tốt, những người cất tiếng nói cùng với bà để tìm thấy công lý. Niềm tin ấy được đền đáp khi bà gặp nhà báo Dương Thanh Long (SN 1952) lúc ấy vẫn là 1 nhà báo trẻ đầy nhiệt huyết của báo Minh Hải.
Nhà báo Dương Thanh Long
Giờ đây, ông Long đã ngoài 60 tuổi, đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn làm việc với một vài tờ tạp chí. Với ông, ngòi bút vẫn chưa thấm mệt. Khi chúng tôi hỏi về vụ án Lữ Anh Dồi, ông Long không giấu được vẻ trầm ngâm khi nhớ về một thời sôi nổi. Chính ông và 1 đồng nghiệp ở Báo Minh Hải là những người đầu tiên vào cuộc, đưa vụ án công khai trong báo chí.Trong quá trình tham gia vào vụ án Lữ Anh Dồi, ông Long không bao giờ quên được lá thư nặc danh gửi đến mình trước lúc vụ việc được đưa ra ánh sáng. “Lá thư ấy với nội dung ngắn gọn thôi, nhưng sặc mùi đe dọa tôi. Ai đó muốn tôi không nên dính líu gì tới vụ án này nữa. Đó là thời điểm trước khi cố Tổng bí thư đến Minh Hải. Đọc lá thư xong, tôi tìm tới địa chỉ ghi trên thư, nhưng đó là địa chỉ ma, không hề có thật. Gấp lá thư lại, tôi đốt nhang khấn với trời đất rằng, nếu vì bảo vệ công lý mà tôi có mệnh hệ gì, tôi không hề hối tiếc. Và sau đó, tôi tiếp tục dấn thân vào vụ án này”, ông Long nhớ lại.
Rồi lúc bà Mai đội khăn tang, cầm di ảnh đến UBND tỉnh tìm gặp Tổng bí thư kêu oan không thành, ông Long bị Công an Minh Hải lúc ấy mời lên làm việc. “Nếu không nhờ mấy chú, bác bên Thường vụ Tỉnh ủy lúc ấy thì có lẽ tôi cũng mệt mỏi lắm. Nhưng trước khi tôi giúp bà Mai, nhiều lãnh đạo ban ngành của tỉnh hứa là sẽ ở phía sau giúp đỡ cho tôi, điều đó khiến tôi vững tâm hơn rất nhiều”, ông Long nhớ lại.
Mỗi khi nhớ đến những ân nhân sát cánh bên mình, bà Mai luôn nhắc đến nhà báo Long đầu tiên. Đến nay, khi oan khuất của Lữ Anh Dồi đã được rửa sạch nhưng vẫn chưa được công nhận liệt sĩ. Ông Long lại một lần nữa đồng hành cùng bà Mai tìm lại danh dự cho Lữ Anh Dồi.
Xin được nhắc lại lời bà Mai: “Chuyện tôi đi kêu oan cho chồng mình, vì đó là chồng, là người thân của tôi. Tôi phải làm là chuyện đương nhiên. Nhưng những người không quen biết, họ giúp đỡ tôi như vậy, họ mới là người tốt, họ rất đáng quý”.
Trong những người tốt giúp đỡ bà Mai, có một người tốt đến mức kỳ lạ. Đó là ông Đặng Văn Cung (SN 1938, cán bộ Thành đoàn ở TP.Pleiku, Gia Lai). Câu chuyện về ông Cung là trả lời chính xác nhất cho câu nói của bà Mai: “Người tốt vẫn còn nhiều lắm, chỉ là mình chưa tìm ra thôi”.
Nặng tình với người ngã xuống
Cơ duyên để ông Đặng Văn Cung biết được vụ án Lữ Anh Dồi hết sức tình cờ. Năm 2015, ông Cung nhận được quà tặng là 1 cuốn sách viết về tiểu sử của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trong sách có ghi giai đoạn đầu năm 1988, Tổng Bí thư có ghé thăm và làm việc tại tỉnh Minh Hải. Tại đây, Tổng bí thư có nghe dân xôn xao vụ án Lữ Anh Dồi và được lãnh đạo tỉnh báo cáo về vụ án.
Sách cũng ghi, Tổng bí thư tiếp bà Nguyễn Thị Mai và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Sau đó, Tổng bí thư về thủ đô chỉ đạo sớm đưa vụ việc ra xét xử. Từ những trang sách này, ông Cung cứ trăn trở mãi về vụ án. Cùng là người hoạt động cách mạng, ông Cung hết sức đồng cảm với thiếu úy Lữ Anh Dồi.
Cuối năm, ông Cung bắt xe xuống Cà Mau, tìm tới nhà bà Nguyễn Thị Mai. “Tôi đeo đầy đủ huân huy chương, thắp cho chú Dồi 1 nén nhang. Xong, tôi hỏi bà Mai, tấm bằng công nhân liệt sĩ của chú Dồi đâu. Bà Mai bảo rằng, chú Dồi vẫn chưa được công nhận. Tôi thấy xốn xang vô cùng”, ông Cung kể.
Sau khi nghe bà Mai kể rõ sự tình, ông Cung từ biệt ra về. Vài tháng sau, ông Cung gọi điện hỏi thăm, biết là sự tình chưa có biến chuyển, ông Cung từ Gia Lai ngược xuống Cà Mau một lần nữa. Lần này, ông cùng bà Mai đến UBND tỉnh Cà Mau, qua Công an tỉnh, đến Sở LĐTB&XH để hỏi rõ ràng việc công nhận liệt sĩ cho Lữ Anh Dồi. Nhận được những câu trả lời phải chờ đợi thêm nữa, ông Cung lại trở về Gia Lai.
Đầu tháng 7.2016, ông Cung gọi điện cho bà Mai, đề nghị bà Mai bay ra thủ đô. Ở Gia Lai, ông Cung cùng 1 người bạn cũng bay ra Hà Nội. Nghe ông Cung phân tích, bà Mai và nhà báo Dương Thanh Long đáp chuyến bay sớm nhất để kịp đến điểm hẹn với ông Cung.
Ông Đặng Văn Cung trong lần đầu đến thắp nhang cho Lữ Anh Dồi
Tại thủ đô, với những mối quan hệ xưa cũ, ông Cung đưa mọi người đến gặp Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, ông Đào Ngọc Dung. Tại đây, Bộ trưởng đã lắng nghe và đề nghị cấp dưới thảo văn bản gửi sang Bộ Quốc phòng ngay hôm sau. Tiếp đến, ông Cung cùng bà Mai đến Bộ Quốc phòng, các nghành liên quan để hỏi thăm về việc công nhận liệt sĩ cho Lữ Anh Dồi.Chuyến đi kết thúc với những lời hứa của các lãnh đạo ngành rằng sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sĩ cho thiếu úy Dồi. Đó cũng chính là bước tiến rõ ràng nhất trong suốt 26 năm từ lúc phiên tòa xử Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng kết thúc. Bà Mai xúc động: “Từ lúc anh Dồi được minh oan, tôi chờ tấm bằng liệt sĩ của chồng đã gần 30 năm. Trong suốt ngần ấy thời gian tôi chỉ biết chờ, đợi. Chuyến đi Hà Nội lần đó khiến tôi vui mừng vô cùng”.
Sau chuyến đi đó, Sở LĐTB&XH Cà Mau cũng đã tiến hành họp, thống nhất đề nghị bộ suy tôn Lữ Anh Dồi là liệt sĩ. Đó là thành quả đầy mồ hôi, nước mắt của bà Mai bao năm qua.
“Tôi không biết phải cảm ơn ông Cung như thế nào. Ông ấy không quen biết, thân thích với gia đình tôi mà lại giúp đỡ tận tình như thế. Đã có lúc tôi muốn mời ông ấy bữa cơm nhưng ông ấy kiên quyết từ chối. Chi phí chuyến đi ra Hà Nội, ông Cung cũng nhất định tự lo”, bà Mai nói.
Ông Cung đã ngấp nghé tuổi 80, nhưng giọng nói vẫn sang sảng, dứt khoát. “Tôi trăn trở nhiều lắm sau câu chuyện của chú Dồi, tôi là người tham gia cách mạng tôi hiểu nỗi đau ấy. Tôi đã về hưu, nhưng nếu làm được gì cho người đồng chí ấy, tôi nguyện tận sức mình. Về phần cô Mai, cô ấy là một người phu nữ kiên cường. Bao nhiêu năm thủ tiết, minh oan cho chồng, chịu bao vất vả, khó khăn, tủi nhục. Cô ấy xứng đáng được mọi người giúp đỡ, chú Dồi cũng xứng đáng được công nhận liệt sĩ ”, ông Cung bày tỏ.
Việc xem xét để suy tôn Lữ Anh Dồi là liệt sĩ hiện vẫn đang được các nghành chức năng tiếp tục hoàn thành, sau yêu cầu báo cáo mới đây của Thủ tướng Chính phủ. Bà Mai và những con người đầy tình cảm như ông Cung, ông Long sẽ vẫn phải chờ đợi.
Xin được dùng lời bà Mai để kết thúc những bài viết về vụ án Lữ Anh Dồi: “Nếu chờ vài năm nữa, tôi nghĩ mình vẫn chờ được. Nhưng lâu hơn nữa tôi không biết mình còn sống để đón nhận niềm vui đó không”.
Trao bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ Lữ Anh Dồi
Ngọc Hàm
Nguồn: Motthegioi