Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Hoà thượng vô địch nổ!

Hoà thượng Thích Huyền Diệu dạy:
Tu phải thành thật
Tu không lật đật
Tu đừng có trật
Tu phải có trí tuệ
Tu từ đau khổ đến hạnh phúc. Chứ không phải có ba bốn cái nhà tu riết thành không có cái nhà để ở. Tu từ nghèo thành giàu, mới gọi là tu. Tu làm sao phải có kết quả ngay trong đời này.
__________
Thầy đã chứng minh mình làm được. Từ một người nghèo khổ xứ Bến Tre, Thầy là người Việt Nam đầu tiên gom tiền bá tánh xây chùa Việt Nam Phật Quốc tự tại Bồ Đề Đạo Tràng ở đất Phật. Không những thế, thầy còn là Chủ tịch Hội Đồng Phật Giáo Thế giới tại Ấn Độ và Nepal. Người có công hoá giải nội chiến tại Nepal nên Thầy đã từng được đề nghị vào danh sách nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình nhưng đã từ chối.
Thầy cũng là người đầu tiên xây Chùa tại Lâm Tì Ni (Nơi Đức Phật đản sinh) và gây dựng phong trào cho 28 quốc gia xây chùa tại đây. Haha!
Nghe nói thầy còn về nước mở rộng làm ăn liên doanh chùa ở xứ Bắc Thầy giao khoán hai cái chùa cho đệ tử, còn mình thì chạy show.
Ai muốn đổi đời hãy khăn gói sang Ấn Độ để được thầy truyền mật pháp trong kinh doanh.
Thầy rất nổi tiếng trong giới thầy chùa chạy show.

Đi ta đi tung cánh đại bàng

Vang khúc nhạc hùng giải phóng miền Nam
Phỏng dái... miền Nam...
Hố hố!

Tâm sự. tâm sự!

Bố đoảng diên Dao Nhat Tao nói: mày ngu lắm Cạo à! mày ráng ở thì giờ đã 40 năm tuổi đoảng rầu, giá bét cũng được 2 triệu 9 hiện vật chứ bộ.
Thợ cạo Trần Hùng: tao mấy lon đã đù mới khiêm tốn lắng nghe , chứ mày cửa nào mà dạy dỗ đại úi quân đậu nhăn răng hả.


"Mìn" nỗi kinh hoàng

trích (mùa chinh chiến ấy )
mìn KP2, K65, K58 , mìn muỗi, mìn cóc, mìn lá, mìn tăng,… tất cả các loại mìn đều ghi dòng chữ “made in China”. KP2 thì nảy ngang mới nổ. Khi nổ, nó phá tan ổ bụng hoặc làm cụt đôi chân của người lính. Và không chỉ tiêu diệt một người mà còn làm 5-7 người khác bị thương, bởi sức công phá của nó khá mạnh. Trong những trái mìn này, bọn địch còn gài thêm chất độc hóa học cực mạnh. Vì vậy, dù vết thương đã được vệ sinh, băng bó, nhưng chất độc ngấm vào cơ thể, lính tráng vẫn tử vong. Còn các loại mìn khác thì nhiều vô kể. Có hôm, trên con đường từ C7 lên Cam Tuất dài chừng 14km, chúng tôi tháo được gần 200 trái mìn cóc. Đó là loại mìn chỉ nhỉnh hơn bao diêm một chút. Nhưng nếu đạp phải, bàn chân bay như chơi. Tôi cũng chưa thấy ở đâu bọn địch cài mìn tăng để giết hại lính bộ binh như bọn Pol Pot ở Anlong Veng. Dạo đó, bọn nó hay dải truyền đơn dọc con đường gùi gạo và đạn dược của chúng tôi. Trên truyền đơn, bọn địch viết sai chính tả tùm lum, chữ thì nguệch ngoạc. Chắc do quan thầy Trung Quốc viết hộ. Đại khái chúng kêu gọi anh em bộ đội đào ngũ, về với gia đình, chống lại “tập đoàn Le Dôn (Lê Duẩn)” v.v…

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Quân ta đánh quân mình - một vụ có một không hai.

(Đến nay đã hơn 40 năm, tôi không quên tên họ một người xa lạ, dù chỉ gặp một lần. Tôi lên án nhưng không cảm thấy thù ghét Dũng, rất tiếc cho một chỉ huy máu chiến…).

Cuối năm 1980, Đội công tác của chúng tôi đang làm nhiệm vụ giúp bạn ở xã Siem Bouk, tỉnh Stung Treng. Một địa bàn rộng lớn toàn là rừng khộp, một mặt ven sông Mekong, phía Tây giáp tỉnh Kompong Thom, phía Nam giáp tỉnh Krotié. Xã nằm trên hành lang di chuyển của sư đoàn 801 Pol Pot. Đội đã vài lần chạm địch lẻ tẻ trong nhiều tình huống, ngẫu nhiên có, chủ định có nhưng đều cà dựt cà chọt. Diệt chỉ được 1 tên, bắn bị thương vài tên. Tìm lùng sục chúng liên tục nhưng chẳng ăn thua, tôi rất cú !...


Đội đóng quân ở nhà sàn bỏ hoang tại phum (bản, làng) cùng tên Siem Bouk. Một buổi sáng nọ, chúng tôi vừa ăn xong thì chợt nghe tiếng nổ từ hướng phum bỏ hoang Ô loong cách chỗ chúng tôi khoảng 4 km (nơi này từng bị địch đánh phá, dân sợ chuyển ra đảo ở). "Bừm. Bum. Bum" - 1 tiếng nổ lớn, 2 tiếng nổ nhỏ hơn, tiếp theo là súng liên thanh. Rồi im bặt. Đứng trên nhà sàn, mọi người nhảy cẩng lên, vỗ tay hoan hô. Chúc mừng phe mình hốt đẹp phe địch. Vì trước đó mấy ngày, tôi được nghe Đoàn cấp trên thông báo có một phân đội trinh sát xuống, đang hoạt động ở địa bàn xã. Sáng nghe ùng oàng, nghĩ quân bạn mới xuống địa bàn mà làm ăn giỏi, trúng mánh to. Hốt gọn chúng! Trong khi mình quầng nó cả hai năm mà chẳng ra làm sao!.


Tôi phân công 2 chiến sĩ giữ nhà, anh em còn lại lấy vũ khí đi xuống gấp hướng nổ súng kia để hôi "đồ cổ" (từ lính gọi chiến lợi phẩm). Vì hồi đó, lũ bọn tôi không đói nhưng rách te xơ mướp, thiếu thốn đủ thứ. Hy vọng đến sớm kiếm lựu đạn đánh cá, đạn về đi săn thú, cải thiện đời sống. Mặt khác ké thu đồ dùng cá nhân linh tinh của địch về xài đỡ. Nhanh thôi, chậm chân là hết! Chúng tôi theo đường mòn xe bò ven sông, vừa đi vừa chạy. Mới một phần ba đường thì bỗng thấy thấp thoáng 2 người từ hướng phum cũ tất tả chạy ngược lên. Ngỡ ngàng không biết chuyện gì đã xảy ra. Giáp mặt, mới biết đó là dân quân. Vẻ mặt xám đen, thất thần hoảng hốt. Họ thở đốc, nói: chết hết rồi, chết hết rồi!. Tôi quát: ai chết, ai chết. ai bắn?. Họ đáp: Pol Pot bắn bộ đội Việt Nam và dân làng chết sạch, còn 2 đứa tui sống sót chạy về đây. Tôi bàng hoàng, nghĩ bụng: thôi rồi, tiêu! Hỏi tiếp: vị trí chỗ nào? Dân quân trả lời mà tôi không hình dung được, chỉ hiểu ang áng khu vực xảy ra.

Tưởng tượng cảnh tụi Pốt vào chiếm lĩnh trận địa sẽ bắn những anh em bị thương còn sống. Tôi nóng ruột với ý nghĩ đó, nên thúc vội lính tăng tốc, chạy đi chi viện. Hy vọng, may ra còn kịp. Thời đó, tôi rất máu đánh nhau mặc dù có nghĩ rằng: địch nhiều mới đánh úp được phân đội trinh sát. Bọn tôi có cả thảy 8 mạng nhưng tôi không hề ngán, nếu bí mật tập kích sau lưng chúng. Do không biết rõ vị trí xảy ra cụ thể ở đâu nên chúng tôi lần dọc theo nhà hoang, vườn tược mé sông. Cho đến khi ngửi mùi khét thuốc súng phảng phất, chúng tôi bắt đầu thận trọng. Tiến chậm, vừa đi vừa căng mắt quan sát sục sạo nghe ngóng, sẵn sàng nổ súng. Từ xa, thấy thấp thoáng 2 cái võng là chúng tôi biết chắc đó rồi. Chúng tôi thọc vào, thấy cảnh tan hoang thê thảm. Một số xác người gần gốc cây me, vài mạng ở triền dốc bờ sông. Quần áo lót tung tóe, thư từ rãi dọc lối đi… Lạ cái, là không thấy người bị thương. Tôi chạy căm giận dâng trào. Nhận định địch chưa rút đi xa, tôi quyết ăn thua đủ với chúng - Nợ máu phải trả bằng máu!


Tôi phân công Đội thành 2 tổ. Tổ tôi bám theo hướng chính đường rút lui của địch dọc theo sông. Giảng, đội phó phụ trách một tổ chạy vòng theo đường xe bò mé rừng. Thống nhất nhau: điểm hẹn hội quân phía trước cách chừng 400 mét, nơi có cây cầu bắc qua suối lớn (dân đốn hạ cây rừng nằm vắt ngang để qua lại). Rồi 2 mũi cùng tập kích khi chúng tụ lại khi qua bờ bên kia suối. Mũi của tôi bám chỉ một đoạn thì thấy thấp thoáng lưng của 3-4 thằng trước mắt 200 mét. Chúng đang đi lếch thếch, mặc đồ xanh bộ đội, đầu đội 2 mũ cối chồng lên, vai khoác 2 súng, ba lô chiến lợi phẩm. Thấy vậy, chiến sĩ y tá tì súng vào gốc dừa, định bắn. Tôi kéo nòng súng, ra dấu không được. Vì nghĩ ở cự ly xa bắn chưa chắc đã trúng, mà biết đâu chúng đông quân quay lại phản kích thì nguy. Phải chờ chúng gom lại ở chỗ suối, xem quân số cỡ nào rồi đánh. Chúng không hề hay biết 4 người chúng tôi đang bám sát sau lưng.
Đến đầu cầu bờ suối, 2 mũi hợp lại. Bọn tôi núp quan sát từng "em" một qua cầu, qua rồi chờ nhau tụ lại bên kia suối. Mười mấy tên có hoả lực nhưng chúng tôi có lợi thế chủ động bất ngờ. Tôi rút chốt lựu đạn chuẩn bị sẵn sàng đánh, đó cũng là hiệu lệnh tấn công. Thì bỗng dưng nghe chúng nói chuyện với nhau, không rõ nói gì nhưng âm hưởng trong trẻo như tiếng Việt, khác giọng trầm đục của người Kh'mer. Tôi nghĩ bụng: Quái lạ thiệt! Pol Pot sao kỳ vậy? Bọn này là bọn nào, hổng lẽ là Fulro? Cứ ngờ ngợ thế nào í ! Tiếp tục nghe nói chuyện, âm thanh vẫn vậy. Nhìn kỹ từ đâu tới chân: trang bị 100% là của bộ đội Việt Nam. Trong đầu tôi lóe lên: Chết mẹ! quân ta đánh quân mình rồi, mà đám kia từ đâu đến đất này, vậy trời!?


Sau xác định đối tượng chắc chắn là bộ đội ta, tôi lên tiếng thật to... Họ giật mình, ngớ người, ngơ ngác nhìn quanh. Không ngờ có bộ đội khác đang rình, định đánh úp họ. Tôi giơ quả lựu đạn lên và nói: mấy ông cao số lắm đấy. may! Không thì chúng tôi đã quất rồi, sẽ 2 lần đổ máu đấy!... Người chỉ huy bên kia lên tiếng: Tụi tui là lính thuộc trung đoàn của sư đoàn X. Tôi tên... Dũng, chuẩn úy chỉ huy. Trung đội nằm trong đội hình hành quân cấp Tiểu đoàn từ hướng tỉnh Krotié truy quét ngược lên đến đây…
Thế là xảy ra một trận to tiếng ì xèo. Đẩu, chiến sĩ của Đội công tác quá bức xúc, nhảy loi choi bắn chỉ thiên một tràng M16. Chửi: đù má tụi bay giết người, phi tang... Số là Đẩu có người bạn đồng hương ở phân đội trinh sát vừa mới bị bắn chết. Tôi nói: lỡ rồi... Can gián mới thôi. Sau đó 2 tốp bộ đội cùng quay lại chỗ bắn để giải quyết sự vụ.
Nhìn kỹ, đếm xác. Tôi hỏi vặn Dũng chỉ huy, nguyên nhân dẫn đến cớ sự. Tìm hiểu, ráp nối theo lời kể thì ra trung đội của một đại đội được lệnh từ tỉnh Krotié (thuộc mặt trận 779) lùng sục truy quét địch khu vực hữu ngạn sông Mekông. Ngược lên tỉnh Strung Treng, qua ranh giới, lấn sang đất thuộc mặt trận 579 đảm nhiệm. Trước khi đi cấp trên giao nhiệm vụ trên bản đồ, không hề thông báo nơi này có dân và chính quyền hợp pháp, cũng như có bộ đội ta.

Chiều ngày hôm trước, họ phát hiện thấy một người đánh cá trên sông (chính là ông phó chủ tịch xã). Phán đoán đó là dấu hiệu có địch sinh sống khu vực này. Giả như, họ có thuyền qua sông ra đảo, cách bờ chừng vài trăm mét, thấy dân quân có súng thì không biết sẽ ra sao!. Họ "tha" không bắn ông đánh cá, dành cho cú ăn lớn, bí mật lần theo để đánh vào nơi tập trung quân. Sáng hôm sau, họ nghe tiếng súng M79 bắn nổ ở bãi cát ngoài sông (do lính trinh sát đoàn 5503 bắn kền kền). Dũng chỉ huy trung đội tiếp tục tiến lên lùng sục tìm địch.
Thì phát hiện tốp trinh sát đang chùm nhum làm thịt nấu mấy con kền kền to vừa bắn được. Dân Kh'mer không ăn thịt nó, không rõ bảo xui hay thịt nó dai và hôi. Cũng lúc ấy, có mấy dân quân mang súng trường CKC cùng dân chèo 2 thuyền về phum cũ bẻ thuốc lá. Ngang qua, lính trinh sát ta gọi vào, xin thuốc lá để hút và tán dóc. Lính nhà ta trổ tài nói tiếng Campuchia, 2 bên tiếp xúc trâm trết xí lô xí là tiếng Việt lẫn tiếng Kh'mer. Sáng đó là ngày cuối cùng của tốp lính 5503, sau mấy ngày lùng sục, phục kích địch không được. Mệt nhọc đã qua, quân mình kéo ra bờ sông nghỉ xã hơi, định ăn uống xong là kéo quân về đơn vị.

Tốp lính kia lợi dụng địa hình địa vật có cỏ tranh và bụi cây lúp xúp xung quanh che khuất, họ bí mật áp sát bao vây mục tiêu. Lính mình không hề hay biết vì cứ nghĩ ra chỗ công khai, sát sông rồi, làm gì có địch mà cảnh giác. Trung đội trưởng lệnh B40 bắn, xạ thủ dùng dằng do dự, chưa dứt khoát địch hay ta. Dũng chụp giành lấy súng, bắn luôn một quả vào mục tiêu. Xui thay cho bộ đội ta, quả đạn bay trúng ngay gốc cây me, nơi mọi người tập trung nấu nướng nên hoả lực nổ phát huy mạnh tầm ngang. Kế tiếp, Dũng dùng súng M79 của minh bắn bồi 2 quả nữa. "Đùng, đoàng" khói lửa mịt mùng, thế là lính đi cùng đồng loạt nã AK theo chỉ huy. Phải nói là tay Dũng máu chiến thật! Do bị đánh quá bất ngờ nên tốp trinh sát không kịp trở tay, không ai bắn lại được phát đạn nào. Kết thúc trận đánh nhanh chóng chỉ trong vài phút nổ súng. Tổng cộng 10 người bỏ mạng oan. Bộ đội ta chết 5 còn 3 chiến sĩ nhanh chân tuột xuống bờ sông, chạy thoát. Dân chết 5 người, chạy thoát 2 dân quân.

Tôi truy Dũng:
- Anh không thấy ba lô, quần áo của bộ đội ta khác với địch hay sao? Dũng giải thích: là vì trước đó lính Pol Pot có trận đánh thắng ta, thu được đồ nên chúng xài lại. Tui nghe có tiếng Khmer nữa nên đinh ninh chắc chắn là địch.
- Anh và lính có bắn bồi những người bị thương để diệt khẩu không, chết hết nghĩa là sao? Dũng trả lời: chúng tôi không bắn như vậy. Có trời mới biết vì sao không có ai bị thương!
- Lúc nổ súng đã đành không biết nhưng khi vào anh biết lính ta chứ, sao anh cho lính thu hết vũ khí, tư trang của họ. Dũng chối quanh co không biết, nói chỉ biết thu dọn chiến trường về báo cáo đơn vị. Thế rồi trung đội bắn nhầm rút về tỉnh Krotié.


Tôi báo tin cho cấp trên biết. Phần người chết của dân, dân tự lo. Tôi mượn thuyền đưa xác anh em xấu số về nơi đóng quân của Đội công tác. 5 cái xác nằm qua đêm lạnh tanh trên thuyền neo ở bến sông. Ngày sau, chuyển về Đoàn bộ 5503 ở Thị xã Stung Treng. Sau đo, thân nhân của 5 người dân chết la lối phản ứng, họ nói này nói nọ là bộ đội VN cố ý bắn dân Campuchia. Nếu bữa đó, bộ đội VN không chết cùng thì quả là gay! Tôi xin huyện cấp cho mỗi gia đình nạn nhân 1 bao gạo 100 kg gọi là an ủi. Và cùng chính quyền xã, huyện họp dân, phân trần đã thông tư tưởng. Xong mới êm chuyện. Rồi cán bộ có trách nhiệm và quân pháp từ đơn vị cấp trên và mặt trận xuống điều tra. Tôi tường thuật lại diễn biến như mình đã mắt thấy tai nghe. Là chứng nhân đồng thời là người trực tiếp tổ chức phản công không thành và dàn xếp cho các bên từ A tới Z, tôi viết một báo cáo nội vụ cho Cấp trên.


Sau này, tôi có nghe phong phanh là Dũng nhân vật chính bị quân pháp bắt và đưa ra tòa án quân sự xét xử. Bản án như thế nào tôi không rõ... Vụ bắn nhầm có nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trước hết là từ chỉ huy cấp trên của trung đội kia khi giao nhiêm vụ cho họ. Mặt khác do sự quá chủ quan của người chỉ huy trực tiếp. Phương tiện thông tin liên lạc lại không có. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đau lòng.
Đã đành là vô tình, nhưng điều đáng lên án nhất là bên bắn xong, chiếm lĩnh trận địa, lục soát thấy tư trang vật dụng cá nhân hàng ngày của chiến sĩ ta, ắt họ phải biết là quân ta đã đánh nhầm quân mình. Nhưng sợ bị kỷ luật nên đã cố tình khỏa lấp, thu hết ba lô, nón cối, súng đạn rồi rút về đơn vị ở tỉnh khác. Và đương nhiên sẽ báo cáo thành tích lập công diệt được địch, thu vũ khí.
Nếu tôi không bình tĩnh, phán đoán thận trọng thì số người chết vì bắn nhầm tăng hai, có thể là 10 mạng nữa. Chúng tôi hoàn toàn không sai khi đuổi theo tập kích trung đội kia, hợp lý khi chi viện cho phân đội bạn. Đánh trả đũa "địch" trong tình huống "địch" vừa mới đánh phe ta còn nóng hổi.

Nếu vụ việc không vỡ lở. Cùng một thời điểm và địa điểm, một bên báo về cấp trên là bị tổn thất do địch tập kích, môt bên nữa thì báo là đã tiêu diệt địch. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì sự có mặt của quân khác ngoài Đoàn mình. Là vì xã tôi đảm nhiệm, nằm độc lấp không hề tiếp giáp xã khác. Quân lạ xuất hiện từ tỉnh Krotié địa bàn của Mặt trận 779 truy quét ngược lên, qua ranh giới vào tỉnh Stung Treng, địa bàn của Mặt trận 579 hơn 10 km. Thời ấy tôi là cấp thấp chỉ biết Đoàn của mình, không rõ nhiệm vụ và hoạt động của các trung, sư đoàn khác. Quân chủ lực cơ động không nhất thiết cố định theo địa bàn vùng lãnh thổ.

Điều không chắc là sự việc liệu có bị lộ nếu đội công tác của chúng tôi không phát hiện? Khả năng đối chiếu thông tin, từ đó phát hiện ra sự thật hay chăng, sớm hay muộn? Đó thuộc về Cấp trên và trên nữa. Chiến trường K rộng lớn, tin tức chiến sự dồn dập, liệu họ có thời gian rảnh để làm việc ấy.

Ở chiến trường K, nghe biết có nhiều cái chết lảng xẹt! Bộ đội ta hy sinh nhiều nhất là đánh nhau trực diện với địch. Kế nữa là địch phục kích đánh, đạp phải mìn địch cài. Tiếp là chết trong các vụ lẻ tẻ, bắn nhầm nhau, bất cẩn vũ khí, sốt rét, đuối nước, đủ thứ linh tinh khác… Chuyện quân ta đánh nhầm quân mình thường xảy ra ở hầu hết các đơn vị. Chưa chắc có phải đây là vụ bắn nhầm nghiêm trọng nhất, tổn thất lớn nhất trên chiến trường K hay không. Nhưng tính chất và cái hậu thì có lẽ là vụ hy hữu độc nhất. Phe đánh quân mình giữa ban ngày, “xử đẹp”, rồi dấu êm nếu như chúng tôi không có mặt kịp thời lúc ấy.


Chuyện đã qua, cái để lại là bài học đau thương!


Sơ đồ miêu tả hướng di chuyển của các lực lượng liên quan và nơi xảy ra vụ việc.
Tranh minh hoạ sinh hoạt của bộ đôi ta trong "Mùa chinh chiến ấy" của Đoàn Tuấn.







Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Trại ‘cải tạo’ của CSVN sau năm 1975

(nguồn tham khảo)

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, chỉ trong vòng hai tháng, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung “cải tạo.” (Hình: rfa.org)

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Chuyện nước ở chiến trường K

ÂN NHÂN
Trích ( mùa chinh chiến ấy )
Nếu không có anh Đước - là y tá C6 của D8 trung đoàn 29 thì tôi cũng đã chết. Đó là vào tháng Ba năm 79. Cũng tại Anlong Veng. Sau 3 ngày hành quân không có nước, đến ngày thứ ba thì tôi không thể chịu đựng được nữa. Trong người cứ rạo rực, cồn cào. Cảm giác chỉ cần một đốm lửa là tôi có thể cháy bùng lên.
Đang hành quân, đơn vị dừng lại. Tìm nước. Giữa rừng hoang thế này kiếm đâu ra nước? Thôi thì cứ đi. Trinh sát giở bản đồ, địa bàn, bày ra giữa rừng tìm suối. Chỉ huy, lính tráng châu đầu vào xem. Tôi cũng mò đến. Mọi người nhìn vào tọa độ này nọ, còn tôi thì tìm xem bản đồ in năm nào. Tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy năm in bản đồ là 1964. Đây là bản đồ của quân đội Mỹ. Trời đất, từ năm 64 đến giờ đã mười mấy năm. “Thế gian biến cải vũng nên đồi”. Làm gì còn địa hình như năm 64. Cũng không biết, quân đội Mỹ dựa vào đâu để vẽ bản đồ này? Tôi nêu ý kiến. Lính tráng đã thất vọng giờ càng thêm tuyệt vọng.
Nhưng dù sao, vẫn phải sống và chiến đấu với cơn khát. Tôi theo anh Ngân, đại đội trưởng, khoác súng, cầm dao đi. Mang súng theo vì gặp địch là đánh nhau liền. Cầm dao là để chặt dây, chặt cây.
Anh Ngân lại đi tìm mấy cây con. Thử chặt xem. May ra cây con còn trữ nước. Nhưng rừng mùa khô làm gì có cây con nào, ngoài mấy cây khộp nhỏ bằng cổ chân.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

VN-CPC thời lời của tướng Cao Văn Khánh PTTMT

.....Trước đó, tướng Tấn muốn có được tài liệu của đối phương để xác định chính xác có phải Đảng Polpot đã trở mặt hay không, nên có ý định dùng một bộ phận lực lượng tấn công sang đất Campuchia. Ông nói :”Nhìn tổng thể, rất nhiều hành vi của Polpot là có hệ thống (từ 30-5-1975 đánh Phú Quốc, xâm nhập năm tỉnh biên giới, đánh đảo Thổ Châu, 4-1977 tấn công toàn tuyến biên giới giết dân ta, cướp của..), không thể có hàng loạt hoạt động ngẫu nhiên trùng lặp như vậy. Muốn xác định bản chất vấn đề phải tìm tài liệu đối phương.”. Sau đó, ông báo cáo với ông Nguyễn Duy Trinh ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng ngoại giao: “Quân Khmer đỏ có ý định tấn công Tây Ninh. Muốn đánh cánh quân này, không thể không vượt biên giới Việt Nam-Campuchia. Đề nghị cho phép đánh qua, nhân thể tìm tài liệu của Trung ương Polpot”. Ông Nguyễn Duy Trinh hỏi:” Dư kiến vượt biên giới sâu bao nhiêu?”. Tướng Tấn đáp: “ Địa hình vùng Mỏ Vẹt phía Campuchia làng mạc xen lẫn ruộng và có các cánh rừng không lớn. Vì Đảng Campuchia trước đây là liên minh chiến đấu nên sau khi bạn giải phóng Phnompenh, ta rút hết tình báo trinh sát về nước. Hiện nay, ta không nắm được tình hình, ý đồ, quân số, cách bố trí của quân Khmer Đỏ nên chưa tính được chiều sâu phải tiến công“. Ông Trinh cân nhắc hồi lâu nói phải báo cáo với Tổng Bí thư. Sau đó ông trả lời: “Tiến vào đất Campuchia càng ít càng tốt, không quá 10km!”.
Tướng Lê Trọng Tấn tiết lộ: “cách đây mấy tháng, ngày 21-6-1977, có anh Hun Sen trung đoàn phó quân Campuchia chạy sang ta thông báo: lãnh đạo Đảng Campuchia đã biến chất, gây nhiều tai họa cho nhân dân Campuchia. Đề nghị Việt Nam giúp Campuchia khôi phục nhà nước dân chủ”.Báo cáo của anh Hun Sen có nhiều vấn đề đáng suy nghị. Tôi bảo anh em đưa Hun Sen đến gặp mình. Tôi nói với Hun Sen” Tôi muốn có tài liệu xác minh bản chất vấn đề. Đánh vào đâu có thể lấy được tài liệu?” Anh Hun Sen chỉ ngay trên bản đồ:” Đây là Bộ Tư Lệnh 203, đây là Khu ủy. Đánh vào đó nhất định lấy được tài liệu. Tôi tình nguyện dẫn đường”. Mình hoan nghênh, anh Hun sen nói tiếp: “Tôi muốn đón vợ con sang Việt Nam, anh có cho phép?”. Tướng Tấn chỉ thị ngay “dành cho chị Hun Sen và các cháu một xe thiết giáp”.
(Lược trích một đoan vì dài quá- người viết)

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Bước chân xao động

Tờ sự vụ lệnh bỏ trong túi áo, chàng trẻ tuổi bước đến nhiệm sở với lòng hăng hái yêu đời, chan hòa niềm vui như cái buổi sáng rực rỡ ở thành phố này. Chàng đi dưới các cây bàng tươi tốt, không cao lắm nhưng tàn lá tỏa rộng. Hai bên đường phố các cửa hàng đã mở, tủ kiếng lóng lánh khoe các mặt hàng rực rỡ. Tiếng máy xe nổ, tiếng động lách cách, tiếng cười nói xôn xao. Một mùi hương hăng hắc lẫn lộn của khói xe và mùi lá cây gợi nhớ một phần đời sống, đã trôi đi biền biệt. Qua ngã tư nhà sách Vạn-Kim, cô chủ xinh xắn đang ngồi chống cằm mơ mộng. Một gã đàn ông đội mũ lính rộng vành, lái xe gắn máy tới sát bên giơ một ngón tay mời mọc, nhưng chàng mải tìm một cái lon.
Lát sau người ta thấy chàng đá cái lon kêu lóc cóc dưới chân. Rồi cứ như thế, chàng mang cái lon theo trên đường, và hôm nay trò chơi này thật sự đã quyến rũ một thằng nhỏ. Thằng nhỏ xách theo một cái hộp gỗ, mặt lầm lì, mắt ngó chăm chú vào đôi chân người trẻ tuổi đang điều khiển quả banh sắt kêu lóc cóc. Không biết cái gì đã làm say mê nó, nhưng nó đã đi theo chàng bén gót một đoạn đường dài.
Khi thấy một cổng trường, chàng dừng lại. Phải, đó là một ngôi trường trung học lớn. Chàng tạm gởi cái lon bên bờ cỏ, bước qua cổng trường. Người đầu tiên chàng gặp là một ông gác trường. Khi biết chàng là một giáo sư mới, ông tới tấp hỏi chàng đủ thứ. Vừa đi, chàng vừa vui vẻ trả lời về tuổi tác, vợ con đã có hay chưa, nhà cửa cha mẹ ở tận đâu. Họ tới văn phòng, là một toà nhà riêng biệt, kế đó là một dãy nhà dài có bốn chữ lớn Thư viện La-Sơn. Còn đang ngơ ngác không biết đó là tên một dịa danh hay một danh nhân nào trong văn chương sách sử, người gác trường đã đẩy chàng vào một phòng rộng rãi. Một ông mặt trắng tươi, phốp pháp sau bàn giấy chìa tay ra. Chàng nắm lấy cái bàn tay mềm nhũn đó mà muốn ném nó trở lại.

Tìm kiếm Blog này