Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara DAVENPORT
Giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Luật, ĐH Yale (Mỹ)
TÓM TẮT
Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng - được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 - ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng.
NỘI DUNG
Ngày 13/12/2016, hình ảnh vệ tinh cho thấy một loạt thiết bị quốc phòng đã được lắp đặt trên các cấu trúc kiên cố hình lục giác ở cả 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng tại Trường Sa.1 Những thiết bị quốc phòng này, bao gồm các hạ tầng hải quân, không quân, radar và phòng thủ, giúp Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể triển khai khí tài quân sự tới Quần đảo Trường Sa.2 Dự án xây đảo quy mô lớn, được bắt đầu từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc lên Toà Trọng tài theo Phụ lục VII vào tháng 1/2013, đã tạo thêm 12,8 triệu m2 đất trong chưa đầy 3 năm.3 Báo cáo tháng 12/2016 mô tả đến kinh ngạc quy mô biến đổi đã diễn ra tại nơi mà trước đây vốn chỉ là các mỏm đá cằn cỗi được ngư dân sử dụng làm nơi trú ẩn. Với một số người, điều này cũng cho thấy rõ tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông: Đó là kiểm soát quân sự hoàn toàn.4 

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Nhạc thiếu nhi và nhạc chế ở miền Nam, trước 1975

__________________


Nhạc ngoại, lời Việt

Về bài hát trẻ con - “Ma-ní lấy chồng chà-dà”

MA-NÍ, CHÀ-DÀ…

Mình ưa kể chuyện cho bạn già nghe… vào những ngày cả hai đã đi gần tới cuối đường định mệnh. Bạn già rất chăm chú nghe chuyện, dù tuổi đã già rồi nhưng tính phản biện, tính cãi cọ kiểu trẻ con vẫn còn cao ngất trời. Cứ kể được khoảng một khúc ngắn thì mình lại bị bạn kê ngay một cục gạch vào họng.
Mình dư biết tuổi bạn lớn rồi, có còn việc gì vui hơn là cãi lộn… vì cãi lộn cho người ta thấy mình vẫn còn sáng suốt nhớ được chuyện này chuyện kia, còn biết lý lẽ phân bua đớp chát. Còn phần mình thì dù bị kê gạch cứng họng mãi nhưng vẫn thích kể lể hoài. Mình già rồi, biết làm gì cho hết khoảng thời gian của những ngày tàn ngoài cách nói chuyện với người này người khác cho hết những khoảng trống cô đơn càng ngày càng lớn. Và: Những câu chuyện ấy thường là những chuyện tào lao.
Kể: Cứ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại được những nỗi buồn xưa cũ. Cứ nghĩ thời gian đã trôi đi biền biệt chẳng quay về. Cứ nghĩ những cảm giác êm đềm hay chua xót của những ngày xưa cũ sẽ tan biến mất vì không ai có thể tắm hai lần ở một dòng sông… Thế mà có một ngày mình sắp tới cuối đường đời thì tất cả quá khứ quay trở lại cười khúc khích hay khóc rúc rích rồi khiêu vũ điệu “chachacha”.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Giới thiệu:: Nơi tìm hiểu về nguồn cội dân tộc

Bạn nào quan tâm nguồn cội Bách Việt ngoài sử chính danh "tự sướng mơ màn", nên tìm đọc tham khảo rất nhiều bài về vấn đề này của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang. Bác sĩ tốt nghiệp y khoa Sài Gòn 1969, di cư 1975 và hiện đang hành nghề chuyên môn ở Mỹ.
TC rất nể phục bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, tuy là nghiên cứu nghiệp dư (tạm gọi vậy) nhưng ông muốn tìm hiểu để làm rõ một vấn để gì, ông đến tận nơi xác minh, chụp ảnh ghi nhận với chú thích rõ ràng. Cách tiếp cận của ông là "tay có sờ thì miệng mới nói, khác với số đông GS.TS Việt Nam thường xào tài liệu Tây, Tàu rồi viết bài tán phét cả trăm trang (xin lỗi TC có ấn tượng xấu). Thời đại này mà toàn chữ viết chay, thiếu chứng minh rất khó nghe lọt tai.
Các viện nghiên cứu, hàng trăm nhà sử học, dân tộc học của Việt Nam đã có mấy người đến Hồ Động Đình để tìm hiểu nguồn cội Bách Việt. Đến vùng Tự trị ở Quảng Tây để tìm hiểu mối liên hệ giữa dân tộc Choang và Lạc Việt... ? Đến Borneo (Mã lai)... để tìm mối liện hệ giữa người Việt và các dân tộc khác. Chữ nòng nọc, trống đồng.. .Vì sao ở Trung Quốc có nơi thờ Hùng Vương, Hai Bà Trưng... như ở Việt Nam?...

Chiêu dằn mặt vợ.

Mụ vợ lão khoe: hồi trẻ, em có học Thái Cực đạo, đai xanh, vàng chi đó. Bã to con hơn lão, tính tình nóng nảy nên chưa bao giờ lão đám đụng đến tay chân. Thành thử thỉnh thoảng hai vợ chồng cãi lộn coi như không có hồi kết.
Rồi gặp lại thằng bạn cố tri thời học phổ thông, lão tâm sự, phàn nàn... Thằng bạn dày dạn kinh nghiệm "tề gia" nói: Dễ ẹc!, đàn bà nào cũng có yếu điểm - đó là tiếc của. Mày biết không, có lần tao thấy cái tivi nhà xuống cấp, cần thay cái mới. Cãi nhau, tao đâp một phát "bùm", mụ vợ tiếc của mếu máo, tắt đài luôn. Mày thử coi, hắn còn cẩn thận dặn: đập đồ không giá trị thôi nghen!. Nghe quá có lý, lão định bụng chờ ngày ứng dụng.
Ngày nọ, hai vợ chồng bàn nên thanh lý cái máy may xi cà que không xài nữa. Có người hỏi, lão phát giá, trả gía, ok bán liền. Mụ vợ về, nhảy dựng chu chéo sao ông hổng bàn với tui, cái đó đáng giá thế lọ thế chai (mấy pà thì lạ gì kiểu đó!!). Chiện không đáng, lão điên tiết, sực nhớ lời thằng bạn dạy. Đảo mắt thấy rổ chén đĩa, liếc qua định vị dăm cái cũ hơi sức mẻ, nhào tới hốt ngay, trừng mắt nhìn vợ, ném xuống sàn nhà - "xoảng". - Tưởng sao? mụ vợ bưng cả rổ bảo: đây ông đập cho đã, còn gì nữa đập luôn đi,... lão tần ngần (đang nghèo khổ, ngu gì!), tiến thoái lưỡng nan. Thế là mụ vợ thả luôn cả cái rổ xuống đất nghe cái "rổn". Xong phim, chiến sự bỗng dưng im bặt, không còn gì nói nhau nữa... Hôm sau, vợ bóp bụng sắm một lô đồ dùng mới, chứ lấy gì ăn cơm?.
Qua một thời gian, mụ vợ thủ thỉ truy hỏi: anh hồi giờ hiền khô mà sao bữa đó dữ dzẫy, chắc có thằng nào xúi phải hông? Lão thà chết không cung khai.
Từ đó về sau, vĩnh viễn lão không bao giờ chơi ngu kiểu đó nữa... (chiện khá lâu thời hậu bao cấp).
Ngẫm lại chiêu của thằng bạn không phải tệ nhưng hên xui, tùy đối tượng. haha.

TC

Nhành lúa mới - bài chánh tả - học thuộc lòng lớp nhứt

Nhành lúa mới

Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng.

Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường. Trong ánh nắng ban mai, đố ai biết có gì đổi khác? Nhìn vào thôn xóm, vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm nhưng cánh đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ.

Tôi nghĩ đến bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lượt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên dải đồng rộng mênh mông. Trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát, trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên khắp đô thành và làng mạc, thì ở đây, người nông dân Việt nam vẫn thản nhiên gieo nguồn sống.

Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trỗi dậy, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của cả một dân tộc.

Vô danh


Sách dạy học vần lớp vỡ lòng dành cho người Thượng.

Tính đến năm 1972, Trung tâm Học liệu Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH đã ấn hành được khoảng 50 đầu sách khác (phần lớn loại học vần) dành riêng cho đồng bào các sắc tộc.
(St)

Tìm người yêu thất lạc


Tìm kiếm Blog này