Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Vì sao bộ ngựa còn gọi là phản chỉ dài tối đa 1 mét 8.

Được đặt ở nhà trên để quí ông uống nước trà đàm đạo và nghỉ ngơi, không dành cho phụ nữ. Phải "ba xoa, hai đập" trước khi leo lên cho nên nó cần ngắn để thò hai bàn chân ra ngoài và đắp bằng chiếu cho sạch.
Người có giày dép để nhá xèng lễ lạc và chụp hình thôi, ra đường đi chân đất đến nhà khách mới xổ đôi dép vô cho lịch sự, về nhà mình thì khỏi. - Đấy là văn mình Việt lúa nước.
Đấy là văn mình Việt lúa nước. hehe.
Hình đầu cái phản nhà mình của ông Nội để lại, hình còn lại mượn.








Cách ly ở BV Dã chiến Thới Hoà BD, không tệ như đồn đoán.

Mình hỏi, cô cùng dãy phòng trọ sau khi đã trải qua về kể lại.
- Chuyện sinh hoạt. ok. 120 ngàn đối với người lớn, trẻ em 80 ngàn. Ngày 3 bữa, phần ăn đổi món như bún, phở, bánh mì, thịt, cá, mực, tôm, trứng... và đồ ăn tráng miệng. Xe đẩy đến phát tận giường. Khu nào ở khu đó, đi lại trong phạm vi. Phòng tắm, cầu tiêu tập thể dùng chung, khá sạch sẽ. Có người thấy ăn uống sinh hoạt khá nên muốn ở lại thêm, thành ra người ta quy định ở phải đóng tiền...
- Chuyện xét nghiệm thì vô chừng, chả biết mà lường. Từ nhà lên, có người vài ngày sau test nhanh, có người nửa tháng chả thấy. Ai muốn sớm về nhà thì liên tục yêu cầu, mới được test. Đến ngày thứ 10, test sâu PCR, ai âm tính thì được về. Người cách ly không triệu chứng thì y tế không phát thuốc, ai có thì cá nhân tự dùng hoặc đau gì đó thì lên y tế mà xin. Khu cách ly tập trung có 5.000 giường, nhân viên y tế quá tải đâm lạnh nhạt, ai hỏi gì cứ bảo về chờ chừng nào có gọi test thì đi. Thời gian cách ly không phải ai cũng như ai, hình như có người, họ quên luôn í.
Theo mình biết quy định mới của Bộ Y tế, xét nghiệm sâu PCR dương tính mới xác định là bệnh nhân F0. Trên thực tế, hễ người ta xét nghiệm nhanh 2 lần mà dương tính thì mặc định F0 với Covid. Bắt buộc dân phải đi cách ly tập trung một thời gian, đến khi test sâu PCR âm tính thì tha về.

Hú lên một tiếng gọi mời

Hú lên một tiếng gọi mời
Những thằng chơi được ... nghỉ chơi thình lình !
Hú lên một tiếng gợi tình
Những nàng coi được ... mất linh hết rồi !
Xuân tàn còn mỗi... Con thoi !
Tơ lòng buộc lỏng vẫn hoài ... đong đưa !

Bản quyền Phú Đặng, Thợ cạo xin phép chỉ lái 1 chút xíu. hehe.

Nhịp sống xã hội đã bị đứt gãy!

Phong toả riết người dân đâm ù lì thơ ơ với công việc. Chả còn nghe họ hỏi nhau CT-15 hay 16, cộng hay trừ. Khi nào hết giãn cách đi làm trở lại. Một số tiệm ban đầu còn hé cửa núp bán, giờ có tiệm đóng cửa luôn. Một số ít người vẫn lách phong toả, chạy hàng mua bán thực phẩm kiếm sống. Test ngoáy mũi phó mặc hên xui, xui đi hên ở lại. Nhà nước trợ cấp được đồng nào hay đồng nấy, tiếp cho gì ăn nấy, thiếu thì mua bổ sung. Tư nhân làm thiện nguyện vắng bóng. Thân ai tự lo. Khi nào hết tiền đứt chớn hẵn hay.
Từ đó lão nghĩ nội việc lòng dân như vậy, khi mở cửa tái lập trạng thái "bình thường mới", phục hồi sản xuất không hề đơn giản. Hay là chỉ khi nào đói thì "đầu gối bắt buộc phải bò"?

Mùa dịch, có gì ngon ăn hơn Test?

Thử phỏng tính xông xênh ở một điểm:
Giá mua kit hàng VN chất lượng cao 100 ngàn đồng/ 1 test.
Giá dịch vụ XN nhanh phòng chống dịch 280 ngàn đồng/1 test.
Test nhanh 10 phút, ngày xét nghiệm 500 người.
Thu 140 triệu - vốn 50 triều = lãi 90 triệu.
Trả công 1 bác sĩ tổng quản danh nghĩa, chứng nhận = 2 triệu.
Trả công 1 y tá lấy dịch mũi, 1 nhận và test kết quả, 1 vô sổ sách cấp giấy, mỗi người = triệu. 2 nhân viên bảo vệ = 1 triệu.
Công tất cả 6 triệu. Bôi trơn 14 triệu. Tổng chi phí 20 triệu.
Vậy chủ ngoại giao và ở nhà thu lãi mỗi ngày 70 triệu đồng.
Không biết Thợ cạo tính có gì lẩn thẩn nhỉ? - Rất nhẹ nhàng!.

Đồ cúng mùa covid


 

Một là tiếp thu, hai là động não.



 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Sông Ba còn lại chút này.


Ngày nay xem trên Google Maps hiển thị những bãi cát đứt quảng ở Phú Yên, trên phần đất Gia Lai, Kon Tum gần như biến mất. Người phương xa nhìn vào bản đồ khó biết rằng Phú Yên có một dòng sông.

Mấy ai biết rằng từng có một con sông lớn nhất và dài nhất miền Trung là sông Ba. Phát nguyên từ cực Bắc tỉnh Kon Tum (giáp Quảng Nam), chảy qua ba tỉnh rổi đổ ra biển.



Nhớ và ghi lại qua ảnh khu trung tâm TX Kontum, 1968.


Photo by Frank Moen. Không thấy ghi năm, đoán chụp vào vào cuối 1968.

Chú thích theo đánh số trong hình:
1 - Nhà lồng chợ Kontum, được khánh thành vào năm 1962.
2 - Nơi dân nhóm chợ tạm sau biến cố Mậu Thân 1968.
3 - Giếng nước khu nhà vệ sinh chợ còn lại sau khi cháy.
4 - Ba dãy chợ xây mới bằng tôn.
5 - Năm dãy kiot chính quyền xây cho thương phế binh. 
Mỗi căn chừng 3 x 3 mét, hầu hết TPB bán lại cho dân.
6 - Dãy hàng cá xây mới bằng tôn.
7 - Dãy liên kế còn gọi là phố chợ. Nguyên trước là trường iiểu học Ngô Đình Khôi.
Chính quyền giải toả xây lại lợp bằng fibro xi măng, bán cho dân.
8 - Rạp Hoa Mộc Lan sau xây dựng lại là Ciné Bình Minh của ông Lê Văn Cang.
9 - Ty Thuế vụ.
10 - Cây xăng.
11 - Gara sửa xe của ông Vọng.
12 - Quân Tiếp vụ.
13 - Chùa Huệ Hương.
14 - Cuộc Cảnh sát.
15 - Sân Tennis.
16 - Am Bà.
17 - Bến xe có dãy liên kế đối diện Sân Vận động.
18 - Sân Vận động.
19 - Dãy hàng keo bán nước giải khát.
20 - Văn phòng Thể dục thể thao.
21 - Nhà tập võ Judo.
22 - Khán đài Sân Vận động.
23 - Dãy 5 phòng học đầu tiên của trường TH Hoàng Đạo.
24 - Nhà 2 tầng của Ban Giám hiệu trường HĐ.
25 - Tịnh xá Ngọc Thọ.
26 - Trường Tiểu học Tooma Thiện.
27 - Nhà nguyện Tuyên uý Công giáo.
28 - Chùa Tỉnh Hội Kontum (Hồng Từ).
29, 30 - Trại Cải huấn.

- Lấy chợ làm trung tâm thì đường phía trên hình là Lê Thánh Tôn, phía dưới là Ngô Quyền, bên trái là Trịnh Minh Thế, bên phải là Lê Văn Duyệt.

Tìm kiếm Blog này