Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Lễ tang...

Khi nhà văn Hoài Thanh mất, ông có dặn không để ai mà khi sống ông không ưa dù ở vị trí cao lại đọc điếu văn với những sụt sịt thương tiếc ông.
Khi cha gã mất, biết tính ghét lễ nghi hình thức của cha gã, gã đã yêu cầu ban lễ tang :
-Không có trưởng ban lễ tang.
- Tên các thành viên ban lễ tang xếp theo abc chứ không phải theo chức vụ.
- Không có điếu văn mà chỉ có phát biểu cảm tưởng.
- Các vòng hoa không để tên chức vụ của người viếng.
- Cáo phó chỉ ghi cha gã là nhà thơ cùng tên các tác phẩm, không đề chức vụ, thành tích, đảng tịch, huân chương.
Những yêu cầu này cơ bản được chấp nhận.
Chính vì vậy, ban lễ tang các quan chức văn nghệ sĩ như Tố Hữu, Trần Hoàn, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Đình Quang tên xếp sau nhà văn Bùi Hiển... chả có chức tước gì.
Chính vì vậy vòng hoa của tướng Giáp ghi:
“Tiễn biệt người bạn từ tuổi thơ” - Võ Nguyên Giáp.
Vòng hoa của chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo ghi: Lê Quang Đạo và vợ Kính viếng...
Và, lễ tang không có điếu văn dài dòng với đủ các thứ đánh giá này nọ mà ai muốn phát biểu chia tay thì phát biểu chân tình.
Tất cả người đến viếng cha gã đều dừng lại trước lời cha gã treo trên tường trước quan tài:
“Ta thà bị lừa còn hơn không tin vào Con người”.
Đó là lời nhắn của cha gã đối với lãnh đạo đất nước: Con người không phải để lợi dụng như công cụ mà để Đặt Niềm tin như chính Con người.
Ồi, gã khó chịu khi đọc danh sách ban lễ tang ngài chủ tịch Trần Đại Quang cùng các nghi lễ sẽ diễn ra... như một cuộc trình diễn quen thuộc nên viết những dòng kể lể này.
(Bài này không còn ở Fb Lưu Trọng Văn)

Tiểu đoàn đánh giải tỏa căn cứ cho sư đoàn

Lê Đại Anh Kiệt
41 năm qua nên tôi không nhớ chính xác thời gian trận đánh, chỉ nhớ đó là khoảng tháng 4-78 sau 32 ngày đêm phòng thủ Măng Đa (thị trấn Vĩnh Hưng bây giờ). Lần ấy, tiểu đoàn 1 chúng tôi kiên cường đối đầu với 1 trung đoàn Ponpot bao vây với hỏa lực rất mạnh, pháo 130 ly, 105, DKZ 82,75 bắn như bảo lửa. Từ trận đánh này tiểu đoàn được phong danh hiệu anh hùng lần thứ hai. Cái giá cho danh hiệu ấy không rẻ chút nào.
Bây giờ ngẫm lại mới thấy rùng mình, còn lúc đó thì "tuy lớn rồi mà như ngây thơ" cứ cười với nhau hồn nhiên "má Miên không khóc thì má mình khóc!". Ngày phòng thủ, đêm lòn ra sau phòng tuyến của địch tập kích đánh tiêu hao làm rối đội hình ở Bàu Sen, Gò Chuối, Gò Bà Sáu ...
Hy sinh, bị thương, đào ngũ, quân số càng lúc càng thưa dần. Những ngày cuối, tiều đoàn tung trận tập kích vét túi đánh ở gần Vàm Láng Đao, vừa hy sinh vừa bị thương 11 đứa. Khi tàn trận rút ra kênh 28 chỉ còn mấy mống lành lặn cỏng dìu thương binh nặng. Thương binh nhẹ phải cố tự đi. Đạt, tiểu đôi trưởng tiểu đội 1 mặc cái áo gắn đạn M 79 trúng quả B 40 chết tan xác không còn cái gì có thể mang về. Cây M 79 của nó lổ chỗ vết miểng đạn và thit xương, tôi mang xuống kinh rửa, cá lòng tong, cá chốt bu đầy.
Điệp, Tiểu đội trưởng tiểu đội 2 bị thương bấy hết mình mẩy, gom hết băng cá nhân của đơn vị mới đủ băng cho nó.
Đường từ kinh 28 ra trạm xá Bô Chỉ Huy Tiền Phương ở Bình Châu không an toàn nên phải cử một tiều đội đi bảo vệ đoàn xuồng chở thương binh. Trên đường đi đá trái bị thương thêm 2 chú. Ngay đêm sau đó, Ba Khánh, Hai Yêm, hai trung đội trưởng dày dạn kinh nghiệm đào ngũ. Đại đội tôi (đại đội 4) sáp nhập với đại đội 1 nhưng quân số chưa nấu ngọt nồi canh. Ban chỉ huy đại đội ghép lại đủ ba người. Đại đội trưởng Tư Đủng của tôi và Chính trị viên Năm Huệ, Đại đội phó Hai Yên của Đãi đội 1 cũ.

Kỷ niệm nhớ đời: Thoát chết nhờ cái thắng đĩa!.

Cách nay khoảng 26 năm tại thị trấn Bắc Hà, Kon Tum
Bữa đó giữa trưa, lão xong việc đang boong boong xe máy về trên đường vắng, đến gần một ngả tư không có đèn xanh đèn đỏ. Thấy từ xa có một chú chạy xe máy từ chợ ra, định băng qua đường, thấy xe mình nên thắng lại chờ. Lão thấy vậy nên giữ nguyên ga chạy tiếp tầm 65 km/h (chưa hết ga), thì không ngờ, bỗng nhiên chú ấy rồ ga qua đường.
Khoảng cách chừng 10 mét, nếu lão thắng gấp sẽ bị té nặng (có khi vỡ gáo). mà biết né sao đây? nên mình vẫn giữ xe thẳng hướng. Thắng hai thắng, chân trước tiếp liền tay, độ vừa gấp như thói quen. Khi đến gần sát thì chân đè, tay bóp mạnh, 2 thắng bó phanh luôn. Xe xịch lết tới, vừa chạm nhẹ vào hông xe chú ấy, thì xe mình mới nghiêng. Lão chống chân kịp nên xe không đổ ra đường, hai bên ngó nhau rồi chạy tiếp. Hai tay mình tê rần, ê buốt đến tận vai.
Trên đường về, sau khi hoàn hồn mình mới rút ra kinh nghiệm: Chú kia qua đường là do thấy thẳng đầu xe mình, nên không biết xe đang chạy nhanh. Còn không tung nhau là do mình xử lý bình tĩnh và nhờ cái thắng đĩa bánh trước mới được vậy. Và bài học: dù là xe đang chạy nhanh nếu hai bánh xe thẳng hướng, tay kềm chắc ghi đông thì yên tâm thắng gấp. Nhưng phải cả hai thắng và nhớ xe đang rẽ cua thì thắng trước nhẹ thôi, nếu không xe sẽ bị sạt bánh, té.
Ảnh con ngựa cứu chủ mấy lần:

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Huệ đọ tề!

Nước Huệ, đến cái tiếng còi xe cũng phải bấm theo nhạc, theo nhịp điệu mới mang bản sắc riêng của Huệ.
Người con gái mặc tà áo dài, nghiêng che vành nón lá chưa phải là gái Huệ, cứ phải gắn thêm cái sừng thì mới chính xác là gái nước Huệ đọ tề.
(Trần Thái Trung)

Thấy cô bé này, vui hay buồn?

TC xem fanpage aFamily.vn có tấm ảnh cô bé ở nước ngoài dưới, với dòng: Con gái đẹp nhất lúc ngủ. 
Nhiều người chia sẻ và thả mặt cười. Còn bạn thấy sao?.

Ảnh trên mạng:

Dân quèn chết cũng có ban tổ chức và điếu văn hẳng hoi !.

Năm kia ở cuối khu phố lão trọ, 2 đêm nghe kèn đám ma ò í e. Tới đêm thứ ba nghe loa nói bài bản, giọng cách mệnh bắc cờ. Mình tưởng chỗ mình có nhà quan nào mất?. Thì loa: trân trọng giới thiệu ban tổ chức tang lễ, tiếp theo là điếu văn. Lão lắng nghe thử, hoá ra: cụ ông có công sinh thành dưỡng dục cán bộ, từ Bắc vào Nam góp phần cho quê hương đất nước... Ban tổ chức có lãnh đạo khu phố (hehe) và đại diện hội (không nhớ là nông dân hay phụ nữ chi đó) vì con ông mất phụ trách đoàn thể phường. Sáng hôm sau, kèn trống đưa hòm đi chôn. Lão tò mò đón coi hoành tới đâu? thì nhỏn mỗi chiếc xe 4 bánh đi tiễn... 
Rất tiếc, tối đó lão dùng cái điện thoại cùi bắp ghi âm tiếng quá nhỏ chứ không các bạn nghe tức cười lắm!

Lính chết, thảm lắm người ơi !

Biết bao binh lính và sĩ quan hy sinh trong cuộc chiến. Chết là khiêng và lấp. Thậm chí bộ phận vận tải tử sĩ chẳng hỏi đó là ai? Nên anh em phải thủ sẵn cái lọ penicelin ghi tên họ, quê quán bỏ vào túi. Chẳng kèn trống, tổ chức điếu văn chi ráo dù là cho tập thể. Ngày nay, nhà quan rảnh quá "phú quý sinh lễ nghĩa", làm hao tiền tốn của, mà không ít người trước đó đã bòn rút của dân rồi. Xem tiếp câu chuyện::
____________

Con top Viet Nam ngop hơi !!!!
Bản thân lính tráng chúng tôi rất ngại chuyện khiêng thương binh, tử sỹ qua các phum Campuchia. Khiêng trong rừng thì thế nào cũng được. Lính mình biết với nhau. Khiêng qua phum, dân nhìn vào, chẳng ra thể thống gì. Thương binh thì máu me dính đầy ra võng. Mà đã qua phum thì phải dừng lại nghỉ, bởi ở phum có nhiều bóng mát. Tất nhiên, qua phum Campuchia đâu phải như qua làng Việt. Chúng tôi không dám vào nhà dân. Bởi nhà nào cũng có anh em, họ hàng, con cháu,… tham gia quân đội Pol Pot. Hơn nữa, dân Khmer không cởi mở như dân mình. Xin miếng nước còn khó chứ đừng nói đến giúp đỡ này nọ. May lắm là có dịp ngồi lại, giở cơm nắm ra ăn , dân dòm ngó xem " con tóp" ăn gì . có gì đâu toàn muối rang với cá khô vừa ăn vừa xấu hổ. Vì thế, sau này, lính tráng bảo nhau, qua phum, kiên quyết không dừng. Dù đói, dù khát, cứ đi thật nhanh qua rồi mới tính chuyện nghỉ.

Bài học nào cho Việt Nam từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979?

Trên Vnexpress vừa có bài viết “Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979” trong đó dẫn phát biểu của một số người là tướng lĩnh và học giả phân tích về những sai lầm của Việt Nam trong thời kỳ đó.
Lần đầu tiên báo chí chính thống có một bài viết như vậy về những sai lầm trong chính sách của Việt Nam thời kỳ 1979, thế là đáng khen. Mặc dù ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao đã viết về những điều này từ lâu rồi trong hồi ký của Ông.
Theo tôi sai lầm lớn nhất – đúng như phân tích trong bài viết – là đã để mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ do đòi hỏi không đúng lúc về bồi thường chiến tranh.
Sai lầm thứ hai như các học giả phân tích trong bài viết là ngả hẳn vào Liên Xô và trông đợi quá nhiều vào khả năng của Liên Xô trong việc bảo vệ Việt Nam.
Riêng về việc VN đánh Khmer Đỏ và chiếm đóng Campuchia thì tôi cho rằng có sai lầm nhưng không đồng ý với phân tích nêu trong bài viết rằng đó là sai lầm “không làm cho thế giới biết nên bị vu là xâm lược”.
Đúng là có thể một bộ phận thế giới “không biết” thật nhưng không nhiều và không đóng vai trò quan trọng, còn đa số các nước có tầm ảnh hưởng lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và các nước Phương Tây khác họ biết thừa là Pol Pot đã gây ra những tội ác khủng khiếp như thế nào ở biên giới Việt Nam – Campuchia và Việt Nam ở cái thế buộc phải tiến công để tự vệ, và thừa cơ thì “giải phóng” luôn Phnom Penh.
Như vậy là các nước này cố tình không biết chứ không phải không biết thật. Họ cố tình không biết vì thời kỳ ấy vẫn còn chiến tranh lạnh, Liên Xô là đối trọng đấu tranh của họ, VN bị họ coi là con bài của Liên Xô nên họ coi mọi ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực cũng là ảnh hưởng của Liên Xô và họ chống lại các hành động đó.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: 'Chúng ta đừng ru ngủ mình'

Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...

ongkiet-1348651818_480x0.jpg
Ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Tuổi Trẻ
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Lính mộng du

NHỮNG ÂN NHÂN CỦA ĐỜI TÔI
NGUYỄN VĂN CỦA ( trích trong mùa chinh chiến ấy )
Hàng ngày, tôi thường xuống hồ tập bơi. Bởi nhiều tin lính chết đuối từ các đơn vị khác dội về. Năm nào trung đoàn tôi cũng có vài người chết đuối. 
....
Một đêm, đang ngủ trên đỉnh đồi, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu. Không biết là tiêng mang tác hay tiếng người gọi. Tôi định thần lại thì nghe thấy có tiếng người kêu rất xa. Tôi nhìn thấy ở dưới hồ có hai đứa trẻ đang bị đuối nước. Hai chị em. Đứa chị chừng 9 tuổi. Đứa em chừng 6-7 tuổi. Hai chị em đang chìm trong nước. Chúng kêu gào khóc lóc, đưa tay lên vẫy. Xung quanh, mặt nước đen ngòn, sóng vỗ mạnh. Hai chị em chấp chới giữa hồ. Tôi vội vùng dậy, chạy một mạch từ ngôi nhà trên đỉnh đồi xuống . Chạy hết sức nhanh. Nhất định cứu được hai chị em. Nhanh lên, không chúng nó chết mất. Tôi vừa chạy đến chân đồi, thấy anh nuôi Nguyễn Văn Của, người Bình Định, đang bê rổ gạo đi vo. Cạnh đó, bếp lửa đang cháy. Của hỏi tôi:’’ Đồng hương chạy đi đâu thế?’’-‘’ Cứu người chết đuối. Hai chị em đang chết đuối ngoài hồ kia kìa!’’-tôi vội nói.’’Ngoài hồ nào? Bây giờ mới 4 giờ sáng. Làm gì có ai ngoài đó?’’-Của nói.-‘’ Thật mà. Có người chết đuối!’’-tôi gạt Của sang bên. Nhưng anh tóm tôi lại. Của đẩy tôi xuống bao tải măng, dùng hai bàn tay ướt xoa vào mặt tôi. Lúc đó tôi chợt bừng tỉnh. Nhìn ra xung quanh, tôi thấy trời tối đen như mực. Chỉ bếp lửa mới nhóm là sáng. Tôi biết mình vừa tỉnh cơn mơ. Nếu không gặp Của lúc ấy, có lẽ tôi đã lao ra, nhảy thẳng xuống hồ và…chết đuối . Chết trong lúc mộng du. Chết kiểu này không biết có đau đớn không?
Cả ngày hôm đó, tôi như người mất hồn. Không làm được gì hết. Máy móc giao hết cho Thành. Tôi cũng không dám ra ngoài, không dám nhìn xuống hồ. 
.....
Trích từ: 
https://www.facebook.com/375707592849530/photos/a.377042146049408/656300328123587/

Tìm kiếm Blog này