"Nghịch lý giáo dục phổ thông Mỹ - Việt
Mỹ: dạy để đậu, không cho rớt.
VN: dạy để giỏi, cần rớt 30 %."
Hồi nhỏ tụi mình học thời VNCH, 1 trường công thì có khoảng 3, 4 trường tư (tùy nơi).
VN: dạy để giỏi, cần rớt 30 %."
Hồi nhỏ tụi mình học thời VNCH, 1 trường công thì có khoảng 3, 4 trường tư (tùy nơi).
Vào được trường trung học công lập ở thị xã phải là học sinh khá - giỏi, độ khó không thua gì thi vào các trường đại học công lập ngày nay. Vì nhà nước bao cấp gần như hoàn toàn, cơ bản cha mẹ chỉ lo quần áo, dụng cụ học tập cho con hoặc đứa em lấy sách cũ của anh chị mà học... Học sinh từ lớp 6 học luôn một lèo đến 12, chả phải qua cửa ải thi vào lớp 10 như ngày nay (khó không thua gì tốt nghiệp phổ thông). Năm nào cũng có thi nhưng thi cho có, đội hình lớp trước thì năm sau lớp mới vẫn gặp gần như đủ, họa hoằn mới có một, hai bạn "tự nguyện" rời khỏi trường vì học ham chơi, học không vô...
Những bạn thi rớt trường công thì lựa chọn một trường tư nào đó "nhảy" sang học, rất đơn giản, chi phí không cao, gia đình nghèo vẫn nuôi con học tiếp đến hết lớp 12 nếu con mình có nguyện vọng.
Đó là mô hình hợp lý của triết lý giáo dục "Nhân văn" là vậy, lấy học sinh là trung tâm, tạo cơ hội cho học sinh thành công dân có kiến thức nhất định.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước ra rả về phổ cập giáo dục nhưng thực tế không phải vậy, tổ chức thì ngược lại, 3-4 trường công thì mới có 1 trường tư. Tuy mang tiếng là trường công lập nhưng phụ huynh phải đóng góp đủ thứ, chưa kể tiền học phụ đạo, học thêm cho con ngoài giờ, . Ai cũng biết, nên lão không nói dông dài.
Ông nhà nước muốn bao ôm quản lý nhưng trường không đủ buột phải đặt barie gạt bớt học sinh ra bằng cách thi chuyển cấp học. Lão có xem công văn của sở giáo dục chỉ đạo các trường ở thị xã, thi vào lớp 10 với chỉ tiêu lấy không quá 70% (tùy địa phương). Mặc định học sinh có sức học từ yếu đến trung bình đã rớt trước thi.
Vậy 30% còn lại rớt đi đâu?
Một là xin vào trung tâm giáo dục thường xuyên công lập, hai là học trường tư, ba là bỏ học.
Vào trung tâm GDTX không khó nhưng phụ huynh thiếu lòng tin vì chất lượng dạy và học không tốt, không biết con mình học tới đâu nhưng sợ con mình tụ tập với đám dốt, nhiễm thói hư tật xấu.
Về tiền bạc, trường tư trở thành cái "máy chém", nơi dành cho những gia đình khá giả, nó là nổi ám ảnh túi tiền của gia đình có thu nhập kha khá, là nơi xa vời đối với gia đình lao động nghèo.
Nếu không cho con vào hai loại trường trên, thì chấp nhận cho con nghỉ học ngang, giúp việc nhà hoặc đi làm nông, công nhân. Mặc dù biết con trẻ dù có ham chơi, dốt đi nữa nhưng đa phần vẫn muốn được đi học.
TC