Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

Ghi nhận sự nổ lực của Chính phủ Hun Sen trong việc phát triển cộng đồng.

Mình nhớ thật nhiều nơi đã từng công tác. Một xã nghèo nhất của huyện, không có nổi một ngôi chùa, không có một cái quán nào dù nhỏ nhất. "Nghề nghiệp" của dân chỉ là săn bắn hái lượm, đánh cá ven sông để ăn và chia sẻ với nhau. Tuy khổ cực vậy (và không hiểu trọng bụng, ai là người thù ghét quân VN) nhưng có gì họ cho Đội công tác cái đó, mình luôn nhớ tấm lòng ấy.
Ngày nay, Chính phủ CPC và các tổ chức NGO quan tâm đến người nghèo và dân tộc ít người, đang xây dựng cho họ chí ít mỗi xã nghèo cũng được một ngôi chùa. Các tổ chức Thiện nguyện đến tận những xã vùng sâu vùng xa để dạy trẻ em vệ sinh và dạy học tiếng Anh, cảm nhận bọn trẻ nói TA khá tốt.
Xem clip dưới ở phum xưa, thấy lạ vì hồi đó chưa từng thấy điệu múa này của dân tộc thiểu số tại đây. Và một clip ở xã khác trong rừng mà mình chưa hề thấy nơi thờ cúng, chưa hề biết có người Chăm ở đây, thì có nay đã có thánh đường cho người Chăm Hồi giáo.
Link điệu múa của dân tộc Kuôi:

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Tám chơi chiện tiếng xứ Nẫu

Chiện tiếng xứ Nẫu: Dẫy á gặp Dẫy na.

Chơi với hội bạn học Phú Iên, H nói tui vơ và vang đây. 
Một bạn gái nói: "và vang" là ẩu đơ qué? làm ơn viết hoa. 
Môt bạn gái nữa: thâu đi ông, lộn rầu, Quà Quang mới đúng, Và Vang là nói tiếng vó. 
H bảo: quơ Nẫy nói dẫy á, tui đẻ ngay dưới bụi bông dờ, ăn chim chim mú dẻ quài, lộn sao được!.
Bạn ấy cãi tiếp: Dứ bụi "bông giờ", chứ hông phải "bông dờ", "dú dẻ" chứ hỏng phải "mú dẻ".
Cãi xà quần, H một mực bảo lưu. 
Mới hầu tấu, mấy thằng ly hương nhớ. hú nhau họp bạn nhậu tám cho đỡ nhớ quơ, vũ như cẩn tại trại của Tiên chỉ Nguyễn Thanh Vân. Nhân tiện gặp T (người cùng xã) vợ thằng đệ Tâm Teo. H hỏi thì ra chính xoác là "Và Vang", phái ơi là phái!


TC dạo vài đường, Các bạn coi thử có làm luận án tiến sĩ được hông nha?

"Thở nẫu bỏ quơ, đi làm thơ, hái cà phơ, lấy con dợ, buồn tái tơ"
TC xa quê từ nhỏ nên không nắm chắc âm hưởng trong tiếng nói cũng tập quán của người xứ Nẫu. Mình nghĩ Văn hóa của xứ Nẫu, nổi bật chính là phương ngữ và cái rốn của nó là từ "Dẫy". Tiếng Nẫu, nói có vẻ "thô cứng, cộc lốc, vụng về", nói như Bắc cờ là "dùi đục chấm mắm cáy". Theo TC cảm nhận thì tiếng Phú Yên nói nặng hơn tiếng Bình Định, người vùng biển ăn mặm nói cũng có phần khác người đồng bằng.
Tiếng "Dẫy" có trong hầu hết câu chuyện nói qua lại giữa người dân xứ Nẫu, như:
Dẫy na. Dẫy á. Dẫy là. Dẫy thâu. Dẫy ngheng. Dẫy thâu ngheng.
Những câu nói tán thán trên, chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng hiểu còn tùy ngữ cảnh đi kèm âm nhẹ nặng, có gắt cuối không và cảm xúc trên khuôn mặt người nói. Từ đó có thể hiểu là: xác nhận, phủ định hay nghi vấn hoặc phủi đít đi luôn..
Nói dẫy có sai cho Và Vang tui xin lẫu mọi ngừ.
Iêu không iêu thì thâu, nói dứt phát!

TC

Cái cuốc ta ngày xửa ngày xưa

Hai ông của "Đội quân nhà Phật" thăm lại chốn xưa (CPC)

Xem phim tư liệu của VTV nói về hai ông của "Đội quân nhà Phật" thăm lại chiến trường xưa và nhớ bà mẹ Sô Maly đã mất, thấy anh trung tướng và thằng bạn cùng đơn vị diễn khá thật !. haha.
Hai ảnh cầu siêu cho bà mẹ nuôi

Cũng con đường rừng ấy!

Nguyễn Tam Mỹ - Chuyện vui của lính


Nguyễn Tam Mỹ

Ước hay Ráo chi thì cũng là tau !
1.
“A lô! Nhà mi ở chỗ mô, tau ghé chơi!”. “Xin lỗi, ai vậy?”. “Ráo đây!”. Mình ngớ người. “Này, không Ráo thì Ước, nhớ chưa?”. “À, nhớ rồi! Ông ở đâu nói mình tới đón”. “Khỏi cần, cứ nói nhà là tau tìm tới”. Có người bạn học cũ đến chơi nhà, mình lúi húi đi nấu nước sôi pha trà, chờ đợi.
Hồi học cấp 3 với nhau, mình chẳng cần xôi chè oản chuối gì, đổi tên hắn - Nguyễn Văn Ước, thành Nguyễn Văn Ráo! Hắn không giận, chỉ mỉm cười. Ước hiền lành, ít nói. Tính nhu mì, kim chỉ. Ngược lại, mình là thằng lơi bơi. Mỗi lần đi học, mình cuốn tròn mấy cuốn vở lại như cái ống thổi lửa giắt ở túi quần sau. Có sách nhưng ít khi mình mang theo, bởi ngày ấy, sách giáo khoa được nhà trường cấp phát miễn phí cho học trò. Đó là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà mình cung bao bạn bè nhìn thấy được bằng hiện vật. Lười nhác, lắm khi làm bài tập kiểm tra đột xuất, mình bí vì vở ghi qua loa đại khái không đầy đủ. Sợ mình lãnh “trứng gà”, thằng Ước ngồi ở bàn dưới lấy tay khều vào lưng áo mình, chỉ cuốn sách trên bàn đã mở sẵn số trang cần tham khảo. Quay xuống quay lên mấy lần, mình cũng làm bài được ở mức tàm tạm.
2.
Năm 1980. Mình đi lính. Thằng Ước cũng đi lính. Mình sang vùng Đông bắc Campuchia. Mấy tháng sau hắn cũng có mặt ở sân bay Stung Treng. Hắn là lính thông tin thuộc Lữ đoàn 575. Còn mình là lính bộ binh thuộc Đoàn 5503 đóng quân trong rừng xoài cạnh bờ sông Sê San. Giữa đơn vị hắn và đơn vị mình ngăn cách bởi cánh rừng khộp, ở đó có một phum nhỏ tên là Đôl Ta Đăm. Từ chỗ mình đến chỗ hắn, nếu đi theo lối tắt chỉ hơn cây số.

Câu chữ cuối cùng trên phim tài liệu "Chuyện tử tế"


Tran Hung Đạo diễn TV Thủy kể: “Mẹ tôi đã khóc khi biết chuyện và bà bảo: “Sao em rể con cũng làm phim tài liệu, nhưng nó còn mang được trứng gà, trứng vịt về. Còn con cứ như đi buôn bạc giả”
Phim:
https://www.youtube.com/watch?v=DMjNn6vouAs

Hiện đại - hại điện!

Lần đầu đi máy bay

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Nhận xét về nhà sàn của người Campuchia

Nhà bình dân:
Họ làm cao hơn nhà người Thượng VN, chân cột đặt trên tảng đá. Nhà có cửa hoặc không, từ cầu thang bước thẳng vào. Bên trong để trống hoặc có buồng ngủ nhỏ dành cho phụ nữ, con gái. Trước và trong nhà ở dán vài lá bùa, không có bàn thờ, vật dụng như bàn ghế. Sàn nhà ở lâu láng bóng, rác tự động rơi xuống dưới đất.

Nhà khá giả:
Họ xây to và cao hơn, chân cột hình lực giác hoặc vuông đặt trên trụ bê tông. Có một đến hai cầu thang lớn với có tay vịn, trước nhà là ban công hoặc không thưng vách gian đầu, họ chạm khắc họa tiết đơn giản, không rườm rà nên trông rất thoáng đãng và đẹp. Bên trong có buồng ngủ, bàn ghế, tiện nghi nhưng họ dành không gian trống là chính, ngồi ăn nhậu vài chục người vô tư thoải mái!. Ở bên dưới nhà sàn để xe, vật dụng, công cụ ... là nơi nấu ăn. Họ thường treo cái võng lớn đan thưa bằng sợ đay, có một hai cái phảng dày. Một cái nhà sàn bài bản được làm toàn bằng gỗ nên giá trị gấp mấy lần nhà xây tường.

Ở nông thôn, làng xóm người CPC thường ở dọc theo sông suối, kế nữa là rừng khộp (cây dầu), mọi sinh hoat hằng ngày gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Trước và quanh nhà, họ không chơi hoa cây cảnh (nếu có chăng cũng ít người). Nhà ở quê hầu hết không có hàng rào ngăn cách với nhà chung quanh, cho nên đi ngang về tắt hướng nào cũng được. Khi đi vắng hoặc tối ngủ có đóng cửa hoặc để trống tùy nhà, giày dép để trước chân câu thang đưới đất. Nói thêm, nhìn chung người CPC không có thói quen ăn cắp vặt, họ không biết cãi nhau trong gia đình hay với hàng xóm như người Việt.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Tìm kiếm Blog này