Mình biết ba chiến hữu sống nơi đô thị chỉ với trên dưới 2 triệu vẫn ok, còn để dành tiền đi chơi và góp chút ít nhậu với đồng đội. Điều kiện là các bạn í sống chỉ một mình, nghỉ nên không cần tái tạo sức LĐ, rất tiện tặn ăn sao cũng được...
Một bạn trẻ nọ đã đăng trên báo: Tháng lương 12 triệu, ăn tiêu 3,5 triệu, gửi tiết kiệm 8,5 triệu. Cày miệt mài 2 jop nữa. Rốt cục sau 3 năm đã đành dụm được 500 triệu... Thật đáng nể "ý chí sắt đá" của gương startup này, cần học hỏi.
Nhưng ê hèm! do nhiều người còm dè bỉu nên tác giả xác nhận:
"Tôi là người viết bài này. Số tiền đó tôi để mua ô tô đi lại rồi..."
Một bạn đọc còm lại tức thì, nghe rất tức cười:
"Ông mua ô tô chắc chỉ để ở nhà, chiều chiều đẩy ra rửa rồi ngắm xong đẩy vô nhà ha."
Tim thông tin blog này:
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023
Chia sẻ việc đi xe máy qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư BP
Trước khi đi, mình đắn đo vì cà vẹt xe mình không chính chủ nên hỏi các chiến hữu từng đi thì hai bạn đều nói không hề gì. Tuy vậy, mình vẫn ngán vì biết đâu trước khác nay khác thì sao. Tham khảo trên mạng thì mấy cái trang hướng dẫn du lịch và phượt đều nói không được. Hỏi tiếp một bạn trẻ trên Phây mới đi còn nóng hổi thì nói: không sao, đi được anh à.
Thế là mình yên tâm cùng hai bạn đi phượt qua Campuchia bằng 2 xe tay ga. Thực tế là nhân viên hải quan, biên phòng của 2 cửa khẩu VN và CPC đều không quan tâm đến xe (loại 4 bánh không rõ). Đối với cả hai nơi, mình trình hộ chiếu và cần thì họ hỏi thêm căn cước CMND để đối chiếu, thế thôi. Đến cửa khẩu này làm thủ tục xong chạy xe đến cửa khẩu kia làm thủ tục tiếp. Hoàn tất là lên xe, rồ ga dọt.
Bọn mình không thấy cảnh sát CPC hỏi giấy tờ khi đi đường qua hai tỉnh, cũng là từ cực Nam đến cực Bắc của CPC. Chỉ duy nhất một lần, khi gần qua địa phận tỉnh Kratie để đi tỉnh Stung Treng thì gặp chốt CSGT. Hai bên xí lô xí là, rồi chú CSGT kêu vào ven đường, nói thật: xin tiền ăn cơm. Thấy họ thân thiện, bọn mình vui vẻ móc bóp cho 30.000 riel.
Thế là mình yên tâm cùng hai bạn đi phượt qua Campuchia bằng 2 xe tay ga. Thực tế là nhân viên hải quan, biên phòng của 2 cửa khẩu VN và CPC đều không quan tâm đến xe (loại 4 bánh không rõ). Đối với cả hai nơi, mình trình hộ chiếu và cần thì họ hỏi thêm căn cước CMND để đối chiếu, thế thôi. Đến cửa khẩu này làm thủ tục xong chạy xe đến cửa khẩu kia làm thủ tục tiếp. Hoàn tất là lên xe, rồ ga dọt.
Bọn mình không thấy cảnh sát CPC hỏi giấy tờ khi đi đường qua hai tỉnh, cũng là từ cực Nam đến cực Bắc của CPC. Chỉ duy nhất một lần, khi gần qua địa phận tỉnh Kratie để đi tỉnh Stung Treng thì gặp chốt CSGT. Hai bên xí lô xí là, rồi chú CSGT kêu vào ven đường, nói thật: xin tiền ăn cơm. Thấy họ thân thiện, bọn mình vui vẻ móc bóp cho 30.000 riel.
Tại sao phải phượt cho khổ, U70 đi xe máy liệu có đi được xa?
Đi chơi cần tiếp cận 2 mục tiêu là Đất nước và Con người. Rõ là đi theo tour bằng xe khách, có người lo khỏe cái thân và an toàn hơn nhưng giống như "cỡi ngựa xem hoa", cái gì cũng lướt qua đại khái. Ăn uống tiện nghi ngủ nghỉ không mấy khác biệt, chỗ nào cũng na ná như nhau. Còn phượt thì vất vả và có thể gặp bất trắc, bù lại được đi lòng vòng theo ý muốn của mình. Dù khảo sát lên kế hoạch kỹ vẫn có thể "ngẫu hứng lý qua cầu", tuy vậy có cái hay của nó. Có dịp tiếp xúc kiểu dân dã, hiểu hơn về đời sống tập quán của người sở tại. Và được chụp nhiều pô ảnh, quay những clip ngẫu nhiên lý thú.
Ai cũng muốn có dịp sẽ đi xa để mở rộng hiểu biết. Nghèo như mình chỉ ước ao được đến những nước gần trong khu vực Đông Nam Á có tập quán, văn hóa tương đồng. Nhiều người có điều kiện từng đi chơi khá nhiều nơi, ngó chỗ này, trầm trồ chỗ nọ, chụp hình lưu niệm, rồi nhanh chóng quên đi. Gần đây, ba đứa mình đi Campuchia chỉ 3 ngày, qua 2 tỉnh, tiếp xúc dân ít thôi mà ai cũng có ấn tượng sâu sắc khó quên. Đã đi là muốn đi nữa...
U70 liệu có đi được xa?
Ai cũng muốn có dịp sẽ đi xa để mở rộng hiểu biết. Nghèo như mình chỉ ước ao được đến những nước gần trong khu vực Đông Nam Á có tập quán, văn hóa tương đồng. Nhiều người có điều kiện từng đi chơi khá nhiều nơi, ngó chỗ này, trầm trồ chỗ nọ, chụp hình lưu niệm, rồi nhanh chóng quên đi. Gần đây, ba đứa mình đi Campuchia chỉ 3 ngày, qua 2 tỉnh, tiếp xúc dân ít thôi mà ai cũng có ấn tượng sâu sắc khó quên. Đã đi là muốn đi nữa...
U70 liệu có đi được xa?
"Mấy đứa Kh'mer theo Kinh đâm hư hỏng mất gốc!"
Trà Vinh và Sóc Trăng, hai nơi có người Kh'mer nhiều nhất, theo tập quán có lễ lớn là cúng tổ tiên. Tiếng nói và chữ Kh'mer rõ ràng đơn giản, không thêm không bớt là Sen Đôn Ta (សែនដូនតា), thế mà nhà páo "phiên âm" thành lễ Sene ĐôlTa (thêm e và sửa n thành l). Quái đản thiệt, tiếng Việt không phải, Pháp Anh cũng chả phải. Bài có hình ảnh và chữ, tường thuật chi tiết thì ắt hẳn người viết là người Kh'mer. Báo khác không rành, không chấp.
Địa danh là cái gắn đo liền với ký ức của nhiều người
Chúng tôi - những người lính đã từng chiến đấu công tác ở Campuchia, có dịp thăm lại chiến trường xưa, gặp lại biểu tượng nhỏ bé khiêm tốn này khi vào cửa ngõ TP Stung Treng, y hệt như mình từng thấy cách đây đã hơn 40 năm. Và nơi mình đi qua hay tìm về thì vẫn tên làng xã huyện thành xưa ấy. Ở Campuchia (tôi tin có lẽ Lào cũng thế), hầu như tất cả vẫn như cũ dù trải qua 3 chế độ chính trị khác nhau.
Địa danh là cái gắn liền với ký ức của nhiều người, nhiều thế hệ. Ngẫm về nước Việt, người ta muốn quá khứ màu mè rực rỡ hơn là thực tế đã diễn ra, tương lai sẽ như thế nào khi quay lưng và phủ nhận quá khứ... Trong nước mình đã như thế, không thủy không chung thì mong gì làm bạn của tất cả các nước trên thế giới.
Địa danh là cái gắn liền với ký ức của nhiều người, nhiều thế hệ. Ngẫm về nước Việt, người ta muốn quá khứ màu mè rực rỡ hơn là thực tế đã diễn ra, tương lai sẽ như thế nào khi quay lưng và phủ nhận quá khứ... Trong nước mình đã như thế, không thủy không chung thì mong gì làm bạn của tất cả các nước trên thế giới.
Sao cái số tui khổ thế!
Hội ngộ bạn cũ cùng trường thì mãi lo phục vụ tụi nó, ở Kon Tum thì nướng thịt, đi Tuy Hòa thì rớt xuống nướng bắp nướng khoai.
Ảnh đẹp nhất mới đây. Cảm ơn bạn Nguyen Thi Nhan 10-11C đã kịp thời ghi công trạng của tui.
Ảnh đẹp nhất mới đây. Cảm ơn bạn Nguyen Thi Nhan 10-11C đã kịp thời ghi công trạng của tui.
Tiêm vắc xin mũi 4 như chủng gà.
10 phút. Khỏi cần hộ khẩu, tạm trú, CMND gì ráo. Cứ xắn tay lên là bụp. Cái mà tự làm là điền phiếu sức phẻ và tự điền dô phiếu chứng nhận nên Trần Hùng đã tiêm vắc xin thay cho em Thợ Cạo - 4 mũi của đế cuốc Mỹ rồi đấy nhá. hí.hí.
Nhìn ẻo lả như đám đực sâu bít, hổng biết ngài đại sứ xài đô la hay tiền âm phủ.
Ảnh Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCNVN Lý Đức Trung trình Quốc thư lên Tổng thống Nhà nước Israel.
Zà rầu, đã mãn tính rồi đừng hy vọng chữa khỏi
Nên tiết kiệm năng lượng còn lại (theo lời cố vấn cao cấp của đại úi Cạo):
Cách đây mấy năm. mỗi sáng mình tập đi bộ... Được 3 tháng, gặp thằng bạn, khoe: tao đi được 5 cây số rồi mày ạ. Thằng bạn: mày chớ dại, sao phí năng lượng còn lại thế, không thấy thằng nọ thằng kia tập còn hơn đấy mà đứt bóng kìa. Cái quan trọng là sống hòa hợp tự nhiên, vui vẻ yêu đời. Mình nổ theo: hồi tao bộ đội, mấy thằng to con bị sốt rét lên bờ xuống ruộng. Tao nhỏ con nên máy tiết kiệm năng lượng bị sau cùng, 40 độ 7 vẫn bình thường, e hèm chỉ cái đầu nó chập cheng thôi.
Thấy bạn bè cứ lâu lâu đi khám tổng quát, nó nói: rồi để làm gì, zà rồi phát hiện thì đã muộn, có tiền để trị không, mà có thì liệu hết không. Đã mãn tính rồi đừng hy vọng chữa khỏi. Mày nói chí phải, tao nghe mày.
Cách đây mấy năm. mỗi sáng mình tập đi bộ... Được 3 tháng, gặp thằng bạn, khoe: tao đi được 5 cây số rồi mày ạ. Thằng bạn: mày chớ dại, sao phí năng lượng còn lại thế, không thấy thằng nọ thằng kia tập còn hơn đấy mà đứt bóng kìa. Cái quan trọng là sống hòa hợp tự nhiên, vui vẻ yêu đời. Mình nổ theo: hồi tao bộ đội, mấy thằng to con bị sốt rét lên bờ xuống ruộng. Tao nhỏ con nên máy tiết kiệm năng lượng bị sau cùng, 40 độ 7 vẫn bình thường, e hèm chỉ cái đầu nó chập cheng thôi.
Thấy bạn bè cứ lâu lâu đi khám tổng quát, nó nói: rồi để làm gì, zà rồi phát hiện thì đã muộn, có tiền để trị không, mà có thì liệu hết không. Đã mãn tính rồi đừng hy vọng chữa khỏi. Mày nói chí phải, tao nghe mày.
Người lính ra đi kèn trống, trở về âm thầm lặng lẽ.
Những thằng lính nhập ngũ được địa phương tổ chức choàng vòng hoa, lên cầu vinh quang, quá cáp, tiễn đi... Từ mặt trận Campuchia nhận quyết định ra quân, có đơn vị tổ chức cho xe chở về, có dịp có cán bộ nhân dân CPC tiễn về. Nhưng không phải từ chiến trường nào cũng vậy. Lính ở các đơn vị làm nhiệm vụ nội địa còn đỡ, các anh em ở tuyến giáp Thái Lan mới thảm, còn sống là mừng nhưng đầy lo lắng trên chặng đường về liệu còn giữ nguyên "cái gáo". Nếu không có xe, từng tốp đi bộ về thị trấn, thị xã mới có xe, vòng tránh địch mất 2,3 ngày mới tới. Lội bộ cắt rừng, không một tất sắt trong tay, cả nhóm chỉ vài khẩu AK hộ tống, lỡ gặp địch phục kích làm sao chống đỡ nổi. Và địch gài mìn biết đâu mà tránh, phó mặc mạng mình cho trời đất... Có thằng về đến biên giới, hôn lên đất mẹ, quay mặt lại đất K, đái một bãi giã từ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)