Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Nguyên cớ nào VN hạ quyết tâm vượt biên giới tấn công dứt điểm chế độ Pol Pot?

Đã đành VN muốn duy trì ảnh hưởng trong vai trò anh cả đối với Lào và Campuchia. TQ còn muốn hơn thế - làm ông trùm Châu Á. Thời ấy, VN đang khủng hoảng kinh tế lại chịu sức ép quân sự ở hai đầu đất nước nên việc tấn công sang CPC là việc bất đắc dĩ, chứ không phải muốn thôn tính Lào và CPC, thành lập Liên bang Đông Dương như TQ, CPC lu loa gây nhiễu.
Đánh không khó, vì "lấy thịt đè người" ắt phải thắng. Vì quân đội TQ không thể cứu kịp đàn em, thời đó quân TQ chưa có hạm đội đổ bộ đường biển nhanh như Mỹ, trên bộ thì Lào đã ký mật với VN không cho TQ mượn đường đi qua. Mưu toan lập một chế độ mới thay thế cũng không khó nhưng vô định ở tương lai...
Lãnh đạo VN đã chấp nhận đương đầu với dư luận quốc tế coi đó là hành động xâm lược một quốc gia khác.
Vì sao họ chấp nhận một canh bạc phiêu lưu - tại sao và khi nào hình thành ý định?.
Chuyện này ít người biết, không có trên truyền thông chính thống. Bạn nào quan tâm chỉ cần xem phần đầu ghi chép của nguyên Đại sứ VN ở CPC Huỳnh Anh Dũng. Tuy đứng ở góc độ quan chức ngoại giao VN nhưng ông nhìn nhận vấn đề khá khách quan. Bài cá nhân đăng trên mạng không phải tài liệu tuyên truyền:

Xem cái ảnh này lại nhớ ông già của tui,

Quê mình, lúa mùa mưa gặt về phải phơi liền ở cái sân xi măng trước nhà để lúa khỏi bị nứt mộng. Thời tiết thất thường, có thể trời đang nắng chang chang thì mây vần vũ kéo tới đổ mưa liền. Có khi mưa quá nhanh, dùng cái trang cào gom không kịp, phải tìm đồ đậy. Mẹ con chạy nháo nhác thì ông già bình tĩnh bảo con: "mày lấy đồ nút cái lù lại" (nhét vào lỗ bờ sân cho lúa khỏi trôi ra đất). Bà già tức chửi: "đồ làm biếng", ổng nói tỉnh queo: "ướt còn, cháy mất!".

Ông anh quần chúng CM số 1 của Xã,

Trong chuyện kể của bạn học ở vùng tranh chấp, TC có đề cập tới ông anh, lúc ấy mới chỉ 12-13 tuổi nhưng hiếu động, thích súng đạn, hay chạy lon ton theo mấy anh du kích để hóng chiện đánh nhau...
Lúc nhỏ, TC chứng kiến ông Dượng bị địa phương quân phục kích bắn chết nát người. Rồi bà già ở xa nghe tin thằng cháu nhỏ lên núi để trả thù cha, đâu hơn năm là thành liệt sĩ trong một trận càn. Ông Chú thì bị canh nông bắn trúng hầm bí mật chết bỏ lại đứa con thơ tật nguyền. Nên bã rất lo lắng ông anh sẽ bị rủ rê lên núi, nối bước truyền thống cách cái mạng, bã nghĩ: nhỏ thì làm giao liên, lớn tí nữa là nó cầm súng quýnh nhau chắc chết...
Sau phỏng dai, ông anh mình đi du kích xã 1-2 năm, làm cái chân để người ta sai phái. Túm lại là chẳng công cán gì ghê nhưng nay già rồi vẫn còn máu, mỗi khi nhậu tưng tưng là hát bài chòi ca ngợi liệt sĩ của địa phương. TC mới chọc ngoáy: Rồi, tới giờ đài phát. Ông là thành trì cách mạng cuối cùng của xã đấy, cả xã anh hùng này được mấy thằng đoảng viên nhớ! Tui là đoảng quỷ xã, khỏi xét trao luôn bằng quần chúng CM gương mẫu cho anh liền!
Ảnh lớn hơn TC 2 tuổi, hình chụp cách đây vài năm.

Mìn chống bộ binh - nỗi ám ảnh quân VN ở K!

Tất cả các loại mìn do TQ sản xuất. Đại thể có loại dẫm phải - nổ, vướng dây - nổ, có loại nổ dưới mặt đất, có loại nhảy lên 1-1.5 mét mới nổ. Có loại dẫm phải nổ - nhẹ mất phần mũi chân, rồi gót chân, nếu cứu không kịp bị nhiễm trùng có thể tháo khớp mắt cá, gối, thậm chí tận háng
TQ rất thâm độc khi viện trợ cho quân Pol Pot gài bộ đội VN, hầu hết không chết mà bị thương. Nó làm cho tinh thần người lính căng thẳng dè dặt khi tiến quân, Có người bị trúng mìn, mất chân đòi tự sát vì chưa vợ con, không muốn thành gánh nặng gia đinh.
Phổ biến như mìn 652A - nhẹ và nhỏ, vật liệu làm mìn chủ yếu bằng nhựa, chỉ có một chút sắt nhỏ làm ngòi nổ nên các máy dò hiện đại cũng rất khó rà ra. Lính Pol Pot mang một gùi mấy chục quả, chúng vùi sơ lấp đất lại trên đường nhận định đối phương sẽ đi là xong. Nó được địch bố trí ở mọi nơi và chẳng thành quy luật nào.
Quân VN cũng sử dụng mìn gài nhưng chủ yếu để phòng thủ căn cứ. Chính vì lính Pol Pot cài tràn lan nên sau hòa bình dân CPC dẫm bị thương rất nhiều.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Ký ức: Mấy ổng dìa

Phú Đặng đang  cảm thấy rùng mình.
Qua cái nhìn trẻ thơ nên chưa biết, " ... bỡi chiến tranh đâu phải trò đùa ..." ( trích lời của NS. Phan Minh Tuấn)
7. Mấy ổng về
Chó sủa hậm hực rồi tru lên từng hồi trong đêm vắng, cả làng chìm nghẹt trong bóng tối, cây đèn hột vịt vặn nhỏ ngọn trên bàn thờ soi mờ mờ, nhiều đôi mắt mở to lo sợ của người lớn xác định họ đang thức, rồi tiếng thì thào không ra khỏi cổ họng, đôi tay run run khi tiếng sủa càng lúc càng gần nhà, lo lắng chờ nghe tiếng đòi mở cửa .
Chó lại sủa rộ hướng xóm trên, rồi xa dần, lâu lâu chỉ còn tiếng hậm hực nửa chừng của vài con ngu ngơ...
Hừng đông mà trong xóm không nghe tiếng mở róng chuồng dắt bò ra đi cày đi bừa, đường làng cũng vắng tiếng guốc đi chợ sớm, một sự yên ắng đầy đe doạ, thậm chí hình như sáng nay gà không gáy báo sáng, còn tiếng lục cục líp chíp của đám gà mái gà con cũng im lìm. Má nhóm bếp nấu nước pha trà cho cha rón rén, lẳng lặng như nhà có người bịnh, cha ngồi trầm tư bên chén trà nguội dần, chú tám ngồi cạnh, im lìm ...
Buổi chợ không ai bảo cũng không ai mang hàng đến bán, vài người chắc không biết nên đi chợ mua đồ, qua khỏi đầu cầu gỗ thấy vắng tanh, trong mình ơn ớn, vội vã quay về.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Chuyện về nhóm nhà báo “mất tích” trên chiến trường Campuchia

XUÂN QUẢNG - DOÃN ĐỨC (VIETNAM+) 
Gần 40 năm trước, thế giới chứng kiến thảm họa diệt chủng hết sức tàn bạo tại Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ. Lịch sử cũng ghi nhận hành động cao cả, nhân đạo, đầy nghĩa hiệp của quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, từng bước hồi sinh, xây dựng cuộc sống mới.

Đóng góp không nhỏ vào những năm tháng lịch sử ấy là sự hy sinh thầm lặng của nhiều phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên của Thông tấn xã Việt Nam, những người đặt nền móng cho sự ra đời của nhiều cây bút trên mặt trận thông tin của nước bạn.

Nhóm các chuyên gia kỹ thuật TTXVN và hai chiến sĩ trinh sát đóng bên ga xe lửa Phnom Penh. (Ảnh: Chuyên gia TTXVN Trương Việt Cường cung cấp)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Quân đội VN với CPC áp tải bảo vệ đoàn tàu lửa tuyến đường sắt Phnom Penh-Poipet.

Tuyến này là con đường tiếp vận cho bộ đội đánh nhau và dân đi lại giữ hai nơi đông dân. Cũng là đường buôn lậu chính, hàng Thái về Phnom Penh (Poipet là cửa khẩu lớn ở biên giới TL-CPC). Thời đấy, nghe các cựu binh kháo rằng: Hàng tiêu dùng từ Thái rất hiếm nên có giá, một lời hai. ba. Tuy đi bảo vệ có nguy hiểm, có thể bị phục kích mìn hoặc đạn B40- 41... của quân Pol Pot nhưng trúng mánh đậm do ăn ké theo Bạn. Họ là vua toàn quyền cho ai lên tàu, mấy bà "con buôn" muốn gì cũng chìu. Thuốc Samit phì phà thoải mái, còn được dấm dúi tiền riel hoặc vàng...
Sau khi VN rút quân, quân CPC không đủ sức bảo vệ nên không còn sử dựng đường sắt. Hiện họ đang cố gắng phục hồi.


Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Chuyên gia cố vấn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ở Campuchia Dân chủ

Để hiểu vì sao còn lại chỉ vài nước gốc CS mà Việt nam không mặn mòi với Bắc Triều Tiên? 



Rừng khộp Campuchia

Mùa mưa cây cối um tùm, cỏ có chỗ lút đầu, suối lũ tràn bờ, quân VN truy quét loanh quanh, ở đâu có khói trên cây, ở đó có địch. Mùa khô cây trụi lá, nắng cháy da người, suối cạn đọng thành vũng, quân VN lại lên đường, ở đâu có nguồn nước ở đấy có địch. Quân ta đi lạc, hết nước khô máu cũng chết. Bên nào cũng hy sinh vì nước cả !.

Chùm ảnh quân Sêrây Ka bị quân VN đánh te tua!

Trong ba lực lượng chống VN, đáng gườm là quân Khmer đỏ trùng thế khó chơi. Quân Molinaka của Sihanouk truyên truyền lôi kéo dân là chính. Còn quân Sêrây Ka (còn gọi là Para) đẹp mã rằn ri do Mỹ, Thái hậu thuẫn yểm trợ thì đụng quân VN nó dần cho te tua. Chùm ảnh đám này , khi bị quân VN tấn công vào căn cứ ở biên giới TL - CPC


Tìm kiếm Blog này