Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Thích Chân Quang trả lời sao về việc nhận ông Hồ là bác ruột?

Thợ cạo và không ít người bán tín bán nghi khi được biết TCQ nhận là cháu ruột của ông Hồ. Ông họ Thích tuy không nói, nhưng đại diện dòng họ Hồ nói thay, TCQ cười và cảm ơn thì rõ là tin từ mình mà ra. Hầu hết người viết dựa vào nguồn này.
Tôi không tìm thấy bất kỳ nhân chứng nào ở Cao Lãnh, Sa Đéc nói cha ông Hồ có vợ con ở đây. Con người chứ đâu phải cái kim bị mất tìm không thấy? Xem ở trang Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thì một số người lên tiếng nhận công đùm bọc cũng không đề cập chuyện này.
Nói mà không ai xác nhận, đồng nghĩa với số không.
Dưới đây là lời kể của BS Trần Nguơn Phiêu, một người có gốc gác họ hàng liên quan cụ Nguyễn Sanh Huy ở Cao Lãnh. Ông viết khá chi tiết về cuộc sống của Cụ và diễn biến nơi đây cho đến lúc mất. Thử hỏi lúc ấy "vợ, con" ở đâu mà không có mặt trong đám tang? Gì thì gì "nghĩa tử là nghĩa tận", không ai ép buột hay đe doạ gia đình ông. Phải chăng Thích Chân Quang thích toả sáng mà tâm không thật, nhận vơ như người đời thường nói "thấy người sang bắt quàng làm họ"?
.....
https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/s-t-u-v/tran-nguon-phieu/nam-mo-ong-thay-quang?

Mộ cụ Nguyễn Sanh Huy ở Đồng Tháp


Cách tổ chức yếu kém, kệch cỡm ở một giải quốc tế.

Lão cạo nhận xét sau khi coi lại cái buổi khai mạc Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV cup Tôn Hoa Sen 2019.
- Nó là giải mời các câu lạc bộ ở nước khác đến để đấu vừa tầm chơi với tuyển VN. Thế nào người ta cũng nhường nhịn để VN cũng ẵm cái giải á quân cho hả hê.
- Một giải thể thao chẳng giống ai, khu vực quan chức chiếm không gian rộng, ghế ngồi trang hoàng như đám hội, hoa hè,.. có bảng tên từng quan chức. Tiếng là phục vụ dân nhưng dân thì chen chúc còn quan thì ngồi vênh mặt.
- Mở màn chương trình bằng văn nghệ Đông - Tây có nhảy, múa, hát bài chòi.
- Phần giới thiệu rườm rà như bỗn cũ: kính thưa một lô xí xông các quan chức. Đến ba ông phát biểu và các ông khác trao kỷ niệm chương để ai cũng có phần danh.
- Một giải thể thao dành cho phái nữ nhưng chẳng thấy đưa vai trò phụ nữ lên trong khâu tổ chức dù là lấy lệ, ở trong nước lẫn khách mới quốc tế.
- Có lẽ phía các đoàn quốc tế cũng chả thắc mắc gì vì họ đến để được vui chơi miễn phí. Ngân sách nhà nước nước đổ ra một đống tiền của dân, để lại tiếng chê cười của người đời.

VN đẻ ra cái bộ thập cẩm có tên Văn Thể Du, nghĩ rất đúng!

Chém vè ở miền Tây, nam nữ cũng thọ thọ bất thân!.

Quê mình ở miền Trung, nhỏ có nghe nên biết được ít nhiều về hầm do cơ sở đào cho mấy ông VC ẩn nấp gọi là nằm hầm bí mật. Khi về sống ở miền Tây, thấy cảnh quan lạ lẫm... Nhớ chuyện xưa, nên có lần hỏi ông nguyên là bí thư huyện uỷ:
Chém vè vùng sông nước đất thấp, hoạt động ở trong dân thì trốn ở đâu vậy Bác?
Ổng kể: Khi bị địch càn, ai ở chỗ sông nước thì lặn xuống nước, núp lục bình, cây cỏ dại. Ai đang ở trong dân thì trốn vào cái lu hoặc cái hầm đặt âm dưới đất, kéo nắp đậy lại. Họ làm những tấm đan bê tông ghép lại hình chữ nhật như cái kim tĩnh chôn người chết. Rồi trét xi măng kỹ mạch, quét thêm dầu hắc chống thấm, xong chôn xuống đất. Khi đụng chuyện nhảy vào, nam nữ ở riêng. Chứ bịt bùng mà nam nữ sống chung, mùi của nữ khó chịu, lâu chịu không nổi đâu!, Chú à.
Mình địa thêm: Đúng vậy, phải "nam nữ thọ thọ bất thân", ở quê con, mấy ông VC cũng kiêng cữ đờn bà dữ lắm! Bác ơi!...
Hình dân trục 2 cái "hầm" bí mật lên, tặng bảo tàng Tiền Giang.

Về cái chết người thân quen và nghĩ về cách trói "thúc ké".

Ám ảnh lúc nhỏ trong chiến tranh:

Hồi nhỏ chừng 5-6 tuổi ở quê, nghe tin ông Dượng (chồng cô Bảy em Cha) bị lính Nghĩa quân phục kích bắn chết nên mình đi xem. Tới nơi, thấy trên con đường vào ấp chiến lược, một xác bị nát bấy người, thịt bị phá ra, lỗ to gần bằng khu chén. Trẻ dân quê thời ấy đã biết là do đạn của súng tiểu liên Tam sông (Thompson). Trong hoàn cảnh: Dượng lén về trong đêm để hoạt động kinh tài, tức là móc nối dân, quyên góp gạo muối... để nuôi quân trên rừng.
Sau này, VC lôi kéo đứa con trai đầu của cô Bảy, mới chừng 17 tuổi căm thù địch, nối tiếp truyền thống, nhảy lên núi. Tham gia bộ đội địa phương để trả thù cha, rồi chết trong một trận đánh cũng tại quê nhà...
Tiếp theo - mới sáng nọ, mình nghe hàng xóm xôn xao nên chạy ra ngã ba giữa đường với bờ ruộng. Thì thấy một xác chết là ông... ở cách nhà mình hai miếng vườn nhà bà con. Mình thấy vết đạn và máu rỉ ra ở mang tai. Hai ngón chân cái có dây buột lại với nhau, lúc ấy quá nhỏ nên không nhớ chắc, nếu có thì mình không biết sao phải cần vậy. Có một mảnh giấy viết tay đặt trên người (sau này, biết

Mười mấy con M113 dàn hàng ngang làm cái giống dzề?

Tủ lạnh chạy đốt bằng đèn dầu.


Nhìn qua thói quen chạy xe, đoán tính cách con người.

Tám chơi ở đây là xe máy, lợi và hại, chưa hẳn là tính tốt xấu.
Lão hay thấy và cảm nhận:
- Có người đã lên xe là phóng và luôn sẵn sàng thắng. Đã đi là muốn nhanh đến chỗ dù không gấp cũng vậy. Khi xe dừng, đèn xanh vừa bật là vít ga dọt liền. Luôn cố chạy lên đâu tốp xe cho thoáng đường. Luôn xem bản đồ canh đoạn đường cần mất bao lâu. Không bao giờ trừ hao đi sớm nên đôi khi bị trục trặc, thế là vắt giò lên cổ mà chạy. Đó là dạng người như lão. Bù lại những người như vậy thường quan tâm kỹ thuật máy móc và kỹ năng lái sao cho an toàn. Khi cắm đầu mà chạy, tuy có nguy cơ tông té hơn nên tập trung sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra. Những người chạy xe tốn tiền hơn người khác vì tội lấn đường và bị hao xăng...
- Có người lên xe thì chạy bao lâu không thành vấn đề, ai đua ai lấn thây kệ! Khi vượt xe khác, thậm chí chẳng tăng tốc gắt, dễ bị xe lớn chèn. Cứ tà tà mà chạy dù có chuyện gấp gáp đi nữa. Nên ít quan tâm đoạn đường và thời gian chạy. Mỗi lần đi luôn trừ hao đến chỗ sớm ít nhất 15 phút. Có vẻ an toàn cao hơn loại người nói trên nhưng do chậm nên dễ xao lãng khi chạy. Lại ít quan tâm bảo trì, kỹ thuật chạy và khi gặp tình huống thì xử lý kém. Mình ghét mấy ông bà đã chạy như rùa lật ngửa, đã chậm mà rề rà vào mép trong phần đường dành cho "anh hùng xa lộ"....

Giờ lão mới hiểu rõ vì sao cánh lái xe ác cảm với đám áo vàng công lộ.

Vì xưa nay, lão có nghe nhiều nhưng thông cảm với áo vàng, nghĩ ai có phận sự nấy, không có họ làm gắt cũng không được.
Vừa rồi, chú em là người nhà kể:
Chú thuê tài xế lái chiếc xe tải nhẹ 580 kg, chở nông sản từ miền Tây lên thành phố bán. Vì lần đầu làm ăn nên dè dặt không dám chở nhiều và chạy rất thận trọng. Qua 4 tỉnh miền Tây, không sao. Đến Thành phố, Bồ câu áo vàng thấy xe lạ, biển số tỉnh khác đến nên rượt theo, chặn xe. Kiểm tra giấy tờ hợp lệ, chạy đúng luật, hàng chưa đầy xe nên chú em tưởng vậy là êm. Ai dè nó bắt cân xe, lố chỉ có 60 kg. Chú năn nỉ ỉ ôi, đưa 500 ngàn, nó không thèm nhận, dứt khoát đòi 2 triệu. Rốt cục, đành phải bấm bụng chung vì sợ cò cưa lâu thì nông sản sẽ bị hư. Tới nơi, người thì mặt mũi méo xẹo, người thì chửi thề, bàn cãi rân bần!
Chúng đứng đường thường xuyên thừa biết xe nhỏ khi lên hàng nông sản đủ thứ, người ta chỉ ước lượng chứ ai đâu mà cân xe. Và xe tải đi đường xa chở có bao nhiêu hàng, vài trăm ký như vậy là loại kiếm sống cò con qua ngày. Nào ăn uống, xăng cộ, trả tiền cho tài, trả góp mua xe, lời còn ít thôi để nuôi con. Ăn thì ăn nhưng cũng nên nghĩ nồi cơm người khác. Sao đành đoạn ăn vô hậu như thế, thật thất nhơn ác đức quá! Chắc gia đình chúng cũng có thờ Phật Chúa, ai chứng. Ông Bà nào phù hộ?.

Về cái tên Thợ Cạo.

(fb nhắc stt kỷ niệm, post lại cho vui)
Là nghề thiệt chứ hổng đùa! Bắt nguồn từ một dạo lão bán đồ lạc xoong phụ tùng máy Kohler, BS cho ghe đuôi tôm ở miền Tây. Đại úi gùe ở bộ đụi ra, làm cái chức phó chủ tịt hội cựu chiến binh phường, phụ cấp ba cọc ba đồng. Thất nghiệp, héo! lão có ít tiền nên hùn với hai tên nữa sang cái sạp để kiếm ăn chợ trời. Cái sạp nhỏ xíu, đen xỉn, chuyện trị mua bán phụ tùng đồ ve chai và máy bùa.
Đại ca nguyên là lính VNCH có nghề mánh mung làm đầu tàu. Một thằng đệ nguyên là thầy giáo dứt cháo, khoẻ nên chuyên giật cho máy nổ để khách ưng thì mua. Mình đâu có nghề ngỗng, biết chi máy móc nên tự nhận công việc cạo chà sét, bôi nhớt đồ bỏ đi như đồ máy mới rã ra. Cái nào sứt tai gãy gọng thì đem thợ tiện, thợ hàn gắn tháp lại. Rồi bán cho nông dân, cái nào dân không xài được đem máng vốn, ba thằng hùn cười ruồi, giải thích blah. blah như chẳng có gì xảy ra. Quá lắm thì đổi cái khác, có gì mà ghê!.
Thỉnh thoảng bị tổ trác là do đồ ngày xưa người ta bị hư nên bỏ như cốt, cam thì đem đi tiện, ráp râu nọ với cằm bà kia. Bình xăng con hư chi tiết này nọ thì xàng xê, lấy của cái khác ráp vào cho đủ bộ. Cây dên gãy thì hàn rồi chà nhám cho liền mạch, đem bó bột (hàn) gió đá cho sậm màu như cũ.

Tìm kiếm Blog này