Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Tám chơi chiện tiếng xứ Nẫu

Chiện tiếng xứ Nẫu: Dẫy á gặp Dẫy na.

Chơi với hội bạn học Phú Iên, H nói tui vơ và vang đây. 
Một bạn gái nói: "và vang" là ẩu đơ qué? làm ơn viết hoa. 
Môt bạn gái nữa: thâu đi ông, lộn rầu, Quà Quang mới đúng, Và Vang là nói tiếng vó. 
H bảo: quơ Nẫy nói dẫy á, tui đẻ ngay dưới bụi bông dờ, ăn chim chim mú dẻ quài, lộn sao được!.
Bạn ấy cãi tiếp: Dứ bụi "bông giờ", chứ hông phải "bông dờ", "dú dẻ" chứ hỏng phải "mú dẻ".
Cãi xà quần, H một mực bảo lưu. 
Mới hầu tấu, mấy thằng ly hương nhớ. hú nhau họp bạn nhậu tám cho đỡ nhớ quơ, vũ như cẩn tại trại của Tiên chỉ Nguyễn Thanh Vân. Nhân tiện gặp T (người cùng xã) vợ thằng đệ Tâm Teo. H hỏi thì ra chính xoác là "Và Vang", phái ơi là phái!


TC dạo vài đường, Các bạn coi thử có làm luận án tiến sĩ được hông nha?

"Thở nẫu bỏ quơ, đi làm thơ, hái cà phơ, lấy con dợ, buồn tái tơ"
TC xa quê từ nhỏ nên không nắm chắc âm hưởng trong tiếng nói cũng tập quán của người xứ Nẫu. Mình nghĩ Văn hóa của xứ Nẫu, nổi bật chính là phương ngữ và cái rốn của nó là từ "Dẫy". Tiếng Nẫu, nói có vẻ "thô cứng, cộc lốc, vụng về", nói như Bắc cờ là "dùi đục chấm mắm cáy". Theo TC cảm nhận thì tiếng Phú Yên nói nặng hơn tiếng Bình Định, người vùng biển ăn mặm nói cũng có phần khác người đồng bằng.
Tiếng "Dẫy" có trong hầu hết câu chuyện nói qua lại giữa người dân xứ Nẫu, như:
Dẫy na. Dẫy á. Dẫy là. Dẫy thâu. Dẫy ngheng. Dẫy thâu ngheng.
Những câu nói tán thán trên, chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng hiểu còn tùy ngữ cảnh đi kèm âm nhẹ nặng, có gắt cuối không và cảm xúc trên khuôn mặt người nói. Từ đó có thể hiểu là: xác nhận, phủ định hay nghi vấn hoặc phủi đít đi luôn..
Nói dẫy có sai cho Và Vang tui xin lẫu mọi ngừ.
Iêu không iêu thì thâu, nói dứt phát!

TC

Tìm kiếm Blog này