Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Vật chất còn có bấy nhiêu, hồn ở đâu bây giờ!

Gạch thiệt chứ không phải phiên bản như ở bảo tàng thời đại. Hai viên gạch này thuộc khu văn phòng trường và cũng là khu nhà duy nhất còn tồn tại đến giờ phút cuối. Của một ngôi trường nhỏ ở tỉnh lỵ Kontum heo hút ngày xưa. Trường trung học Hoàng Đạo, sau 1975 đổi thành Phổ thông cơ sở Lý Tự Trọng, đã vậy nay người ta đập bỏ để làm Khu thương mại.
Thầy cô và học sinh cũ đều thương tiếc ngậm ngùi. Một bạn ở mãi Sài Gòn nảy sinh sáng kiến nhờ bạn cùng lớp ở Kon Tum lượm cho, rồi cất kỹ coi như kỷ vật. Ngẫm lại đi: học sinh vừa hồng vừa chuyên của nền giáo dục XNCN có nhớ và trân trọng nơi mình đã từng học như vậy không?...


Lúc nhỏ tôi đã ăn bom Mỹ, chứng kiến sự phi lý vô nhân của họ.

Nhà gọi tôi là thằng cu em.
Nhớ hồi nhỏ, lúc ấy chừng 6-7 tuổi. Quê tôi là thôn Ngọc Lãnh của xã Hoà Quang (sau này phong anh hùng) là nơi tranh chấp quyết liệt giữa hai bên, ngày Quốc gia đêm Việt cộng. Cha và anh vẫn ở đó, má dắt tôi đi thăm nhà người chị ở Kontum, về rồi thì sợ bom đạn và VC. Thành ra gia đình giống như chia đôi hai phe. Chiều chiều, má lên đường cái quan ngó về chốn cũ, nhớ thằng cu anh thiếu điều đứt ruột!
Nấn ná chờ đoàn tụ nên hai mẹ con phải ở lại thôn Nho Lâm, tá túc nhà bà Dì.
Đêm hôm trước đó, Cách mạng (dân quê không dám gọi là Việt cộng) đánh úp đồn Núi Sầm do đại đôi lính Quốc gia đóng giữ. Mờ sáng hôm sau, Cách mạng xâm nhập vào xóm, lính chắc biết còn dân và chính quyền không hề biết.
Má tôi đang tổ chức đổ bánh xèo thì hàng xóm dáo dác xầm xì. Chột dạ nên bảo: Cu em. con chạy ra chỗ hội đồng xã, coi ông cảnh sát còn đó không? (ý là còn đó thì chưa sao).
Thằng tôi nôn ăn bánh xèo, chạy vội đi nắm tình hình, về báo lại: Còn thấy ổng má à!
Thế là Má yên tâm, nói: Đúc bánh xong, ăn rồi mẹ con mình chạy, bỏ uổng lắm.
Mẹ con đang chùm nhum thì chỉ một lát, nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét. Rồi bom nổ, đất trời rung chuyển, hãi hùng tột độ. Sợ bom thả xuống nhà, Má vơ vội cái túi xách và giỏ đồ, dắt con chạy ra. Ra khỏi nhà, thì bom nổ gần hơn, tai như ù đặc. Hai mẹ con rúc đại vào bụi tre. Má liên tục lâm râm khấn vái "Nam mô á Di đà Phật, cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát..."... Hỡ vừa dứt tiếng bom thì bật dậy, Má dắt mình chạy một đoạn. Vấp lên vấp xuống... Hết đường mòn truông tre thì ra đến mép cánh đồng. Băng đồng ruộng khô chạy tiếp. xa dần cái xóm. Cho đến khi cảm thấy khoảng cách khá an toàn mới dừng lại. Hú hồn hú vía! má con thở hồng hộc. Nằm giữa đồng ruộng cùng dân làng, ngó lên trời. Thấy máy bay bà già (L19) lượn lờ chỉ điểm mục tiêu bằng trái khói. Máy bay phản lực thì quần đảo, từ xa nhào xuống cắt bom, rồi vút lên. Thấy rõ mồn một, mỗi lần thả 2 trái bom to như cái thùng phi. Dưới con mắt trẻ thơ, hồi hợp và hấp dẫn, có điều tiếng phản lực gầm rít xé gió, gào rú nghe rất kinh khủng.
Giờ ngẫm lại tại sao ném bom như vậy.

Muốn làm quan dưới chế độ XNCN đâu dễ,

Người ta sàng lọc để chọn tinh hoa lãnh đạo, dữ lắm!
Cụ thể vụ MobiFone-AVG: Trương Minh Tuấn khai nói: Đặt bút ký vì được Nguyễn Bắc Son hứa sẽ cho làm bộ trưởng bộ 4T. Lời khai có cơ sở vì NBS nhận lại quả 3 triệu đô, còn TMT chỉ có 200 ngàn đô
Nói vậy chứ đâu đơn giản. TC đoán là lấy tiền đó phải bù vào nhiều để được cái ghế theo đúng quy trinh, bộn đó! Bộ trưởng cũ tiến cử rồi còn phải qua ba cửa ải: Thủ tướng đề nghị. Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Mấy đời bộ trưởng 4T, trước khi lên và trong thời gian trị vì, tay nào cũng tích cực hăng hái thổi còi báo chí và phòng, chống diễn biến hoà bình. TMT cũng đã dọn đường lấy uy bằng bằng cuốn sách gối đầu giường dưới. Trong đó có giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhưng người tính không bằng trời tính.
....

Cúng cụ Sinh tử lệnh

Cảm ơn ông trẻ lúc sinh thời không đốt nhà lão trần truồng không chín!

Loại mặt thớt, đít khỉ.


Thôi cái trò mị dân đi!

Người LĐ ở VN mà tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm thì đi móc bọc à? Công nhân không tăng ca lấy gì nuôi gia đình, trả tiền nhà trọ và các chi phí khác. Đã là CN thì chấp nhận mỗi ngày làm chí ít 10 tiếng/ngày mới đủ sống. Thanh niên bỏ ruộng vườn đi xa nhà lên tỉnh thành khác để làm mà muốn kiếm việc khoẻ, làm ít giờ thôi thì thà ở nhà ăn mắm mút giòi còn hơn. Ngày nghỉ lễ, công chức đi chơi có lương, còn người lao động tự do lấy gì bù vào thu nhập, ai cho?
Quốc hội tám với nhau rồi phán nhưng nhà nước đâu bỏ tiền ra, đè doanh nghiệp, DN bóp lại CN bằng cách khác. Bảo hiểm xã hội cũng vậy. Người ta mị được vì dân muốn nghe những lời đường mật mát ruột, cho nên bị đè đầu cỡi cổ dài dài là vậy. Cái cơ bản hãy để quan hệ Cung - Cầu tự điều chỉnh. Công ty nào có lương cao, phúc lợi xã hội tốt cho người lao động thì họ tự khắc tìm đến làm, chả cần ai bày vẽ.

Ngẫm về lương và chính sách

Nguyễn Thông
Người Pháp sau khi rút khỏi miền Bắc vẫn nhớ việc trả lương hưu và bảo hiểm xã hội cho những công chức, binh lính đã phục vụ chính quyền của họ, mặc dù không ít người hai mang, hoạt động cách mạng chống họ. Nghĩa là đâu ra đấy, không nhập nhèm lôi thôi.
Lương hưu là tiền của chính người lao động mà nhà nước (dù là chính quyền thực dân Pháp) đã giữ hộ, tới khi cần phải trả thì trả sòng phẳng, dù người ấy đang là kẻ thù của mình.
Nói như thế để thấy rằng lương hưu không phải là thứ mà các đại biểu quốc hội cũng như đảng, nhà nước có thể cư xử, quyết định tùy tiện, muốn làm gì thì làm, muốn cắt thì cắt. Có thể lôi ai đó ra bắn nếu không thích, nhưng lương hưu vẫn phải trả cho họ nếu họ có lương hưu.
Nói như lão Maddox, cắt là cắt thế đéo nào.
______________
TC có nghe người nhà kể, ông người Hoa gửi tiền vào ngân hàng của Hong Kong, sau 1975 NH vẫn gửi giấy báo lãi hàng tháng cho chủ. Trong khi đó người Việt gửi tiền vào ngân hàng là mất trắng. Ông Dượng vợ trước làm cho cây xăng Esso, sau 1975 hãng trả lương hưu và bảo lãnh cả gia đình đi nước ngoài. Hay như chính phủ Mỹ bảo lãnh cả triệu người Việt sang định cư, rõ là họ không "vắt chanh bỏ vỏ".

12.1977 nếu Pol Pot tỉnh đòn thì chế độ Khmer Đỏ vẫn tồn tại.

Lúc ấy, chúng hối còn kịp. Vì Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế, muốn yên phía Tây để tập trung đối phó với Trung Quốc ở phía Bắc. Dù KMĐ có diệt chủng đi nữa nhưng được TQ nước thường trực HĐBA.LHQ đỡ đầu. Thì cao tay là bị các nước Phương Tây bao vây cấm vận như Bắc Triều Tiên mà thôi. Các nước ASEAN còn lại vẫn muốn KMĐ tồn tại để kiềm chế VN. Chết ai !
Trước đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã công khai đi thị sát tuyến biên giới Tây Nam. Đó cũng là cách cho chúng thấy quân VN sẽ thay đổi chiến lược nếu biên giới vẫn dằn co.
Sau đó VN đã mở một đợt tấn công sang Campuchia, với một sư đoàn tăng cường, có xe tăng thiết giáp yểm trợ. Đánh mạnh, thọc sâu vào nội địa CPC 30 km, rồi nhanh chóng rút về. Đã đạt được mấy mục tiêu:
- Thử sức đề kháng của địch
- Thu tài liệu, nắm ý đồ đối phương
- Dằn mặt chế độ Pol Pot, liệu cái thần hồn!
VN đánh giá chúng chỉ cứng ở vỏ ngoài, không phòng thủ bài bản theo tuyến 1-2-3, không có sư đoàn cơ động chiến lược để tăng cường. Nhưng bộ sậu của Pol Pot vẫn chủ quan, chưa tỉnh ngộ. Thay vì hạ nhiệt tuyến biên giới rồi đàm phán thì chúng làm ngược lại, thúc đẩy hoat động mạnh thêm.
Thế là VN hạ quyết tâm chiến lược. Chỉ đúng một năm sau, tháng 12.1978 quân VN mở đợt tổng phản công toàn tuyến biên giới và tiến sang lãnh thổ CPC. Đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot. Chúng và quan thầy TQ đã dự liệu mà không cách nào đỡ được hoặc chí ít là tạm cầm chân quân VN để kéo dài thời gian chờ TQ...

Đi một mình ở chiến trường K

Xem bài dưới, chắc nhiều đồng đội giật mình chột dạ muộn màng như tôi. Sao hồi ấy đi lẻ loi một mình mà không hề lường trước tình huống. Cứ lùi lũi cắm đầu mà đi. Giả như địch phục kích thì cái chết coi như cầm chắc hoặc địch bắt sống để khai thác tin tức đơn vị, xong rồi giết. Nhiều lý do để đi công tác... từ đơn vị này đến đơn vị khác, từ đơn vị đến cơ quan cấp trên hoặc ngược lại. Có khi đi đôi, ba người. Chỉ huy từ cấp đại đội trở lên mới cắt cử lính đi cùng. Nếu đường thông suốt thì ai có việc, người đó tự đi một mình.
Thường là đi theo đường mòn xuyên rừng qua phum bản, một chặng đường dài 10-20 km là bình thường. Mang theo một nắm cơm vắt, ít muối bột canh hay đồ mặn, một bình đông nước. Một khẩu AK, 1-2 băng đạn, 1-2 trái lựu đạn. Có vũ khí nhưng khả năng để bảo vệ bản thân mình rất thấp, địch núp đâu đó thì nó thấy ta từ xa, đón ta đến để úp sọt chứ ta nào thấy chúng...
_____________
Hồi ức chiến binh F307
MỘT MÌNH QUA PHUM CAMTIN
trích ( mùa chinh chiến ấy )

VN nghèo mà mua 6 chiếc kilo bắp chuối để làm gì?

Sẵn sàng phục vụ cho con đường tơ lụa trên biển của Tập chủ xị.


Tìm kiếm Blog này