Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Fritz-Julius Lemp, anh hùng hay tội đồ cũng là người ấy.

Trong WW2, đội tàu ngầm của Đức là nỗi khiếp đảm đối với tàu quân Đồng Minh. Đức Quốc xã đầu tư trị giá 2,86 tỷ đô la xây dựng lực lượng tàu ngầm, trong khi phe Đồng Minh phải chi tới 26,4 tỷ đô la chống lại.

Lemp là thuyền trưởng chỉ huy 3 tàu ngầm U-28 , U-30 và U-110, trong 2 năm 1939-40, chết năm 27 tuổi. Là nhân vật tác chiến khá trung tâm, gây nhiều tranh cãi về những gì ông làm. Ông đã có công rất lớn với Đức là đánh chìm 17 tàu, hư hại 2 (tàu chiến lẫn vận tải) của Đồng Minh. Mà tội cũng rất lớn: đánh đắm chiếc tàu chở khách ngàn người của Anh, làm 117 người chết. Và để chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thời ấy là U-110 cùng máy, tài liệu giải mã lọt vào tay phía Đồng Minh.

Trong chiến tranh khó ai nói trước được điều gì. Phải chăng cái chết của ông là hợp lẽ, tiện cho đôi đường.





22 quân nhân bị sạt lở đất chết, nhớ lại tấm hình gây xôn xao dư luận.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 chính là Sư đoàn 337 năm xưa, tham gia chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979.

Năm 2011, Đại tá Đỗ Phấn Đấu, nguyên Chính ủy Đoàn KT-QP 337 khi biên soạn lịch sử Quân khu 4 nên lên đây tìm hiểu. Người qùi bên cạnh chỉ tay vào vết đục bỏ ở một phần còn lại của cột bia chiến thắng của Sư đoàn 337 (1,2 x 1,5 x 5m).
Chỗ ấy là đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) nơi hy sinh nhiều cán bộ chiến sĩ trong đánh nhau với TQ. Người ta đang làm một đập thuỷ điện nhở ở khu này, công nhân công trình tôn trọng người đã mất nên đặt một bát hương. Năm 2012 sau đó khu tưởng niệm mới được xây dựng gần đó.





Ngả 3 Đông Dương qua ảnh vệ tinh, năm 1984 và hiện nay.

 



Đặng Hùng Võ, khỏi cần nghe, coi hình thôi, biết liền!

 GS.TS Đặng Hùng Võ nguyên Thứ trưởng Bộ TN và MT trả lời cho câu hỏi của PV: Tại sao rừng chúng ta mất nhiều. - Khỏi cần nghe, coi hình thôi, biết liền!




Ánh mắt của người mẹ đờ đẫn nhìn hai con trẻ.

Mẹ với con nằm với nhau lần cuối này thôi.



https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/am-anh-2-chiec-quan-tai-con-tre-trong-ngoi-nha-ngap-lu-o-quang-binh-682442.html?fbclid=IwAR34DSoWK-jT96RrwbTtjtJ5_KrgafykPVVxRinVs3N36ceo6TGJNQMfa_E

Không thể hiểu nổi triều đình!

Vô số chuyện nhưng chỉ điểm qua 2 việc gần đây:

Nghị định 64/2008 của CP qui định về việc tiếp nhận phân phối các nguồn đóng góp cứu trợ, đã lỗi thời 12 năm rồi, cứ để vậy. Đến khi bị thiên tai nặng, báo chí và mạng XH lên tiếng "ì xèo" thì Thủ tướng mới yêu cầu khẩn trương sửa, thay thế nghị định cũ.

Trong lúc thông tin nhiễu loạn, Tướng thứ trưởng BQP mà không kiểm tra thông tin về lương khô cứu trợ, nói "ba sồn ba sựt" gieo tiếng ác cho cán bộ thì huống chi dân "ba trời". Các quan tỉnh "dãy nãy" la làng chúng tôi chưa nhận. Báo chí đồng loạt đưa tin rồi đồng loạt xoá bài hay sửa lại nội dung. Ông tướng phải "cà lăm" cải chính, ông Chủ tịch MTTQ Việt Nam thì đổ vấy cho mạng XH loan truyền không đúng.
Chán mớ đời!

Bệnh viện "dành" cho người nghèo nhưng không nghèo cách chữa trị và tình nhân ái.

Hôm qua, mình cùng các bạn học cũ đi thăm bạn bị bệnh nằm ở BV Ung bướu Sài Gòn. Bạn đã điều trị ung thư cả năm rồi. Mình hỏi thăm tình hình sức khoẻ, tiếp hỏi qua chi phí điều trị, bạn nói:

Có người bị ung thư, gia đình tốn năm bảy trăm triệu, tán gia bại sản. Có người mới đây điều trị ở Hà Nội tốn hơn 200 triệu, riết rồi gia đinh hết tiền phải chạy vào Nam, đến bệnh viện này. Anh nằm bên cạnh mới nhập viện được người ta cho 200 ngàn. BV Ung bướu phòng ốc tuy tềnh toàng cũ kỹ nhưng nó là BV chuyên sâu, đến đây là đúng chỗ còn chạy đi đâu. Đối với trường hợp bệnh nhân quá nghèo thì người nhà xin giấy xác nhận hộ nghèo của địa phương để BV xem xét đỡ chi phí điều trị. Và bệnh viện căn cứ vào thực tế, lập danh sách để xin các tổ chức quỹ hổ trợ người nghèo. Liệu cơm mà gắp mắm, nên nhớ dân Sài Gòn hay làm từ thiện ở những nơi như thế, lướt qua những bệnh viện "nhà giàu". Ngay cả người nhà đi nuôi cũng có thể ăn cơm từ thiện đạm bạc qua ngày...

(Thực tế như thế nào mình không biết, chỉ nghe bạn kể chừng ấy)

Kỷ niệm mùa lũ lụt quê nhà khi còn bé.

Lụt là ngày hội đối với lũ trẻ con chúng tôi. Người lớn cũng chả gì phải lo lắm, nhờ quê trên nền đất cao giáp núi, dù nhà cửa vườn tược đan xen với những cánh đồng. Mưa lớn, nước từ núi theo con suối tràn ra, cả một cánh đồng nước trắng lăng mênh mông. Đường cái ngập gần hết, thành ra quê nhà cô lập chia cắt với những thôn xóm khác. Cái khó là đi chợ hay có việc cần thiết không đi được, chỗ trũng đường qua hai cái cầu ngập sâu kéo dài hơn tuần.

Lũ nhỏ túa ra đường cái gần nhà, nước tràn mấp mé để chạy nhảy, bắt cua bò, bắt cá phóng vượt bờ mắc cạn. Rồi chặt thân cây chuối chát làm thuyền cỡi, nó lật qua lật lại, té lên té xuống, chúng cười ha hả. Đám lớn hơn thì lấy tre đóng nọc xiên qua, ghép mấy cây kết lại làm bè. Ngồi lên, thả xuôi dòng nước, tụi trẻ tha hồ chèo chống phiêu lưu, bất chấp đồng ruộng chỗ sau chỗ cạn, có chỗ lút đầu.
Hết lũ thì là tới lụt, người ta đi đặt đó, đặt lờ bắt cá. Tạnh mưa hết lụt, cá tụ về những nơi thấp gọi là ruộng rộc. Má tôi mang bó cần câu cắm ra ruộng lúa đang trỗ, dắt theo thằng con chạy lon ton phía sau phụ giúp. Đi men theo bờ, cách năm bảy thước, má chọn chỗ, vạch lúa, lấy trùn móc vào lưỡi rồi cắm cần. Cứ thế, hết đám ruộng này tới đám ruông khác. Vòng lại là giáp lượt, hễ cứ chỗ nào nghe tiếng cá quẫy búng, kêu ộp ộp là nhấc cần lên, tóm lấy cá bỏ vào giỏ.
Thời ấy, cá nhiều thiệt, đàn bà trẻ nhỏ cũng kiếm được cá ăn một cách dễ dàng. Có gạo sẵn rồi, chỉ cần ra vườn hái mớ rau để nấu. Mùa mưa, trẻ con nghịch nước chơi nhiều nên ăn cái gì cũng ngon. Cá trê kho với đọt non lá gừng, cá rô xỏ lụi nướng, rau muống luột chấm với nước mắm ớt. Đơn giản đạm bạc, vậy mà ngon ơi là ngon!
.....
Mình nhớ hoài những kỷ niệm vặt vãnh như vậy.

Hoà bình rồi đánh với ai mà cần mặt trận?


Tôi nghĩ ngay cái tên tổ chức "mặt trận" đã nghe không ổn...

Bà Ngọc Ánh - Phó Chủ tịt MT trơ trẻn, nói ra mà không biết xấu hổ? Theo bà thì " Mặt trận tiếp nhận 50 tỷ ủng hộ. Các địa phương huy động được hơn 100 tỷ". Cả một bộ máy mặt trận chính trị từ trung ương tới

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Máu lửa đến thế là cùng! Nếu về đơn vị chủ lực, tôi chết là cái chắc!

 ĐM. Nói ra thêm hận!

Cái bọn cơ hội mang danh cộng sản đã phản bội lý tưởng mà biết bao người vì nó không tiếc máu xương.

Máu lửa đến thế là cùng! Nếu về đơn vị chủ lực, tôi chết là cái chắc!
Ngồi xem lại vài kỷ vật ít ỏi còn sót lại của người lính. Nó theo tôi bao mùa mưa nắng, qua biết bao nhiêu xứ sở xa lạ, giờ vẫn còn đây. Nhớ tháng 9/1978, chiến trương biên giới Campuchia đang dầu sôi lửa bỏng, chiến sự ngày càng ác liệt. Tại trường Hạ sĩ quan - quân khu 5, tôi học. Cuối khoá, từng học viên làm bản tự kiểm điểm cá nhân, phần cuối cùng là đề nghị, tôi viết rất rõ ràng:

"Sắp đến ra trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ lên đường chiến đấu bất cứ lúc nào. Không có gì ràng buột tình cảm cá nhân. Dù có hy sinh vẫn xem đó là vinh dự của người chiến sĩ CM. Quyết tâm chiến đấu thắng lợi."

Không vì tuyên huấn tác động hay chỉ huy nào kêu gọi tinh thần học viên phải như thế. Tôi viết gắt như vậy, đơn giản vì tôi nóng lòng muốn ra mặt trận đáng nhau, về sư đoàn 2 đơn vị chủ lực của quân khu 5 (nói theo Mỹ là anh cả đỏ).
Rốt cuộc, cấp trên phân về Đoàn 578 ở ngả ba Đông Dương làm nhiệm vụ trợ giáo huấn luyện giúp Bạn xây dựng lực lượng non trẻ cho quân khu Đông Bắc Campuchia.




Tìm kiếm Blog này