Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Mẹo chống trộm xe máy - đơn giản như đang giỡn.

Chiêu này đã phổ biến từ lâu, không gì mới, nay nhắc lại.
Thỉnh thoảng nghe tin người quen có ngựa yêu không cánh mà bay nên TC chia sẻ với các bạn. Ai không cẩn thận còn mất nữa.
Tại sao ta không độ 1 công tắc phụ gạt cắt nguồn điện của mobin sườn xe máy. Rất đơn giản rẻ tiền, thấy vậy mà hiệu quả đấy. Khi dừng xe, với tay gạt nhẹ là xong, đề hay đạp đều không thể nổ máy được. Thằng trộm không biết xe mình đoản mạch mà có biết cũng khó đoán ra công tắc bí mật gắn ở chỗ nào mà mò.
Thay vì phải mua khoá bánh xe, rất nguy hiểm khi mình sơ ý đề chạy vội, có khi té lác mặt, bể xe. Mua đồ cảnh báo bằng điện tử, tốn tiền bộn mà gây khó chịu cho người khác vì khi sơ ý đụng vào phát âm thanh chói tai.
Mua cái công tắc tốt tí và 1 mét dây điện, tốn chỉ chừng 20 ngàn là tự làm được hoặc ra tiệm kêu thợ làm hết 3-40 ngàn. Nếu xe cùi bắp quá, làm biếng độ thì vứt xe bỏ đó, rút bugi là xong. haha.
Cẩn thận bảo quản thì 5-3 tháng xịt chống rỉ hay bôi tí dầu vào công tác bí mật, phòng lâu ngày có thể điện nó tiếp xúc không tốt. Hai chiếc xe máy của mình làm vậy từ lâu, mỗi chiếc đã 10 và 20 năm, khá yên tâm.
(Hình minh hoạ, mươn trên mạng)




Vết thương ngoài da nhanh tự lành.

Mình bị té xe, gãy cần số và chỗ để chân, phải mượn xe bạn đi về. Thân thể thì chỗ nặng nhất là lác một miếng da bằng khu chén. Về nhà xối nước, lấy bông chùi sạch vết dơ, thấy bị cạn ngoài da nên không bôi thuốc sát trùng, không bôi rắc bột kháng viêm, cũng như không uống thuốc gì. Dán lên bết thương 2 miếng băng keo cá nhân nhỏ là xong. Vì công việc ngày hôm sau phải đi làm, chạy xe tiếp, tối về tắm rửa xong tiếp tục dán băng miếng băng nhỏ lên trên. Hàng ngày từ vết thương rỉ chất dịch huyết tương, ban đầu nhiều sau ít dần.
Hôm nay là đúng 3 ngày, tắm rửa nhẹ chỗ đó, rồi xem kỹ chỗ đó tới đâu (như hình). Đứng ngồi không còn đau, vết thương đã khô mặt, bắt đầu kéo da non, vậy là cơ bản đã lành. Vấn đề rút ra của cá nhân, ngoài kháng thể từng người thì nếu bị ngoài da không nên băng kín, cần cử động cho chất dịch rỉ ra đào thải vi khuẩn và bạch cầu chết.
Nhớ hồi nhỏ ở quê, bị như vậy, trẻ con bốc nắm bụi đất rắc lên cho khô vết thương, rồi lành. Mấy ông thầy thuốc Nam chữa trặc bong gân, sau khi nắn bóp xong, thoa thuốc rồi bảo bệnh nhân co dũi đi lại nhẹ nhàng bình thường. Khác với Tây y dùng thuốc và khuyến cáo người ta hạn chế cử động.



Cái sự cuồng và chơi dao có ngày đứt tay.

Lão Thợ Cạo tình cờ xem chuyện quyên góp ủng hộ Thương Phế binh VNCH, thiện nguyện làm nhân đạo tốt thôi nhưng mà họ chia phe cãi chửi nhau như mổ bò. Ai muốn lấy số má thì post bài tố cáo CS, ca ngợi VNCH, nói hăng vào thì coi chừng có ngày vào hộp chăn kiến. Có mấy vụ lảng xẹt như vậy! Như vụ tay già Luật sư thừa phát lại, vụ mấy cha con treo cờ VNCH, vụ Dũng Lôi hổ...
Nhớ chuyện cũ có liên quan là Việt Tân, đánh vào tâm lý những người thù ghét ở nước ngoài muốn lật đổ chế độ VN mà không muốn động tay chân, bỏ tiền ra thôi để người khác làm thay mình nên mới bị lừa. Đơn cử như Nguyễn Hữu Chánh chống cộng kiểu salon, đong xèng là chính, xém bị xốp mấy lần, nay đã co vòi. Hoàng Cơ Minh cũng lợi dung nhưng có làm thiệt với bài Đông Tiến, tuyển mộ cử quân xâm nhập bị chặn đánh te tua. Chả đâu vào đâu, bị những người bỏ tiền ra thúc ép, cuối cùng phải thân chinh ra trận mà bỏ mạng sa tràng. À, thêm anh cuồng Lý Tống nữa, anh hùng chống cộng, không bị tóm là may.
Thời Facebook bùng nổ, khối người vì danh ảo, thần khẩu hại xác phàm, được 500 AE ủng hộ, bơm thổi cho "mày chết"..

"Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời!"

(CBQ)
Lão đi làm công luôn coi tài sản của chủ như của mình, không trục lợi từ công ty, năng lực không đến nỗi ù ù cạc cạc. Thế mà gặp khi hoạ vô đơn chí thì bị chém không tha. Tuy nhiên lão vẫn giữ áo cũ công ty cấp để làm kỷ niệm. Vậy cái câu: ai bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai bắn lại bằng đại bác - đâu có đúng. Già rầu, lẽ ra Cty cho lão làm cái chân giám đốc bảo tàng mới phải. Mà công ty đâu còn nữa, bán mất rồi kiếm triệu đô. huhu.



Thấy thanh niên Miền Tây quá hiền khi đụng chuyện với công quyền.

Sự việc thế này, Chủ Nhật sáng nay, thấy mà tức thay!
Một tốp thanh niên mặc thường phục, đi xe bán tải biển xanh đổ xịch lại chỗ đám đông đang ngồi chơi, truy bắt đá gà. Đám đó nói năng cột lốc ra vẻ quyền thế ta đây. Đoán là những TN này bên văn hoá, trật tự an ninh của phường, có thể là cán bộ văn hoá, công an hay dân quân chi đó. Đám thanh niên MT và người nhà có nuôi và chơi gà trả lời đối đáp yếu ớt. Đám bên chính quyền bắt đâu chừng chuc con gà, cột bỏ vào túi đệm, đòi bắt giữ cả xe máy. Lát sau, họ điệu 4-5 thanh niên MT lên thùng xe và mang gà chở đi.
Không có bằng chứng đám đông tụ tập nuôi và tổ chức đá gà ăn tiền, thế mà vẫn ngoan ngoãn nghe theo đám TN phường về trụ sở. Đám TN MT hay ăn nhậu đù mẹ đù má với nhau, đụng trận thi ngoan ngoãn phết! Gặp TN Miền Bắc hả, ứng xử sẽ khác, có thể lớn tiếng chửi, dẫn đến hai bên ấu đả nhau. Họ chả chịu mất gà và không chịu về phường nếu không có tang chứng. Phường làm được, có chăng là bắt lỗi nuôi gà nhiều trong khu dân cư, lập biên bản và phạt. TN phường của địa phương chỉ giỏi bắt nạt TN miền Tây hiền lành tha phương cầu thực mà thôi.

Cạo cắn linh tinh... 21













 

Chiếc rìu của người miền Trung là sáng tạo độc đáo của các Dân tộc.

Rựa và rìu là 2 vật dụng không thể thiếu cho thợ đi rừng. Rựa đa năng còn rìu thì chuyên dùng. Rựa có nguồn gốc từ người miền Trung thì ngược lại rìu từ người vùng cao. Người ta dùng để đốn cây lớn và đẽo gỗ. Ít người biết nhưng ai đã dùng qua thì biết nó cực bén, nếu mũi đi lệch có thể làm đứt hẳn ngón hay bàn chân. Hơi khó sử dụng cho nên người dùng cần có thời gian để làm quen với rìu. Đường chặt, vạt rất thẳng hướng nhờ có cái cây dài nối với mũi. Bỏ sức người ra ít mà lực rất mạnh vì có cái cán dài thuận tay. Mỗi khi đốn, nó táp phập vào thân cây, tập trung vào điểm thay vì diện như các loại rìu khác. Cho nên trong việc đốn và đẽo lõi cây cứng, nó ưu việt hơn hẳn cái lại rìu lưỡi bản to và cán ngắn.
Hình minh hoạ:
Chiếc rìu của dân tộc Thái, rìu với người Giẻ Triêng, M'Nông, Việt.

Cảm nhận về TCS, nhân xem Stt của anh bạn.

Ông là nghệ sĩ sáng tác nhiều bài mang màu sắc thời cuộc nhưng phi chính trị, không đòi hỏi phải theo phe nào. Yêu mến nên coi ông như một con người bình thường. Ông là phù thủy âm nhạc nên đồng cảm không soi vào câu chữ lúc ông ngẫu hứng. Không phải cái gì TCS sáng tác đều tuyệt, cũng như không phải cái gì KL hát đều hay. Đỉnh cao nhạc TCS với KL là ở Ca khúc Da Vàng mà một thời tụi trẻ chúng tôi yêu nước quá thơ ngây.

Tưởng rằng ăn sang nhưng chưa hẳn vậy.

Với gạo ngon qua ngày hôm sau cơm nguội vẫn mềm dẻo và ngon, thích thì hấp nóng không thì để vậy ăn bình thường nên không có chuyện nấu dư hoặc để cơm thiu mà bỏ. Với nước mắm ngon đã khui chai ăn 1 tháng vẫn giữ màu khá đẹp và chấm ăn đậm đà, không có chất bảo quan nên không độc hại, ít bị oxy hóa thành sậm đen.
Gạo với nước nắm dở thì ăn đồ ăn phải nhiều, nuốt cho dễ trôi, tốn tiền mua thực phẩm hơn. Mình thấy cơm công ty hay thừa cho heo ăn, có gia đình công nhân ăn cơm thừa đổ thật tiếc, đã nghèo còn phí. Chính vì ăn gạo rẻ nở nhiều, dở nên đâm ra lãng phí. Và nước mắm, chưa nói đến chất lượng như Nam Ngư, mua 20 ngàn đồng/chai nhỏ, tưởng rằng rẻ nhưng thật ra là mắc vì nó lạt nên ăn rất hao.




Nước mắm truyền thống là cá + muối chấm hết.



Báo chí, dư luận chê "nước mắm" Chin Su, Nam Ngư của Masan nhưng nước mắm truyền thống có gì hơn?
Tôi đã dùng thử nhiều loại "nước mắm" mua ở cửa hàng, siêu thị của cái gọi là "mắm truyền thống cổ truyền Việt Nam", sản xuất tại TP.HCM, Phan Thiết, Phú Quốc... Thật thất vọng, có nhận xét là đa số xạo ke, lập lờ giữa phương pháp sản xuất cổ truyền và công nghiệp, kiểu nửa nạc nữa mỡ.
Có thể nói 90% "nước mắm" bán trên thị trường đều có các chất phụ gia để bảo quản và cho hợp thị hiếu đã thay đổi của người tiêu dùng. Nên vị ngọt lờ lợ của hóa học, chậm bán là bị sậm màu dù chưa khui, chấm ăn thiếu cái đậm đà của tự nhiên.
Vì sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, có thể giai đoạn đầu họ vẫn ướp chượp như truyền thống nhưng đến giai đoạn sau pha chế thì thành công nghiệp. Hàng thì có lúc bán nhanh bán chậm bán ế, phải để lâu trong kho hay trên kệ hàng. Nước mắm khi đưa các chất phụ gia vào thì nước mắm sẽ biến chất và không thể để lâu trong quá trình lưu thông phân phối đến người tiêu dùng.
Trong khi đó nước mắm làm theo cách truyền thống là ướp cá với muối rồi phơi nắng để cá phân hủy dần thành nước mắm. Muối cũng chính là chất bảo quản tự nhiên nên mắm phải mặn. Mặn thì chấm ít thôi, người làm chìu theo khẩu vị người dùng ngày nay mà pha cho lạt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Dùng mũi ngửi có mùi hơi tanh nồng của cá. Chế biến theo cách truyền thống công thức và cách làm ở đâu cũng vậy, na ná như nhau, ngon hay dở còn tùy vùng biển và khẩu vị.
Như nước mắm mình đang dùng, chai màu sậm đã vơi là khui ăn 1 tháng rồi (rót ra chén màu còn đỏ tự nhiên) còn chai đầy là đã mua 3 tháng vẫn màu tươi đỏ. 110 ngàn/ chai 0,75 hơn hẳn mấy loại bán ở cửa hàng siêu thị, rẻ nhưng không ngon.
Nếu tôi là Bộ Công Thương chỉ cần đặt ra tiêu chí nước mắm truyền thống, thành phần có cá cá và muối, đơn giản vậy thôi. Ngoài ra là nước mắm công nghiệp. Nhà sản xuất chỉ cần ghi rõ tỉ lệ % và độ đạm trên chai, còn lại do người tiêu dùng đánh giá ngon dở, mắc rẻ mà lựa chọn.

Tìm kiếm Blog này