Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

"Tộc Kinh chỉ biết uống thôi còn người Chăm mình đào".

Kỹ thuật dân gian của người Chăm dò tìm mạch nước ngầm rồi xếp gạch đá tạo thành giếng, nay đã mai một. Có những vùng đất khô nạn nhưng giếng cổ nước cách mặt đất chừng 1-2 mét vẫn có. Không những thế họ còn tìm được mạch nước tạo ra giếng tự dâng tự chảy cho sinh hoạt và tưới ruộng vườn. Kỹ thuật này sau Chăm là các dân tộc miền núi.. Dưới đây là những giếng Chăm cổ như vậy ở vùng đất khô cằn Quảng Trị.

Hình st từ nguồn: Xanhx.vn và Trungtamquanlyditichvabaotangquangtri.vn











Sinh hoạt thanh niên ở nông thôn sau 1975, như tôi biết...

Nhớ thời tôi làm công tác thanh niên.

Trước 30 tháng 4, tôi theo gia đình đi di tản vào Sài Gòn để thoả mãn cái háo hức của tuổi trẻ muốn biết nơi nổi tiếng hoa lệ. Sau đó thì hiếm có xe đò nên mãi hơn tháng sau mới về lại Tuy Hoà. Nghĩ mình quá muộn nên tôi không xin nhập trường mà về quê làm ruộng.

Thôn tôi nằm trong vùng mất an ninh ngày xưa, thời chiến tranh người ta đi về làm ruộng mưu sinh chứ không ở vì nhà cửa bị bom đạn cháy hết. Dân một số thì bám trụ, số chạy tỵ nan nơi khác. Sau giải phóng, 3 thôn cũ sát nhập lại thành một thôn gọi là Đồng Lãnh nên đất rộng và dân khá đông, dạng nghèo hàng đầu của xã. Y như cái xã Hoà Quang cũng là xã nghèo nhưng đất đai rộng nhất của Thị xã Tuy Hoà.

Từ nhỏ đến lớn mới về lại quê hương nơi mình ra đi lưu lạc nên hầu hết dân làng từ người lớn đến đồng lứa không biết thằng đó từ đâu về. Dần dần biết nhau, nhận bà con, xưng hô cho bằng vai phải lứa. Tôi có máu mơ làm "lãnh tụ" mà mình ấp ủ khi còn đi học nên bắt đầu thử sức, năng nổ trong phong trào thanh niên của thôn. Học tới lớp 11 là thuộc loại "trí thức" ở quê, ăn nói cũng mạnh dạn mạch lạc, lý lịch không tì vết gì. Có chú và dượng... là liệt sĩ. Nên một tháng sau được ban tự quản thôn chỉ định phụ trách thanh niên, sau đó TN bầu chính thức tôi làm Chi hội trưởng.

Ban chấp hành chi hội TN thôn có 5 người, dưới đó theo xóm, phân làm 4 phân đội. Mỗi tháng họp chi hội 2 lần, mỗi phân đội sinh hoạt tuần một lần. Ngoài ra, còn họp bất thường để triển khai công tác do có yêu cầu đột xuất từ chính quyền xã thôn đưa xuống. Hàng tháng, chi hội trưởng về xã họp với liên chi hội một lần. Công tác TN không ai có phụ cấp gì, ở xã chỉ chị từ trên núi xuống làm bí thư đoàn, liên chi hội là có, văn phòng thanh niên xã ở ngay nhà chị ấy.

Cả thôn, thanh niên có chừng trên 100 người. Gốc gác đủ loại thành phần thuộc các gia đình tản cư tứ xứ trở về và một ít từ thị xã lên làm kinh tế mới. Có người làm ruộng, buôn bán, học sinh, vài người theo cách mạng từ trên núi xuống và hơn chục người là binh lính chế độ cũ. Tuổi từ 16 đến 30, một số anh già hơn 5-6 tuổi, vợ con đùm đìa do thời chiến khai man căn cước để trốn lính.

Địa điểm sinh hoạt, khi thì ở trụ sở tạm của thôn, dưới ánh đèn măng-sông, khi thì bãi đất, khi thì ra ruộng khô sau mùa gặt vào đêm trăng sáng. Mỗi lần cần họp thì tôi viết mẫu giấy nhỏ nhờ ai đó đi ngang nhà chuyển cho phân hội trưởng, phân hội thông báo tiếp cho các hội viên. Khi đột xuất thì dùng ô-pạc-lơ, tôi và chú TN liên lạc đi khắp nơi loa loa thông báo từ xóm trên xóm dưới cho đến xóm trước ra xóm sau.

Nội dung sinh hoạt quanh đi quẩn lại vẫn là phổ biến công tác TN như tuyên truyền chủ trương chính sách. Đi dọn vệ sinh, khai hoang phục hoá, phát cỏ, đào mương, sang lấp đất. Không việc gì thì tụ tập giao lưu ca hát, hết bài hát cách mạng này đến bài cách mạng khác và hát bài chòi ca người anh hùng liệt sĩ của quê hương. Rồi bày mấy trò chơi đơn giản, địa phương này bắt chước địa phương khác. Thỉnh thoảng tổ chức hội diễn văn nghệ và thi đấu bóng chuyền. Thanh niên hiếm ai gọi tên nhau mà xưng hô theo quan hệ họ hàng gần xa như anh hai chị ba, chú tám bác mười hay cô năm dì bảy... Lâu lâu, TN cùng nhau góp tiền nấu chè ăn ở nhà bạn nào đó, chỉ vậy thôi chả tụ tập uống rượu nhậu nhẹt gì như sau này.

Thanh niên ở vùng mất an ninh xưa, đa số ít nhiều tiếp xúc hay biết về cách mạng nên đồng lòng và thuần tính, nói đâu nghe đấy. Không khí rất vui, trai gái chọc cười nắc nẻ. Ai cũng hồ hởi phấn khởi tham gia kể cả các anh là lính VNCH. Sau đó, có vài anh bị bắt đi cải tạp tiếp lần hai do chính quyền ở trên phát hiện thêm về nhân thân. Hồi ấy, dĩ nhiên ai cũng sợ cách mạng nhưng cái chính là niềm vui được sống hoà bình không còn bom đạn, tù đày. Giờ ngẫm lại, sao hồi ấy thanh niên sống vô tư thơ ngây đến vậy. Cán bộ chỉ được phụ cấp ít ỏi, ăn cơm nhà mà lo việc hàng tổng. Đâu không biết chứ quê tôi hồi ấy, chung sức xắn tay mà làm, chưa có việc kèn cựa địa vị như sau này.

Phần cá nhân tôi, ngày thì làm ruộng cùng gia đình và theo anh lên núi chặt cây về dựng nhà. Mọi công đoạn của người nông dân, ban đầu còn bỡ ngỡ không biết thì học hỏi, nghề dạy nghề, rồi dần dần thành thục. Còn việc công, một thân một mình, từ một học sinh thành thị về lại nông thôn làm "lãnh đạo". Tôi không biết hỏi ai về cách thức làm sao và kinh nghiệm thế nào để vận động thanh niên, mà có ai từng trải qua đâu mà hỏi. Sách báo hướng dẫn nghiệp vụ thì chả có. Ở vai trò chi hội trưởng, miệng nói tay làm, gương mẫu trong mọi việc nên hầu như mọi người trong thôn đều biết. Chính quyền tín nhiệm, thanh niên yêu thích. Ai đó có ý chống báng hay chỉ trích thì tôi không được nghe. Điểm yếu của tôi là không rành văn nghệ và dẫn dắt trò chơi như thanh niên học sinh hướng đạo. So với mười thôn khác thì thôn tôi hoạt động mạnh nhưng yếu theo tôi điểm đó.

Thời gian này, tôi chỉ chăm chăm vừa việc nhà lẫn việc chung nên gần như không còn liên lạc với bạn học cũ. Thỉnh thoảng đạp xe về thị xã mua sách cũ, mới về đọc. Tôi là người có tham vọng nên trăn trở muốn để đẩy hoạt đông của thôn mình mạnh hơn nữa mà không biết cách nào. Lúc rảnh rổi, tôi nghiền ngẫm sách của triết gia Đức Nietzsche mua từ vỉa hè Sài Gòn, trong đó có cuốn hình như là "Zarathustra - Đã nói như thế". Mà sau này, đi bộ đội tôi mới tỉnh người, thoát ra cái triết học quái quỉ duy ý chí ấy của Nietzsche, làm cho tôi thiếu điều loạn óc.

Thời ấy, cả thôn chỉ có hai đoàn viên là du kích cũ., tôi phấn đấu muốn vô đoàn mà kẹt cái lý lịch trung nông (chưa tới 2 héc ta ngày nay) nên chậm kết nạp. Sang năm 76, được gọi đi học cảm tình đoàn rồi kết nạp. Giữa năm, Xã có ý cơ cấu đưa tôi vào ban chấp hành chi đoàn nên cử đi học khoá bồi dưỡng công tác thanh niên 20 ngày ở Vạn Giã huyện Vạn Ninh.

Đang là uỷ viên BCH Liên chi hội xã, đùng một cái, tháng 9 có chủ trương gọi thanh niên nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự. Họp triển trai công tác, tôi hô hào kêu gọi TN tình nguyện đăng ký làm nhiệm vụ là bảo vệ tổ quốc và xây dựng kinh tế. Xã không yêu cầu tôi phải đi nhưng tính tôi ảnh hưởng bỡi thuyết đã từng học phổ thông là "Tri hành hợp nhất" của người xưa. Nói được thì phải làm được. Mình là chi hội trưởng phải kéo cái đầu tàu, thế là làm gương xung phong ghi tên đầu tiên. Ngày Xã tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ, được tổ chức rất hoành tráng. Tôi thay mặt thanh niên toàn xã lên đọc diễn văn từ biệt và hứa hẹn tiếp bước cha anh.

Thế là bước ngoặc mới, cuộc đời mới mở ra...

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Nhờ đánh nhau hay nhờ Pháp mà người Việt tăng chiều cao đột biến?

 Theo cái biểu đồ này thì trùng với giai đoạn mà Đại Việt oánh nhau liên khúc, bành trướng lãnh thổ lớn nhất. Rồi Phú Lang Sa vào cai trị Annam mít. Hỏng lẽ nhờ bơ sữa chiêu dụ của thực dân mà Việt cao lên, và cũng vì "Nam quốc sơn hà nam Đế cư" nên Annam mít đếch chịu, oánh lại bọn mũi lõ nên thun tiếp. Chiều cao của người Tàu nước mẹ thì tuột xuống do mất lửa khi gặp phải Tây bương chơi quá rắn?

Thiếu độ tin cậy, chắc thằng Pháp muốn dân Việt ghi nhận công đức của nó hay sao í.




Bạn sợ ông thần nào nhất?

 


Đánh trống đâu cứ lấy dùi mà gõ, thì xoàng quá!


Coi đội đánh trống canh của Triều đình Huế nè. Cụ chỉ huy đánh trống như múa vậy, mới ra đẳng cấp của nước văn hiến đã lâu. hehe

Đội trống trong lần vua Khải Định vào triều (đầu và cuối phim)
https://www.youtube.com/watch?v=l6Q7GHrtJGo

Hình dung Chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên qua lược đồ.

 


Làm thợ săn cho Tây cũng đáng, rất chuyên nghiệp!

Này nhé, Tây trang bị cho: súng săn 2 nòng, bao da đựng đạn, mũ dạ, giày da, nồi nấu cơm, hình như cả cái thắt lưng luôn. Chỉ có cái mạng với bộ râu cùng cây mác là của ảnh. hehe.



Đời sống của gia đình sĩ quan cao cấp VNCH được đãi ngộ như thế nào?

Bạn Dung Le kể trong comment:

Cuộc sống của chính bản thân tôi, rồi kể sơ sơ về cuộc sống của một người bạn bố là sĩ quan chiến đấu từng là trung đoàn phó, trung đoàn truỏng, tư lệnh phó sư đoàn, tư lệnh biệt khu (theo tôi biết có 4 biệt khu, sẽ bổ túc thên: Biệt khu Quảng Đà, biệt khu 24, biệt khu thủ đô, biệt khu 44), tỉnh trưởng để bà con có thể thấy cuộc sống của vợ, con sĩ quan như thế nào, dù là trung cao cấp (thiếu tá, trung tá, đại tá), tôi kể thêm đãi ngộ của quân đội Mỹ, để thấy chuyện "tướng tá sai lính lái xe jeep quân đội đưa đón con mình đi học" cũng OK.

Bố tôi bị thương nặng rất sớm, sau đó thường làm văn phòng vì không thể leo đèo, lội suối tác chiến, chức vụ sau cùng của ông là trung tá quận trưởng. Tỉnh trưởng, quận trưởng, ngoài thiểu số những người do quen biết, chạy chọt, hay có khả năng điều hành tổ chức vượt trội, khéo léo như ông Nguyễn Hợp Đoàn (https://en.wikipedia.org/.../Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%A3p..., là bố của tiểu mỹ nhân Diễm Quỳnh đã nhắc trong thread này), đại đa số được lựa chọn theo khả năng, kinh nghiệm (tôi sắp giới thiệu 1 nhật ký minh chứng sự cân nhắc, đắn đo, cẩn thận khi bổ nhiệm chức quan trọng thời VNCH).

Tỉnh trưởng, quận trưởng có sướng hơn tác chiến thật, nhưng chỉ có tỉnh trưởng có quy chế nhà công vụ, xe cho gia đình đã có từ thời Pháp, ở cấp quận còn tuỳ (nên nhớ hồi đó mọi việc chưa thành quy củ, nề nếp). Trong 3 năm làm quận trưởng, chỉ có trên 1 năm chúng tôi ở một nhà công vụ do tỉnh mướn, đài thọ. Chủ nhà đòi lại, thế là chúng tôi phải thuê nhà ở chung trong một dãy 7 căn liền vách với người khác; nhà thông mái nên nhà này nói, nhà kia có thể nghe. Một người có nuôi một đàn heo, kêu eng éc đòi ăn, mùi phân, nước tiểu heo nhiều lúc bay vào nhà. Trong trên 3 năm, không một tối nào bố tôi được ngủ tại nhà, ông phải hoặc là ngủ tại quận với lính, hoặc đi ngủ ấp. Từ khoảng 1970, có chương trình ngủ ấp, các ấp được phân loại an ninh A, B, C, và tư lệnh quân đoàn, tỉnh trưởng, quận trưởng sẽ thường tới những ấp ngủ lại đêm, để xem và chứng minh nó có an ninh thật hay không.

Bác ruột tôi, luôn mang cùng lon với bố tôi, suốt mười mấy năm, để vợ con ở Sài Gòn trong 1 nhà thuê chật hẹp, còn ông đóng ở vùng xa. Con cái không được học trường công, chỉ học trường tư gần nhà, cho rẻ tiền, không tốn tiền đi xa.

Bạn tôi về sau lúc bố làm tỉnh truỏng là lúc sung sướng nhất vi quy chế rõ ràng cho tỉnh trưởng, nhưng lúc bố làm trung đoàn phó, hành quân lội bộ theo lính, vợ con thuê nhà ở Quy Nhơn, thiếu tiền tới mức bà phải share chỗ thuê với 1 phụ nữ không có tiếng tốt để gánh bớt tiền thuê nhà, và ông phải tìm cách cai thuốc lá dù nghiện thuốc .

Như đã viết "Quân đội Cộng Hòa không phải là câu lạc bộ của những ông thánh, nó được cấu thành bởi những con người bình thường nên có người tốt, kẻ xấu, có những chuyện chèn ép bất công, thối nát, những tệ nạn như bất kỳ một tập thể lớn nào". Qua những điều chính bản thân tôi, qua cuộc sống của bạn rất thân của tôi đã kể trên tôi có thể khẳng định là những chuyện Sơn, Phước, Hùng kể trên là có, nhưng nó không phải là pattern, và nếu có những chuyện như vợ con có đi ké xe thì cũng OK, thông cảm được. Tôi chưa bao giờ được đi học bằng xe, dù trong tỉnh, bố tôi có thể được xem là thứ nhì về chức trưởng (chỉ sau tỉnh trưởng). Tôi và em gái hàng ngày đi bộ đi học trên 6 cây đi và về lúc vào trung học, thằng út 6 tuổi đi bộ 2 cây) .

Chuyện bán đồ quân tiếp vụ là có, quân đội cả triệu người mà, nhưng chỉ có ít người làm chuyện này. Xã hội vẫn là xã hội có nề nếp, quy tắc, quan biết sợ: sợ báo chí phanh ra, sợ lãnh đạo tôn giáo, nhất là mấy ông cha tâu (tổng thống Diệm, Thiệu đều là công giáo, có những ông cha láu cá, bắn tiếng cho tỉnh quận trưởng là "mày mà cà chớn, là tao mách "bố" mày.)

Note: Robert Gates, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể lúc ông làm bộ trưởng quốc phòng, nhà ông ở bên cạnh 1 ông tướng là thuộc cấp của ông, Robert Gates phải làm lấy mọi thứ, trong khi ông tuóng hàng xóm có lính phục dịch mọi thứ: tài xế, cắt cỏ, làm việc nhà ... đó là đãi ngộ của chính phủ Mỹ cho những quân nhân chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ máu xương cho nước Mỹ , rồi leo lên chức tướng sau nhiều năm, trong khi bộ trưởng quốc phòng nắm chức vụ ít hiểm nguy hơn và chỉ trong 1 thời gian ngắn.
.....
Westmoreland đấm mõm Kỳ cho khứa bớt quậy nhảm bằng cách tặng Kỳ một trực thăng. Nên trực thăng mà Kỳ dùng để đưa đón con ở Mossard là máy bay riêng của Kỳ, không phải của quân đội VNCH. Nhưng Kỳ đã hết làm phó tồng thống từ 1971, có thể chắc chắn 100% là Kỳ vẫn dùng xăng máy bay, lẫn phụ tùng máy bay, tiếp liệu, bảo trì chùa của không quân. Cần biết là năm 1974 quân viện Mỹ đã giảm trầm trọng, nhiều máy bay nằm ụ vì thiếu nhiên liệu, phụ tùng. Quân cụ, quân nhu nói chung cũng vậy.
Cái tồi tàn nhất của Kỳ là phải bay từ VN về Mỹ để đón Nguyễn Minh Triết tại Cali
https://www.youtube.com/watch?v=B1XrTTztk7o
Thành ra mấy trò khỉ như đáp trực thăng xuống nóc khách sạn Caravel để ăn sáng với Tuyết Mai lúc cua gái, hay dùng xăng quân đội + ...., cho máy bay đi đưa đón con lúc quân viện đã sút giảm .. chả là cái gì so với màn phải cắp đít từ VN bay về để bưng bô cho Nguyễn Minh Triết tại Mỹ.

Lý thú và quái lạ khi tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua tiếng Kh'mer.

Tên tiếng KM phải có trước từ người nông dân bản địa, họ gọi tên theo kiểu ngẫu nhiên dân dã. Sau đó người Việt gọi chệch đi do thói quen cũng theo lối dân dã hay quan trên đặt lại tên Hán - Việt cho hoa mỹ... Có nhiều thắc mắc về ý nghĩa trong cả ngàn địa danh, có cái kỳ lạ lý thú nhưng cũng có cái quái lạ, ví dụ như:

Có 2 địa danh trùng tên "Tre", đó là tỉnh Sông Tre (Cần Thơ) và tỉnh Bến Tre.
Tỉnh Mỹ Tho là vùng đất sản sinh nhiều người đẹp nổi tiếng, không phải sau này mà qua cái tên KM cho thấy nó có tự lâu đời.
Vũng Tàu, tiếng Pháp là Cap Saint-Jacques, tiếng KM gọi là Suối Giết.
Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) có 2 huyện tiếng KM là Trà Ôn - (Kampot Te Ong) và Măng Thít (Kampong Te Ong). Cả hai có nghĩa: Chặt Trà Ông và Bến Trà Ông, liên quan tới sự tích xa xưa mà người KM hận thù người Việt, xảy ra ở kênh Vĩnh Tế và Vĩnh An (An Giang) cách đó 150 km

Địa danh tiếng Kh'mer tỉnh thành Nam Bộ

Tuol Ta Moûk ទួលតាមោក Thủ Dầu Một (Bình Dương)

Kampup Srokatrey កំពប់ស្រកាត្រី Biên Hòa (Đồng Nai)

Preah Suorkea (Barea) ព្រះសួគ៌ា (បារា) Bà Rịa (BRVT)

O Kap អូរកាប់ Vũng Tàu (BRVT)

Kampong Krabei កំពុងក្របី Bến Nghé (Sài Gòn)

Prey Nokor ព្រៃនគរ Gia Định (Sài Gòn)

Rong Domrey រោងដំរី Tây Ninh

Kampong Kor កំពុងគោ Tân An (Long An)

(Peam) Mesor (ពាម)មេស Mỹ Tho (Tiền Giang)

Koh Hong កោះហុង Gò Công (Tiền Giang)

Kampong Rưsey កំពុងឫស្សី Bến Tre

Long Hor លង់ហោរ Long Hồ (Vĩnh Long)

Préah Trapeang ព្រះត្រពាំង Trà Vinh

Phsar Dek ផ្សារដែក Sa Đéc (Đồng Tháp)

Mort Chrouk មាត់ជ្រូក Châu Đốc (An Giang)

Peam Barach ពាមបារាជ Long Xuyên (An Giang)

Peam (Bânteay Meas) ពាម (បន្ទាយមាស) Hà Tiên

Kramoun Sor ក្រមួនស Rạch Giá

Prek Rirsey ព្រែកឫស្សី Cần Thơ

Khleang ឃ្លាំង Sóc Trăng

Polleav ពល់លាវ Bạc Liêu

Tưk Khmau ទឹកខ្មៅ Cà Mau

Tìm kiếm Blog này