Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Rosa Parks - Chiếc ghế xe bus đã làm thay đổi nước Mỹ ...

Quyết không nhường ghế


(PL-NS)- Rosa Louise Parks (sau đây gọi tắt là Parks) là phụ nữ da đen. Đầu tháng 12-1955, bà đã từ chối nhường ghế trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng. Hành động dũng cảm của bà đã dấy lên làn sóng phản đối nạn phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ.

Đòi công bằng từ chiếc ghế xe buýt

Parks sinh ra tại Tuskegee, Alabama (tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ). Sau đó, bà cùng gia đình chuyển đến sinh sống tại thị trấn nhỏ Pine Level ở quận Johnston thuộc miền Bắc nước Mỹ. Bà cùng người chồng da đen của mình làm việc tại Hiệp hội Quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (National Association for the Advancement of Colored People - NAACP’s).

Vì sao ngôi nhà 34 Hoàng Diệu ở Hà Nội vẫn chưa có sổ đỏ?



Đôi lời của nhà báo Dương Đức Quảng: “Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết facebook đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ, tiếc thương và cả sự thông cảm với gia đình cụ xung quanh câu chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, nơi cụ đã ra đi. Nhà báo Quốc Phong đã có một bài khá hay trên báo Thanh Niên kể nhiều chuyện về hai cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó có chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội này. Một số nhà báo và bạn viết khác, trong đó có người tôi biết khá rõ cũng viết về ngôi nhà này nhưng có những chi tiết chưa thật đúng, thậm chí cho đây là câu chuyện “thâm cung bí sử” ít người biết, "khi nào đó tôi sẽ viết ra"!.
Là một nhà báo có hơn mười năm làm việc tại Văn phòng Chính phủ có điều kiện tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, hôm nay tôi đưa lên fb của tôi một đoạn trong cuốn Hồi ký tôi đang viết dở về cuộc đời làm báo của mình để cung cấp thêm thông tin với bạn đọc về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu này”.

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Chuyện đè bóp ở công ty,

Hồi lão làm công ty, thằng sếp dạy mình 2 câu đến giờ vẫn nhớ:

- Lão làm kỷ thuật sấy kiêm thủ kho gỗ hay lo lắng gỗ hao hụt, sếp mới dạy nghề kho:
"Anh là thủ kho nằm giữa, không cho ứng gỗ, anh cứ đè thằng vào, bóp thằng ra cho em, gỗ anh chả thiếu!"
Lão làm y bài, thằng mua về lẫn thằng lấy sản xuất đều vùng vằng, mình đều chốt hạ: "có sao đo vậy, gỗ thiếu ai chịu!", thế là ở hai đầu, thằng nọ đè bóp thằng kế nữa, nhờ vậy mình vểnh râu, tháng nào cũng dư vài khối gỗ, thỉnh thoảng mình với thằng mua gỗ về thông đồng với thằng bán làm giấy nhập khống 1.2 khối, hai tên lấy tiền ăn nhậu.

- Một thời gian sau, lão lên làm quản đốc thay hắn, sếp cũ truyền đạt kinh nghiệm:
"Công nhận lúc nào chả kêu ca, anh nên nhớ công nhân có hàng ngàn nhưng sếp chỉ có một, liệu đó cái hồn!"
Lão máo cộng sản nên không nghe, cố gắng hài hòa lợi ích giữa công ty và công nhân (hơi nghiêng về cần lao hơn). Tay giám đốc ép xưởng làm gỗ với định mức thấp so với thực tế, mình không dám phản bác, thằng tổ trưởng tạo phôi cắm đầu chạy theo chỉ tiêu kế hoạch, thiếu đâu ứng đó dưới hình thức làm cho đơn hàng mới, mình ký duyệt cấp. Hậu quả: giám đốc phát hiện kho gỗ bị âm, quẩn đốc Cạo phải chịu kỷ luật điều chuyển công tác.

Ai cho tôi lương thiện?

Tran Hung
6 Tháng 11 lúc 18:18 ·

Người ngay cũng thành kẻ gian.
Y như rằng, đụng đến thủ tục hành là chính là phải làm giấy tờ ma mảnh, khai gian, lo lót, đi vòng qua mặt quy định.
Khổ nổi, nhà nước bắt phải thế chứ thằng dân nào muốn.
Ví dụ vài chuyên, đơn giản:
- Bạn mua chiếc xe máy mà hộ khẩu ở xa, mắc làm không về quê đươc, bạn nhờ người khác tại chỗ đứng tên đăng ký chủ phương tiện, không gian là gì?
- Bạn có CMND, lỡ gặp mưa hoặc quên bỏ vào máy giặt nó hư, bạn làm đơn cớ mất, khai với CA là bị mất ở chỗ khác, không gian là gì?
- Bạn cần giao dịch gì đó hoặc con bạn học trường nào đó mà họ cần có hộ khẩu tại chỗ, bạn bịa lý do rồi cắt, nhập khẩu vào nhà người khác, không gian là gì?
- Bạn có cái nhà cầm ngân hàng để vay, NH yêu cầu phải chứng minh phương án làm ăn, có thu nhập chục triệu tháng. Bạn đang thất nghiệp nhưng làm giấy phịa ra chức to lương cao, không gian là gì?
Vì vậy dân rất mừng khi Chính phủ quyết định cải cách thủ tục hành chính mới đây,

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Người hùng Phan Lạc Tuyên & chuyện gia đình riêng tư

lam hồng nguyễn đã thêm 5 ảnh mới.
31 Tháng 10 lúc 23:27 ·

CUỘC TÌNH BI THẢM CỦA MỘT NGƯỜI ĐẢO CHÍNH

NHL – Hai cuộc đảo chính lớn, quan trọng hơn cả trong thời Việt Nam Cộng Hòa tình cờ đều diễn ra vào tháng 11. Sử sách, báo chí đã nói rất nhiều về đảo chính 1-11-1963, bởi nó gắn với cái chết bi thảm của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, đồng thời cuộc binh biến đã chấm dứt giai đoạn đệ nhất Cộng Hòa. Cuộc đảo chính quan trọng thứ hai diễn ra sau 10 ngày của cùng tháng nhưng trước 3 năm. Nó rất ít khi được sách báo trong nước sau này đề cập. Phía người Việt quốc gia định cư ở nước ngoài nhắc đến nhiều hơn, nhưng có xu hướng lờ tịt vai trò của đại úy Phan Lạc Tuyên, một trong ba nhân vật chỉ huy đảo chính, dù trên thực tế, đây mới là người góp quân số đông nhất cho cơn binh biến bất thành. Lý do rất dễ hiểu: sau đảo chính, viên đại úy này là người duy nhất trong ba viên chỉ huy đảo chính đã ngả hẳn sang phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Thêm vào đó là bị kịch xảy ra giữa những người cùng một gia đình nhưng trái ngược nhau về lý tưởng, ý thức hệ và nhiều quan hệ phức tạp khác (mà tôi không muốn đề cập hay khơi lai)... Những người quốc gia cũ đã cố tình xem anh như người chưa từng cùng hàng ngũ của họ, cố tình nhìn mờ nhạt hoặc xóa tên anh khỏi một sự kiện đã thuộc về lịch sử.

Nhưng bài viết này không nhằm tranh cãi hay thanh minh chuyện đó...

*
* *

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Chiếc áo Nâu Nông Lâm Súc.

Trong một lần họp mặt của Tây Ninh khi còn ở hội trường ở Bến Kéo tôi có đặt một câu hỏi  Chiếc Áo Nâu đồng phục NLS có từ lúc nào. Lúc đó trang tin tức của NLS Tây Ninh  mới chỉ là Blog
mà thôi, Nguyễn Quốc Nam có nhắc đến từ thời cắm trại có ông Ngô Khắc Tĩnh tổng trưởng đến dự. Sau này có một bài viết tựa "chiếc áo thân thương , chiếc áo nâu " của một bạn ở NLS  Cần Thơ theo tôi chiếc áo bạn nói ấy xuất hiện quá sớm, trước khi chiếc áo chính thức ra đời ,vì anh kể là anh đã mặc đi học, trong lúc anh ta cùng học sư phạm với tôi. Hay là thời ấy Cần Thơ đã mặc áo nâu ?
 Vậy thì chiếc áo nâu chính thức áp dụng trên toàn quốc  ra đời lúc nào?
Tôi xin trình bày sau đây với hi vọng rằng những gì tôi nhớ là chính xác và cũng mong những vị bậc đàn anh, bậc thầy của tôi làm việc ở nha Học Vụ NLS hoặc Bộ Giáo Dục thời ấy có thể biết bổ sung thêm .

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Xóc đĩa tranh Oger

Những chuyện đồn thổi về "Ma" Ninh Thuận

Theo cách nghĩ thông thường, nơi nào có con người sinh sống thì nơi ấy có ma. Con người và ma như hình vớỉ bóng, không thể tách rời nhau. Ma được hiểu là vong hồn của những người chết bờ chết bụi, không ai thờ cúng nên sống vất vưởng, lang thang.
Hồn ma là những vong hồn chưa được siêu thoát, chưa đầu thai. Con người nơi nào cũng có, nhưng nổi tiếng về ma thì có một số địa danh, trong đó “ma Bình Thuận” được người đời truyền tụng nhau rất nhiều. Đến nỗi, ở xứ Bình Thuận , ai ai cũng biết chuyện về ma, từ già đến trẻ đều biết chuyện ma để kể. Nhất là những đêm tối trời. khách lạ mà ngồi nghe chuyện ma ở xứ Bình Thuận không những sợ khiếp vía mà còn không dám đặt chân xuống đất.
Vì cớ gì mà đất Bình Thuận được dân gian đồn đãi nhiều ma như cọp ở Khánh Hòa? Loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học được nhìn nhận ở góc nhìn hiện đại, thì câu chuyện dài về ma Bình Thuận chúng tôi trình bày sẽ là một câu chuyện mang màu sắc tâm linh, huyền bí mà con người chưa thể hiểu hết được. Những câu chuyện kỳ bí này được nhìn từ một người dân Bình Thuận. Theo một cách hiểu thường nhật, người Bình Thuận không ai sợ ma là gì cho dù từ ngàn xưa đã lưu truyền là một xứ sở có rất nhiều ma.
“Nhìn ma” với góc hẹp của người thôn quê
Cư dân vùng Bình Thuận có mấy nguồn di dân chính. Đầu tiên là dân bản địa là người Chăm thuộc vương quốc Chiêm Thành và một nhóm cư dân từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Phan Thiết lập nghiệp, khai khẩn đất đai, trồng trọt và đánh bắt hải sản. Kiến trúc nhà cửa, phong tục tập quán đều in đậm nét văn hóa của người xứ Quảng, kể cả những tên gọi các loài vật, cây cối, nghi lễ và văn hóa bản địa. Tất nhiên về ngôn ngữ, cách phát âm người Bình Thuận có những đặc điểm, phương ngữ riêng.
Về mặt địa lý, Bình Thuận ngày xưa thuộc vùng đất Chiêm thành là biên giới tiếp giáp đất Chân Lạp cũ, là nơi thường xuyên xảy ra các trận chiến ác liệt của vương quốc Chân Lạp với vương quốc Chiêm Thành, máu chảy thành sông, thây chất đầy nội. Ngay cả khi đế chế Angkor của Khmer đánh chiếm Chiêm Thành cũng chỉ phần đất phía Bắc tiếp giáp Đại Việt tại châu Nghệ An, còn phần đất Chiêm Thành Nam kéo dài đến Phan Thiết vẫn giữ vững nên các cuộc chiến tranh liên miên dường như không bao giờ dứt. Đất Bình Thuận xưa (cả tỉnh Ninh Thuận ngày nay kéo dài đến Đồng Nai) được coi là vùng cực Nam Trung bộ, đây cũng là nơi kết thúc vương triều Chiêm Thành trong lịch sử với hình ảnh tháp Chàm Poshanu trên đồi Ông Hoàng, Phan Thiết ngày nay trước khi sáp nhập vào Đại Việt.

Tìm kiếm Blog này