Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Từ Kim Woo Choong, Nguyễn Hữu Chánh đến Trịnh Xuân Thanh và cách hành xử giữa các quốc gia

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 20172nhận xét
Truy nã tội phạm bỏ trốn, các quốc gia hành xử như thế nào và phía Việt Nam đã từng hành xử ra sao? Kim Woo Choong Chủ tịch tập đoàn Daewoo danh tiếng, đến Nguyễn Hữu Chánh nhân vật bị phía Việt Nam liệt vào hạng khủng bố, và tên tội phạm Tham Nhũng Trịnh Xuân Thanh có những điểm chung gì?
Liên quan tới họ các quốc gia sẽ ứng xử ra sao?
Kỳ 1. "Mối tình" Kim Woo Choong với Việt Nam
Kim Woo Choong cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo danh tiếng, một trong những người làm nên thời đại Anh Hùng tạo nên kỳ tích Hàn Quốc. Sự đời run rủi, năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính Á châu bùng phát, Chaebol Daewoon  phá sản.



Ô tô Deawoo, tivi, tủ lạnh của hãng này không thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ Nhật Bản thậm chí là các sản phẩm của các Chaebol Hàn Quốc. Người anh hùng Kim Woo Choong - tác giả của cuốn sách trứ danh: Thế giới quả là rộng lớn và có quá nhiều việc phải làm - bị truy tố vì gian lận tài chính và trốn thuế.
Ông quyết định rời bỏ đất tổ, sống một đời lưu vong.
Trước đó Daewoon đã đầu tư vào Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp FDI hàng đầu tại nước ta. Ngài Kim quyết định chọn Việt Nam làm điểm đến.
Phía Hàn Quốc nhanh chóng gửi tới cơ quan An ninh Việt Nam cáo bạch tội trạng của Kim, yêu cầu an ninh Việt Nam bắt giữ nhân vật này và trao trả cho phía Hàn Quốc.
Trong một gian phòng nhỏ, vị đại tá đi lại; ông đốt thuốc liên tục. Trên mặt bàn làm việc của ông là bản đề xuất việc bắt giữ Kim Woo Choong, chưa đầy một tiếng nữa, bản đề xuất này sẽ phải trình lên Thứ trưởng về việc có thực thi lệnh bắt giữ Kim hay không.
Khói thuốc lá mờ mịt.
Thời gian cận kề! Vị đại tá ra quyết định, một quyết định có thể liên đới tới không chỉ sự nghiệp của ông mà còn cả miếng cơm manh áo của hàng chục ngàn con người, là quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Hàn Quốc.
Dưới bản đề xuất, ông viết chỉ bốn dòng.
Dòng thứ nhất: không bắt Kim Woo Choong; phía dưới đó là ba nguyên nhân
Nếu bắt hàng chục ngàn công nhân Việt Nam đang làm việc cho Daewoo sẽ thất nghiệp.
Kim chưa từng phạm tội tại Việt Nam, ông ấy đang đóng góp cho nền kinh tế trong nước
Việt Nam Hàn Quốc chưa có hiệp định hỗ trợ pháp lý và dẫn độ tội phạm.
Thứ trưởng công an, đã chấp nhận đề xuất này. Cơ quan An ninh Việt Nam đến nói với ngài Kim về những điều mà vị Đại tá đã đề xuất lên Thứ trưởng.
Kim sống tại Việt Nam bẩy năm an toàn, yên ổn. Sau khi cố gắng tìm đường sang Pháp để gây dựng lại sự nghiệp nhưng bất thành, chán nản, Kim quyết định về lại Hàn Quốc đầu thú. Ra tù, bệnh nặng và khi xuất Viện ông nói với con trai mình rằng: Hãy đưa ta đến Việt Nam, kể cả việc khiêng ta trên một chiếc cáng.
Kim và cả con trai ông ta coi Việt Nam là quê hướng thứ hai của mình, đó là bởi ân tình sâu nặng khi Việt Nam đã bao dung ông trong những ngày lưu vong, trốn lệnh truy nã của Chính phủ Hàn Quốc. Ngược lại phía Việt Nam cũng đã thực thi những chính sách bảo hộ đối với một nhân vật không từng phạm tội tại quốc gia của mình trong khi đó mật vụ Hàn Quốc đã không tìm tới nhà ngài Kim tại Việt Nam để thực thi lệnh bắt giữ.

Quan hệ bang giao hai nước không tổn hại. 


Năm 2006, có sự vụ bắt giữ Nguyễn Hữu Chánh, phần tử lưu vong tại Hoa Kỳ nhân vật đứng đầu Chính phủ Việt Nam tự do và cũng là kẻ bị an ninh Việt Nam liệt vào phần tử Khủng bố, ban lệnh truy nã toàn cầu.

Bắt giữ Nguyễn Hữu Chánh - Khi Việt Hàn thực thi Hiệp định tương trợ pháp lý.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 20170 nhận xét

Ngày 15 tháng 9 năm 2003, Hiệp định tương trợ pháp lý về Hình sự Việt Nam - Hàn Quốc được ký kết. Ngày 19/4 năm 2004, Hiệp định này có hiệu lực, không ai nghĩ ra nạn nhân đầu tiên là Nguyễn Hữu Chánh. 

Nguyễn Hữu Chánh một nhân vật Chính trị Việt Nam tại hải ngoại. Sau năm 1975, ông này không di trú tại các nước phương Tây mà ở lại trong nước kiên trì theo đuổi lý tưởng chống Cộng phục quốc. Bẩy tám năm trời trời bôn ba, mưu tính, việc không thành, Chánh đào tẩu khỏi Việt Nam. Năm 1982, Chánh sang đến Phi Lộc Tân, ba năm sau sang Hoa Kỳ định cư.

Với chiến tích tại Việt Nam, Chánh nhanh chóng trở thành một ngôi sao sáng trong cộng đồng người Việt lưu vong ôm mối hoài bão phục quốc tại Hoa Kỳ. Mặc thế, Chánh nuôi mộng trở lại Việt Nam lần này là dưới một vỏ bọc khác. Một doanh nhân.

Về Việt Nam không lâu, Chánh lại bị trục suất. Trở lại Hoa Kỳ, Chánh thành lập Chính phủ Cách mạng Việt Nam tự do, Chính phủ Lâm thời tự do Việt Nam, cuối cùng là Chính phủ Việt Nam tự do. Chánh xúc tiến các hoạt động chính trị của mình trên khắp cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. 

Để gây thanh thế, Chánh bắt chước lối làm của Việt Nam Quang Phục Hội khi xưa: đem bom đi tấn công sứ quán Việt Nam tại Cao Miên, rồi Phi Lộc Tân. Chánh lại ra sức huấn luyện một đám cảm tử, gửi về trong nước đặt bom.

Anh ninh Việt Nam liệt Chánh vào phần tử khủng bố nhưng không làm gì nổi. Người Việt lưu vong nuôi mộng phục quốc cảm thấy hả hê! Nhưng sự đời không đơn giản như Chánh và đám người Việt lưu vong kia trông ngóng. 

Đầu năm 2004, gián điệp của Việt Nam tại Hoa Kỳ đã chuyển về Bộ Công An một tin tức vô cùng quý giá. Nguyễn Hữu Chánh sang Hàn Quốc để tiến hành các hoạt động gây quỹ. Ngày giờ, số hiệu chuyến bay, thậm chí cả khách sạn nơi Chánh đặt phòng, thời gian Chánh nghỉ lại ... tất cả đều nằm trên bàn làm việc của Bộ trưởng. 

Nội dung cuộc họp tuyệt mật của Chính phủ Việt Nam tự do không rõ là bằng cách nào đã đến tay An ninh Việt Nam. An ninh Việt Nam giăng sẵn lưới trời, quyết bắt cho kỳ được Nguyễn Hữu Chánh.

Một thông cáo được gửi sang phía an ninh Hàn Quốc đề nghị bắt Nguyễn Hữu Chánh, đem về Việt Nam quy án. Phía Công tố Hàn Quốc yêu cầu phải có đủ cáo trạng được dịch ra ba thứ tiếng Hàn, Việt, Anh.

Thời gian chuẩn bị cho phía Việt Nam là một tuần. 

Cơ quan an ninh Việt Nam lập án kinh tế, áp cho Chánh tội danh ... Trốn thuế. Mười mấy trang tài liệu nhanh chóng được dịch ra ba thứ tiếng rồi chuyển sang cho phía Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc có đủ tài liệu liền thực thi chức trách theo đúng Hiệp định Tương trợ pháp lý về Hình sự mà Chánh phủ nước này đã ký kết với Việt Nam.

Cảnh sát Hàn ập vào, đối chiếu vân tay, đọc cáo trạng, bắt giữ Nguyễn Hữu Chánh ngay khi ông này vừa đặt chân tới thềm khách sạn Green Grass. Sau này một cảnh sát Hàn quốc đã kể với lãnh đạo Intrepol Việt Nam: khi đó Nguyễn Hữu Chánh sợ đến độ phọt cả nước tiểu ra quần.

Chánh bị áp giải thẳng vào nhà lao.

Phía Việt Nam âm thầm đem sang Seoul năm mật vụ để áp tải Nguyễn Hữu Chánh về nước. Đội mật vụ này không vô sứ quán mà mật phục, ăn mì gói tại một khách sạn nhỏ chờ ngày lập nên chiến tích huy hoàng nhất.

Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp. Mật vụ Việt Nam trở về với tay không. Báo cáo lên Bộ trưởng phía Interpot có nói rằng: Không bắt được Nguyễn Hữu Chánh nhưng lần này là lần mà cơ quan cảnh sát Việt Nam oai vệ nhất. Lý do là trong tróc nã tội phạm, phía Việt Nam đã sử dụng công pháp quốc tế và hiệp định tương trợ pháp lý, dẫn độ. 

Phần Chánh, ngay tại tòa án tại thượng thẩm Hàn Quốc, phía Hàn bác bỏ việc dẫn độ một tội phạm chính trị về Việt Nam, phóng thích Chánh ngay tại tòa. Chánh thoát nạn, cũng mặt cắt không còn giọt máu, sau này cơ quan an ninh Việt Nam cho rằng sự nguy hiểm của Chánh đã không còn nữa. 
Nguồn: Hantimesblog

Tìm kiếm Blog này