Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Từ Kim Woo Choong, Nguyễn Hữu Chánh đến Trịnh Xuân Thanh và cách hành xử giữa các quốc gia

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 20172nhận xét
Truy nã tội phạm bỏ trốn, các quốc gia hành xử như thế nào và phía Việt Nam đã từng hành xử ra sao? Kim Woo Choong Chủ tịch tập đoàn Daewoo danh tiếng, đến Nguyễn Hữu Chánh nhân vật bị phía Việt Nam liệt vào hạng khủng bố, và tên tội phạm Tham Nhũng Trịnh Xuân Thanh có những điểm chung gì?
Liên quan tới họ các quốc gia sẽ ứng xử ra sao?
Kỳ 1. "Mối tình" Kim Woo Choong với Việt Nam
Kim Woo Choong cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo danh tiếng, một trong những người làm nên thời đại Anh Hùng tạo nên kỳ tích Hàn Quốc. Sự đời run rủi, năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính Á châu bùng phát, Chaebol Daewoon  phá sản.


Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Nghệ sĩ Việt cúng tổ nghiệp hay cúng giỗ tổ nghề?

15:35 22/09/2016

Hằng năm, theo truyền thống lưu truyền từ thời xa xưa, giới sân khấu hát bộ, cải lương đều "ốp đoàn" (ngưng diễn) để tổ chức lễ cúng tổ rất trang nghiêm, thành kính. Từ lẽ đó, ngày 4-1-2011 Chính phủ ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg, lấy ngày 12 tháng 8 (âm lịch) hằng năm là "Ngày Sân khấu Việt Nam". Tuy nhiên, kể từ ngày đó, không ít người đã tận dụng "Ngày Sân khấu Việt Nam" để đánh bóng tên, tạo "củ tuổi" cho cá nhân rất hài hước.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Bán nhà đất giá mềm không thể tưởng tại xứ trà Bảo Lộc.

Chánh thanh tra nhăn răng Trần Văn Cạo cần người thay tên đứng sổ hồng,

Vị trí đắc địa: Tòa nhà thuộc huyện Bảo Lâm giáp ranh Bảo Lộc, cách trung tâm thành phố 16 km,  cách ngã năm 600 m, mặt tiền đường nhựa. Gần những thắng cảnh di tích nổi tiếng của xứ trà như tu viện Bát Nhã, nhà thờ La Vang, thác Dam b'ri, tất cả nằm trong tầm chạy bộ, đi xe đạp tập thể dục.

Nơi không ồn ào những cũng không vắng vẻ. Điện, nước, internet đầy đủ, dành cho những ai thích không khí mát mẻ trong lành, làm vườn, trồng cây công nghiệp, sống thanh tịnh, rèn luyện sức khỏe, an dưỡng tuổi già... Từ đây có thể đi dã ngoại sinh thái, tắm suối, câu cá, rượt gà, ngủ võng...

Nguồn gốc tòa nhà được mua lại từ xì thẩu Taiwan. Sổ hồng chánh chủ, khuôn đất cao ráo, tường bao quanh, tráng nền bê tông toàn bộ, trước có rào và chỗ chứa xe, sau mở rộng có thể nuôi gà, trồng rau sạch. Nhà kết cấu kiên cố có 3 tầng. Tầng trệt dùng cho phòng khách, đậu xe, bếp. Hai tầng trên có 3 phòng ngủ + toilet. Trụ bề thế, nền gạch bông, cầu thang, tường vách đều bằng vật liệu chuẩn, láng bóng.

Chỉ với 1,8 tỷ, bạn có thể sở hữu một tòa nhà ất giáp, nổi bật ở vùng này hoặc lấy một trong ba gian.

Tội cầm đèn chạy trước ô tô,

Lâu quá mới đụng chuyện giấy tờ, cả ba việc diễn ra trong tháng, nó hành là chính làm lão chạy xắc bấc xang bang. Tưởng nhà nước cải tiến để giảm bớt thủ tục, ai dè rắc rối rườm rà hơn, việc nào cũng lủ khủ  giấy tờnhư ma trận. Thiếu đâu chạy đấy dăm bảy lượt, kiên trì như thợ cạo cũng nổi khùng luôn!

Như cái chiện cắt nhập hộ khẩu, lão dùng mẫu cắt khẩu mới nhất để mần cho chắc ăn ai dè nó dùng mẫu cũ, chắc lỡ in xài cho hết?. Thằng phó CA xã ký đồng ý cắt khẩu, ký tên đóng dấu thì quên ghi tên họ bên dưới, từ quê gửi vào, xem mới ngã ngữa, mẹ nó tai bay vạ gió!. Rồi theo quy định lão biết thì nơi nhập khẩu xác nhận đã vào thì thằng cắt mới xóa tên ở hộ khẩu cũ, đây thằng nhập nó đòi phải trình hộ khẩu gốc ở nơi đã cắt thì nhập vào hộ mới được. Đau cái điền!

Rồi chiện lão làm luật sư nhà, khiếu kiện Công ty, đòi quyền lợi của người lao động bị cho nghỉ việc cho mụ vợ. Hai bên dắt nhau ra Phòng LĐ - TBXH hòa giải không thành. Có ấn tượng cô hòa giải viên ấm ớ thiên vị, cả ông đại diện liên đoàn lao động cũng chẳng hơn gì mình.
Mụ vợ ủy quyền đại diện, lão làm thủ tục khởi kiện thì thằng công chứng không chịu chứng ủy quyền, bảo khi nào Tòa thụ lý hồ sơ vụ án thì mới công chứng. Sang thằng Tòa để nộp hồ sơ thì cô nhân viên bảo giấy ủy quyền của chú đâu? Mẫu khởi kiện chưa đúng, lão cãi: tui dùng mẫu mới nhất của Tòa án Tối cao để soạn đấy! cô ta vưỡn không chịu, hổng lẽ kiện luôn thằng Tòa, thôi phận làm con kiến phải đành chịu...
Thầy cãi vườn soạn tới soạn lui mất hơn 100 ngàn tiền giấy photo mà mới chỉ hiệp 1, còn chuẩn bị đấu với Công ty tại Tòa, hổng biết bao giờ cho đến thấng mười đây?.
Riêng khoản quyền lợi của người lao động, dù mất nhiều thời gian, ngày đêm ngâm kiú luật và nghị định cũng như được sự tư vấn của các luật sư mạng, cái an ủi cho lão là có thể tự hào nhận thức về luật của lão xem xem ngang ngửa với luật sư hay quan tòa.

Chẳng ngán bố con thằng nào, xong vụ nhà còn hai vụ vẫn chưa xong, hên xui tùy duyên. khà khà!.


Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Bảng nâng lương và phụ cấp của Quân đội và Công an NDVN, 2017

Căn cứ vào các văn bản sau, Thư Ký Luật xin cập nhật bảng lương, bảng phụ cấp trong Quân đội và Công an năm 2017
Các bảng lương, phụ cấp gồm:
  • Bảng lương cấp bậc quân hàm
  • Bảng nâng lương quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân.
  • Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
  • Phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội nhân dân và công an nhân dân.
  • Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Rảnh kiện ông nhà nước kiếm tiền uống rượu,

Lão lục trong đống giấy tờ kỷ vật hồi đi lính, tìm ra rồi thống kê được 25 hình thức khen thưởng đủ loại hầm bà lằng trong 13 năm 3 tháng quân ngũ. Trung bình mỗi năm 2 cái, nếu được cấp hiện vật kèm theo thì lủ khủ, dán treo lên tường 2 mết vuông chưa đủ.
Đồng chấy Cạo thi đua hơi bị oác, thành tích này cũng khó có tay nào qua mặt đó nha!
Không rõ có lạc mất cái nào không? Lão đang ngâm kiú chuẩn kiếm cái truy tặng Huân chương Chiến công hạng I mới nặng đô.
Sẽ tính quy ra thóc, đòi ông nhà nước Việt Nam bảo đảm bằng hiện vật và bằng tiền theo đúng luật. Còn ông nhà nước Campuchia không rõ được mấy riel, chắc không đến nổi bèo nhưng tiền đi CPC kiện quá cha tiền nhận được, thôi tha!.


TC

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Thăm trường học không so sánh điểm, học sinh ra vào lớp thoải mái

17/09/2017 01:00 GMT+7
 - Trường học liên cấp Hellerup Skole nằm ở thủ đô Copenhagen được thiết kế theo không gian "mở".
Các phòng học không được ngăn cách riêng biệt trong bốn bức tường mà được mở thông nhau, dễ dàng cho học sinh di chuyển từ lớp này sang lớp khác. 
Cũng như những trường Fokleskole khác trong toàn quốc, cách tổ chức các hoạt động giáo dục ở đây đều thấm nhuần tinh thần cởi mở, hướng tới mục tiêu tạo nên những con người hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong một xã hội tự do và dân chủ.
mầm non, tiểu học
Trong giờ học của học sinh lớp 1

Khám bảo hiểm y tế cho cả đơn vị, toàn là ảo tung chảo!

Ví dụ đơn vị hợp đồng khám bệnh là một trường học, một công ty có chừng 500 đến 1.000 người.

Định kỳ đến ngày, cơ sở khám bệnh sẽ tập trung lắp ráp một số nhân viên như bác sĩ, ý sĩ, y tá, điều dưỡng , y tá... trên dưới 10 mạng (tùy quy mô đơn vị sẽ khám). Tất tần tật sẽ lên xe 7-12 chỗ, nếu đơn vị gần và ít người thì từng người đi xe máy đến đơn vị.

Họ khám gì?
Khám sức khỏe tổng quát với mục đích chính đối với học sinh gọi "chăm sóc sức khỏe ban đầu" để phát hiện bệnh sớm, đối với công nhân để phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Học sinh, công nhân lần lượt qua các bàn, vô dầu này ra đâu kia.
Ở một bàn chuyên môn có 1, 2 y bác sĩ khám cho trên dưới một ngàn người liên tục trong 1, 2 ngày, sức người, đầu óc đâu đáp ứng với lượng người ra vào liên tục, buột họ hỏi chiếu lệ, khám cho có, ra toa (đối với công nhân), gọi là "cưới ngựa xem hoa". Thử tưởng tượng có ai mang đeo cái ông nghe, bóp cái bơm huyết áp trên dưới ngàn lần không? họa có điếc tai, tay rụng rời. Khám cái phụ khoa của chi em, soi bướm suốt có mà lòi mắt, trào đờm!

Đối với học sinh có lẽ y bác sĩ vạch tai, vạch mắt, đo chiều cao là xong, em nào khai có bệnh nọ kia thì mới khám thêm chăng. Con lão đóng bảo hiểm y tế đủ, từng qua 3 trường phổ thông. Lão chưa bao giờ nghe, thấy cái gọi là kết quả "sức khỏe ban đầu", nó méo tròn ra sao.
Có khám cũng như không!

Theo luật bất thành văn, đơn vị hợp đồng khám bệnh sẽ được lại quả 5%. Không rõ cơ sơ khám bệnh họ được hưởng lợi bao nhiêu %, nhưng biết là lợi nhận rất hấp dẫn vì các phòng khám, bệnh viên cạnh tranh săn lùng hợp đồng khám BHYT.

Người đóng BHYT ngày càng tăng cao nhưng Quỹ BHYT bị bội chi, cái chính không phải do chất lượng khám điều trị tăng lên mà do nuôi bộ máy móc ngoặc tham nhũng, lách luật kê chi phí khám chữa bệnh đủ kiểu...

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

7 sự hiểu lầm phổ biến về đạo Phật ở Việt Nam

Chu Ngọc Cường
Là một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nhưng nhiều người Việt Nam không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, và dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay...
1. Đức Phật là đấng thần linh không có thật
Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi. Việc thờ phượng Đức Phật là do người đời sau bày vẽ ra, thậm chí mọi người còn mải thờ Phật mà quên mất việc chính là thực hành con đường hạnh phúc mà Phật đã chỉ dạy.
Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc... và chưa ai gặp ngoài đời cả.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Điểm bất hợp lý trong hệ thống tổ chức giáo dục thời nay.

Ở stt trước, lão có sự so sánh nghịch lý giáo dục, tóm tắt:
"Nghịch lý giáo dục phổ thông Mỹ - Việt
Mỹ: dạy để đậu, không cho rớt.
VN: dạy để giỏi, cần rớt 30 %."

Hồi nhỏ tụi mình học thời VNCH, 1 trường công thì có khoảng 3, 4 trường tư (tùy nơi).
Vào được trường trung học công lập ở thị xã phải là học sinh khá - giỏi, độ khó không thua gì thi vào các trường đại học công lập ngày nay. Vì nhà nước bao cấp gần như hoàn toàn, cơ bản cha mẹ chỉ lo quần áo, dụng cụ học tập cho con hoặc đứa em lấy sách cũ của anh chị mà học... Học sinh từ lớp 6 học luôn một lèo đến 12, chả phải qua cửa ải thi vào lớp 10 như ngày nay (khó không thua gì tốt nghiệp phổ thông). Năm nào cũng có thi nhưng thi cho có, đội hình lớp trước thì năm sau lớp mới vẫn gặp gần như đủ, họa hoằn mới có một, hai bạn "tự nguyện" rời khỏi trường vì học ham chơi, học không vô...
Những bạn thi rớt trường công thì lựa chọn một trường tư nào đó "nhảy" sang học, rất đơn giản, chi phí không cao, gia đình nghèo vẫn nuôi con học tiếp đến hết lớp 12 nếu con mình có nguyện vọng. 
Đó là mô hình hợp lý của triết lý giáo dục "Nhân văn" là vậy, lấy học sinh là trung tâm, tạo cơ hội cho học sinh thành công dân có kiến thức nhất định. 

Tìm kiếm Blog này