1.
“A lô! Nhà mi ở chỗ mô, tau ghé chơi!”. “Xin lỗi, ai vậy?”. “Ráo đây!”. Mình ngớ người. “Này, không Ráo thì Ước, nhớ chưa?”. “À, nhớ rồi! Ông ở đâu nói mình tới đón”. “Khỏi cần, cứ nói nhà là tau tìm tới”. Có người bạn học cũ đến chơi nhà, mình lúi húi đi nấu nước sôi pha trà, chờ đợi.
Hồi học cấp 3 với nhau, mình chẳng cần xôi chè oản chuối gì, đổi tên hắn - Nguyễn Văn Ước, thành Nguyễn Văn Ráo! Hắn không giận, chỉ mỉm cười. Ước hiền lành, ít nói. Tính nhu mì, kim chỉ. Ngược lại, mình là thằng lơi bơi. Mỗi lần đi học, mình cuốn tròn mấy cuốn vở lại như cái ống thổi lửa giắt ở túi quần sau. Có sách nhưng ít khi mình mang theo, bởi ngày ấy, sách giáo khoa được nhà trường cấp phát miễn phí cho học trò. Đó là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà mình cung bao bạn bè nhìn thấy được bằng hiện vật. Lười nhác, lắm khi làm bài tập kiểm tra đột xuất, mình bí vì vở ghi qua loa đại khái không đầy đủ. Sợ mình lãnh “trứng gà”, thằng Ước ngồi ở bàn dưới lấy tay khều vào lưng áo mình, chỉ cuốn sách trên bàn đã mở sẵn số trang cần tham khảo. Quay xuống quay lên mấy lần, mình cũng làm bài được ở mức tàm tạm.
2.
Năm 1980. Mình đi lính. Thằng Ước cũng đi lính. Mình sang vùng Đông bắc Campuchia. Mấy tháng sau hắn cũng có mặt ở sân bay Stung Treng. Hắn là lính thông tin thuộc Lữ đoàn 575. Còn mình là lính bộ binh thuộc Đoàn 5503 đóng quân trong rừng xoài cạnh bờ sông Sê San. Giữa đơn vị hắn và đơn vị mình ngăn cách bởi cánh rừng khộp, ở đó có một phum nhỏ tên là Đôl Ta Đăm. Từ chỗ mình đến chỗ hắn, nếu đi theo lối tắt chỉ hơn cây số.
Mùa khô 1981. Sau ba tháng hành quân truy quét tàn quân Pol Pot ở rừng Sieempang, mình về lại Tiểu đoàn bộ. Một hôm, giữa trưa nắng lửa chang chang, thằng Ước cuốc bộ tới thăm mình. Hắn bảo: “Nghe nói suýt chút nữa đồng hương bị Pol Pot cho xơi kẹo đồng?”. “Không phải mình mà là anh Tấn hề!”. Sự thể là, chiều hôm ấy, đơn vị dừng chân bên bờ thượng nguồn sông Sê San, nghỉ ngơi qua đêm. Đào xong công sự, mắc võng cũng xong, không biết nấu ăn nên mình xung phong cầm súng cảnh giới cùng với anh Tấn hề. Ôm súng leo lên ngọn cây me cổ thụ, mình đưa ống nhòm nhìn con cọp vằn ở bờ bên kia săn cá. Chụp được cá lẫn trong cỏ rác, ông ba mươi xòe ra xem. Nhân cơ hội hiếm hoi đó, con cá quẫy đuôi rơi xuống nước. Hành động ngu ngốc ấy cứ lặp đi lặp lại hoài, ông ba mươi bực mình gầm lên: “Hùm… òa…”. Anh Tấn hề đứng gác cách mình độ 20m, nghe thấy bước chân người đi sát mép sông và khẽ gọi: “Bon ơi bon! Bon ơi bon!” bèn nói: “Thằng Ban đang nấu ăn”. Lập tức mấy loạt đạn AK vang lên chát chúa. Thì ra, mấy tên Pol Pot. Bọn chúng gọi “Bon ơi bon”, nghĩa là anh ơi anh, nhưng anh Tấn hề nghe không rõ, cứ ngỡ ai đó gọi “Ban ơi Ban”, thành ra…
Cả buổi trưa hôm ấy, thằng Ước ở chơi với mình. Đến mùa mưa, hắn bị sốt rét quật ngã. Mấy lần mang ba lô đi xây dựng Bệnh viện V21 vẫn không khỏi hẳn. Mình tới đơn vị thăm hắn, thấy tội quá! Người ngợm chỉ da bọc xương. Môi mắt thâm sì. Hắn nói mình nghe nhưng mình nói hắn không nghe được vì uống thuốc “phòng 3” do Liên Xô sản xuất, hai tai điếc đặc. Mình lấy que củi làm bút, lấy nền đất trước hiên nhà làm giấy, “bút đàm” với hắn. Bác sĩ cho hay, tái phát bệnh sốt rét thêm lần nữa là “đời tau đứt đuôi con nòng nọc”, hắn cười bảo. Là lính kiểng không phải lính chiến nhưng thể trạng hắn hoàn toàn không phù hợp với chiến trường K. Uống thuốc “phòng 3”, hắn đâm ra nghễnh ngãng không còn như xưa. Đơn vị vội đưa hắn trở về nước. Mình cũng chuyển từ Tiểu đoàn 2 sang Tiểu đoàn 12, rời rừng xoài âm u bên bờ sông Sê San về Siêmpọt ở trong rừng săng lẻ bên bờ sông Mê Kông. Hai đứa không còn liên lạc với nhau từ đấy. Ngày ấy, mình làm nhiệm vụ “đặc biệt”, khó tìm người thay thế, đơn vị cứ động viên ở lại, không giải quyết chế độ ra quân.
3.
Năm 1985. Sau 5 năm ở chiến trường K. mình giã từ vũ khí, về quê. Thằng Ước cũng về quê trước đó mấy năm. Hắn xin vào làm ở Công ty xuất nhập khẩu huyện. Khi công ty rã đám, hắn về nhà làm nông. Còn mình xin vào làm phóng viên đài huyện. Hắn “tăm” em B. ở Tiên Mỹ. Mình lại quen biết với bà chị của B. Mình dò hỏi tình hình. Bà chị của B. cười: “Cậu ấy đến chơi nhà, uống trà và ngửa mặt đếm bằng mắt rui mè trên mái chán chê thì về, đâu có nói năng chi với B”. Mình hỏi, hắn bảo: “Mục đích của tau, họ biết rồi, nói làm chi, thừa! Ưng, họ phát tín hiệu, tau tiếp nhận, dấn tới. Không ưng, họ cũng phát tín hiệu, tau tiếp nhận và tự nguyện tự giác thoái lui”. Mình bảo hắn đứng thẳng người dậy. Hắn hỏi để làm chi? Thì để tau lạy mi ba lạy!
Ngày ấy, đài huyện chống tiêu cực dữ quá! Và lãnh đạo địa phương chơi trò trừng phạt bằng cách viện 1001 lý do không trả lương cho cán bộ, nhân viên, không cấp kinh phí cho đài hoạt động. Ba tháng. Rồi sáu tháng… Cả cơ quan rạc xác ve. Đài chỉ còn một chiếc loa duy nhất mắc trên ngọn gòn trước cửa hàng ăn uống huyện, vừa phát ra âm thanh vừa nổ lụp bụp y hệt cơm sôi. Đói. Chị H.N. đến các tiệm may nhận đơm cúc áo để sống qua ngày. Vợ chồng T.M. thì mở quán bán chè để duy trì mái ấm gia đình. Anh T.T.L. - Trưởng ban biên tập, chán nản bỏ về quê ở Điện Bàn. Anh T.Q.B. - Trưởng đài, lại nổi máu giang hồ, bỏ nhiệm sở đi xem thiên hạ đào đãi vàng nơi rừng xanh núi đỏ. Mình chuyển sang làm báo tự do, cộng tác với cả chục tờ báo ở trong Nam ngoài Bắc. Tất bật với nghề, vì thế mình ít khi gặp thằng Ước. Rồi chia tách tỉnh, mình lên tỉnh công tác. Hai đứa lại bặt vô âm tín từ đấy…
4.
Lúc bấy giờ là mùa đông 2010. Trời mưa rả rích. Không rõ thằng Ước mò đâu được số điện thoại và gọi cho mình. Tới nhà chơi, hắn ca cẩm đủ thứ chuyện trên đời. Nào con cái vào đại học, mỗi đứa là một cỗ máy xay tiền, làm lụng đứt hơi vẫn chu cấp không đủ. Nào đi giữ kho thuê trên rừng, quanh năm suốt tháng ở rừng, nhiều khi muốn trò chuyện mà không có ai để chuyện trò. “Cũng may, tau có cái đài bán dẫn làm bầu bạn, nếu không dễ quên mất tiếng người”. Hắn cười nói. Ở chơi lau, nhà lại có sẵn rượu và mực khô, cá khô… nhưng hắn dứt khoát không chịu nhâm nhi tí chút. Hắn bảo: “Thần kinh tau bị vi trùng sốt rét gặm nham nhở rồi. Rượu vào, người ngợm lại nghễnh ngãng ngay!”.
Mấy năm trôi qua, hắn không tới nhà chơi. Mình gọi điện thoại cho hắn, chỉ nhận được câu trả lời của nhà mạng: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được. Xin quý khách vui lòng gọi lại sau…”. Nhiều lần như thế, chán, mình không gọi nữa. Một hôm bất ngờ hắn gọi cho mình. Tới chơi nhà, lần này mặt mày hắn tươi như hoa. Hắn khoe con cái đều đã tốt nghiệp ra trường hết rồi. “Còn công việc của mi dạo này thế nào?”. Mình hỏi. “Tau vẫn làm thủ kho ở rừng”. Hắn cười. Rồi hắn cho hay, chỗ hắn làm bây giờ đông vui vì rừng trồng đã đến kỳ khai thác. Nhiều người biết mi. Họ đọc vanh vách từng đoạn cuốn “Sấp ngửa bàn tay”, “Nửa ngàn ngày đi gõ cửa quan” của mi. Hứng chí, tau nói Mỹ, Pháp, Anh, Nga… là cái tên giả, mi chính là Thái Nguyên Tài. Họ bảo răng tau biết. Tau nói, tau với mi là bạn học thời phổ thông. Họ không tin. Thế là cá độ. Bây giờ mi đưa tau mấy cuốn sách đó, đề rõ Nguyễn Tam Mỹ và mở ngoặc đơn ghi Thái Nguyên Tài, nhớ chua thêm mẫy chữ bạn học cũ nữa. Viết như thế để tau làm bằng chứng. Nếu không, thua độ, mất đứt tháng lương hợp đồng…
5.
Lâu rồi, không thấy thằng Ước đến chơi nhà. Mình gọi điện thoại cho hắn, chỉ có nhà mạng trả lời thay. Ngày 10.3.2017, mình về dự lễ kỷ niệm 40 thành lập Trường cấp 3 Huỳnh Thúc Khang - Tiên Phước, kết nối Facebook các thầy cô giáo cũ và bao bạn học cũ, có được tấm ảnh lớp 10C chụp năm 1978. Nhìn thấy Nguyễn Văn Ước, mình lại nhớ hắn với cái cười mỉm: “Ước hay Ráo chi thì cũng là tau!”. Và rảnh rỗi, mình ngồi viết stt dài lê thê này…
Hồi học cấp 3 với nhau, mình chẳng cần xôi chè oản chuối gì, đổi tên hắn - Nguyễn Văn Ước, thành Nguyễn Văn Ráo! Hắn không giận, chỉ mỉm cười. Ước hiền lành, ít nói. Tính nhu mì, kim chỉ. Ngược lại, mình là thằng lơi bơi. Mỗi lần đi học, mình cuốn tròn mấy cuốn vở lại như cái ống thổi lửa giắt ở túi quần sau. Có sách nhưng ít khi mình mang theo, bởi ngày ấy, sách giáo khoa được nhà trường cấp phát miễn phí cho học trò. Đó là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà mình cung bao bạn bè nhìn thấy được bằng hiện vật. Lười nhác, lắm khi làm bài tập kiểm tra đột xuất, mình bí vì vở ghi qua loa đại khái không đầy đủ. Sợ mình lãnh “trứng gà”, thằng Ước ngồi ở bàn dưới lấy tay khều vào lưng áo mình, chỉ cuốn sách trên bàn đã mở sẵn số trang cần tham khảo. Quay xuống quay lên mấy lần, mình cũng làm bài được ở mức tàm tạm.
2.
Năm 1980. Mình đi lính. Thằng Ước cũng đi lính. Mình sang vùng Đông bắc Campuchia. Mấy tháng sau hắn cũng có mặt ở sân bay Stung Treng. Hắn là lính thông tin thuộc Lữ đoàn 575. Còn mình là lính bộ binh thuộc Đoàn 5503 đóng quân trong rừng xoài cạnh bờ sông Sê San. Giữa đơn vị hắn và đơn vị mình ngăn cách bởi cánh rừng khộp, ở đó có một phum nhỏ tên là Đôl Ta Đăm. Từ chỗ mình đến chỗ hắn, nếu đi theo lối tắt chỉ hơn cây số.
Mùa khô 1981. Sau ba tháng hành quân truy quét tàn quân Pol Pot ở rừng Sieempang, mình về lại Tiểu đoàn bộ. Một hôm, giữa trưa nắng lửa chang chang, thằng Ước cuốc bộ tới thăm mình. Hắn bảo: “Nghe nói suýt chút nữa đồng hương bị Pol Pot cho xơi kẹo đồng?”. “Không phải mình mà là anh Tấn hề!”. Sự thể là, chiều hôm ấy, đơn vị dừng chân bên bờ thượng nguồn sông Sê San, nghỉ ngơi qua đêm. Đào xong công sự, mắc võng cũng xong, không biết nấu ăn nên mình xung phong cầm súng cảnh giới cùng với anh Tấn hề. Ôm súng leo lên ngọn cây me cổ thụ, mình đưa ống nhòm nhìn con cọp vằn ở bờ bên kia săn cá. Chụp được cá lẫn trong cỏ rác, ông ba mươi xòe ra xem. Nhân cơ hội hiếm hoi đó, con cá quẫy đuôi rơi xuống nước. Hành động ngu ngốc ấy cứ lặp đi lặp lại hoài, ông ba mươi bực mình gầm lên: “Hùm… òa…”. Anh Tấn hề đứng gác cách mình độ 20m, nghe thấy bước chân người đi sát mép sông và khẽ gọi: “Bon ơi bon! Bon ơi bon!” bèn nói: “Thằng Ban đang nấu ăn”. Lập tức mấy loạt đạn AK vang lên chát chúa. Thì ra, mấy tên Pol Pot. Bọn chúng gọi “Bon ơi bon”, nghĩa là anh ơi anh, nhưng anh Tấn hề nghe không rõ, cứ ngỡ ai đó gọi “Ban ơi Ban”, thành ra…
Cả buổi trưa hôm ấy, thằng Ước ở chơi với mình. Đến mùa mưa, hắn bị sốt rét quật ngã. Mấy lần mang ba lô đi xây dựng Bệnh viện V21 vẫn không khỏi hẳn. Mình tới đơn vị thăm hắn, thấy tội quá! Người ngợm chỉ da bọc xương. Môi mắt thâm sì. Hắn nói mình nghe nhưng mình nói hắn không nghe được vì uống thuốc “phòng 3” do Liên Xô sản xuất, hai tai điếc đặc. Mình lấy que củi làm bút, lấy nền đất trước hiên nhà làm giấy, “bút đàm” với hắn. Bác sĩ cho hay, tái phát bệnh sốt rét thêm lần nữa là “đời tau đứt đuôi con nòng nọc”, hắn cười bảo. Là lính kiểng không phải lính chiến nhưng thể trạng hắn hoàn toàn không phù hợp với chiến trường K. Uống thuốc “phòng 3”, hắn đâm ra nghễnh ngãng không còn như xưa. Đơn vị vội đưa hắn trở về nước. Mình cũng chuyển từ Tiểu đoàn 2 sang Tiểu đoàn 12, rời rừng xoài âm u bên bờ sông Sê San về Siêmpọt ở trong rừng săng lẻ bên bờ sông Mê Kông. Hai đứa không còn liên lạc với nhau từ đấy. Ngày ấy, mình làm nhiệm vụ “đặc biệt”, khó tìm người thay thế, đơn vị cứ động viên ở lại, không giải quyết chế độ ra quân.
3.
Năm 1985. Sau 5 năm ở chiến trường K. mình giã từ vũ khí, về quê. Thằng Ước cũng về quê trước đó mấy năm. Hắn xin vào làm ở Công ty xuất nhập khẩu huyện. Khi công ty rã đám, hắn về nhà làm nông. Còn mình xin vào làm phóng viên đài huyện. Hắn “tăm” em B. ở Tiên Mỹ. Mình lại quen biết với bà chị của B. Mình dò hỏi tình hình. Bà chị của B. cười: “Cậu ấy đến chơi nhà, uống trà và ngửa mặt đếm bằng mắt rui mè trên mái chán chê thì về, đâu có nói năng chi với B”. Mình hỏi, hắn bảo: “Mục đích của tau, họ biết rồi, nói làm chi, thừa! Ưng, họ phát tín hiệu, tau tiếp nhận, dấn tới. Không ưng, họ cũng phát tín hiệu, tau tiếp nhận và tự nguyện tự giác thoái lui”. Mình bảo hắn đứng thẳng người dậy. Hắn hỏi để làm chi? Thì để tau lạy mi ba lạy!
Ngày ấy, đài huyện chống tiêu cực dữ quá! Và lãnh đạo địa phương chơi trò trừng phạt bằng cách viện 1001 lý do không trả lương cho cán bộ, nhân viên, không cấp kinh phí cho đài hoạt động. Ba tháng. Rồi sáu tháng… Cả cơ quan rạc xác ve. Đài chỉ còn một chiếc loa duy nhất mắc trên ngọn gòn trước cửa hàng ăn uống huyện, vừa phát ra âm thanh vừa nổ lụp bụp y hệt cơm sôi. Đói. Chị H.N. đến các tiệm may nhận đơm cúc áo để sống qua ngày. Vợ chồng T.M. thì mở quán bán chè để duy trì mái ấm gia đình. Anh T.T.L. - Trưởng ban biên tập, chán nản bỏ về quê ở Điện Bàn. Anh T.Q.B. - Trưởng đài, lại nổi máu giang hồ, bỏ nhiệm sở đi xem thiên hạ đào đãi vàng nơi rừng xanh núi đỏ. Mình chuyển sang làm báo tự do, cộng tác với cả chục tờ báo ở trong Nam ngoài Bắc. Tất bật với nghề, vì thế mình ít khi gặp thằng Ước. Rồi chia tách tỉnh, mình lên tỉnh công tác. Hai đứa lại bặt vô âm tín từ đấy…
4.
Lúc bấy giờ là mùa đông 2010. Trời mưa rả rích. Không rõ thằng Ước mò đâu được số điện thoại và gọi cho mình. Tới nhà chơi, hắn ca cẩm đủ thứ chuyện trên đời. Nào con cái vào đại học, mỗi đứa là một cỗ máy xay tiền, làm lụng đứt hơi vẫn chu cấp không đủ. Nào đi giữ kho thuê trên rừng, quanh năm suốt tháng ở rừng, nhiều khi muốn trò chuyện mà không có ai để chuyện trò. “Cũng may, tau có cái đài bán dẫn làm bầu bạn, nếu không dễ quên mất tiếng người”. Hắn cười nói. Ở chơi lau, nhà lại có sẵn rượu và mực khô, cá khô… nhưng hắn dứt khoát không chịu nhâm nhi tí chút. Hắn bảo: “Thần kinh tau bị vi trùng sốt rét gặm nham nhở rồi. Rượu vào, người ngợm lại nghễnh ngãng ngay!”.
Mấy năm trôi qua, hắn không tới nhà chơi. Mình gọi điện thoại cho hắn, chỉ nhận được câu trả lời của nhà mạng: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được. Xin quý khách vui lòng gọi lại sau…”. Nhiều lần như thế, chán, mình không gọi nữa. Một hôm bất ngờ hắn gọi cho mình. Tới chơi nhà, lần này mặt mày hắn tươi như hoa. Hắn khoe con cái đều đã tốt nghiệp ra trường hết rồi. “Còn công việc của mi dạo này thế nào?”. Mình hỏi. “Tau vẫn làm thủ kho ở rừng”. Hắn cười. Rồi hắn cho hay, chỗ hắn làm bây giờ đông vui vì rừng trồng đã đến kỳ khai thác. Nhiều người biết mi. Họ đọc vanh vách từng đoạn cuốn “Sấp ngửa bàn tay”, “Nửa ngàn ngày đi gõ cửa quan” của mi. Hứng chí, tau nói Mỹ, Pháp, Anh, Nga… là cái tên giả, mi chính là Thái Nguyên Tài. Họ bảo răng tau biết. Tau nói, tau với mi là bạn học thời phổ thông. Họ không tin. Thế là cá độ. Bây giờ mi đưa tau mấy cuốn sách đó, đề rõ Nguyễn Tam Mỹ và mở ngoặc đơn ghi Thái Nguyên Tài, nhớ chua thêm mẫy chữ bạn học cũ nữa. Viết như thế để tau làm bằng chứng. Nếu không, thua độ, mất đứt tháng lương hợp đồng…
5.
Lâu rồi, không thấy thằng Ước đến chơi nhà. Mình gọi điện thoại cho hắn, chỉ có nhà mạng trả lời thay. Ngày 10.3.2017, mình về dự lễ kỷ niệm 40 thành lập Trường cấp 3 Huỳnh Thúc Khang - Tiên Phước, kết nối Facebook các thầy cô giáo cũ và bao bạn học cũ, có được tấm ảnh lớp 10C chụp năm 1978. Nhìn thấy Nguyễn Văn Ước, mình lại nhớ hắn với cái cười mỉm: “Ước hay Ráo chi thì cũng là tau!”. Và rảnh rỗi, mình ngồi viết stt dài lê thê này…
_____________
Tran Hung Dzậy là hồi đó Tài thuộc D2 cùng mình, anh ở C4 bản Tà Đẹt bên sông Sê Kong, D bộ ở Bâng Kamuôn chỗ có cái đầm nước cạnh QL13. T ở C mấy nhỉ, bản mình cũng quên tên luôn. Giữa hai C là bản Xa đâu kẹp giữa 2 con sông, nhớ hông?
https://www.facebook.com/lao.thongtue/posts/1843056409294702
CHUYỆN VUI CỦA LÍNH
Rời nhà me Pâu trở về đơn vị, tình cờ tôi lại gặp thằng Công quản lý và thằng Hùng bạch tạng từ dưới phum lên. Cả ba đến cây cầu độc mộc bắc qua suối X’re Kaxan, thằng Hùng bạch tạng cười nói:
- Chỗ này, cách đây mấy năm, em Sô Khây trợn mắt phồng mang xổ một tràng dài tiếng Kh’mer như bắn súng tiểu liên khiến tao bủn rủn chân tay…
- Mày nhớ dai thật đấy! - Tôi cười bảo.
- Kể từ dạo đó, hắn cố gắng học được mỗi một câu: “Boong ơi boong! Miên th’năm chụa tê? (Anh ơi anh! Có thuốc hút không?)” - Thằng Công quản lý góp lời.
- Biết mỗi một câu đó là đủ xài rồi, cần chi! - Thằng Hùng bạch tạng cười chống chế.
- Chỗ này, cách đây mấy năm, em Sô Khây trợn mắt phồng mang xổ một tràng dài tiếng Kh’mer như bắn súng tiểu liên khiến tao bủn rủn chân tay…
- Mày nhớ dai thật đấy! - Tôi cười bảo.
- Kể từ dạo đó, hắn cố gắng học được mỗi một câu: “Boong ơi boong! Miên th’năm chụa tê? (Anh ơi anh! Có thuốc hút không?)” - Thằng Công quản lý góp lời.
- Biết mỗi một câu đó là đủ xài rồi, cần chi! - Thằng Hùng bạch tạng cười chống chế.
Tiếng Kh’mer, tiếng Lào và tiếng Việt có không ít từ khi nói làm người khác hiểu nhầm vì có nghĩa thật oái oăm. Thằng Hùng bạch tạng gặp “sự cố” nhớ đời khiến hắn chẳng còn thiết tha với việc học tiếng Lào hay tiếng Kh’mer. Thằng Công quản lý kể, có lần thằng Hùng bạch tạng ra phum X’re Kaxan, thấy con bò bị cụt đuôi đang nhởn nhơ gặm cỏ bên bờ sông, hắn kêu lên: “Cái đuôi… cái đuôi con bò…”. Mấy cô gái Kh’mer vừa đỏ mặt cười vừa bỏ chạy tán loạn. Hắn đứng ngẩn ngơ. Sau, được giải thích, hắn mới hay “cái đuôi” (k’đuoi) tiếng Kh’mer có nghĩa là cái l… Lần khác, hắn dẫn xác theo anh Tấn hề đến chơi nhà Channa. Chả biết buồn tình hay hững chí, hắn nhẩm hát một đoạn chèo với các âm cuối: Hí hi hì hi… hí hi hì hi… Mọi người ôm bụng cười nghiêng ngả. Hỏi ra, hắn mới biết “hi” - tiếng Lào là bộ phận sinh dục nữ! Hi hí hì hi… tức là cái l… cái l… cái l… cái l… Hắn điếng người. Và rồi hắn cạch, không thèm học hai thứ tiếng mà mở mồm ra là đụng chim với bướm! Thằng Công quản lý khoái chí khi kể cho tôi nghe chuyện thằng Hùng bạch tạng ra dân thực hành vốn liếng tiếng Kh’mer và tiếng Lào lõm bõm được từ anh em trong đơn vị. Tôi hỏi thằng Hùng bạch tạng: “Mày bỏ hẳn, không học nữa?”. Hắn toét miệng cười: “Bỏ hẳn! Mà cũng chẳng cần phải học làm chi cho mệt! Muốn mua cái gì hay xin cái gì, cứ chỉ chỏ là họ hiểu ngay”.
Những ngày ở D bộ chờ ghe xuồng quá giang xuống Kós Sampear, tôi hay la cà đến các bộ phận trinh sát, thông tin, hậu cần… tán gẫu với thằng Tiên ba toác, thằng Đông mắt lồi, thằng Hùng bạch tạng, thằng Công quản lý, thằng Phô cụ non… Chuyện của lính tráng ở chiến trường K. quả là cực kỳ đa dạng và phong phú, cứ có dịp là bung ra tất cả cười no bụng. Ở chơi với chúng nó đã đời, tôi lại mò về căn nhà quân nhu - tài vụ Tiểu đoàn nằm nghe anh Mười tỉ tê kể về nguồn gốc hai biệt danh của anh Thân ba con. Thằng Phô cụ non lên thị xã Stung Treng “xây dựng Trạm xá Đoàn 5503”. Anh Thân ba con viết thư cho gia đình, nhờ hắn đem gửi giùm chỗ quân bưu. Nằm ở trạm xá, hắn mở ra xem và phát hiện anh Thân chỉ có một con chứ không phải ba con như anh tự nhận. Tăng khống hai đứa nữa để “hoàn cảnh thêm lâm ly”, anh Thân hy vọng sẽ sớm được “ưu tiên” xuất ngũ về quê. Thằng Phô cụ non đọc xong thư, chua thêm phía dưới dòng tái bút: “Ở chiến trường K. dầm mưa dãi nắng quanh năm nên anh bị viêm xoan, mũi khụt khịt hoài. Nếu một đêm tối trời nào đó, anh được cử đi công tác lẻ tranh thủ ghé về nhà, nghe tiếng khụt khịt, em đừng nghĩ là chồn hôi chồn lùi mà đập vạt giường xua đuổi…”. Lấy cơm nguội dán lại y như cũ, hắn đem thư gửi chỗ quân bưu. Gần chín tháng sau, anh Thân nhận được thư nhà. Bà vợ căn vặn: “Anh là người sao lại biến thành chồn hôi chồn lùi khụt khịt?”. Biết thằng Phô cụ non chơi xỏ, lén mở thư ra xem rồi thêm mắm dặm muối vào, anh Thân chửi ỏm tỏi. Chuyện lan ra… Và cái tên Thân ba con được thay thế bằng cái tên Thân khụt khịt, Thân chồn hôi…
(Trích bản thảo tiểu thuyết DƯỚI TÁN RỪNG THỐT NỐT)
(Trích bản thảo tiểu thuyết DƯỚI TÁN RỪNG THỐT NỐT)
https://www.facebook.com/lao.thongtue/posts/1740163889583955