Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Chuyện Xứ (Mỹ) Của Tôi

Tác giả: Ngô Đình Châu
Bài số 4980-18-30680-v2112816

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là tự sự về chuyện chọn vùng an cư trên đất Mỹ.
* * *

Gia đình tôi đến Mỹ năm 1993 đến nay 2016 đã được 23 năm, vì hoàn cảnh sinh sống chúng tôi phải di chuyển qua nhiều nơi chốn, thế nên biết thêm được nhiều điều về nước Mỹ.

Thoạt đầu đến Mỹ chúng tôi cư ngụ tại thành phố Hawthorne - nam Cali vì do bà chị giúp đở sponsor cho. Ở đây chúng tôi share phòng với nhà chị, vợ chồng con cái dồn vào một phòng nhỏ tí thật bất tiện rồi dần dà cũng quen. Ở Hawthorne, vợ chồng tôi đi đến trường chuyên dạy nghề nail để học lấy cái bằng. Rồi kể từ năm 1995 chúng tôi sinh sống bằng nghề này, một nghề duy nhất cho đến bây giờ.

Ấn kiều ở Sài Gòn

Hồi nhỏ tôi khoái nghe giọng ca tân cổ giao duyên của Văn Hường, nghe tiếu lâm, vui vui, lúc vô câu vọng cổ, lúc thì nói lối rồi hát nhạc vui với cái giọng rè rè, nghe ghiền luôn. Khoái nhất là bài “Tư ếch đi Sài Gòn”: “…Tui thấy đâu sáu bảy thằng với bảy tám con gì đó nó ăn mặc kỳ cục lắm, áo thì hổng có tay quần hổng có ống, nó hổng có hát É Mambo như ở đằng trà thất, đằng này nó làm cái gì mà nắm tay nhau rồi hé lên một lượt: Chachacha, ma ní lầy chồng chà và. Chachacha, ma ní lầy chồng chà và. Tôi hoảng vía kinh hồn xô ghế đứng dậy chạy một hơi ngồi thở dốc một hồi…”
an-kieu-o-sai-gon3
Hình anh Bảy Chà dùng làm biểu tượng quảng cáo kem đánh răng Hynos – Ảnh: Tài liệu

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

GS Hồ Ngọc Đại và quan điểm về giáo dục

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!

Thứ Hai, 14/05/2012 07:44 AM GMT+7
(VTC News) - Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối. 
Với tôi, TBT Lê Duẩn vừa là bạn vừa là cha
- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?

GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: “Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!”. Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: “Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”. 



Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: “Đi học về là để dạy người”. Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là “Anh học được cái gì?”. Tôi bảo tôi học được cái nghề. 


- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Cùng nhìn lại cuộc đời của Nikola Tesla một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất lịch sử loài người

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.
Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) sinh ngày 10 tháng 7 1856 và mất vào ngày 7 tháng 1 1943. Ông là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.
Cuộc đời nhà khoa học Nikola Tesla

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Chuyện đồng chí Minh Nhớp

Thằng Joan, bạn tôi, Catolic ngoan hiền, công dân Anti cộng thật thà là người Hà Tĩnh. Sau hơn hai tháng phiêu dạt trên đất Mỹ, về nước chân ướt chân ráo gặp nhau hắn bảo: Xứ Mẽo nhiều chuyện lắm, trong đó đáng chú ý là gặp đ/c Minh Nhớp. Người anh hùng này hiện đang cư ngụ trong chùa ở Santa Ana, thuộc bang Cali, nằm bên bờ Đại Tây Dương.

Với người Hà Tĩnh, cách đây ngót hai chục niên, cái tên Minh Nhớp nổi lên như môt hiện tượng, hơn thế là người anh hùng xứ Núi Hồng- Sông Lam. Năm 9 tư, khi mới bước vào nghề báo, vào Hà Tĩnh công cán, tôi đã nghe danh ông, nhìn thấy nhà máy chế biến gỗ của ông, lòng thầm ngưỡng mộ.
Tên thật của ông là Trần Văn Minh, sinh vào khoảng đầu những năm 50s. Do thành phần không cơ bản, thuộc tầng lớp phi vô sản, nên tuổi thơ của ông long đong lận đận. Cải cách năm 6, các đồng chí Cộng kiên trung tịch thu hết ruộng vườn tài sản của nhà ông, xử tử cha ông trước mặt gia đình. Đó là những gì khởi đầu cho cuộc đời lặn ngụp kiếm miếng ăn qua ngày, rồi phiêu bạt sang tận Mẽo.

Trong những năm 60s, chàng thanh niên Trần Văn Minh cũng phải gia nhập đội thanh niên xung phong, khuân vác, phá dỡ bom mìn… Hết nghĩa vụ, đồng chí về bám quốc lộ, hành nghề sửa xe đạp cho khách trung liu và cán bộ công cán. Tay chân lấm lem dầu mỡ, khi buông clê, mỏ lết, để thực hiện các thao tác khác, ông thường tiện tay chùi vào áo quần, khiến toàn thân ông như vừa mới được móc từ cống lên. Biệt danh “Minh Nhớp” có từ đó.

Vụ "thảm sát" kinh hoàng tại Jonestown: Gần 1,000 người uống thuốc độc, tự sát tập thể

Vụ thảm sát ngày 18/11/1978 tại Jonestown, Guyana là một vết đen trong lịch sử Mỹ khi số người chết chỉ kém vụ khủng bố 11/9, nếu không tính các thảm họa tự nhiên.

Ngày 18/11/1978, người dẫn đầu của hội kín Peoples Temple, Jim Jones đã kêu gọi những thành viên hội sống tại Jonestown, Guyana thực hiện cuộc "cách mạng tự tử" bằng cách uống thuốc độc. Sau vụ việc, 918 người đã thiệt mạng với gần 1/3 số đó là trẻ con.
Vụ thảm sát Jonestown là sự kiện tang thương nhất trong lịch sử nước Mỹ cho tới vụ khủng bố 11/9, nếu không tính tới các thảm họa tự nhiên. Đằng sau đó là những tình tiết chưa được tiết lộ, khiến nhiều người cảm giác rùng mình và tự hỏi: hơn 900 người đấy, họ đã nghĩ gì trong khoảnh khắc quyết định kết liễu đời mình?
Vụ thảm sát kinh hoàng tại Jonestown: Gần 1,000 người uống thuốc độc, tự sát tập thể - Ảnh 1.
Jim Jones - kẻ đã đẩy cuộc sống của hơn 900 người tới cái chết.
Jim Jones và Hội Peoples Temple

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Về cái gọi là "giải pháp tiết kiệm xăng" của Hoàng Sơn

Nhà khoa học công nhận bộ tiết kiệm xăng, thợ thì chưa, tại sao?
17/01/2017 17:52 GMT+7
TTO - Trên thị trường hiện đang xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về sản phẩm tiết kiệm xăng cho xe gắn máy do chính người Việt sáng chế, vừa được các sở ban ngành chức năng công nhận hiệu suất hoạt động.


Những bộ phận trong sản phẩm tiết kiệm xăng Hoàng Sơn - Ảnh: Trùng Dương

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

"Rooster 53" - Chiến công gần như không tưởng của LL đặc nhiệm Israel

Đặc nhiệm Israel đánh cắp cả một trạm radar hiện đại của Nga: Nhổ "cái gai' nhức mắt

Đại tá Trần Danh Bảng | 01/01/2017 07:32

Đặc nhiệm Israel đánh cắp cả một trạm radar hiện đại của Nga: Nhổ "cái gai' nhức mắt
Radar P-12. Ảnh minh họa.

Chuyên gia tình báo kỹ thuật Israel và Mỹ mau chóng "mổ" đài radar P-12 tối tân còn nguyên vẹn, lọc "xương ra xương", "thịt ra thịt".

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Cái âm điệu tủi thân, bi đát

Nguyễn Hữu Liêm

Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.

Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng thằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó emcees, chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát rẻ tiền của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Bài phát biểu của đ/c Lê Duẩn năm 1979: về bọn bành trướng Bắc Kinh

Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp.

Tìm kiếm Blog này