06/01/2017 10:42 GMT+7
TTO - Ông gạt nước mắt, bặm môi để khỏi bật khóc vì tôi đã gợi lại ký ức đẫm máu của người lính tình nguyện năm xưa.
Người lính tình nguyện Huỳnh Văn Châu bây giờ - Ảnh: Quốc Việt |
40 chiến sĩ trẻ Việt Nam trong đại đội của ông cùng dấn thân vào một trận đánh ở Campuchia, chỉ duy nhất một mình ông sống sót. Đến giờ, nhiều đêm ông vẫn nằm mơ nghe dồn dập tiếng đạn B40 xé tai của kẻ thù và tiếng đồng đội thét vang “chiến đấu đến cùng”...
Cuộc hành quân khẩn cấp
Đó là buổi sáng bi hùng ngày 29-11-1986. Đêm trước trận đánh đẫm máu này, trung đoàn 4, sư đoàn 5 của người lính Huỳnh Văn Châu đang ở mặt trận Battamboong được lệnh hành quân sang Siem Reap, hỗ trợ sư đoàn 302 đang bao vây quân Pol Pot.
Chiến sĩ Châu ở đại đội 13, tiểu đoàn 3 cơ động khẩn cấp đến tối 28 thì đến sông Loong Vien. 4g50 sáng 29, đại đội được lệnh bí mật qua sông. Toàn bộ quân số đại đội ông lúc này có 52 người, gồm cả sĩ quan tiểu đoàn phó xuống chỉ đạo hành binh trực tiếp.
“Mới tờ mờ sáng, chiến sĩ bọc hậu cuối cùng đã qua được bờ bên kia. Trung đội 8 với 12 lính được lệnh ém quân chốt giữ bờ sông để giữ không cho quân Khmer Đỏ cài mìn trên đường đi chuyển của đơn vị. 40 anh em còn lại của hai trung đội 7 và 9 tiếp tục hành quân áp sát trận địa.
Chúng tôi vượt qua rặng tre gần bờ sông, đi tiếp khoảng 500m thì tiến vào cánh đồng lúa bỏ hoang. Địa hình bằng phẳng, trống trải, tầm quan sát rõ ràng.
Nhìn thấy bóng lính Khmer Đỏ nhấp nhô ở phía trước, đơn vị được lệnh dừng lại, dàn quân dọc theo một bờ ruộng đất ngắn, lúp xúp cao chưa tới đầu gối. Chúng tôi dàn quân hình cánh cung theo thế chặn đường rút lui của kẻ thù” - ông Châu nhớ lại.
Ngoài súng AK cá nhân, đơn vị chỉ có hỏa lực là một khẩu cối 62 li và một khẩu đại liên. Ông Châu lúc ấy là xạ thủ đại liên do có sức khỏe tốt và đã trải thực chiến qua bốn trận đánh lớn dù mới sang chiến trường Campuchia từ giữa tháng 6-1986.
Ngược lại, phía Pol Pot trận này áp đảo hẳn về hỏa lực B40, B41 và B10 cỡ nòng 82 li do Trung Quốc viện trợ có sức hủy diệt tương tự hỏa lực DKZ của quân đội Việt Nam.
Ông Châu kể không hiểu Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Pol Pot nhiều đến mức nào mà có những trận đánh, kẻ thù sử dụng hỏa lực hạng nặng này còn nhiều hơn cả súng bộ binh AK và gây thương vong nặng nề cho quân ta.
Trên trận địa, Khmer Đỏ đã bị quân tình nguyện Việt Nam bao vây các hướng dù lực lượng của chúng tương đương cấp sư đoàn. Sở dĩ đại đội 13 chỉ có 40 người án ngự chỗ này vì đây là khu vực trống trải. Mọi người không nghĩ kẻ thù dám mở đường máu ở hướng bằng phẳng này.
“Mặt trời vừa mới ửng lên, chúng tôi thấy vài bóng lính Pol Pot nhưng sau đó cứ đông dần, đông dần, phải đến hàng trăm quân, nhiều hơn cả chục lần chúng tôi. Chúng đủ lực lượng chia qua hai phía rồi bọc hậu phía sau, thành thế bao vây lại” - Châu kể đồng đội anh đều bất ngờ vì cuộc hành quân bao vây lại rơi vào thế bị bao vây do quân số quá chênh lệch.
Pol Pot quyết tâm mở đường máu hướng này, do biết quân tình nguyện Việt Nam quá ít ỏi.
Tượng đài quân tình nguyện VN tại TP Kampot, Campuchia - Ảnh: Tiến Trình |
39 người nằm lại
Chỉ vài phút sau, kẻ thù đã tràn ngập. Châu siết cò khẩu đại liên K57 nhưng viên đạn đầu lại không nổ khiến khẩu đại liên bị kẹt. Xạ thủ dự bị tên Huy nhào lên, phụ tháo viên đạn lép bị kẹt của khẩu đại liên thì lập tức tiếng B40, B41, B10 từ phía kẻ thù bên kia rền lên.
Bờ ruộng nhỏ xíu giữa đồng nhanh chóng bị hỏa lực này phá nát. Xạ thủ Huy vừa bị trúng đạn AK vào ngực vừa bị mảnh đạn B40 ghim khắp người, anh vẫn ôm khẩu súng. Châu cũng bị nhiều mảnh đạn, máu chảy đỏ người nhưng anh vẫn cố gắng di chuyển.
Anh cố gắng kéo khẩu đại liên ra chỗ khác để bắn tiếp. Bởi vị trí cũ đã bị Khmer Đỏ phát hiện, nếu anh cứ nằm tại chỗ mà bắn chắc chắn bị hỏa lực kẻ thù hủy diệt.
Chỉ sau ít phút, trận địa 40 người của đại đội 13 đã bị các loại đạn chống tăng, phá lô cốt của kẻ thù cày tung. Nhiều chiến sĩ hi sinh ngay tại chỗ, một số chiến sĩ bị thương cố bắn trả rồi kiệt sức dần.
Ở vị trí chỉ huy, chiến sĩ thông tin Đỗ Hồng Hà đeo máy PRC 25 cùng tiểu đoàn phó Phan Duy Thành, đại đội trưởng Đức Thụ cố gắng gọi sang tiểu đoàn 1 xin chi viện nhưng họ chưa dứt lời thì bị trúng đạn B40. Tất cả đều hi sinh.
Đơn vị bạn gần đó cũng không thể chi viện pháo binh được vì chưa biết chính xác tọa độ, sợ bắn lẫn vào chính quân mình...
Nhớ lại trận đánh này, ông Châu xúc động: “40 anh em cùng lên tuyến đầu nhưng chỉ có một mình tôi còn sống sót. 39 người kia phải nằm lại. Lý do trận đánh kết thúc không chỉ vì quân Pol Pot đông hơn gấp nhiều lần, mà vì kẻ thù hầu như chỉ sử dụng súng chống tăng để tấn công. Hàng chục quả đạn chống tăng bắn thẳng vào trận địa chỉ có 40 người”.
Trong lúc bị thương nặng gục xuống, ông Châu thấy kẻ thù tiến đến dùng AK bắn thẳng vào đầu từng người lính Việt dù còn bị thương hay đã chết. Đến giờ ông Châu vẫn không hiểu điều kỳ diệu nào khiến kẻ thù lại “bỏ sót” mình dù ông vẫn đang nằm ở trận địa...
Khi trời sụp tối, ông Châu tỉnh lại tìm về trung đoàn của mình. Ngày hôm sau dù thương tích vẫn còn đỏ máu, ông vẫn tình nguyện dẫn anh em đi tìm đồng đội. 39 thi hài lính Việt Nam bị quân Pol Pot chất thành đống, gài mìn bên dưới, nhưng đoàn đi tìm đã có kinh nghiệm với kiểu bẫy xác man rợ này. Không ai có thể cầm được nước mắt.
Trận địa như một cánh đồng vừa bị cày xới sau mưa đạn súng chống tăng. Máu chiến sĩ đỏ ngập khắp nơi. Không một liệt sĩ nào được nhận dạng gương mặt bởi các phát đạn bắn bồi thêm quá gần của kẻ thù.
Sau trận đánh ấy, chỉ huy sư đoàn 5 xuống tận bệnh xá động viên và thăm hỏi thương binh Huỳnh Văn Châu, người lính duy nhất sống sót của đại đội 13: “Anh cứ nói thật lòng muốn về đâu, ra khỏi vị trí tác chiến hay giải ngũ? Anh xứng đáng được hưởng điều đó”.
Thế nhưng anh Châu đã cương quyết xin ở lại chiến đấu. Ông trả lời rằng chẳng lẽ khi đồng đội ông hi sinh như thế, ông lại bỏ về?
Sau ngày đẫm máu đó và khi vết thương được chữa lành, ông Châu được đề bạt làm khẩu đội trưởng cối 62, tái lập lại chính đơn vị chiến đấu cũ. Mỗi lần ra trận, ông phải quấn băng trên đầu vì tiếng đạn pháo quá lớn làm tái phát vết thương cũ.
Ông đã chiến đấu cho đến ngày quân đội Việt Nam rút hết quân về nước. Giờ đây khi nhắc lại cuộc chiến không thể nào quên này, ông Châu nói rằng: “Đến giờ, nhiều đêm tôi vẫn nằm mơ nghe tiếng đồng đội gọi mình và nhìn thấy hình ảnh chết chóc của họ”.
|
Nguồn: Tuoitre
__________H3 Hùng:
Trích dẫn từ: Quocngoaicu trong 21 Tháng Một, 2013, 11:58:33 AM
Tui xin trích ra đây 1 đoạn văn kể về lính sư 5 ơ K, các bác xem và cho y kiến:
======================================================
Tháng 5-1986, Thượng úy Trần Hữu Long, đang là giáo viên quân sự ở trường
Quân chính Quân khu VII, được điều sang chiến trường Campuchia làm đại đội
trưởng Đại đội 11, Trung đoàn 4, Sư 5, Mặt trận 479. Long kể:
Truyện của thượng úy Long c trưởng c11 e4 kể theo tôi là chính xác. Chính xác đến từng chi tiết như chuyện anh kể về trận c13 bị xóa sổ: 40 tay súng tham chiến chỉ sống sót duy nhất 1 người. Người đó tên là Châu quê Tân Uyên, Bình Dương. Anh này mắt lúc nào cũng đỏ chực khóc khi nhắc lại chuyện xưa. Tôi gọi là Châu mắt đỏ. Trận đó có nhắc đến tên anh Thụ. Thụ nguyên đại đội trưởng c13 từng là lính của poipet1979. Năm 1983 khi poipet1979 phục viên thì thì đôn Thụ lên chỉ huy cấp trung đội, đến năm 1986 lên làm c trưởng c13 là đúng trình tự thăng tiến trong quân ngũ rồi. Đại phó c13 trận đó là Nguyễn Văn Bé Tám, lính Đồng Tháp nhập ngũ 82, là lính trong trung đội tôi và ông Thư già. Sau một thời gian ngắn làm lính trong trung đội, Bé Tám được rút lên làm liên lạc đại đội, sau được cho đi học sỹ quan, năm 1986 làm c phó c13. Đại phó Nguyễn Văn Bé Tám cùng đại trưởng Thụ và 37 cán bộ chiến sỹ nữa hy sinh trong trận đánh Pốt ở huyện Phnum Xroc.
Hình ảnh về lễ giỗ 39 liệt sĩ c13 d3 e4 hy sinh ở Phnum Xroc ngày 29/11/1986 tổ chức tại Tân Uyên, BD nơi có nhiều con em hy sinh. (e4 còn có phiên hiệu là e751 thời tôi và sau này là e696)
H3 Hùng và Châu nguyên xạ thủ đại liên của đại đội 13. Châu bị mảnh B găm vào đầu giả chết nằm lẫn lộn bên cạnh các xác tử sĩ c13. Lính Pốt lên bắn bồi nhưng để sót anh này
Huyện Phnom Srok là một huyện (srok) ở phía đông tỉnh Banteay Meanchey, tây bắc Campuchia. Huyện lỵ là thị trấn Phnom Srok cự ly 52 km về phía đông bắc của tỉnh lỵ Sisophon theo đường bộ. Phnom Srok là huyện cực đông của tỉnh Banteay Meanchey. Huyện này có ranh giới với tỉnh Siem Reap và tỉnh Oddar Meanchey về phía đông. Không có đường lớn ở huyện này, huyện khá cô lập về giao thông. Huyện này có khu đất thấp ngập nước và nhờ thế cô lập, có nhiều loài chim quý hiếm ở khu vực 10.250 ha bảo tồn thiên nhiên.
Tôi đã tìm ra địa danh Phnom Srok trong đó có phum Phnom Srok nằm ở phía tây bắc ngã tư Kralanh. Riêng địa danh suối Long Biên chưa tìm ra, nhiều khả năng là anh em đã đọc trại tên cái suối này.
hehe thôi đúng rồi anh Hùng ơi , C13 của anh là hàng xóm của em đó , con suối phân ranh 2 tỉnh có tên trên bản đồ Stung streng . Bọn em đi bên này suối nhìn sang bên kia thấy toàn trảng trống . Ngoài bìa vòng tròn anh khoanh có cái phum Drayslak đó chính là cao điểm 12 là cái túi chứa kính thưa các loại địch , bọn từ hướng bắc xuống bọn từ BTB vượt suối sang tập kết tại cao điểm này để vượt lộ 68 về núi Hồng hoặc hướng nam Biển Hồ . Bọn em xử 1 thằng ngay tại cái phum này sau khi nó khai mới từ BTB sang với cái ba lô cất rất nhiều thẻ Đoàn viên của anh em mình . Còn cái phum Romdeng nằm trong vòng tròn gần suối có cái bờ đập mà tụi em ăn 1 trái 105 ly ngay giữa đội hình khi hoạt động đánh địch để phối hợp với bên F5 bên kia suối .
Địch vùng này đông lắm nên MT tổ chức chiến dịch thường xuyên có pháo 105 ly hổ trợ cho các C lùng sục . Sướng cái địch nhiều không phải đi xa , đi vài km là có đánh nhau rồi
Địch vùng này đông lắm nên MT tổ chức chiến dịch thường xuyên có pháo 105 ly hổ trợ cho các C lùng sục . Sướng cái địch nhiều không phải đi xa , đi vài km là có đánh nhau rồi
Hôm qua các đồng đội e4 ở Tân Uyên có nói về 1 địa danh ở huyện Phnom Srok là Svai So năm 1986 là cứ của tiểu đoàn nào đó (quên tên) của trung đoàn 4 thời 1986. Vậy là sau này e4 dời về hướng Bắc lộ 5 chỉ cách cứ trung đoàn 174 những năm đầu 80 là Khum Svay Chek 30km thôi. Nếu muốn thì chúng tôi có thể đi thăm hướng này được vào những chuyến đi sau thư thả hơn. Có lẽ sau này tôi sẽ rủ Nguyễn Thành Nhân đi giang hồ 1 chuyến về Phnom Srok để biết thêm về lịch sử đơn vị cũ nhân tiện tham quan đất nước con người xứ bạn cho thỏa chí tang bồng mà thời trai trẻ dù mơ cũng không nghĩ tới.
Phum Svai So thuộc huyện Phnom Srok
Phum Svai So chỉ cách khum Svay Chek cứ cũ của e174 chỉ 30km về hướng tây (cạnh 1 ô trong bản đồ = 10km)
Phum Svai So thuộc huyện Phnom Srok
Phum Svai So chỉ cách khum Svay Chek cứ cũ của e174 chỉ 30km về hướng tây (cạnh 1 ô trong bản đồ = 10km)
H3 Hùng
Hôm qua đại úy ducthao nguyên c trưởng của e2 BP thời 1986 có điện thoại cho tôi để thông tin thêm 1 số chi tiết. Qua 2 thông tin của thiếu tá Thiện và đại úy Đức Thảo tôi thấy có 1 số điểm trùng khớp nên hôm nay mạnh dạn tóm tắt diễn tiến trước, trong và sau trận đánh như sau:
1/ Trước trận đánh: - Theo thông tin của đại úy Thảo: Trước trận đánh trinh sát báo về địch có 200 tên. Ta đưa lực lượng ra truy kích. Nhưng nó không tham chiến mà rút lui ra ngoài vùng ta kiểm soát. Sau đó nó huy động thêm 600 quân từ chỗ khác tới nâng số quân trong khu vực lên đến 800 tên. Ta nhận định địch điều quân đến đông như thế này chắc chắn nó sẽ tham chiến nên điều thêm 1 số trung đoàn đến đồng thời mở chiến dịch nhằm cơ hội này mà tiêu diệt kẻ thù. - Theo thông tin của thiếu tá Thiện: Lực lượng tham chiến của e4 có d1 của đại úy Truyện tham gia đủ quân số, d2 của thiếu tá Thiện là d thiếu, d3 chỉ có c13 tham gia. Số còn lại ở nhà giữ cứ. Cấp trên nhận định địch sẽ tham chiến và sẽ bị ta đánh tan tác nên chỉ dùng 1c đủ là c13 đón lỏng giữa đồng trảng để địch chạy ra em nào thì tóm đầu em đó. Thông tin này trùng khớp với thông tin của @ducthao điện cho tôi. |
2/ Trong trận đánh:
- Theo thông tin của thiếu tá Thiện
Sau khi ta đã điều đủ quân thì ta mở chiến dịch truy quét. Ta đánh địch từ phía Đông đánh qua, từ phía Tây đánh lại, từ phía Bắc đánh xuống. Còn chừa cửa phía Nam để tàn quân địch chạy về hướng đó (là trảng trống) thì c13 đón lỏng tại đó sẽ bao tiêu luôn số quân còn lại lẻ tẻ này.
- Theo thông tin của đại úy Thảo
Địch trong trận này là 800 tên gồm 200 tên ban đầu mà trinh sát phát hiện được cộng với 600 tên địch mới được tăng cường về. Cấp trên nhận định là sau khi chạm trán với các trung đoàn của ta địch sẽ không còn bao nhiêu. Số còn lại lẻ tẻ chạy ra trảng thì c13 với 40 tay súng sẽ hốt ổ bọn này.
Sau khi các mũi tấn công của các trung đoàn ta xuất kích, địch vẫn không chịu tham chiến mà nó kéo nhau vượt qua đồng trảng để tháo chạy. Nơi đó ta đã ém sẵn c13 với 40 tay súng.
Các đơn vị tham chiến tuy ở xa cả cây số nhưng vẫn thấy cảnh địch đông như quân Nguyên với quân số gần cả ngàn tên chạy ra đồng trảng và đánh giáp lá cà với 40 tay súng của ta. Do hai bên cận chiến nên pháo cối của ta không chi viện được mà lực lượng của ta cũng không dám nhào vô vì sợ đánh nhầm quân mình.
3/ Sau trận chiến
Tôi hỏi ducthao sao lúc đó các đơn vị của ta không xuất kích để chi viện cho c13? Đức Thảo trả lời họ không ra được vì sợ quân ta đánh nhầm với nhau. Thứ hai là sợ ta bộc lộ lực lượng thì nó quay lại bụp mình vì quân nó đông hơn hẵn quân mình. Xin các anh em chú ý là @ducthao chỉ là người nghe kể lại thôi nhe, đừng chê là ảnh nhát gan. Đức Thảo không trực tiếp tham gia trận này.
Thiếu tá Thiện d trường d2 lúc đó nằm trong rừng bên kia suối nghe tiếng súng nổ ở c13 có mở máy lên để xin lệnh xuất kích chi viện đơn vị bạn. Nhưng không được lệnh trên chấp thuận. Anh lòng nóng như lửa đốt mà phải án binh bất động để rồi sáng hôm sau mới được lệnh xuất kích qua suối!
Các bạn nên nhớ trận này diễn ra buổi sáng hôm trước mà sáng hôm sau d2 thiếu của thiếu tá Thiện mới được lệnh vượt suối để qua bên kia bắt liên lạc với c13.
Anh em khoan chửi. Để tôi viết tiếp hồi cuối rồi hãy chửi cha tên nào cầm càng trận này
- Theo thông tin của thiếu tá Thiện
Sau khi ta đã điều đủ quân thì ta mở chiến dịch truy quét. Ta đánh địch từ phía Đông đánh qua, từ phía Tây đánh lại, từ phía Bắc đánh xuống. Còn chừa cửa phía Nam để tàn quân địch chạy về hướng đó (là trảng trống) thì c13 đón lỏng tại đó sẽ bao tiêu luôn số quân còn lại lẻ tẻ này.
- Theo thông tin của đại úy Thảo
Địch trong trận này là 800 tên gồm 200 tên ban đầu mà trinh sát phát hiện được cộng với 600 tên địch mới được tăng cường về. Cấp trên nhận định là sau khi chạm trán với các trung đoàn của ta địch sẽ không còn bao nhiêu. Số còn lại lẻ tẻ chạy ra trảng thì c13 với 40 tay súng sẽ hốt ổ bọn này.
Sau khi các mũi tấn công của các trung đoàn ta xuất kích, địch vẫn không chịu tham chiến mà nó kéo nhau vượt qua đồng trảng để tháo chạy. Nơi đó ta đã ém sẵn c13 với 40 tay súng.
Các đơn vị tham chiến tuy ở xa cả cây số nhưng vẫn thấy cảnh địch đông như quân Nguyên với quân số gần cả ngàn tên chạy ra đồng trảng và đánh giáp lá cà với 40 tay súng của ta. Do hai bên cận chiến nên pháo cối của ta không chi viện được mà lực lượng của ta cũng không dám nhào vô vì sợ đánh nhầm quân mình.
3/ Sau trận chiến
Tôi hỏi ducthao sao lúc đó các đơn vị của ta không xuất kích để chi viện cho c13? Đức Thảo trả lời họ không ra được vì sợ quân ta đánh nhầm với nhau. Thứ hai là sợ ta bộc lộ lực lượng thì nó quay lại bụp mình vì quân nó đông hơn hẵn quân mình. Xin các anh em chú ý là @ducthao chỉ là người nghe kể lại thôi nhe, đừng chê là ảnh nhát gan. Đức Thảo không trực tiếp tham gia trận này.
Thiếu tá Thiện d trường d2 lúc đó nằm trong rừng bên kia suối nghe tiếng súng nổ ở c13 có mở máy lên để xin lệnh xuất kích chi viện đơn vị bạn. Nhưng không được lệnh trên chấp thuận. Anh lòng nóng như lửa đốt mà phải án binh bất động để rồi sáng hôm sau mới được lệnh xuất kích qua suối!
Các bạn nên nhớ trận này diễn ra buổi sáng hôm trước mà sáng hôm sau d2 thiếu của thiếu tá Thiện mới được lệnh vượt suối để qua bên kia bắt liên lạc với c13.
Anh em khoan chửi. Để tôi viết tiếp hồi cuối rồi hãy chửi cha tên nào cầm càng trận này
4/ Công tác chính sách
Thiếu tá Thiện sáng 30/11/1986 dẫn d2 thiếu của mình ra hiện trường trận đánh. Người mà anh phát hiện đầu tiên là Lê Văn Bé Tám với lỗ đạn AK trên đầu còn rỉ máu tươi. Lê Văn Bé Tám dân Đồng Tháp nhập ngũ 82, vào đơn vị khi chúng tôi đã xây dựng xong căn cứ hành quân của d3 tại Nông Mắc Hê Hay và được biên chế vào trung đội của tôi. Cậu nhỏ người, lanh lẹ, hoạt bát rất được lòng anh em. Cậu chỉ ở với chúng tôi một thời gian ngắn rồi được rút lên làm liên lạc. 4 năm sau cậu đã lên tới chức đại đội phó. Vậy là tiến bộ nhanh.
Những người tiếp theo anh phát hiện có cả anh T. (tôi quên tên) đại đội trưởng c13. Theo thông tin của Đức Thảo thì trong những người chết trận này có 1 anh ngày xưa là lính 81 thuộc e2 BP của Đức Thảo. Sau khi học trường sỹ quan quân chính về thì được f5 giữ lại làm cán bộ và đưa xuống c13. Đẳng cấp của anh lính 81 học sỹ quan quân chính về tất nhiên cao hơn anh lính 82 nên tôi cho rằng anh c trưởng c13 này có nguồn gốc xuất thân từ e2 BP của Đức Thảo.
Tổng số xác chết của ta mà thiếu tá Thiện đã dùng xuồng thốt nốt đưa qua suối là 39. Mỗi xuồng thốt nốt chỉ chở được 2 xác. Thiếu tá Thiện là người trực tiếp đẩy xuồng qua suối nhiều lần để đưa hết số xác của anh em về với đội hình đứng chân của đơn vị. Bên kia suối đại úy Truyện (nguyên d phó d1) là người đứng ra lo việc bó xác anh em.
Theo lời thiếu tá Thiện máu từ xác tử sĩ c13 khi đưa qua suối bằng xuồng thốt nốt đã đổ ra thấm đỏ cả dòng suối. Anh em mang vác tử sĩ đành nhịn khát chứ không thể nào dám uống nước suối pha máu của đồng đội mình!
binhyen1960
Sao hợp đồng tác chiến của ta "lởm khởm" thế nhỉ?
Biết rõ lực lượng địch 800 tên tức khoảng 1 E cứng (quân số đơn vị BY cũng chỉ tầm cỡ ấy bao gồm cả bộ phận đánh nhau bằng bút và bằng mồm), hướng Bắc Đông Tây ép mạnh chừa cho địch cái trảng xuống phía Nam và C13 gồm 40 tay súng đón lõng bên kia trảng sẵn sàng "tiễn khách". Một cuộc chơi do ta dẫn dắt chương trình mà sao lại để 39 anh em trở về bằng xuồng thốt nốt như vậy? Con số 13 thật nghiệt ngã, tôi thì không mê tín nhưng lọt vào con số 13 thì dứt khoát là tôi không chơi.
Theo nhận định của quân ta là không chi viện cho C13 vì sợ đánh nhầm, trong thời gian 1 ngày mới lên và người hy sinh sau cùng là chú em bác H3 Hùng còn đang rỉ máu ở vết đạn trên đầu, chúng ta không hiểu lắm rằng vết đạn ở đó thì sau bao lâu sẽ đông máu không chảy nữa, cứ cho hẳn là 12h đi, có trường hợp tôi thấy vết thương rất lâu cầm máu không chảy nữa. Vậy thì 12h còn lại kia quá đủ cho chúng ta huy động chuyển quân cách xa hàng 30km kịp vận động tới chi viện chứ? Thông tin vô tuyến bắt liên lạc với C13 đâu? Truyền đạt, liên lạc đâu? Không tiến vào hướng Bắc Tây Đông được vì sợ đánh nhau nhầm thì chi viện từ hướng Nam lên, quá thừa thời gian để vòng xuống dưới mà chi viện lên chứ sao các đơn vị kia chịu ngồi ngoài làm "khán giả" xem địch nó hạ anh em mình như vậy?
SQ chỉ huy cùng hợp đồng tác chiến kiểu gì thế nhỉ?
Hoangson1960! Sau này lính BB đánh nhau ở K không hầm hố gì đâu, nếu cứ đến đâu cũng đào hầm hố thì có lẽ sẽ "chết" vì đào hầm hố mất. Toàn đạn nhọn với đạn B thì gốc cây ụ mối là công sự, rừng cây là chiến hào cả. Đời lính của BY chỉ đào mỗi 2 cái hố to và sâu bằng cái thúng.
Thiếu tá Thiện sáng 30/11/1986 dẫn d2 thiếu của mình ra hiện trường trận đánh. Người mà anh phát hiện đầu tiên là Lê Văn Bé Tám với lỗ đạn AK trên đầu còn rỉ máu tươi. Lê Văn Bé Tám dân Đồng Tháp nhập ngũ 82, vào đơn vị khi chúng tôi đã xây dựng xong căn cứ hành quân của d3 tại Nông Mắc Hê Hay và được biên chế vào trung đội của tôi. Cậu nhỏ người, lanh lẹ, hoạt bát rất được lòng anh em. Cậu chỉ ở với chúng tôi một thời gian ngắn rồi được rút lên làm liên lạc. 4 năm sau cậu đã lên tới chức đại đội phó. Vậy là tiến bộ nhanh.
Những người tiếp theo anh phát hiện có cả anh T. (tôi quên tên) đại đội trưởng c13. Theo thông tin của Đức Thảo thì trong những người chết trận này có 1 anh ngày xưa là lính 81 thuộc e2 BP của Đức Thảo. Sau khi học trường sỹ quan quân chính về thì được f5 giữ lại làm cán bộ và đưa xuống c13. Đẳng cấp của anh lính 81 học sỹ quan quân chính về tất nhiên cao hơn anh lính 82 nên tôi cho rằng anh c trưởng c13 này có nguồn gốc xuất thân từ e2 BP của Đức Thảo.
Tổng số xác chết của ta mà thiếu tá Thiện đã dùng xuồng thốt nốt đưa qua suối là 39. Mỗi xuồng thốt nốt chỉ chở được 2 xác. Thiếu tá Thiện là người trực tiếp đẩy xuồng qua suối nhiều lần để đưa hết số xác của anh em về với đội hình đứng chân của đơn vị. Bên kia suối đại úy Truyện (nguyên d phó d1) là người đứng ra lo việc bó xác anh em.
Theo lời thiếu tá Thiện máu từ xác tử sĩ c13 khi đưa qua suối bằng xuồng thốt nốt đã đổ ra thấm đỏ cả dòng suối. Anh em mang vác tử sĩ đành nhịn khát chứ không thể nào dám uống nước suối pha máu của đồng đội mình!
binhyen1960
Sao hợp đồng tác chiến của ta "lởm khởm" thế nhỉ?
Biết rõ lực lượng địch 800 tên tức khoảng 1 E cứng (quân số đơn vị BY cũng chỉ tầm cỡ ấy bao gồm cả bộ phận đánh nhau bằng bút và bằng mồm), hướng Bắc Đông Tây ép mạnh chừa cho địch cái trảng xuống phía Nam và C13 gồm 40 tay súng đón lõng bên kia trảng sẵn sàng "tiễn khách". Một cuộc chơi do ta dẫn dắt chương trình mà sao lại để 39 anh em trở về bằng xuồng thốt nốt như vậy? Con số 13 thật nghiệt ngã, tôi thì không mê tín nhưng lọt vào con số 13 thì dứt khoát là tôi không chơi.
Theo nhận định của quân ta là không chi viện cho C13 vì sợ đánh nhầm, trong thời gian 1 ngày mới lên và người hy sinh sau cùng là chú em bác H3 Hùng còn đang rỉ máu ở vết đạn trên đầu, chúng ta không hiểu lắm rằng vết đạn ở đó thì sau bao lâu sẽ đông máu không chảy nữa, cứ cho hẳn là 12h đi, có trường hợp tôi thấy vết thương rất lâu cầm máu không chảy nữa. Vậy thì 12h còn lại kia quá đủ cho chúng ta huy động chuyển quân cách xa hàng 30km kịp vận động tới chi viện chứ? Thông tin vô tuyến bắt liên lạc với C13 đâu? Truyền đạt, liên lạc đâu? Không tiến vào hướng Bắc Tây Đông được vì sợ đánh nhau nhầm thì chi viện từ hướng Nam lên, quá thừa thời gian để vòng xuống dưới mà chi viện lên chứ sao các đơn vị kia chịu ngồi ngoài làm "khán giả" xem địch nó hạ anh em mình như vậy?
SQ chỉ huy cùng hợp đồng tác chiến kiểu gì thế nhỉ?
Hoangson1960! Sau này lính BB đánh nhau ở K không hầm hố gì đâu, nếu cứ đến đâu cũng đào hầm hố thì có lẽ sẽ "chết" vì đào hầm hố mất. Toàn đạn nhọn với đạn B thì gốc cây ụ mối là công sự, rừng cây là chiến hào cả. Đời lính của BY chỉ đào mỗi 2 cái hố to và sâu bằng cái thúng.
ducthao
Thời gian trôi qua khá lâu, mà đây là một trận đánh mà duc thao không trực tiếp trong cuộc. Nhớ lại thời điểm đó chỉ nghe thông báo, rồi phổ biến rút kinh nghiệm (hội nghị quân chính đến cấp c trưởng), và sau nầy qua thông tin của các ae khác trao đổi (vì lúc nầy đ/v không còn ở F5, nhưng vì còn rất nhiều ae một thời còn ở lại nên cũng rất quan tâm đến sư của mình)
Xin đính chính lại một chút về thông tin đã trao đổi với anh H3 Hùng:là khởi đầu tình hình quân số địch nghe báo lại chỉ khoảng 200 tên. Trong lúc ta chuẩn bị lực lượng tiến đánh thì địch đột ngột tăng cường thêm vài trăm nữa mà ta không nắm được.Bởi vậy trong kế hoạch tác chiến triển khai ta không dự kiến được tình hình nầy. Do vậy,với các lực lượng huy động được vào trận đánh, có thể cấp trên nghĩ rằng sau khi bị tiêu diệt phần lớn lực lượng, số địch còn lại vở trận tháo chạy không nhiều, bộ phận đón lỏng (c 13) sẽ dể dàng tiêu diệt được hết.
Trận đánh xãy ra ngoài dự kiến, ngoài lực lượng biến động lớn như vậy, ngay từ đầu bọn chúng không tham chiến mà đưa hết lực lượng tháo chạy về hướng c13, khiến tất cả các mủi ta đều bị bất ngờ, dẩn đến phản ứng không hữu hiệu, theo các phương án đả triển khai trước. Còn về tình hình lúc đó, với một lực lượng địch còn nguyên như vậy, thiết nghĩ chỉ huy cũng không dám liều lỉnh đưa lực lượng chi viện vào liền, sẻ rất bất lợi do chưa nắm chắc được tình hình, trong khi phương án đã hoàn toàn thay đổi. Nếu mạo hiểm đưa thêm lực lượng yếu hơn, sẽ lại bị chúng bao vây tiêu diệt tiếp, lại chưa kể các mũi có thể đánh lầm, giao đạn lẩn nhau.
C13 làm nhiệm vụ đón lỏng trong thế hành tiến (khả năng là lực lượng triển khai sau cùng) nên cũng không có thời gian để đào hầm hào, công sự. Có thể là chưa kịp triển khai đội hình tác chiến nữa. Chiều nay duc thao có điện cho 1 đ/c là Ngô văn Long, cùng nhập ngủ 1980 đợt duc thao, quê thị trấn La gi, Hàm tân, Bình thuận, nguyên c phó c5 D2 BP,thời điểm 1985 đi học quân chính được Sư điều về giử chức c trưởng thuộc E 174. Đ/c nầy cũng không còn nhớ rõ lắm các chi tiết, ngoài các điều như duc thao trao đổi, đ/c nầy chỉ nhớ là khi c13 bắt đầu triển khai đội hình ngoài trảng trống, pot đã phát hiện nên từ 3 mặt bọn chúng ùa ra tấn công luôn.
Do không nắm rõ lắm diễn biến trận đánh, duc thao có nói là chỉ trao đổi với anh H3 Hùng qua điện thoại một số ý, để anh có cơ sở tìm hiểu thêm về trận đánh nầy để cung cấp cho ae đọc và hiểu, chứ thật tình duc thao không dám viết lên( ngày đó cũng nắm tương đối, nhưng bây giờ cứ lẩn lộn nên không chắc). Rất mong có ae nào ở thời điểm đó cung cấp thêm. Nhưng đây rõ ràng là một trận đánh một thời vang tiếng của F5.
Thời gian trôi qua khá lâu, mà đây là một trận đánh mà duc thao không trực tiếp trong cuộc. Nhớ lại thời điểm đó chỉ nghe thông báo, rồi phổ biến rút kinh nghiệm (hội nghị quân chính đến cấp c trưởng), và sau nầy qua thông tin của các ae khác trao đổi (vì lúc nầy đ/v không còn ở F5, nhưng vì còn rất nhiều ae một thời còn ở lại nên cũng rất quan tâm đến sư của mình)
Xin đính chính lại một chút về thông tin đã trao đổi với anh H3 Hùng:là khởi đầu tình hình quân số địch nghe báo lại chỉ khoảng 200 tên. Trong lúc ta chuẩn bị lực lượng tiến đánh thì địch đột ngột tăng cường thêm vài trăm nữa mà ta không nắm được.Bởi vậy trong kế hoạch tác chiến triển khai ta không dự kiến được tình hình nầy. Do vậy,với các lực lượng huy động được vào trận đánh, có thể cấp trên nghĩ rằng sau khi bị tiêu diệt phần lớn lực lượng, số địch còn lại vở trận tháo chạy không nhiều, bộ phận đón lỏng (c 13) sẽ dể dàng tiêu diệt được hết.
Trận đánh xãy ra ngoài dự kiến, ngoài lực lượng biến động lớn như vậy, ngay từ đầu bọn chúng không tham chiến mà đưa hết lực lượng tháo chạy về hướng c13, khiến tất cả các mủi ta đều bị bất ngờ, dẩn đến phản ứng không hữu hiệu, theo các phương án đả triển khai trước. Còn về tình hình lúc đó, với một lực lượng địch còn nguyên như vậy, thiết nghĩ chỉ huy cũng không dám liều lỉnh đưa lực lượng chi viện vào liền, sẻ rất bất lợi do chưa nắm chắc được tình hình, trong khi phương án đã hoàn toàn thay đổi. Nếu mạo hiểm đưa thêm lực lượng yếu hơn, sẽ lại bị chúng bao vây tiêu diệt tiếp, lại chưa kể các mũi có thể đánh lầm, giao đạn lẩn nhau.
C13 làm nhiệm vụ đón lỏng trong thế hành tiến (khả năng là lực lượng triển khai sau cùng) nên cũng không có thời gian để đào hầm hào, công sự. Có thể là chưa kịp triển khai đội hình tác chiến nữa. Chiều nay duc thao có điện cho 1 đ/c là Ngô văn Long, cùng nhập ngủ 1980 đợt duc thao, quê thị trấn La gi, Hàm tân, Bình thuận, nguyên c phó c5 D2 BP,thời điểm 1985 đi học quân chính được Sư điều về giử chức c trưởng thuộc E 174. Đ/c nầy cũng không còn nhớ rõ lắm các chi tiết, ngoài các điều như duc thao trao đổi, đ/c nầy chỉ nhớ là khi c13 bắt đầu triển khai đội hình ngoài trảng trống, pot đã phát hiện nên từ 3 mặt bọn chúng ùa ra tấn công luôn.
Do không nắm rõ lắm diễn biến trận đánh, duc thao có nói là chỉ trao đổi với anh H3 Hùng qua điện thoại một số ý, để anh có cơ sở tìm hiểu thêm về trận đánh nầy để cung cấp cho ae đọc và hiểu, chứ thật tình duc thao không dám viết lên( ngày đó cũng nắm tương đối, nhưng bây giờ cứ lẩn lộn nên không chắc). Rất mong có ae nào ở thời điểm đó cung cấp thêm. Nhưng đây rõ ràng là một trận đánh một thời vang tiếng của F5.
H3 Hùng
Thông tin trận này còn đang trong vòng phải tìm hiểu thêm. Vì người tham gia trực tiếp trận đánh đã chết 39/40. Duy nhất anh Châu còn sống thì cũng không biết nói gì nhiều. Anh bị thương ngay đầu vì mảnh B giả chết nằm đó. Thương binh kêu la thảm thiết và thằng Pốt lên bắn bồi. Anh giả chết nằm giữa ngổn ngang xác tử sĩ chờ 1 loạt đạn bồi nhưng chả thằng Pốt nào quan tâm đến anh. Tôi nói: vậy là số em cao lắm đấy!
Anh Châu về k23 nằm được vài ngày thì có lệnh đi công tác để dẫn 1 phái đoàn của mặt trận ra trận địa kiểm tra chiến trường. Rồi anh xin trở lại đơn vị cũ là c13 được thành lập lại bằng cách bổ sung quân từ các đơn vị khác.
Anh xuất ngũ về Việt Nam mới mảnh đạn B còn nằm trên đầu mà chưa được giám định thương tật. Rồi anh dời nhà nhiều lần nên hồ sơ đời lính chiến của mình thất lạc đâu mất! Tôi khuyên anh nên về cứ trung đoàn 4 xin trích lục lại hồ sơ. Anh Âu đồng đội cũ của anh hiện là chủ 1 cơ sở làm đồng Mỹ nghệ ở Bình Dương kêu đưa cho anh 1 bộ hồ sơ để anh nộp lên cơ quan có thẩm quyền xin giám định lại thương tật cho anh nhằm kiếm 1 suất thương binh. Không biết còn có cơ quan chức năng nào quan tâm đến người về sau cuộc chiến này không?!
Đây là hình ảnh 2 đồng đội cũ Châu và Âu
Thông tin trận này còn đang trong vòng phải tìm hiểu thêm. Vì người tham gia trực tiếp trận đánh đã chết 39/40. Duy nhất anh Châu còn sống thì cũng không biết nói gì nhiều. Anh bị thương ngay đầu vì mảnh B giả chết nằm đó. Thương binh kêu la thảm thiết và thằng Pốt lên bắn bồi. Anh giả chết nằm giữa ngổn ngang xác tử sĩ chờ 1 loạt đạn bồi nhưng chả thằng Pốt nào quan tâm đến anh. Tôi nói: vậy là số em cao lắm đấy!
Anh Châu về k23 nằm được vài ngày thì có lệnh đi công tác để dẫn 1 phái đoàn của mặt trận ra trận địa kiểm tra chiến trường. Rồi anh xin trở lại đơn vị cũ là c13 được thành lập lại bằng cách bổ sung quân từ các đơn vị khác.
Anh xuất ngũ về Việt Nam mới mảnh đạn B còn nằm trên đầu mà chưa được giám định thương tật. Rồi anh dời nhà nhiều lần nên hồ sơ đời lính chiến của mình thất lạc đâu mất! Tôi khuyên anh nên về cứ trung đoàn 4 xin trích lục lại hồ sơ. Anh Âu đồng đội cũ của anh hiện là chủ 1 cơ sở làm đồng Mỹ nghệ ở Bình Dương kêu đưa cho anh 1 bộ hồ sơ để anh nộp lên cơ quan có thẩm quyền xin giám định lại thương tật cho anh nhằm kiếm 1 suất thương binh. Không biết còn có cơ quan chức năng nào quan tâm đến người về sau cuộc chiến này không?!
Đây là hình ảnh 2 đồng đội cũ Châu và Âu
Âu (người cầm điện thoại): nhớ đưa cho tôi 1 bộ hồ sơ nhé.
Người sống sót trở về sau cuộc chiến đôi mắt lúc nào cũng đỏ lên như muốn khóc khi phải nhắc nhớ về trận đánh năm xưa. Ký ức đau thương về chiến trường xưa dễ gì nguôi ngoa! Tôi xin đặt tên tấm ảnh này là Châu mắt đỏ
binhyen1960
Nỗi bức xúc về trận đánh ngày nào vẫn còn thể hiện rõ trên nét mặt D trưởng D2 khi nói về trận đánh này.
Ta có thông tin về địch cùng sự tăng viện của chúng thì chắc chắn phải biết những biến động trong trận đánh ngoài dự kiến phán đoán trước, kế hoạch dự phòng mà chúng ta vẫn gọi là phương án 2 3 trước một trận đánh lớn. D1 quân số đủ, D2 thiếu và D3 chỉ có C13, gộp 2 D này lại bằng 1 D thì chúng ta có khoảng 2 D đủ quân số, cứ cho rằng lực lượng này bằng quân số đơn vị chúng tôi thì khoảng 400 người cả quan lẫn lính. Địch cũng cứ cho là 50% quân số như bác H3 Hùng nhận định thì cũng khoảng 400 quân. Vậy là ngang ngửa nhau lực lượng.
Tính nhẩm cũng ra và chúng dồn hết về C13 tấn công trong khi các đơn vị khác muốn đánh chi viện cho đơn vị bạn cũng không được lệnh xuất kích. Chỉ huy cấp E kiểu gì kỳ vậy?
C13 thực ra là D3, dù là chỉ có C13 nhưng chắc chắn phải có thông tin vô tuyến cùng cán bộ D đi kèm, ít nhất thì cũng là tác chiến D thay mặt D trưởng bám C13 trong trận đánh chứ không thể khoán đứt cho riêng cán bộ C13 chịu trách nhiệm được. Thế thì lúc nổ súng E có nhận được thông tin từ C13 báo về không? Nếu có thông báo thì tại sao không nắm được tình hình mà điều binh khiển tướng? Nếu thông tin hy sinh thì ít nhất cũng có người gọi thẳng báo về cấp trên và nếu không có thông tin thì lại càng phải tổ chức chi viện cho đơn vị bạn vì chắc chắn tình hình đã căng lắm rồi mới mất liên lạc.
Nếu đúng sự việc là như vậy thì theo BY mấy ông chỉ huy trên E này bị "điên" mất rồi hoặc có thể đang say rượu.
Ai đời địch nó xúm vào đánh đơn vị mình mà chẳng có động thái gì phản ứng lại hoặc điều phối tăng cường chi viện để rồi 24h sau thu dọn chiến trường cứ như "khán giả" cả với nhau. Biết địch đang đụng độ hướng C13 thì phải cho lệnh các mũi "ép chặt" vào chứ, trong tình thế này người chỉ huy tỉnh táo phải cho lệnh mũi hướng Bắc hoặc Đông đánh mạnh cho địch tháo chạy về hướng Tây, từ đó mũi hướng Tây phục sẵn và hạ, hoặc ngược lại mũi Đông nằm phục các mũi khác đánh để gỡ bí cho C13 chứ sao lại ngồi im để mỗi C13 đánh nhau với quân số gấp 10 lần như vậy hả Trời.
quyenkh
Theo mình anh em C13 này bị vỡ trận , khi thấy quân số của địch đông nên hoảng loạn , anh em dày dạn chiến trường khi đủ niên hạn xuất ngũ , lính mới lơ ngơ chưa có kinh nghiệm và tinh thần chưa cao , nếu 40 tay súng mà kiên cường chống trả không dễ gì thời gian ngắn mà bị tiêu diệt sạch như vậy .
Mình không hiểu trong một trận đánh khi một hướng bị địch dồn ép cộng với quân số ít mà anh em các hướng khác chịu nằm im để đồng đội mình chịu đòn .. cùng một trung đoàn em không thể hiểu được .. mà phải gọi điện xin ý kiến cấp trên , đơn vị em không có tình trạng như vậy ..
Khi bị phục kích bất ngờ tinh thần chịu đòn gan lỳ chiến đấu là yếu tố sống còn , hoảng loạn tự ý bỏ chạy của vài cá nhân dễ dẫn đến thua trận cho cả một tập thể .
Cuối năm 80 trên đường lên trung đoàn , chỉ có 3 anh em lọt vô trận địa phục kích của địch , thằng Lý ( quản lý ) và một y tá hy sinh còn mỗi một mình với 2 băng đạn , nếu lúc ấy mình bỏ chạy hay hoảng loạn chắc bị địch hạ ngay tức khắc , chúng xông ra mình lợi dụng rãnh xe bắn trả .. điểm xạ hai viên một .. hơn nửa tiếng sau mới có quân chi viện lên .
Cũng một địa điểm ngã ba ấy với quân số đông gấp chục lần , thằng Liên trưởng B2 phụ trách khi bị phục bỏ chạy , anh em tán loạn không ai bắn trả địch tràn ra bắn bồi anh em bị thương , khi mình và thằng Việt chạy lên tới nơi .. một thảm cảnh tang thương .
Trong chiến đấu quan trọng nhất là tinh thần , một chỉ huy bản lĩnh rất cần thiết .. tiếc rằng thời gian sau những người kỳ cựu dày dạn trận mạc đã ra quân .
haanh
hehe em cũng thấy trận đánh này có nhiều vấn đề chưa rỏ nên ta không kết luận sớm được Do khu vực này giáp ranh với khu vực hoạt động của em nên em nghĩ qui luật hoạt động của địch không khác gì bên kia suối của bọn em . Vào thời điểm cuối 86 trở về sau này khu vực cao điểm 12 là trạm trung chuyển của các lực lượng bên từ bên kia xâm nhập vào nội địa . Bọn chúng tập kết nghĩ ngơi sau đó bộ phận giao liên sẽ dẫn đường vượt lộ 68 về núi Hồng hoặc vượt suối sang BTB hay vượt lộ 6 về Biển Hồ .
Chính vì vậy 1 năm MT tổ chức ít nhất là 2 chiến dịch lớn càn quét lớn khu vực này , bên đây suối là các D56 , 58,59 của 7705 và E 271 cơ động của 302 càng quét lùng sục các cứ lõm . Bên kia suối là các đơn vị của F5 đón lõng hoặc ngược lại .
Địch xâm nhập với mục đích đưa lực lượng càng vào sâu trong nội địa càng tốt nên chúng lúc nào cũng né mình , khi chạm súng bọn nó cũng chỉ đánh trả để tìm đường rút chạy . Vì vậy các đơn vị lúc nào cũng phải liên tục phát triển để bao vây , chia cắt và truy kích đánh cho chúng tan rả hoàn toàn mới được thu quân , có những lúc nằm rừng hàng tháng trời mới kết thúc chiến dịch .
Quay lại chuyện của C13 không thể có chuyện vô lý là các đơn vị từ 3 hướng lùa địch ra trảng rồi đứng nhìn hàng trăm tên địch đạp qua đầu C13 thoát chạy xuống hướng nam . Địa hình khu này có rừng ở hướng bắc và đông thường thì chúng phải mở đường máu chảy ngược lên hướng bắc về biên giới hoặc chạy sang hướng đông vượt suối qua địa bàn xiêm rệp để rút về cao điểm 12 . Việc địch chạy xuống hướng nam tức là chúng muốn vượt qua lộ 6 là điều khó thực hiện vì khu vực này các phum đều trung thành với bạn nên chúng sẽ không được tiếp tế hậu cận cũng như che giấu và sẽ vấp phải nhiều đơn vị của ta và bộ đội K .
Mặt khác địch thường phân tán lực lượng chia ra chạy nhiều hướng chứ không khi nào chúng cùng nhau chạy 1 hướng với số lượng đông như vậy .
Như vậy sự việc đau lòng của C13 chắc phải có nguyên nhân nào khác chứ không như các bác kia kể vì có quá nhiều điều vô lý .
binhyen1960
Cám ơn các bác F5 đã cho biết thông tin mới nhất về trận đánh ngày 26.11.1986 của C13 D3 E4 F5 QK7 qua buổi Off chiều nay. Cũng từ 1 nguồn tin khác BY nhận được từ trận đánh này thì có thể nói rất trùng hợp nhau về độ chính xác của thông tin.
Sai lầm rất lớn của BCH C13 đã ra quyết định cho anh em bỏ vị trí hầm hố phục kích mà vận động truy đuổi địch trên trảng trống 3 400m, khi gặp địch tổ chức tấn công từ hướng Bắc xuống với quân số áp đảo cùng hỏa lực mạnh thì C13 hoàn toàn bị động, từ thế chủ động phục kích địch nhanh chóng bị đưa vào thế bị động giữa trảng trống không có vật che chắn và chỉ sau 15 phút chiến đấu thì quân ta không còn ai nữa.
Theo suy luận của BY thì ta có khả năng bị địch lừa cho một cú lớn, chúng khiêu khích ta rời trận địa để dễ bề hạ gục hết và C13 đã không tuân thủ nghiêm kế hoạch của cấp trên nên đã mắc phải sai lầm không có cơ hội sửa chữa.
Âu cũng là một kinh nghiệm bằng máu của những người lính C13 và cũng thêm 1 lần nữa chúng ta khẳng định: Lính Pốt không phải là một đối thủ tầm thường.
H3 Hùng
Trận 29/11/1986 của c13 có thể tóm tắt thế này: Đại đội 13 nằm đón lỏng ở bìa rừng thấy 1 tốp lính Pốt chạy đến nên xung phong hốt ổ. Nhưng đó chỉ là lực lượng thăm dò, khi c13 đã bộc lộ toàn bộ đội hình ngoài trảng trống thì tất cả các loại hỏa lực của Pốt tập trung dập vào đội hình c13 trên diện rộng cả 1 cây số vuông và Pốt xung phong tiêu diệt. Châu bị mảnh B vào đầu thấy chạy không nỗi vì trảng lớn quá nên nằm lẫn lộn trong đám xác tử sĩ giả chết luôn. Thương binh chưa chết kêu rên ầm ỉ, Pốt tiếp tục bắn bồi cho chết hẵn. Châu nằm đó chờ 1 loạt đạn kết liễu đời mình nhưng không thằng Pốt nào đếm xỉa tới nhờ vậy mà còn sống sót!
Cách đánh này là bài bản của ta, ta cũng thường áp dụng khi vượt trảng: cho 1 trung đội (thường non chục người) vượt trảng trước. Hỏa lực các loại giá sẵn bên này trảng để chi viện nếu địch tấn công vào trung đội vượt trảng thì hỏa lực của ta sẽ bắn chế áp hỏa lực địch rồi cho bộ đội xung phong.
Sai lầm của chỉ huy c13 là như vậy. Anh em đã lên bàn thờ ngồi rồi nên tôi hơi ngại khi nhắc lại chuyện này vì đó là nỗi đau của các bà mẹ và đồng chí đồng đội đồng hương của các liệt sĩ c13 quê ở huyện Tân Uyên!
Nỗi bức xúc về trận đánh ngày nào vẫn còn thể hiện rõ trên nét mặt D trưởng D2 khi nói về trận đánh này.
Ta có thông tin về địch cùng sự tăng viện của chúng thì chắc chắn phải biết những biến động trong trận đánh ngoài dự kiến phán đoán trước, kế hoạch dự phòng mà chúng ta vẫn gọi là phương án 2 3 trước một trận đánh lớn. D1 quân số đủ, D2 thiếu và D3 chỉ có C13, gộp 2 D này lại bằng 1 D thì chúng ta có khoảng 2 D đủ quân số, cứ cho rằng lực lượng này bằng quân số đơn vị chúng tôi thì khoảng 400 người cả quan lẫn lính. Địch cũng cứ cho là 50% quân số như bác H3 Hùng nhận định thì cũng khoảng 400 quân. Vậy là ngang ngửa nhau lực lượng.
Tính nhẩm cũng ra và chúng dồn hết về C13 tấn công trong khi các đơn vị khác muốn đánh chi viện cho đơn vị bạn cũng không được lệnh xuất kích. Chỉ huy cấp E kiểu gì kỳ vậy?
C13 thực ra là D3, dù là chỉ có C13 nhưng chắc chắn phải có thông tin vô tuyến cùng cán bộ D đi kèm, ít nhất thì cũng là tác chiến D thay mặt D trưởng bám C13 trong trận đánh chứ không thể khoán đứt cho riêng cán bộ C13 chịu trách nhiệm được. Thế thì lúc nổ súng E có nhận được thông tin từ C13 báo về không? Nếu có thông báo thì tại sao không nắm được tình hình mà điều binh khiển tướng? Nếu thông tin hy sinh thì ít nhất cũng có người gọi thẳng báo về cấp trên và nếu không có thông tin thì lại càng phải tổ chức chi viện cho đơn vị bạn vì chắc chắn tình hình đã căng lắm rồi mới mất liên lạc.
Nếu đúng sự việc là như vậy thì theo BY mấy ông chỉ huy trên E này bị "điên" mất rồi hoặc có thể đang say rượu.
Ai đời địch nó xúm vào đánh đơn vị mình mà chẳng có động thái gì phản ứng lại hoặc điều phối tăng cường chi viện để rồi 24h sau thu dọn chiến trường cứ như "khán giả" cả với nhau. Biết địch đang đụng độ hướng C13 thì phải cho lệnh các mũi "ép chặt" vào chứ, trong tình thế này người chỉ huy tỉnh táo phải cho lệnh mũi hướng Bắc hoặc Đông đánh mạnh cho địch tháo chạy về hướng Tây, từ đó mũi hướng Tây phục sẵn và hạ, hoặc ngược lại mũi Đông nằm phục các mũi khác đánh để gỡ bí cho C13 chứ sao lại ngồi im để mỗi C13 đánh nhau với quân số gấp 10 lần như vậy hả Trời.
quyenkh
Theo mình anh em C13 này bị vỡ trận , khi thấy quân số của địch đông nên hoảng loạn , anh em dày dạn chiến trường khi đủ niên hạn xuất ngũ , lính mới lơ ngơ chưa có kinh nghiệm và tinh thần chưa cao , nếu 40 tay súng mà kiên cường chống trả không dễ gì thời gian ngắn mà bị tiêu diệt sạch như vậy .
Mình không hiểu trong một trận đánh khi một hướng bị địch dồn ép cộng với quân số ít mà anh em các hướng khác chịu nằm im để đồng đội mình chịu đòn .. cùng một trung đoàn em không thể hiểu được .. mà phải gọi điện xin ý kiến cấp trên , đơn vị em không có tình trạng như vậy ..
Khi bị phục kích bất ngờ tinh thần chịu đòn gan lỳ chiến đấu là yếu tố sống còn , hoảng loạn tự ý bỏ chạy của vài cá nhân dễ dẫn đến thua trận cho cả một tập thể .
Cuối năm 80 trên đường lên trung đoàn , chỉ có 3 anh em lọt vô trận địa phục kích của địch , thằng Lý ( quản lý ) và một y tá hy sinh còn mỗi một mình với 2 băng đạn , nếu lúc ấy mình bỏ chạy hay hoảng loạn chắc bị địch hạ ngay tức khắc , chúng xông ra mình lợi dụng rãnh xe bắn trả .. điểm xạ hai viên một .. hơn nửa tiếng sau mới có quân chi viện lên .
Cũng một địa điểm ngã ba ấy với quân số đông gấp chục lần , thằng Liên trưởng B2 phụ trách khi bị phục bỏ chạy , anh em tán loạn không ai bắn trả địch tràn ra bắn bồi anh em bị thương , khi mình và thằng Việt chạy lên tới nơi .. một thảm cảnh tang thương .
Trong chiến đấu quan trọng nhất là tinh thần , một chỉ huy bản lĩnh rất cần thiết .. tiếc rằng thời gian sau những người kỳ cựu dày dạn trận mạc đã ra quân .
haanh
hehe em cũng thấy trận đánh này có nhiều vấn đề chưa rỏ nên ta không kết luận sớm được Do khu vực này giáp ranh với khu vực hoạt động của em nên em nghĩ qui luật hoạt động của địch không khác gì bên kia suối của bọn em . Vào thời điểm cuối 86 trở về sau này khu vực cao điểm 12 là trạm trung chuyển của các lực lượng bên từ bên kia xâm nhập vào nội địa . Bọn chúng tập kết nghĩ ngơi sau đó bộ phận giao liên sẽ dẫn đường vượt lộ 68 về núi Hồng hoặc vượt suối sang BTB hay vượt lộ 6 về Biển Hồ .
Chính vì vậy 1 năm MT tổ chức ít nhất là 2 chiến dịch lớn càn quét lớn khu vực này , bên đây suối là các D56 , 58,59 của 7705 và E 271 cơ động của 302 càng quét lùng sục các cứ lõm . Bên kia suối là các đơn vị của F5 đón lõng hoặc ngược lại .
Địch xâm nhập với mục đích đưa lực lượng càng vào sâu trong nội địa càng tốt nên chúng lúc nào cũng né mình , khi chạm súng bọn nó cũng chỉ đánh trả để tìm đường rút chạy . Vì vậy các đơn vị lúc nào cũng phải liên tục phát triển để bao vây , chia cắt và truy kích đánh cho chúng tan rả hoàn toàn mới được thu quân , có những lúc nằm rừng hàng tháng trời mới kết thúc chiến dịch .
Quay lại chuyện của C13 không thể có chuyện vô lý là các đơn vị từ 3 hướng lùa địch ra trảng rồi đứng nhìn hàng trăm tên địch đạp qua đầu C13 thoát chạy xuống hướng nam . Địa hình khu này có rừng ở hướng bắc và đông thường thì chúng phải mở đường máu chảy ngược lên hướng bắc về biên giới hoặc chạy sang hướng đông vượt suối qua địa bàn xiêm rệp để rút về cao điểm 12 . Việc địch chạy xuống hướng nam tức là chúng muốn vượt qua lộ 6 là điều khó thực hiện vì khu vực này các phum đều trung thành với bạn nên chúng sẽ không được tiếp tế hậu cận cũng như che giấu và sẽ vấp phải nhiều đơn vị của ta và bộ đội K .
Mặt khác địch thường phân tán lực lượng chia ra chạy nhiều hướng chứ không khi nào chúng cùng nhau chạy 1 hướng với số lượng đông như vậy .
Như vậy sự việc đau lòng của C13 chắc phải có nguyên nhân nào khác chứ không như các bác kia kể vì có quá nhiều điều vô lý .
binhyen1960
Cám ơn các bác F5 đã cho biết thông tin mới nhất về trận đánh ngày 26.11.1986 của C13 D3 E4 F5 QK7 qua buổi Off chiều nay. Cũng từ 1 nguồn tin khác BY nhận được từ trận đánh này thì có thể nói rất trùng hợp nhau về độ chính xác của thông tin.
Sai lầm rất lớn của BCH C13 đã ra quyết định cho anh em bỏ vị trí hầm hố phục kích mà vận động truy đuổi địch trên trảng trống 3 400m, khi gặp địch tổ chức tấn công từ hướng Bắc xuống với quân số áp đảo cùng hỏa lực mạnh thì C13 hoàn toàn bị động, từ thế chủ động phục kích địch nhanh chóng bị đưa vào thế bị động giữa trảng trống không có vật che chắn và chỉ sau 15 phút chiến đấu thì quân ta không còn ai nữa.
Theo suy luận của BY thì ta có khả năng bị địch lừa cho một cú lớn, chúng khiêu khích ta rời trận địa để dễ bề hạ gục hết và C13 đã không tuân thủ nghiêm kế hoạch của cấp trên nên đã mắc phải sai lầm không có cơ hội sửa chữa.
Âu cũng là một kinh nghiệm bằng máu của những người lính C13 và cũng thêm 1 lần nữa chúng ta khẳng định: Lính Pốt không phải là một đối thủ tầm thường.
H3 Hùng
Trận 29/11/1986 của c13 có thể tóm tắt thế này: Đại đội 13 nằm đón lỏng ở bìa rừng thấy 1 tốp lính Pốt chạy đến nên xung phong hốt ổ. Nhưng đó chỉ là lực lượng thăm dò, khi c13 đã bộc lộ toàn bộ đội hình ngoài trảng trống thì tất cả các loại hỏa lực của Pốt tập trung dập vào đội hình c13 trên diện rộng cả 1 cây số vuông và Pốt xung phong tiêu diệt. Châu bị mảnh B vào đầu thấy chạy không nỗi vì trảng lớn quá nên nằm lẫn lộn trong đám xác tử sĩ giả chết luôn. Thương binh chưa chết kêu rên ầm ỉ, Pốt tiếp tục bắn bồi cho chết hẵn. Châu nằm đó chờ 1 loạt đạn kết liễu đời mình nhưng không thằng Pốt nào đếm xỉa tới nhờ vậy mà còn sống sót!
Cách đánh này là bài bản của ta, ta cũng thường áp dụng khi vượt trảng: cho 1 trung đội (thường non chục người) vượt trảng trước. Hỏa lực các loại giá sẵn bên này trảng để chi viện nếu địch tấn công vào trung đội vượt trảng thì hỏa lực của ta sẽ bắn chế áp hỏa lực địch rồi cho bộ đội xung phong.
Sai lầm của chỉ huy c13 là như vậy. Anh em đã lên bàn thờ ngồi rồi nên tôi hơi ngại khi nhắc lại chuyện này vì đó là nỗi đau của các bà mẹ và đồng chí đồng đội đồng hương của các liệt sĩ c13 quê ở huyện Tân Uyên!
Nguồn: Vnmilitaryhistory