Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

GS Hồ Ngọc Đại và quan điểm về giáo dục

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!

Thứ Hai, 14/05/2012 07:44 AM GMT+7
(VTC News) - Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối. 
Với tôi, TBT Lê Duẩn vừa là bạn vừa là cha
- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?

GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: “Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!”. Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: “Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”. 



Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: “Đi học về là để dạy người”. Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là “Anh học được cái gì?”. Tôi bảo tôi học được cái nghề. 


- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi thích nhất cái lý luận của anh hùng Núp: “Lính Pháp cũng có thể bị bắn chảy máu”. Tôi cảm động nhất đoạn nhà văn Nguyên Ngọc tả anh Núp bắn thằng lính Pháp chảy máu. Anh hùng Núp sướng quá kêu lên: “Nó đã chảy máu!”. 

Thế thôi, thế là đủ rồi. Mục đích của tôi là làm cho tất cả các quan niệm về nềngiáo dục đương thời mất thiêng.

- Đương thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bao giờ chia sẻ về công việc giáo dục với ông không?

GS Hồ Ngọc Đại: Có, ông rất thông cảm. Ông nói những quan niệm của tôi là đúng. Nói chung, với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi coi ông vừa là lãnh tụ, vừa là người thầy về trí tuệ, vừa là người cha, vừa là người bạn. 
Trong gia đình là cha nhưng trao đổi câu chuyện lại là bạn. Khi nói chuyện với tôi, ông luôn luôn thẳng thắn như với bạn bè. Ngay cả việc tôi không nhận chức Thứ trưởng, ông cũng bảo: “Mày đúng!”.

-Ông là người hay nói thẳng, đôi khi rất gay gắt. Vậy có bao giờ ông bị Tổng Bí thư Lê Duẩn quở trách chưa?

GS Hồ Ngọc Đại: Khi mới về nước, tôi có viết một bài đăng trên báo Tổ Quốc. Bài báo đại ý là 4.000 năm qua, Việt Nam như là con thuyền đi giữa dòng sông tĩnh lặng, hai bên có hai bờ. Nhưng hiện nay con thuyền ấy đã ra đến cửa biển. 

Vì vậy chỉ có hai cách: hoặc là cắm sào neo lại cửa biển, hoặc là lao ra đại dương. Mà muốn lao ra đại dương thì phải đổi thuyền và thay lái. Bên tuyên huấn đưa tờ báo cho ông và báo cáo: “Thưa anh, cậu Đại viết lách thế này đây!”. Sau khi xem xong bài báo, ông gọi tôi và bảo: “Nội dung bài báo thì không có vấn đề gì nhưng giọng điệu thì còn tiểu tư sản lắm”. Rồi ông chỉ vào tôi: “Marx ở tuổi này chín lắm rồi chứ không bồng bột như vậy đâu”.       
                                             
Kẻ gây bất hòa
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục (Ảnh: Phạm Thịnh) 
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục (Ảnh: Phạm Thịnh) 

- Từ khi ra đời cho tới nay đã gần 40 năm, CNGD luôn chia xã hội thành hai “phe”. “Phe” ủng hộ thì hết lời ca ngợi. “Phe” chống thì phản ứng kịch liệt. Vậy còn “cha đẻ” của công nghệ này – giáo sư Hồ Ngọc Đại thì sao? 

GS Hồ Ngọc Đại: Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối. 

Tôi xin kể một câu chuyện thế này. Nghe có người nói mình nói chuyện hay lắm, giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình mới đưa xe con lên tận Hà Nội mời mình, long trọng lắm. Suốt buổi sáng nói chuyện, anh chị em giáo viên vỗ tay liên tục, còn các quan chức đầu ngành của tỉnh thì tái xanh mặt mày. 

Hết buổi, tôi phải ra đi xe đò về Hà Nội. Chỉ thương cho ông giám đốc sở sau đó bị cách chức. 

Một lần khác được mời vào trong Thanh Hóa nói chuyện, tôi nói rất nhiều chuyện về hình thành nhân cách. 

Sau đó, tôi bảo: “Nếu như chẳng may đồng chí Bí thư Tỉnh ủy của chúng ta có mệnh hệ gì thì 10 phút sau có 10 ứng cử viên thay thế, còn anh Tấn (nhà sử học Hà Văn Tấn - TG) bạn tôi đang ngồi kia có mệnh hệ gì xảy ra thì 10 năm sau chưa chắc đã có người thay”. 

Tôi biết không phải ai cũng lọt tai cách nói như vậy. Thực ra thì mục đích của tôi là muốn làm mất thiêng những quan niệm cũ đi, rồi trên cơ sở đó mình mới xây dựng cái mới. 

- Ông có nghĩ rằng đa số các quan chức thời bấy giờ không hiểu nổi việc làm của ông không? 

GS Hồ Ngọc Đại: Thực ra họ đều cảm nhận được cuộc sống này phải khác đi, có điều họ không dám nói ra thôi. 

Năm 1985, tôi vào dự giờ của một cô giáo ở Long An, mình khen cô ấy dạy tốt bởi cô này giảng dạy có phương pháp sư phạm. Cậu trưởng phòng mới bảo: “Thầy ơi, thầy khen thật đấy chứ?”. “Ừ, khen thật”. “Vậy thì chốc nữa lên tỉnh, lên huyện, thầy đừng khen”. Mình hỏi làm sao thì được biết chồng cô đang cải tạo.

Sau đó, tỉnh Long An tổ chức buổi nói chuyện cho 500 giáo viên. Mình nói thế này: “Chúng ta sống trong hoàn cảnh đất nước thống nhất rồi. Nếu có sai lầm thì chỉ có một việc họ sai lầm, chỉ có một thế hệ sai lầm thôi, còn mấy trăm thế hệ trước họ vì đất nước này. Đất nước này tồn tại vì có cả các thế hệ đó. 

Tất cả trẻ em sinh ra trên đất nước này, bất kể ở đâu đều được quyền bình đẳng và cơ hội học tập như nhau. Không có nền giáo dục dành riêng cho con em quan chức!”.
Lê Thọ Bình (thực hiện)
Nguồn:Vtc


GS Hồ Ngọc Đại: "Học sinh bị biến thành con tin"
Thứ Năm, 23/09/2010 08:07 GMT+7

Đề nghị phỏng vấn GS Hồ Ngọc Đại về chủ đề "những khoản đóng góp đầy bức xúc ở trường công" đang làm nóng diễn đàn thảo luận của phụ huynh, ông không ngần ngại trả lời: Đó chỉ là bề nổi của những sai lầm lớn của giáo dục.

Ở tuổi 74, ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi nói về giáo dục, vẫn nhiệt tình trả lời mọi câu hỏi mà nhiều người hay né tránh. Phê bình thẳng thắn căn bệnh của giáo dục không chút xót thương, chắc chắn sẽ chạm nọc nhiều người. 

Oan thì không oan!


GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

* Thưa giáo sư, gần đây có nhiều ý kiến bức xúc của phụ huynh về các khoản thu ngoài học phí của trường công, ông có thể lý giải vì sao có hiện tượng đó? Có trường công nào bị oan vì "lạm thu" không?

- Oan thì không oan. Oan ít hay nhiều thì có. Oan ít vì có trường "quẫn bách" thì buộc phải thu. Nhưng có trường thì tranh thủ trào lưu của xã hội để lạm dụng, đục nước béo cò.

Phụ huynh bức xúc là vì người ta không tin tưởng, họ thấy sự không minh bạch, họ không biết số tiền họ đóng góp được chi tiêu như thế nào.

Tôi vẫn nói với GV rằng: chúng ta là thầy giáo, cái gì cũng sáng rõ hết. Tiền nong có gì mà không sáng rõ? Giấy bạc có con số hết, có gì mà mù mờ? Cái lòng anh, cái óc anh nó mù mờ. Thầy giáo mà mù mờ cái đó là mất sạch. Phụ huynh đưa tiền cho anh nhưng họ khinh anh. Và không có gì bù lại được. Rồi đời anh cũng chẳng ra gì. Về sau phụ huynh đối với anh cũng chẳng ra cái gì.

Nhưng các trường lý luận rằng các khoản tiền ngân sách chỉ đủ trả lương GV, không còn tiền để làm các hoạt động khác nên buộc phải thu thêm của cha mẹ HS...

Cũng có lý. Ở trường tôi trước đây trong thời kỳ bao cấp, không bao giờ thu tiền của phụ huynh. Lý do phần lớn họ là công nhân viên ăn lương. Cho nên, nếu vì muốn mình bớt khó khăn mà gây thêm khó khăn cho người khác thì không có đạo lý gì cả.

Nhưng sau này, khi đổi mới, người ta đề nghị thu, tôi cho thu, và giải thích vì sao thu. Tôi nói với phụ huynh là: Tôi sẽ thu tiền của phụ huynh, thông qua cô giáo, trả lại cho con các vị. Tôi lấy số tiền ấy, trả thêm cho GV, để họ đủ sống. Khi thầy cô giáo sống đàng hoàng hơn, ra chợ đàng hoàng hơn, đến lớp đàng hoàng hơn thì thái độ đàng hoàng ấy con cái các vị hưởng. Ngoài ra tôi không dùng tiền đó để làm cái gì khác.

Ngày đó, số tiền thu được từ phụ huynh dùng để tăng phụ cấp đứng lớp cho cô giáo. Khi trình bày thẳng với phụ huynh thì họ chấp nhận.

Phụ huynh ấm ức vì không minh bạch

* Làm thế nào để phụ huynh tin tưởng vào điều đó, không nghĩ khác đi khi nhà trường thu thêm tiền?      


GS Hồ Ngọc Đại - Ảnh Nguyễn Đình Toán.
- Đã là con số thì hoàn toàn tính toán được. Hơn nữa, làm thầy giáo mức sống chỉ trung bình trong xã hội. Nếu muốn làm giàu nên đi buôn thì hơn. Tôi vẫn thường nói với các cô giáo: chúng ta không phải là người giàu trong xã hội nhưng đừng quá nghèo. Thầy giáo cũng như thầy tu, có sự thiêng liêng của nó. Anh vụ lợi là mất hết. Anh nhận đồng tiền vụ lợi thì anh mất thiêng. Bố mẹ HS đã đưa đồng tiền cho người thầy thì coi họ và anh hàng thịt giống nhau. Bố mẹ HS khi mất đồng tiền thì họ ý thức được họ mất mấy cân thịt, mấy cân gạo, mặc dù thái độ của họ bên ngoài rất lịch sự. Đối với anh, người ta cư xử như vậy mà anh không hiểu. Mất cái đó, người ta đòi lại cái gì, đó là sự khinh bỉ.

Các bậc cha mẹ VN có đặc tính: chi tiêu cho con cái gì không bao giờ tiếc, miễn là con họ được hưởng.  Phụ huynh lâu nay ấm ức vì họ không biết tiền nhà trường thu dùng vào việc gì, chứ không phải vì phải nộp tiền. 

Cho nên, cha mẹ dễ nhập cuộc lắm. Nếu đánh trúng được nguyện vọng của cha mẹ, lòng mong muốn của họ, thì họ không tiếc cái gì cả...Và họ cũng có cảm giác vui vẻ, chứ không có chuyện bề ngoài thì cười nói, trong bụng lại ấm ức.
"Phụ huynh lâu nay ấm ức vì họ không biết tiền nhà trường thu dùng vào việc gì, chứ không phải vì phải nộp tiền".

* Có cách nào dung hòa được mối quan hệ giữa phụ huynh và GV, để phụ huynh vẫn đóng góp cho đời sống GV mà không nghĩ khác đi?

- Cho nên, người thầy giáo phải tìm niềm vui trong giáo dục. Đáng lẽ niềm vui trong giáo dục phải lấn át những niềm vui khác. Vì không có đủ niềm vui trong công việc dạy học nên mới phải đền bù bằng mấy cái vớ vẩn. Nếu dạy học thành công, trẻ con yêu mến, thì hạnh phúc lớn vô cùng.

Người thầy giáo không hạnh phúc với nghề vì hiệu quả không có. Có một cô giáo vừa nói vừa khóc với tôi thế này: "Thầy ơi, đáng lẽ ra đường em phải ngẩng mặt lên, nhưng ra đường em phải cúi gằm xuống thầy ạ. Ngượng. Dạy như thế này thì được cái gì thầy nhỉ? Bắt người ta học như thế này thì được cái gì?" Vì trên thực tế có em học hai năm trời không biết đọc, biết viết, học vu vơ những cái không biết để làm gì.

Cái nhiễu loạn trong xã hội hiện nay, suy cho cùng là lỗi của giáo dục.

* Và những khoản thu ấy đắp vào những thứ không hiệu quả của giáo dục?

- Không những thế, nó làm cho giáo dục càng mất hiệu quả. Hiệu quả thực sự là hiệu quả trong giờ học chứ không phải bên ngoài giờ học. "Hiệu quả trong" là nội dung và phương pháp. Anh dạy những thứ vớ vẩn, những điều mê muội, vô thưởng vô phạt thì học để làm gì?

Ngày xưa học để làm quan, học để làm giàu, bây giờ học để sống bình thường. Học để sống bình thường cao cả hơn làm quan, và đó là điều vĩ đại.

Phụ huynh phản đối là hiệu trưởng có vấn đề!

* Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường quan trọng như thế nào trong vấn đề thu tiền này? Phụ huynh HS có nên đứng ra làm công tác xã hội hóa cho nhà trường không?

- Rất quan trọng, vì họ là người đưa ra quyết định. Hiệu trưởng là linh hồn nhà trường. Khi phụ huynh còn phản đối thì trước hết và sau cùng Hiệu trưởng có vấn đề. Phụ huynh họ tinh lắm, hàng trăm con mắt nhìn vào, toàn người thông minh, thạo đời, làm sao họ không biết. Không bao giờ nên có ý định đánh lừa phụ huynh. Thậm chí con họ còn biết trước, cảm nhận trước.

Ngày trước, tôi đã từng nói với phụ huynh: nếu phụ huynh đứng ra quản lý tiền đóng góp là tốt nhất. Không gì quan trọng trong tiền bạc bằng sự minh bạch. Mọi sự nghi ngờ là vì không minh bạch. Không có gì tệ hại bằng sự nghi ngờ. Sự rõ ràng về tài chính hoàn toàn có điều kiện để làm. Khi rõ ràng về tài chính làm được thì rất dễ tạo điều kiện cho người ta tin vào những cái không rõ ràng. Nhà trường hiện nay không biết cách. Nếu biết cách thì cần bao nhiêu, nói cho rõ. Chẳng hạn muốn phụ cấp cho cô giáo thì phụ cấp cái gì, bao nhiêu tiền, phụ huynh sẵn sàng đưa. Nếu thấp quá mà không nên làm thì nói không nên làm, nếu quá đáng thì đừng làm.

Tôi xin kể một câu chuyện. Có trường tên là Lương Định Của ở TP.HCM, có Hiệu trưởng và các cô giáo tôi rất quý mến. Khi mới mở trường, đó là nhà cấp 4, mỗi một năm tôi vào thăm là thấy trường xây lên dần. Có năm tôi vào không có cửa, tôi mới hỏi tại sao không có tiền làm cửa, tiền đâu ra mà các cô xây trường? Các cô trả lời: Toàn phụ huynh làm hết. Phụ huynh tự đóng góp, tự xây trường cho con em, tự mua sắm trang thiết bị. Có phụ huynh không có con học ở trường nữa nhưng vẫn tiếp tục xây trường. Sau 10 năm, từ một nhà cấp 4, nay đã trở thành nhà 5 tầng, mỗi năm phụ huynh làm một ít.

Phụ huynh của trường này mất rất nhiều tiền nhưng họ vẫn rất kính trọng cô giáo. Các cô giáo ở đó rất hạnh phúc, vì dạy một trường người ta tin cẩn mình. Phụ huynh thì yên lòng khi gửi con ở đó cả ngày.

* Điều đó có phụ thuộc vào cơ chế hay Hiệu trưởng có toàn quyền quyết định?

- Hiệu trưởng hoàn toàn có thể làm được. Ví dụ bây giờ hiệu trưởng nói muốn nhận lương 10 triệu đồng, không sao cả, nếu anh dám nhận 10 triệu thì ghi 10 triệu. Chứ cớ gì ghi 5 triệu rồi kiếm cách ăn gian 5 triệu, như thế là ăn cắp, mất hết tư cách. Nhà giáo ăn gian, ăn cắp không còn gì cái gì nữa. Trẻ con tinh lắm. Nó sẽ nhận ra tư cách của người thầy giáo.

* Có ý kiến cho rằng nên thu học phí và tất cả các khoản đóng góp thành "một cục" từ đầu năm, ông nghĩ sao về điều này?

- Đúng. Hoặc có thể giải thích cho phụ huynh, cái gì cần thu cứ nói với người ta là cần thu. Thu để làm gì, hạch toán đàng hoàng. Nhưng theo tôi, tốt nhất những khoản thu thêm ngoài học phí phụ huynh đứng ra làm. Quỹ đó của nhà trường nên có một người chuyên trách của phụ huynh. Tất cả mọi chi tiêu đều công khai hóa hết. Có điều rất hay là: anh ăn gian hay không dân họ biết.

* Nói một cách chung nhất, hiện nay mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường đang gặp phải vấn đề gì?

- Trong nhà trường có ba nhân vật trụ cột: số một là HS, số hai là thầy giáo, số ba là cha mẹ. Cả ba người này đều làm cùng một việc, đó là vì HS. Lợi ích của  người thầy phụ thuộc vào lợi ích HS. Lợi ích của cha mẹ cũng phụ thuộc vào lợi ích HS. Lâu nay, người ta thấy HS là trẻ con, nên không thấy lợi ích của nó là đất nước. Nó là hiện tại chứ không phải tương lai. Nếu nó hạnh phúc thì đất nước hạnh phúc, nó đau khổ thì đất nước đau khổ. 

Hiện nay, đáng tiếc là phụ huynh vẫn là một đối trọng với nhà trường chứ chưa phải hợp tác với nhà trường. Đáng lẽ phụ huynh phải là nhân vật hữu cơ của nhà trường.

"Giờ học sinh là con tin"

* Tại sao thưa giáo sư?

- Vì con của họ đang trong tay nhà trường. Đối trọng theo kiểu là chiều theo ý muốn của nhà trường, vì con họ là của đặt cược, là con tin. Giờ người ta gửi con đến trường là gửi con tin (cười lớn).  Một nền giáo dục biến HS thành con tin.

Đáng lẽ thầy cô giáo phải xót xa về thất bại của HS, thì bây giờ chỉ có cha mẹ xót xa.

* Người thầy giáo lý tưởng hiện nay là người thế nào?

- Là người bao giờ cũng vì lợi ích HS. Lẽ sống của người thầy là HS. Sự sống, sức sống của thầy là HS.

* Nhưng người ta không thể có một lẽ sống với đồng lương ít ỏi được....

- Nói thế thôi, với người thực sự vì HS vẫn có thể chịu được. Người tầm thường thì mới không chịu nổi. Rất nhiều thầy giáo nghèo chứ, nhưng chính những người đó sống rất thanh thản. Cho nên có một tầng lớp mang danh là nhà giáo nhưng rất đê hèn. Và cái đó làm hủy hoại cả một tầng lớp thanh niên.

Đi về miền núi, tôi cực kỳ thương GV, chẳng hạn như đi Lào Cai. Có cô giáo ở đó nói với tôi thế này: lần nào đi chợ em cũng phải mua hai cân lạc, cũng chỉ đủ sức mua chừng đó thôi. Mỗi buổi trưa rang lên, cho mỗi em vài hạt. Tôi vào một trường, thấy đường vào trường nguy hiểm cho HS, nhất là khi trời mưa, tôi bảo là sao không làm, các cô nói không có ngân sách. Năm sau quay trở lại, tôi ngạc nhiên khi thấy đường đã làm xong đẹp đẽ, đàng hoàng. Các cô cho biết đã dành một tháng lương và huy động thêm GV cả huyện đóng tiền. Đó là GV cả huyện Simacai đóng một tháng lương để trường Lử Thẩn có một sân chơi và lối vào đẹp đẽ.

* Vậy nhà trường muốn lấy lại uy tín thì phải làm thế nào?

- Phải thay đổi lại cơ bản nền giáo dục, cả nội dung, phương pháp, tổ chức.

* Còn tiền nọ, tiền kia chỉ là cái cớ?

- Chỉ là cái cớ. Căn bản là có sự hủy hoại từ trong lòng GD. Người làm GD hiện nay là làm dự án GD chứ không phải là làm GD.

* Cảm ơn cuộc trò chuyện của giáo sư.

Nguồn: VNN

“Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng”

Trong xã hội chúng ta, tài năng, năng lực quan chức cốt cán có lẽ không đến nỗi “nghèo”. Nhưng nhân cách hành xử, cái tâm làm việc vì lợi ích chung, vì dân, vì nước có vẻ như đang ngày càng thuộc loại “xưa nay hiếm”.

Kỳ Duyên
Người xưa có câu: “Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng”. Trong cái thời buổi kim tiền đen đỏ này, con người ta cần tiền, cần lợi đến mức độ nào, mà người ta bất chấp tất cả, để mua đắt, bán rẻ cái danh của mình đến thế. Phát ngôn & Hành động tuần này, vì thế, là những lát cắt xoay quanh những câu chuyện thuộc một chủ đề – cái danh.
“Mua danh” 100 tỷ – “bán danh” vô giá?
Có lẽ, cái tít nhỏ trên đây đã quá đầy đủ để nói về tính chất đáng buồn và đáng xấu hổ của sự kiện bộ phim cổ trang lịch sử “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” mà Công ty cổ phần Trường Thành là cha đẻ vừa sinh nở, ngay từ những giây phút đầu, đã không hề có được sự “bố tròn, con vuông”. Nhưng trong xã hội, dư luận số đông dường như không thương xót…
Bài viết phân tích của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân đăng trên Tuần Việt Nam mới đây, ngày 26-9, đã nói quá đầy đủ lý do vì sao. Nhưng người viết bài này lại chú ý tới thông tin mới nhất. Đó là Hội đồng Duyệt phim Quốc gia mở rộng (do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành lập) vừa tổ chức thẩm định lại (lần thứ 2) bộ phim 19 tập này, sau khi đã yêu cầu đơn vị sản xuất phim sửa chữa 4 nội dung theo sự thẩm định và đề nghị của hội đồng (lần thứ nhất).
Tuy nhiên, theo bản tin của VTC, qua lần trình duyệt thứ 2 này cho thấy, việc sửa chữa vội vã của đơn vị sản xuất đã khiến hình ảnh và lời thoại trong phim nhiều đoạn không khớp, hình một đằng, thoại một nẻo. Quan trọng nhất, những sự kiện chính sử đã không được tôn trọng.
Mặt khác, tuy tên bộ phim là “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” nhưng chỉ có 1-2 tập phim đề cập chủ đề này, số còn lại phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong các triều đại. Những cảnh chém giết nhau được mô tả khá kỹ, thể hiện tính dã man, tàn độc của những người tranh ngôi, đoạt vị.
Nếu để “nhặt sạn” ở bản phim đã sửa thì còn nhiều vô cùng. Vậy mà cảm nhận chung của những ai đã tiếp cận với bản phim đã sửa lần 2 này là “yếu tố Trung Hoa” vẫn đậm đặc ở bối cảnh, trang phục, đạo cụ, những cảnh diễn xuất sử dụng diễn viên quần chúng là người Trung Quốc (!)
Nếu yêu cầu bỏ hết các chi tiết, yếu tố ảnh hưởng Trung Hoa trong phim thì chỉ có… bỏ phim. Được biết, ý kiến chốt lại của phía Hội đồng Duyệt phim là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Yếu tố Trung Hoa" vẫn đậm đặc trong phim
Có thể, Công ty cổ phần Trường Thành cũng có thiện chí, muốn đóng góp một sản phẩm nghệ thuật đích thực trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, và qua đó “lăng-xê” tên tuổi, thương hiệu công ty mình trong nghiệp kinh doanh, sản xuất loại hình nghệ thuật thứ 7. Thế nhưng, sự non kém về lịch sử, tâm lý “vọng ngoại” quá nặng che lấp đi sự sơ sài của hiểu biết về một loại hình nghệ thuật khó tính, cuối cùng đã hại chính cái tên hiệu – Trường Thành.
Ném 100 tỷ đồng để mong muốn mua danh (khẳng định tên tuổi), nhưng cuối cùng hóa ra, Công ty cổ phần Trường Thành lại bán danh một cách “vô giá”- (không có giá)!
Chỉ có một điều người viết bài này tự hỏi: Vì sao trong bộ phim có cả những họa sĩ, những nhà nghiên cứu tên tuổi tham gia với các trách nhiệm và vai trò khác nhau, mà lại để bộ phim thành “đứa con lai”?
Đâu là nguyên nhân chính? Tiền bạc, sự ngây thơ hay sự kém cỏi trên giao lưu thương trường và văn hóa? Có lẽ, giờ đây, thì tiền bạc hay tên tuổi cũng chẳng mấy nghĩa lí khi mà nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân khẳng định: Họ sẽ phải chịu “một phần trách nhiệm với lịch sử văn hóa dân tộc”. Đó mới chính là sự bẽ bàng của người làm nghệ thuật, làm văn hóa, nếu như họ còn có lòng tự trọng.
Bỗng nhớ đến những thế kỷ trước, những chặng đường đi của dân tộc đầy giông bão chiến tranh xâm lược hết phương bắc lại đến phương tây. Vì sao trong những đêm dài Bắc thuộc, nước có thể mất, nhà có thể tan, nhưng dân tộc Việt vẫn còn, vì văn hóa Việt, hồn Việt vẫn trường sinh và bất tử, vẫn thấm đẫm trong những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Còn nay, ở thời hiện đại, đất nước hoàn toàn độc lập, tự do, mà tâm lý của một số người tự cho là làm văn hóa lại “vong nô” đến vậy?
Họ có biết rằng văn hóa dân tộc tiêu vong, thì nước vẫn còn đó, nhà vẫn còn đó, nhưng dân tộc rất có thể đã…mất lúc nào không hay. Đó mới là nỗi đau, nỗi nhục thấm thía của những người Việt còn lương tri, và trọng danh dự khi xem bộ phim.
Chắc những người làm văn hóa và những người quản lý văn hóa phải  “ngộ” được điều âm thầm mà sâu sắc đó trước công chúng?
Người làm luật “đánh bạc” với pháp luật
Không chỉ có Công ty cổ phần Trường Thành “bán danh” mà có một vị quan chức tại Quảng Bình đã từ lâu, cũng mang danh của mình “đi bán”, khi ông ta thường xuyên tổ chức đánh bạc tại nhà mình, đến mức người dân ở t/p Đồng Hới không ai không biết, ngôi nhà 3 tầng, kín cổng cao tường của ông là “sới bạc” to của những con bạc có máu mặt ở đây.
Điều đặc biệt nhất, quan chức này lại chuyên hành nghề về pháp luật, có thẩm quyền phán xét những kẻ tội phạm. Đó là ông Nguyễn Thường Phi, Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Quảng Bình.

Bức ảnh được cho là lấy từ clip quay tại "sới" ở nhà của ông Phi (Ảnh: Tiền Phong Online)
Theo báo Tiền Phong, cứ sau giờ làm việc hành chính buổi chiều là mọi con bạc – trong đó có nhiều quan chức của tỉnh, lại lũ lượt kéo nhau đến nhà ông Phi. Người đi ô tô, người thì xe máy… họ vào trong, im ắng và ra về thường là 2-3 giờ sáng. Không đêm nào những hàng xóm của ông Phi không bị thức giấc vì tiếng xe máy, tiếng ô tô tăng ga, tiếng chó sủa… Và đôi lúc còn được nghe lời cãi cọ qua lại vì chuyện ăn thua. Mỗi đêm bạc, ông Phi cũng thu được hơn 10 triệu đồng tiền xâu (!).
Trước thông tin gây bức xúc dư luận xã hội, Công an tỉnh Quảng Bình đã phải vào cuộc xác minh vụ tổ chức đánh bạc tại nhà ông Trần Thường Phi.
Một sự trùng hợp lạ lùng: Không hiểu sao mà các vị quan chức đầu ngành của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Bình, lại ngang nhiên chà đạp lên luật pháp đến vậy? Cách đây ít lâu, báo chí, xã hội đã ngỡ ngàng và rất phẫn nộ trước hành vi của ông Phạm Hồng Tâm, Viện trưởng, lái xe đâm phải một lúc 3 người, trong đó có một em bé, còn lại là 2 người phụ nữ. Sau đó, ông Tâm lái xe chạy, để lại cả 3 người bị thương nặng, có người bất tỉnh ngay tại chỗ.
Hay vì là quan chức luật pháp, nên có quyền đứng trên pháp luật?
Sự việc tổ chức đánh bạc tại nhà riêng, biến nhà riêng thành sới bạc ra sao của ông Trần Thường Phi, còn phải đợi cơ quan chức năng điều tra, kết luận và xử lý. Nhưng với cung cách dám “đánh bạc” với cả pháp luật và dư luận này của ông Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Quảng Bình, thì rõ ràng máu “ăn thua” của ông Trần Thường Phi không thường tí nào, mà có thể thách thức “ngang ngửa” với thần công lý.
Có điều, người dân Quảng Bình bây giờ, giả sử có việc không may phải nhờ đến sự can thiệp của luật pháp, họ biết trông vào sự nghiêm minh, vào cán cân công lý ra sao, nếu tận mắt thấy tai nghe về tư cách cán bộ đầu ngành của cơ quan pháp luật tỉnh này đây? Khi niềm tin bị mất, thì sự coi thường, thậm chí là khinh bỉ sẽ…xuất hiện!
Anh hàng thịt, nhưng hồn không phải của Trương Ba!
Cái sự “bán danh” ấy xem ra không phải chỉ là của một công ty cổ phần kinh doanh nghệ thuật thứ 7, hay của một ông quan chức ngành kiểm sát máu mê đen đỏ. Dường như từ lâu, nó cũng đã âm thầm “ký gửi” ở một ngành, vốn được coi là mô phạm, là chuẩn mực của sự làm người trong xã hội: ngành giáo dục.
Ngày 29-9, VietNamNet đưa tin: “Đoàn thanh tra Sở GD và ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện một loạt trường học có nhiều sai phạm  thu, chi không rõ ràng các khoản ngoài học phí”.

Nền giáo dục biến học sinh thành... con tin! Ảnh Đất Việt
Thừa Thiên- Huế là đất học cố đô có truyền thống. Điều đáng nói là hình như không một ai trong xã hội chúng ta, kể cả những người có con tim nhạy cảm nhất thấy xúc động, hoặc bất bình, hoặc buồn rầu trước những thông tin như thế…
Bởi chuyện thu tiền bạc không chính danh của nhà trường, của giáo dục… đã không còn là chuyện lạ. Ngược lại, nó như một “con lũ” mà từ lâu các gia đình đã phải chung sống, bởi con trẻ vẫn phải đi học. “Con lũ” ấy khiến cho cái danh thiêng: “Dạy học – nghề cao quý” cũng rơi vỡ tan tành trong hồi ức người dân tự lúc nào, như một câu chuyện cổ tích đẹp mà không có thực.
Trả lời phóng viên VietNamNet hôm 23-9, GS. Hồ Ngọc Đại có câu phát ngôn thật ấn tượng: “Giờ người ta gửi con đến trường là gửi con tin.  Một nền giáo dục biến học sinh thànhcon tin.
Một khi học sinh đã là “con tin” thì chỉ có sự đổi trao ngang giá, không thể có chuyện “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Cái giá đổi trao ấy là gì, nếu không phải là đồng tiền?
Thế nhưng ngay cả sự đổi trao tưởng chừng ngang giá ấy giờ cũng không còn minh bạch, rành mạch nữa. Chính điều đó, khiến từ lâu, nhà trường là…thương trường. Điểm số của học sinh được chấm theo kiểu “điểm đắt, điểm rẻ”…
GS Hồ Ngọc Đại có lý khi nhận xét: “Phụ huynh lâu nay ấm ức vì họ không biết tiền nhà trường thu dùng vào việc gì, chứ không phải vì phải nộp tiền“.
Cũng vì thế sự chính danh của một ngành, một nhà trường, một ông thầy từ lâu cũng không còn.
Cái sự mù mờ của đổi chác, nó làm tổn thương biết bao những người thầy có lòng tự trọng. Một cô giáo đã phải khóc và nói với GS: “Thầy ơi, đáng lẽ ra đường em phải ngẩng mặt lên, nhưng ra đường em phải cúi gằm xuống thầy ạ. Ngượng. Dạy như thế này thì được cái gì thầy nhỉ? Bắt người ta học như thế này thì được cái gì?” Vì trên thực tế có em học hai năm trời không biết đọc, biết viết, học vu vơ những cái không biết để làm gì“.
Nhưng có bao nhiêu dòng nước mắt như thế chảy trong những ngôi trường là thương trường này?
GS Hồ Ngọc Đại phải thốt lên: “Tiền nong có gì mà không sáng rõ? Giấy bạc có con số hết, có gì mà mù mờ? Cái lòng anh, cái óc anh nó mù mờ. Thầy giáo mà mù mờ cái đó là mất sạch. Phụ huynh đưa tiền cho anh nhưng họ khinh anh…Thầy giáo cũng như thầy tu, có sự thiêng liêng của nó. Anh vụ lợi là mất hết. Anh nhận đồng tiền vụ lợi thì anh mất thiêng.
Bố mẹ học sinh đã đưa đồng tiền cho người thầy thì coi họ và anh hàng thịt giống nhau. Bố mẹ học sinh khi mất đồng tiền thì họ ý thức được họ mất mấy cân thịt, mấy cân gạo, mặc dù thái độ của họ bên ngoài rất lịch sự. Đối với anh, người ta cư xử như vậy mà anh không hiểu. Mất cái đó, người ta đòi lại cái gì, đó là sự khinh bỉ…”
Thế nhưng, có bao nhiêu ông giám đốc sở GD, bao nhiêu ông hiệu trưởng, bao nhiêu người giáo viên ý thức được hết, cái giá đắt phải trả – danh dự nhà giáo, danh dự giáo dục khi đóng vai “anh hàng thịt”, mà hồn lại không cao cả, không có cốt cách của Trương Ba?(Mượn ý vở kịch nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ- “Hồn Trương Ba, da anh hàng thịt”).
Cái phong bì càng dầy dầy, cái nhân cách càng mỏng mỏng. Cái đồng tiền càng to to, cái niềm tin càng bé bé… Giai điệu “Sắc màu” của nhạc sĩ Trần Tiến tự nhiên vang lên trong lòng người viết bài này, nhưng là những “sắc màu” chua chát về phẩm cách!
Vì thế mà đồng tiền thu về càng nhiều, thì cái danh thiêng của ngành giáo dục, của nhà trường, của người thầy…cũng càng lần lượt bỏ ra đi.
Có điều, một khi những giá trị thiêng liêng nhất – nền tảng đạo lý, tinh thần, văn hóa ứng xử, đạo làm người…của xã hội đã mất thiêng, đã suy tàn héo úa, thì đó không chỉ là thảm họa cho tương lai, mà trước hết là thảm họa cho chính hiện tại của dân tộc.
Con đường cong và cái tâm…cong
Báo Tiền Phong số 183 gần đây, có bài “Nắn đường né nhà chủ tịch tỉnh?”, phản ánh việc con đường Bạch Đàn ở phường 4, TP Vĩnh Long “né” nhà Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu. Không biết, ông Chủ tịch Đấu phẩm cách nghiêm túc, đường bệ đến dường nào, mà đến cái con đường vô tri vô giác cũng phải sợ, phải né?
Thế nhưng đọc kỹ bài báo, hình như không phải thế.
Tóm tắt chuyện cái con đường “nhút nhát” là thế này: “Khi công bố quy hoạch con đường Bạch Đàn, rộng 30m, chạy giữa đất của ông Đấu và bà Lê Thị Kim Khoa, khiến đất của ông Đấu mất gần hết. Đó là khi ông Đấu còn lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước. Sau khi ông Đấu lên làm Chủ tịch UBND tỉnh, cuối năm 2009, con đường hoàn thành giai đoạn 1, thì hiện rõ giai đoạn 2 sẽ đâm vào nhà của bà Khoa, lấy gần hết đất của bà Khoa. Trong khi đó, đất của Chủ tịch Đấu lại chỉ mất có 4m, còn gần 15m chạy dài khoảng 100m theo con đường sẽ mở”.
Trước tình hình dư luận xã hội xì xào, nghi vấn, ngày 12-8, UBND tỉnh Vĩnh Long có công văn do Phó CT tỉnh Trương Văn Sáu gửi Bộ TT- TT giải trình việc này. Tuy nhiên, đọc kỹ công văn “thanh minh thanh nga” thì hình như cũng không phải thế.

Con đường cong hay cái tâm cong của người có chức quyền?
Đến lượt công văn của chính UBND tỉnh cũng lại “né” sự thật, không trả lời được câu hỏi của người dân Vĩnh Long, của xã hội là: Vì sao con đường phải “bẻ cong”, khiến cho nhà Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu được hưởng “trọn lợi ích”?
Con đường cong hay cái tâm của người có quyền lực, và người thực thi quyền lực ở tỉnh Vĩnh Long…cong?
Cũng vì cái con đường “nhút nhát” ấy khiến bà Lê Thị Kim Khoa nổi cơn dũng cảm khiếu nại, vì cho rằng bà đã bị thiệt hại gần 10 tỷ đồng và giá trị ấy “nhảy sang nhà Chủ tịch Đấu”. Bà Kim Khoa còn khiếu nại cả việc quy hoạch, chứ không phải chỉ khiếu nại giá bồi thường như công văn của UBND tỉnh Vĩnh Long trình bày.
Cũng cần nói thêm một vấn đề nữa mà công văn của UBND tỉnh Vĩnh Long vẫn tiếp tục “né”. Đó là việc điều chỉnh làm cong con đường còn có dấu hiệu vì lợi ích cục bộ của nhiều cán bộ khác ở tỉnh Vĩnh Long.
Vì theo báo Thời Nay (một ấn phẩm của báo Nhân Dân), đường Bạch Đàn mới thi công xong 480m của giai đoạn 1 đã biến nhà của gần 20 cán bộ lãnh đạo, cán bộ đầu ngành tỉnh Vĩnh Long được tỉnh cấp đất trước đó để ở, từ trong hẻm trở thành nhà mặt tiền hoành tráng. Có thể liệt kê một loạt danh sách: Nhà GĐ Sở Xây dựng, Phó GĐ Sở Giao thông- Vận tải, Phó GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chánh Thanh tra tỉnh Vĩnh Long, GĐ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy… và nhiều cán bộ lãnh đạo khác…”.
Ôi chao, toàn các cán bộ có danh như thế thì cái con đường vốn nhút nhát, cứ “né”, cứ “né” là phải.
Thế nhưng, nghĩ cho kỹ, thì tuy lợi lộc rõ là “mặt tiền”, nhưng cái danh (dự), cái thanh danh của không ít cán bộ cốt cán tỉnh Vĩnh Long, đứng đầu là Chủ tịch Phạm Văn Đấu, trong lòng người dân Vĩnh Long nói riêng, xã hội nói chung, chắc là “ngồi sau cùng”! Tin là thế.
Chỉ có một sự thật cay đắng đang hoành hành: Trong xã hội chúng ta, tài năng, năng lực quan chức cốt cán có lẽ không đến nỗi “nghèo”. Nhưng nhân cách hành xử, cái tâm làm việc vì lợi ích chung, vì dân, vì nước có vẻ như đang ngày càng thuộc loại “xưa nay hiếm”. Vì thế, cái danh của không ít quan chức tự lúc nào trong lòng người dân, trong lòng xã hội, bỗng trở nên nhẹ bẫng, vì nó đã bị đồng tiền, bị lợi ích cá nhân họ, lợi ích gia đình họ… cuốn đi. Không ai hỏi mua, mà thanh danh của các vị “cứ cuốn đi…cứ cuốn đi…cứ cuốn đi…”
“Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng”- câu thành ngữ xa xưa, vẫn nóng hổi những tháng năm không bình yên này.
Có ai, ngành nào, công ty nào, quan chức nào, trí thức nào, nghệ sĩ nào…muốn bán danh k…h…ô…n…g?
Nguồn: TVN

Người con rể ‘kỳ lạ’ của Tổng bí thư Lê Duẩn
Biên ra như thế để mà ngạc nhiên bởi quan hệ cha vợ chàng rể Lê Duẩn - Hồ Ngọc Đại khác, khác lắm.
Sinh thời, dạo cụ Kim Lân còn khỏe, thi thoảng cụ kêu tôi đến cho ké những cuộc tụ trong phạm vi hẹp mà có người gọi là kén người kén cả món nhắm. Một cuộc tụ như thế là vào dịp thanh minh cách đây hơn mươi năm, ở một cái quán nho nhỏ ngay phố Hạ Hồi gần nhà cụ.
Nghĩ tôi chưa biết, cụ Kim Lân gục gặc hướng vầng trán dô về cái người tóc bạc cước, khuôn mặt nhẹ nhõm ngồi ngay bên, rồi cụ buông nhỏ này cái người này lạ lắm đấy nhé
Biết tính cụ thường hay vống lên một chút về những người mình quý, nhất là khi giới thiệu ai đó, nhưng tôi chợt thấy cụ Kim Lân đang thực hiện đúng phương pháp gọi sự vật bằng cái tên của nó. GS Hồ Ngọc Đại quả là lạ. Ý cụ Kim Lân chắc là lạ hay.
GS Hồ Ngọc Đại lạ như thế nào?
Từ những năm bao cấp khốn khó đã nghe một nhà cải cách giáo dục Hồ Ngọc Đại. Và cũng chẳng ít những xầm xì rằng ông ấy là rể Tổng Bí thư thì người ta mới còn nể cho cơ hội và điều kiện để mà thực nghiệm này nọ chứ người khác thì còn lâu.
Tổng bí thư Lê Duẩn, Hồ Ngọc Đại, Trường Thực nghiệm, Bố vợ con rể, Bộ Giáo dục & Đào tạo
GS Hồ Ngọc Đại (hàng sau, bên trái) chụp ảnh cùng cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Ảnh tư liệu/ Zing.vn
Phương pháp Hồ Ngọc Đại từng gây dị ứng cho không ít người. Rằng mới là tiến sĩ giáo dục ở Liên Xô thì đã là cái chi? Mà nền giáo dục Xô viết thì đã hơn ai? Rằng đất nước này nhan nhản chán vạn các GS.TS, các nhà khoa học giáo dục từng chi dùng quỹ thời gian cả cuộc đời cho sự nghiệp trồng người chứ riêng chi cái ông Hồ Ngọc Đại.
Thế mà ông Đại cứ coi mình như ở cõi khác. Nhất là thời điểm năm 1978, ông sáng lập Trung tâm công nghệ giáo dục để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người (cả lý thuyết lẫn thực tiễn). Rồi những phát ngôn không giống ai, cứ như là thách thức "Một nền giáo dục biến học sinh thành con tin", "Phải thay đổi lại cơ bản nền giáo dục, cả nội dung, phương pháp, tổ chức".
Giới trí thức lắm anh cũng lườm nguýt GS Hồ Ngọc Đại theo kiểu hàng tôm hàng cá.
Miệng thế gian cái gọi là công luận của người Việt mình hình như khó thoát lối nghĩ xưa cũ? Tình cờ đã lâu tôi có vớ được một công trình khoa học hẳn hoi, mang máng có tên là Mối quan hệ giữa bố mẹ vợ và con rể qua Kho tàng ca dao người Việt. Qua khảo sát kỹ càng 100 bài ca dao Việt nói về mối quan hệ bố vợ chàng rể, tác giả nhận thấy số bài ca dao mang những biểu hiện tiêu cực chiếm tỷ lệ 62,1%, còn biểu hiện tích cực chỉ chiếm 37,9%
Thiên hạ từng ngạc nhiên nắc nỏm về mối quan hệ cha vợ chàng rể của vua Minh Mạng. Vua Minh Mạng có cha vợ là Huỳnh Công Lý cũng là một chức quan nho nhỏ trong triều. Mối quan hệ vua tôi cha con ấy suôn sẻ hằng bao năm. Bỗng một ngày kia, các quan phát giác ra sự hà lạm công quỹ của viên quan Huỳnh Công Lý. Vua kiêm chàng rể Minh Mạng cho điều tra thấy đúng. Một việc hy hữu trong lịch sử Đại Việt là chàng rể ấy đã kiên quyết xử chém ông bố vợ tham nhũng.
Biên ra như thế để mà ngạc nhiên bởi quan hệ cha vợ chàng rể Lê Duẩn - Hồ Ngọc Đại khác, khác lắm và ông đã ứng xử, nói đúng hơn là đã sống theo cái cách riêng và lạ của mình.
Giáo sư quê gốc Nghệ An nhưng sinh ở Quảng Trị ở làng Vệ Nghĩa cách Bích La Đông làng TBT Lê Duẩn vài cây số. Cụ thân sinh của ông là Hồ Thâm, sinh ra trong gia đình nổi tiếng giàu có cự phú từng theo cụ Phan Bội Châu chống Pháp sau đó đi hoạt động cách mạng. Hai gia đình Lê Duẩn và Hồ Thâm có mối thâm giao. Khi mất cụ Hồ Thâm có ý nhờ cậy ông Lê Duẩn rèn cặp con mình.
Vậy nên ra Hà Nội, Hồ Ngọc Đại đã ở luôn nhà số 6 Hoàng Diệu với gia đình TBT Lê Duẩn suốt 6 năm trời. Khúc nhôi cô Lê Tuyết Hồng con gái ông Lê Duẩn bén duyên với chàng nho sinh Hồ Ngọc Đại rồi những năm tháng tu nghiệp bên Liên Xô và trở thành gia thất, nàng về công tác ở Bộ ngoại giao, chàng tiếp tục sự học trở thành tiến sĩ và tiếp tục sự nghiệp giáo dục ra sao là cả một câu chuyện dài…
Hình như mối quan hệ cha con nhà ấy được xây dựng trên cơ sở của lòng tin và tình thương. Nói ít người tin nhưng mùa hè năm đó nóng ghê gớm, một lần bắt gặp ông con rể phải té nước xuống sàn nhà cho mát, ông bố vợ Lê Duẩn đã bắt Hồ Ngọc Đại vào phòng làm việc duy nhất trong khu nhà có máy điều hòa. Hồ Ngọc Đại được toàn quyền sử dụng căn phòng rộng thênh xung quanh mình chất đầy các công văn, tài liệu quan trọng.
Bài báo đầu tiên của Hồ Ngọc Đại được đăng trên báo Tổ quốc. GS vẫn nhớ mang máng đại ý nói rằng mấy nghìn năm lịch sử, đất nước ta như một con thuyền trôi trên dòng sông, hai bên là rặng tre, bờ lũy che chắn, nên con thuyền ấy cứ thong thả trôi. Giờ con thuyền ấy đã ra đến cửa biển thì sao, phải cắm thuyền lại hay ra khơi. Nếu ra khơi phải đổi thuyền, đổi lái.
Bài báo nhanh chóng được đặt lên bàn bên Tuyên giáo. “Đổi thuyền đổi lái”, riêng cụm từ đó đã quá đỗi xa lạ và đồng nghĩa với việc người viết rước họa. Nhưng bữa cơm chiều hôm ấy ông bố vợ, TBT Lê Duẩn cầm về tờ Tổ quốc do bên Tuyên giáo đưa và chỉ nhìn anh con rể tác giả bài báo mà… cười, không nói gì thêm. Hồ Ngọc Đại cũng cười. Chao ôi phải giải mã cái cười của cha con nhà này ra sao nhỉ?
Tổng bí thư Lê Duẩn, Hồ Ngọc Đại, Trường Thực nghiệm, Bố vợ con rể, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Một bữa cơm nọ chỉ có hai cha con. Bố vợ Lê Duẩn đặt đôi đũa xuống nhìn thẳng vào mắt anh con rể chậm rãi thông báo một việc hệ trọng các chú đã bàn với ba và bác Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) đã đồng ý là bố trí con sắp tới đảm nhận chức Thứ trưởng giáo dục kế tiếp là Bộ trưởng. Hoặc con đảm chức Thị trưởng thành phố Hà Nội. Nghe qua bố cũng thấy có tiền đồ…
Ông bố vợ đã cầm đũa lên lại hạ xuống khi thấy anh con rể cười Bố quan niệm như thế nào là tiền đồ.
Cũng rất nhiều gợi ý này khác nhưng ông con rể Hồ Ngọc Đại trước sau xin bố vợ cho tiếp tục cái công trình khoa học thực nghiệm của mình.
Xin lỗi, ông cụ đánh giá công trình của anh như thế nào? Tôi hấp tấp đặt câu hỏi với GS thì ông cười, khi đó tôi nản lắm…
Nản là ông bố vợ thẳng thừng rằng phải mất mấy chục năm nữa người ta mới hiểu được cách làm này. Mấy chục năm cho công trình mô hình giáo dục của mình không nản sao được? Nhưng ông bố vợ Lê Duẩn đã tiên liệu trước ở thì tương lai xa cho ông con rể… Ấy là khi các phụ huynh tranh nhau vào nộp đơn xin cho con mình được vào học lớp 1 tới mức xô đổ cả cánh cổng sắt của Trường thực nghiệm Hồ Ngọc Đại. Và sau đó năm 2013, Bộ GD&ĐT quyết định cho phép cuốn Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại được áp dụng trên quy mô toàn quốc thì GS mới thấy bố vợ mình đã đúng!
Năm đã lâu ấy, ngồi với ông Vũ Quốc Hùng đang đương chức Phó Chủ nhiệm UBKT, ông đột ngột nói với tôi rằng có chuyện này lạ lắm rằng cái ông GS Hồ Ngọc Đại ấy mà vừa trực tiếp đề nghị tôi cho cơ quan chức năng kiểm tra việc nhập nhằng kinh tế đang xảy ra ở chính ngôi trường mà mình phụ trách. Tôi hiểu lạ là cách nói của ông Vũ Quốc Hùng để chỉ một cấp độ thẳng thắn sòng phẳng của lương dân Việt trước nạn tiêu cực. Lạ bởi vì hiếm khi chuyện ấy xảy ra chăng?
Cũng biên ra đây một chuyện nữa để kết thúc bài viết. Ông Cố vấn Lê Đức Thọ lâm trọng bệnh. GS Hồ Ngọc Đại khi tới thăm, ông Cố vấn đã nắm lấy bàn tay GS thốt lên Bác là người của Ban Tổ chức đã duy nhất không thuyết phục được cháu… Nhưng cháu cũng có cái sai đấy nhé.
GS Hồ Ngọc Đại vội động viên rằng bác cứ nghỉ ngơi
Khi ấy hình như GS đang chợt nhớ đến một câu thơ cổ Tuế nguyệt đường đường lưu bất đắc/ Tạc phi kim thị chỉ tâm tri (Năm tháng cứ vùn vụt trôi làm sao mà giữ được/ Trước nay, sai, đúng chỉ lòng mình biết được mà thôi).
Xuân Ba
Nguồn: Vietnamnet


GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!


(VTC News) - Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối. 
  » GS Hồ Ngọc Đại: Học không có thi cử, không có chấm điểm
» GS Hồ Ngọc Đại: Học không có thi cử, không có chấm điểm

Với tôi, TBT Lê Duẩn vừa là bạn vừa là cha


- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?

GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: “Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!”. Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: “Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”. 

Cảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua hồ sơ vào trường thực nghiệm 
Cảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua hồ sơ vào trường thực nghiệm 

Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: “Đi học về là để dạy người”. Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là “Anh học được cái gì?”. Tôi bảo tôi học được cái nghề. 


- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi thích nhất cái lý luận của anh hùng Núp: “Lính Pháp cũng có thể bị bắn chảy máu”. Tôi cảm động nhất đoạn nhà văn Nguyên Ngọc tả anh Núp bắn thằng lính Pháp chảy máu. Anh hùng Núp sướng quá kêu lên: “Nó đã chảy máu!”. 

Thế thôi, thế là đủ rồi. Mục đích của tôi là làm cho tất cả các quan niệm về nềngiáo dục đương thời mất thiêng.

- Đương thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bao giờ chia sẻ về công việc giáo dục với ông không?

GS Hồ Ngọc Đại: Có, ông rất thông cảm. Ông nói những quan niệm của tôi là đúng. Nói chung, với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi coi ông vừa là lãnh tụ, vừa là người thầy về trí tuệ, vừa là người cha, vừa là người bạn. 
Trong gia đình là cha nhưng trao đổi câu chuyện lại là bạn. Khi nói chuyện với tôi, ông luôn luôn thẳng thắn như với bạn bè. Ngay cả việc tôi không nhận chức Thứ trưởng, ông cũng bảo: “Mày đúng!”.

-Ông là người hay nói thẳng, đôi khi rất gay gắt. Vậy có bao giờ ông bị Tổng Bí thư Lê Duẩn quở trách chưa?

GS Hồ Ngọc Đại: Khi mới về nước, tôi có viết một bài đăng trên báo Tổ Quốc. Bài báo đại ý là 4.000 năm qua, Việt Nam như là con thuyền đi giữa dòng sông tĩnh lặng, hai bên có hai bờ. Nhưng hiện nay con thuyền ấy đã ra đến cửa biển. 

Vì vậy chỉ có hai cách: hoặc là cắm sào neo lại cửa biển, hoặc là lao ra đại dương. Mà muốn lao ra đại dương thì phải đổi thuyền và thay lái. Bên tuyên huấn đưa tờ báo cho ông và báo cáo: “Thưa anh, cậu Đại viết lách thế này đây!”. Sau khi xem xong bài báo, ông gọi tôi và bảo: “Nội dung bài báo thì không có vấn đề gì nhưng giọng điệu thì còn tiểu tư sản lắm”. Rồi ông chỉ vào tôi: “Marx ở tuổi này chín lắm rồi chứ không bồng bột như vậy đâu”.       
                                             
Kẻ gây bất hòa
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục (Ảnh: Phạm Thịnh) 
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục (Ảnh: Phạm Thịnh) 


- Từ khi ra đời cho tới nay đã gần 40 năm, CNGD luôn chia xã hội thành hai “phe”. “Phe” ủng hộ thì hết lời ca ngợi. “Phe” chống thì phản ứng kịch liệt. Vậy còn “cha đẻ” của công nghệ này – giáo sư Hồ Ngọc Đại thì sao? 

GS Hồ Ngọc Đại: Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối. 

Tôi xin kể một câu chuyện thế này. Nghe có người nói mình nói chuyện hay lắm, giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình mới đưa xe con lên tận Hà Nội mời mình, long trọng lắm. Suốt buổi sáng nói chuyện, anh chị em giáo viên vỗ tay liên tục, còn các quan chức đầu ngành của tỉnh thì tái xanh mặt mày. 

Hết buổi, tôi phải ra đi xe đò về Hà Nội. Chỉ thương cho ông giám đốc sở sau đó bị cách chức. 

Một lần khác được mời vào trong Thanh Hóa nói chuyện, tôi nói rất nhiều chuyện về hình thành nhân cách. 

Sau đó, tôi bảo: “Nếu như chẳng may đồng chí Bí thư Tỉnh ủy của chúng ta có mệnh hệ gì thì 10 phút sau có 10 ứng cử viên thay thế, còn anh Tấn (nhà sử học Hà Văn Tấn - TG) bạn tôi đang ngồi kia có mệnh hệ gì xảy ra thì 10 năm sau chưa chắc đã có người thay”. 

Tôi biết không phải ai cũng lọt tai cách nói như vậy. Thực ra thì mục đích của tôi là muốn làm mất thiêng những quan niệm cũ đi, rồi trên cơ sở đó mình mới xây dựng cái mới. 

- Ông có nghĩ rằng đa số các quan chức thời bấy giờ không hiểu nổi việc làm của ông không? 

GS Hồ Ngọc Đại: Thực ra họ đều cảm nhận được cuộc sống này phải khác đi, có điều họ không dám nói ra thôi. 

Năm 1985, tôi vào dự giờ của một cô giáo ở Long An, mình khen cô ấy dạy tốt bởi cô này giảng dạy có phương pháp sư phạm. Cậu trưởng phòng mới bảo: “Thầy ơi, thầy khen thật đấy chứ?”. “Ừ, khen thật”. “Vậy thì chốc nữa lên tỉnh, lên huyện, thầy đừng khen”. Mình hỏi làm sao thì được biết chồng cô đang cải tạo.

Sau đó, tỉnh Long An tổ chức buổi nói chuyện cho 500 giáo viên. Mình nói thế này: “Chúng ta sống trong hoàn cảnh đất nước thống nhất rồi. Nếu có sai lầm thì chỉ có một việc họ sai lầm, chỉ có một thế hệ sai lầm thôi, còn mấy trăm thế hệ trước họ vì đất nước này. Đất nước này tồn tại vì có cả các thế hệ đó. 

Tất cả trẻ em sinh ra trên đất nước này, bất kể ở đâu đều được quyền bình đẳng và cơ hội học tập như nhau. Không có nền giáo dục dành riêng cho con em quan chức!”.

Lê Thọ Bình (thực hiện)
Nguồn: VTC

Tìm kiếm Blog này